Giáo án Ngữ văn 10 - Tuần 27 - Tiết 94 đên tiết 99

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

 - Cảm nhận được quan niệm của nhân vật trữ tình về tình yêu: tình yêu là sự hoà điệu hiểu biết giữa hai con người, là sự hiến dâng và tự nguyện.

 - Thấy được kiểu cấu trúc câu thơ sau đôi.

 1/ Kiến thức

 - Tình yêu là sự hiểu biết hoà điệu giữa hai người, là sự hiến dâng tự nguyện.

 - Cấu trúc câu thơ sóng đôi và sử dụng hình ảnh.

 2/ Kĩ năng

 Đọc – hiểu bài thơ theo đặc trưng thể loại.

 3/ Thái độ

 Học sinh có ý thức xây dựng một tình yêu trong sáng, chân thành.

II. CHUẨN BỊ BÀI HỌC

 1/ Giáo viên

 - Phương pháp: so sánh, phân tích, nêu câu hỏi gợi ý và thảo luận nhóm.

 - Phương tiện: Giáo án, SGK, SGV, sách tham khảo, bảng phụ, phiếu học tập, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng.

 

doc17 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 402 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 - Tuần 27 - Tiết 94 đên tiết 99, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 27 Ngày soạn 12/01/2012 Tiết 94 Đọc thêm BÀI THƠ SỐ 28 (Trong tập “Người làm vườn”) - Ta Go- A. MỤC TIÊU BÀI HỌC - Cảm nhận được quan niệm của nhân vật trữ tình về tình yêu: tình yêu là sự hoà điệu hiểu biết giữa hai con người, là sự hiến dâng và tự nguyện. - Thấy được kiểu cấu trúc câu thơ sau đôi. 1/ Kiến thức - Tình yêu là sự hiểu biết hoà điệu giữa hai người, là sự hiến dâng tự nguyện. - Cấu trúc câu thơ sóng đôi và sử dụng hình ảnh. 2/ Kĩ năng Đọc – hiểu bài thơ theo đặc trưng thể loại. 3/ Thái độ Học sinh có ý thức xây dựng một tình yêu trong sáng, chân thành. II. CHUẨN BỊ BÀI HỌC 1/ Giáo viên - Phương pháp: so sánh, phân tích, nêu câu hỏi gợi ý và thảo luận nhóm... - Phương tiện: Giáo án, SGK, SGV, sách tham khảo, bảng phụ, phiếu học tập, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng... 2/ Học sinh - Học bài cũ. - Chuẩn bị bài mới. C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1/ Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số, trật tự 2/ Kiểm tra bài cũ Kiểm tra 15 phút. 3/ Bài mới * Dẫn nhập Có thể nói từ khi xuất hiện chàng A đam và nàng Eva trên trái đất này đã có biết bao nhiêu mối tình nồng thắm. Vậy mà dường như chưa có đôi lứa nào hiểu, cắt nghĩa trọn vẹn về tình yêu. Bằng tâm hồn nghệ sĩ đa cảm, Tago đã góp thêm một cách nói, cách nhìn nhận tình yêu thật độc đáo, chân thực và sâu sắc qua bài thơ “Bài thơ số 28”. Hoạt động của Gv và Hs Nội dung cần đạt * Hoạt động 1: Tìm hiểu chung - Hs đọc tiểu dẫn Sgk. - Căn cứ vào phần “Tiểu dẫn” trong SGK, trình bày những nét cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Tago? - Giới thiệu vài nét về tập thơ “Người làm vườn”? - Nêu xuất xứ của “Bài thơ số 28”. Theo em bài thơ có gì đặc biệt? - Gv bổ sung: Ilya Erenbua- nhà văn Nga “Thanh niên Ấn Độ khi yêu nhau hay đọc thơ ông, bởi ông viết về tình yêu rất hay. Ông hiểu tất cả những gì mới mẻ, tất cả những gì thuộc về con người” và xếp ông vào 10 nhà thơ lớn của thế kỉ. Trong nguyên bản tiếng Anh do Tago dịch, “Bài thơ số 28” cũng như các bài thơ khác đều theo thể văn xuôi, gồm 11 câu. Bài thơ dịch sau đây theo thể thơ tự do. - Gv hướng dẫn Hs đọc bài thơ. - Gv đọc mẫu. Hs đọc. - Bài thơ có thể chia làm mấy đoạn? Nội dung từng đoạn? * Hoạt động 2: Đọc – hiểu văn bản - Gv hướng dẫn học sinh đọc tác phẩm (chú ý đến đoạn, mạch, nhịp điệu của bài thơ để đọc diễn cảm, giọng thiết tha, trìu mến, chân thành) GV dẫn: Một người Ấn Độ đã nói rằng: “Khi Tago có những nỗi buồn lớn, ông đã viết những bài thơ tình đẹp nhất trong ngôn ngữ của chúng tôi”. Nếu như bài thơ “Tôi yêu em” của Puskin cấu trúc như một dòng chảy thì “bài thơ số 28” lại cấu trúc tầng bậc đi từ cụ thể đến trừu tượng - Khát vọng tình yêu trong câu 1- 6 được thể hiện như thế nào? - Bài thơ được mở đầu bằng hình ảnh đôi mắt. Hình tượng ấy thể hiện khao khát gì trong tình yêu? GV: Nguyệt-Thuỷ là cặp hình ảnh giàu ý nghĩa trong triết học và trong văn chương Ấn Độ. Khi vầng trăng lên cao cách xa mặt biển, trăng nhìn và biết biển như chủ thể - khách thể trong quan hệ lạnh lùng. Khi bóng trăng long lanh đáy nước, trăng và biển đồng nhất, trăng sẽ hiểu biển như chính bản thân mình, đó là biểu hiện viên mãn. - Đón nhận ánh mắt đó, nhân vật trữ tình đã bày tỏ điều gì? GV: Tình yêu đòi hỏi sự hoà điệu của hai tâm hồn, nếu không: Dù tin tưởng chung một đời một mộng Anh là anh, em vẫn cứ là em. (Xa cách - Xuân Diệu) - Mặc dù cả hai cùng chân thành và khao khát hoà nhập nhưng họ có làm được điều đó không? GV: Khao khát hiểu biết viên mãn nhưng không thành là giọng nghịch lí kéo dài cho đến hết bài thơ và giải thích ý nghĩa của nghịch lí ấy là tìm hiểu bản chất cuộc sống, con người và tình yêu. - Gv gọi Hs đọc 6 câu tiếp. - Cấu trúc của đoạn thơ này có gì đặc biệt? - Tác dụng của việc sử dụng cấu trúc ấy? - Từ đó, tác giả đưa ra quan niệm gì về tình yêu? - Gv giảng: Đoạn thơ như lời ước nguyện của chàng trai. Tago đã sử dụng lối cấu trúc đưa ra những giả định rồi phủ định, phép so sánh, đối lập thật điêu luyện nhuần nhuyền để khẳng định ước nguyện đó. “Viên ngọc, đoá hoa” là những vật vừa quý giá, vừa đẹp đẽ của tạo hoá ban cho con người. Đời anh cũng đẹp và quý giá như vậy, nhưng nếu cần làm cho em xinh đẹp hơn, quý giá hơn anh cũng nguyện hiến dâng cuộc đời mình cho em. Đó là tinh thần hi sinh, tấm lòng hiến dâng cao cả của chàng trai cho tình yêu.Tago sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh, ví von để khám phá “chiều sâu” và “bến bờ” của trái tim (Trái tim con người là một thế giới bí ẩn, không dễ dàng đo được độ nông sâu, rộng, hẹp của nó. Có thể nó sâu như biển cả, cũng có thể vô biên như vũ trụ, nhưng có lúc nhỏ bé như một vương quốc mà nữ hoàng trị vì nó không biết được biên giới của nó xa hay gần, rộng hẹp tới đâu). Vì khoảng cách đó, tình yêu đòi hỏi cần có sự rút ngắn lại bằng sự đồng cảm, hoà hợp để khi chàng trai có được “phút giây lạc thú” thì người yêu sẽ chia vui bằng “nụ cười nhẹ nhõm”, còn khi trái tim của chàng “khổ đau” người yêu sẽ sẻ chia bằng “lệ trong”. - Từ đó đưa ra quan niệm về tình yêu của tác giả? - Cấu trúc của đoạn 3 giống đoạn 2 ở điểm nào? Ý nghĩa của việc sử dụng cấu trúc đó? * Hoạt động 3: Tổng kết - Đánh giá giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm? I. TÌM HIỂU CHUNG 1/ Tác giả Ra-bin-đra-nát Tago (1861-1941) - Sinh tại Cancuta, bang Ben gan, Ấn Độ, xuất thân trong gia đình quý tộc Bàlamôn yêu nước. - Tago là một thiên tài đa dạng về các hoạt động sáng tạo :thơ ca, tiểu thuyết, truyện ngắn, sân khấu, âm nhạc, hội hoạ. Ở Bengan- quê hương ông người ta gọi ông là Gurudeva (bậc thánh sư) - Tago là đỉnh cao của nền văn hoá Ấn Độ, là biểu tượng cao quý của văn hoá nhân loại. - Năm 1913 ông được giải thưởng Noben về văn chương với tập “Thơ Dâng” (GiTanjali)- gồm 103 bài. Ở Ấn Độ người ta coi “Thơ Dâng” như là “kì công thứ hai” trong lịch sử Ấn Độ. Pir Hintrom (viện sĩ Viện hàn lâm Thuỵ Điển) “Tập thơ nhỏ bé được chính tác giả dịch ra tiếng Anh đã tạo ra một ấn tượng về sự phong phú và tài thơ đáng kinh ngạc tới mức không có gì lạ lùng hay vô lí trong khi tặng thưởng cho nó” W.B. Yeats (nhà thơ Ailen ) đánh giá: “Là công trình của một nhà văn hoá cao siêu, những bài thơ này xuất hiện như cỏ cây phát triển trên mảnh đất chung” Từ đó tên tuổi của ông lừng danh khắp thế giới, trở thành thiên tài của thế kỉ XX. 2/ Tập thơ “Người làm vườn” - Là một trong những tập thơ nổi tiếng của Tago, gồm 85 bài thơ, được Tago viết bằng tiếng Bengan, sau tự dịch ra tiếng Anh và xuất bản năm 1914. - Tên tác phẩm gợi ra hình tượng nhà thơ nguyện làm người chăm sóc vườn hoa cuộc đời. Với Tago vườn đời thật tươi đẹp, được sống ở trên đời thực sự là niềm vui khi ở đó chứa chan tình yêu thương giữa con người với con người, giữa con người với thiên nhiên. Và thi sĩ chính là người hát ca, người vun xới cho những bông hoa tình yêu ấy. 3/ Bài thơ số 28 - Tago làm thơ tình vào lúc đã ngoài 50 tuổi, sau khi bà Mirnalini Đêvi- vợ ông qua đời. Ông viết nhiều bài thơ tặng vợ được trích trong tập “Người làm vườn” và “Tặng phẩm của người yêu”. - Thơ tình của Tago có sức ảnh hưởng lớn đến tầng lớp thanh niên Ấn Độ. - Trong các bài thơ tình của Tago, “Bài thơ số 28” trong tập “Người làm vườn” (1914) là hay hơn cả, được nhiều người ưa thích. Bài thơ được chọn in vào nhiều tập thơ tình hay nhất trên thế giới. - Bài thơ không có nhan đề mà chỉ đánh số thứ tự. - Bố cục: 3 đoạn: + Đoạn 1 gồm 6 câu đầu (Tự đầu đến "không biết gì tất cả về anh"): tình yêu là sự hoà điệu giữa hai tâm hồn con người. + Đoạn 2 gồm 6 câu tiếp (Câu tiếp đến "em có biết gì về biên giứo của nó đâu"): tình yêu là sự hiến dâng và đón nhận. + Đoạn 3 gồm những câu thơ còn lại: tình yêu là sự đa dạng, phong phú, là cuộc sống. II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN 1/ Đoạn 1 - Hình ảnh “đôi mắt” (Sử dụng với tần số cao trong tập thơ “Người làm vườn” 30 lần/ 35 bài) Hình ảnh đôi mắt: - Đôi mắt băn khoăn dò hỏi => khao khát đươc thấu hiểu trái tim, tình yêu của người mình yêu. - Đôi mắt được so sánh với hình ảnh vầng trăng muốn dò chiều sâu biển cả. => khao khát hiểu biết trọn vẹn, sâu sắc tâm tưởng của người tình. - Nhân vật trữ tình bày tỏ sự chân thành hết mực, nỗ lực làm tất cả để em hiểu anh, dốc trọn tâm hồn để lấp khoảng cách, để hai tâm hồn được hoà điệu: Anh đã để cuộc đời anh trần trụi dưới mắt em Anh không giấu em một điều gì. - Mặc dù cả hai cùng nỗ lực vươn tới nhau nhưng hiểu biết viên mãn về nhau vẫn có thể bất khả (Chính vì thế mà em không biết gì tất cả về anh). 2/ Đoạn 2 Cấu trúc so sánh, ẩn dụ trùng điệp độc đáo trong bài thơ: đưa ra những giả định (Nếu A chỉ là B), rồi phủ định (nhưng A lại là B) => nhấn mạnh tính chất thiêng liêng, cao cả của tình yêu, đối lập với quan niệm yêu đương tầm thường khác: - Đời anh như đóa hoa, viên ngọc = trái tim vừa cụ thể vừa bé nhỏ. - Đời anh là đóa hoa, viên ngọc có thể quàng vào cổ em, gài lên tóc em = em có thể nhận, hiểu khá dễ dàng. - Đời anh là trái tim bí ẩn = thật khó hiểu anh trọn vẹn dù em nhìn thật gần, dù em bên cạnh anh, dù em tìm mọi cách. => Tình yêu vừa cụ thể vừa trừu tượng, vừa hữu hạn vừa vô hạn, muôn cung bậc. Không thể hiểu được tình yêu nếu chỉ đứng ngoài quan sát, lạnh lùng. Chỉ có thể hiểu tình yêu bằng chính tình yêu. Chỉ có những ai yêu mới thực sự có thể hiểu đầy đủ, sâu sắc về tình yêu. 3/ Đoạn 3 - Cấu trúc sóng đôi: Anh là A. - Trái tim chứa những cung bậc cảm xúc tưởng chừng như đối lập: niềm vui - khổ đau. Thực chất nó ẩn chứa một triết lí: tình yêu chẳng dễ bày tỏ, không dễ bộc lộ trọn vẹn và không dễ hiểu trọn vẹn; cuộc sống cần là yêu thương. III. TỔNG KẾT 1/ Nghệ thuật - Vận dụng bút pháp hướng nội, thực hiện lối cấu trúc theo tầng bậc. - Nghệ thuật miêu tả thế giới nội tâm, thủ pháp so sánh, tượng trưng, ẩn dụ - Chất suy tư triết lý: Các từ được lặp đi lặp lại: nếu chỉ, nhưng, giả định rồi khẳng định, nhiều câu tưởng như nghịch lý mà lại rất có lý. - Giọng điệu vừa bóng bẩy, trữ tình nhưng đồng thời cũng đầy chất triết lý. 2/ Nội dung Bài thơ số 28 đòi hỏi người yêu phải hướng về một tình yêu trường cửu, vô biên. Tình yêu không bao giờ có giới hạn. Muốn có hạnh phúc trong tình yêu, muốn có tình yêu trọn vẹn chỉ có một cách là luôn khám phá cái bí ẩn, cái sâu xa của tình yêu. 4/ Củng cố Câu 1: Ra-bin-đra-nát Ta-go (1861-1941) là nhà văn, nhà văn hoá lớn của: Hi lạp Nhật Bản Hoa Kì Ấn Độ Câu 2: Tập thơ nào đã đem về cho Ta-go cái vinh dự là người Châu Á đầu tiên được nhận giải thưởng Nô- ben văn chương năm 1913? Tập “Thơ Dâng” Tập “Người làm vườn” Tập “Trăng non” Tập “Mùa hái quả”. Câu 3: Bài thơ số 28 được trích trong: A Tập “Người làm vườn” B.Tập “Trăng non C.Tập “Thơ Dâng” D.Tập “Mùa hái quả”. Câu 4: Câu thơ nào trong những câu sau đây cô đúc được ý nghĩa của toàn bài thơ ở: sự gần gũi, giản đơn mà vô cùng kì diệu, bí ẩn của tình yêu? “Anh đã để cuộc đời anh trần trụi dưới mắt em Anh không giấu em điều gì.” “Em là nữ hoàng của vương quốc đó Ấy thế mà em có biết gì biên giới của nó đâu” “Nhưng em ơi, trái tim anh lại là tình yêu Nỗi vui sướng, khổ đau của nó là vô biên” “Trái tim anh cũng ở gần em như chính đời em vậy Nhưng chẳng bao giờ em biết chọn nó đâu” Câu 5: Tago muốn nói điều gì về tình yêu trai gái qua bài thơ? A. Tình yêu phải có sự chia sẻ, cảm thông B. Tình yêu là vô biên, trường cửu. Khát vọng về tình yêu là vô bờ bến. C. Tình yêu là sự cao thượng vị tha D. Tình yêu không thay đổi. 5/ Dặn dò - Học thuộc lòng bài thơ. - Soạn bài: Người trong bao (Sê-khốp) + Đọc văn bản. + Trả lời theo những câu hỏi gợi ý Sgk. -------------***------------ Ngày soạn: 14/02/2012 Tiết 95 +96 + TC26 NGƯỜI TRONG BAO (Sê-khốp) A. MỤC TIÊU BÀI HỌC - Nắm được đặc điểm tính cách và ý nghĩa xã hội của hình tượng nhân vật Bê-li-cốp. - Nhận biết được bút pháp hiện thực sắc sảo trong việc xây dựng hình tượng điển hình của Sê-khốp. 1/ Kiến thức - Bi kịch "người trong bao" Bê-li-cốp, tính khái quát và ý nghĩa xã hội của hình tượng này. - Tính cách nhân vật điển hình trong truyện ngắn Sê-khốp. 2/ Kĩ năng - Đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại. 3/ Thái độ Căm ghét và đấu tranh với những biểu hiện khác nhau của lối sống thu mình trong bao trong xã hội hiên đại, trong cuộc sống học đường, góp phần xây dựng củng cố đạo đức và lối sống chân thực. II. CHUẨN BỊ BÀI HỌC 1/ Giáo viên - Phương pháp: so sánh, phân tích, nêu câu hỏi gợi ý và thảo luận nhóm... - Phương tiện: Giáo án, SGK, SGV, sách tham khảo, bảng phụ, phiếu học tập, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng... 2/ Học sinh - Học bài cũ. - Chuẩn bị bài mới. C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1/ Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số, trật tự 2/ Kiểm tra bài cũ 3/ Bài mới * Dẫn nhập Các em đã được biết đến nhà văn Trung Quốc nổi tiếng Lỗ Tấn - người đã từ bỏ nghề y vì nhận thấy chữa bệnh tinh thần cho con người còn quan trọng hơn chữa bệnh thể xác. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng làm quen với một nhà văn Nga kiệt xuất, người cũng có cách làm như Lỗ Tấn, đó là Sêkhốp. Sêkhốp và Lỗ Tấn cùng có một mục đích và phương tiện là dùng văn chương để chỉ ra quan niệm, cuộc sống lạc hậu, ấu trĩ, vô vị và không ý nghĩa...của người dân nhằm tác động đến tư tưởng, lối sống làm cho họ thức tỉnh, để sống có ý nghĩa hơn. Sêkhốp viết rất nhiều truyện ngắn, trong khuôn khổ của chương trình, cô sẽ giới thiệu cho các em một trong những truyện ngắn tiêu biểu, đặc sắc của Sêkhốp đó là " Người trong bao" Hoạt động của Gv và Hs Nội dung cần đạt * Hoạt động 1: Tìm hiểu chung - Gọi HS đọc tiểu dẫn, tìm hiểu những nét cơ bản về tác giả. - GV củng cố ý. I.TÌM HIỂU CHUNG 1/ Tác giả - A.P. Sêkhôp (1860 – 1904) - Sinh ra và lớn lên trong một gia đình buôn bán nhỏ tại thị trấn Ta-gan-rốc. - Sau khi tốt nghiệp đại học y, ông vừa làm bác sĩ nông thôn, vừa viết báo, viết văn; tham gia nhiều công việc xã hội, giáo dục, văn hóa. - Kể tên một số tác phẩm tiêu biểu của ông. - Gv tóm tắt một số truyện tiêu biểu. - Em hãy nêu hoàn cảnh sáng tác tác phẩm? - Gv hướng dẫn Hs đọc văn bản. + Các đoạn chữ nhỏ có thể đọc hoặc kể, chủ yếu đọc các đoạn chính văn (chữ to). + Cách đọc: chậm, hơi buồn; chú ý đổi giọng đọc và kể. - Gv đọc mẫu, gọi Hs đọc tiếp. - Gv giải thích từ khó: xem chú thích ở SGK. - Em hãy tóm tắt tác phẩm. * Hoạt động 2: Đọc - hiểu văn bản - Chân dung Bêlicôp được miêu tả như thế nào? Chọn một vài từ ngữ, hình ảnh trong truyện để khái quát tính cách của Bêlicôp. ® HS thảo luận theo gợi ý của GV: + Tìm chi tiết miêu tả ngoại hình, ngôn ngữ, hành động của Bêlicôp. + Chỉ ra những nét tính cách của nhân vật. - HS chứng minh, tìm ý. - Gv nhận xét, ghi bảng. - Em nhận xét như thế nào về nhân vật Bê-li-cốp? TIẾT 2 - Bê-li-cốp có ảnh hưởng như thế nào đến mọi người? Họ có làm gì để thay đổi lối sống của Bê-li-cốp không? - Hs nhìn vào Sgk, tìm chi tiết, trả lời. - Gv chốt, ghi bảng. - Theo em, ai là thủ phạm gây ra cái chết của Bêlicốp? - Thái độ của mọi người trước cái chết của Bêlicốp? - Em hãy giải thích ý nghĩa hình tượng cái bao? (Cả nghĩa đen và nghĩa bóng) - Ý nghĩa của câu chuyện. - Theo em, truyện ngắn Người trong bao có những đặc sắc gì về mặt nghệ thuật? * Hoạt động 3: Tổng kết - Gv hướng dẫn hs tổng kết bài học. - Hs trình bày. TC26 - Gv yêu cầu Hs đọc bài tập 1/ Tr70. - Gv hướng dẫn: + Nhân vật xưng tôi, tự giới thiệu về mình. + Tiếp đó trình bày cách sống, lối sống của bản thân. + Trình bày quan niệm về quan hệ cộng tác. + Chú ý đến ngữ điệu của nhân vật. - Gv gọi Hs trình bày. - Hs khác nhận xét. - Em có thể viết cái kết khác cho truyện? Giải thích. - Theo em cái kết nào là hợp lí nhất? - Dựa vào truyện ngắn Người trong bao, hãy phân tích các biểu hiện khác nhau của hình ảnh "cái bao" trong cuộc đời Bê-li-cốp. - Hs nêu ra những luận điểm chính. - Hs lấy ví dụ, phân tích những luận điểm đó. - Tác phẩm: Anh béo và anh gầy, Con kỳ nhông... - Ông được xem là đại biểu cuối cùng của văn học Nga thế kỉ XIX. 2/ Tác phẩm - Hoàn cảnh sáng tác: năm 1898, thời gian nhà văn dưỡng bệnh ở thành phố I-anta trên bán đảo Crưm, biển Đen. - Tóm tắt tác phẩm II. ĐỌC –HIỂU VĂN BẢN 1/ Hình tượng nhân vật Bêlicốp - Ngoại hình: đi giày cao su, cầm ô, nhất thiết mặc áo bành tô ấm cốt bông - Ngôn ngữ: “Nhỡ lại xảy ra chuyện gì thì sao” - Hành động: + Khi nằm ngủ, hắn kéo chăn trùm đầu kín mít + Đến thăm đồng nghiệp ® chỉ ngồi im + Ngăn cản không cho chàng trai trẻ Kôvalencô đi xe đạp - Suy nghĩ: “Cả ý nghĩ của mình, Bêlicốp cũng giấu trong bao”; luôn thỏa mãn, hài lòng, hạnh phúc, mãn nguyện với lối sống của mình. - Tính cách: + Nhút nhát, ghê sợ hiện tại nhưng lại ngợi ca, tôn sùng quá khứ (say mê tiếng Hilạp cổ) + Chỉ thích sống máy móc theo những thông tư, chỉ thị; giáo điều, khuôn rập. + Cô độc và luôn luôn lo lắng, sợ hãi tất cả vì Bêlicốp luôn tự tin với cách sống cực kì lạc hậu, đen đen tối (như cặp kính đen luôn gắn với đối mắt anh) Là con người hèn nhát, cô độc, máy móc, giáo điều, thu mình trong bao, trong vỏ ốc và cảm thấy yên tâm, hạnh phúc, mãn nguyện trong đó. Đó là kiểu người trong bao, lối sống trong bao, tính cách trong bao hay người mang vỏ ốc. 2/ Thái độ của mọi người đối với Bêlicốp - Khi y còn sống: + Sợ hãi, căm ghét y: “Dân chúng trong thành phố đâm ra sợ tất cả. Sợ nói to, sợ gửi thư, sợ làm quen, sợ đọc sách, giúp đỡ người nghèo, dạy học chữ” + Họ tránh xa y, không muốn dây với y. + Nhưng họ không thay đổi được cách sống của y, trái lại còn bị đầu độc, ám ảnh bởi y mạnh mẽ và dai dẳng trong lối sống và tinh thần ® Vì hình ảnh con người, tính cách y là điển hình cho một kiểu người, một hiện tượng xã hội đã và đang tồn tại trong cuộc sống một bộ phận trí thức Nga cuối XIX. - Khi y qua đời: + Bêlicốp chết ® cái chết tất yếu, y tìm cho mình cái bao tốt và bền vững nhất. + Mọi người cảm thấy thoát khỏi gánh nặng, nhẹ nhàng, thoải mái. + Nhưng chẳng bao lâu, cuộc sống lại diễn ra như cũ: nặng nề, vô vị, tù túng,® ám ảnh, đầu độc cuộc sống lành mạnh, trong sạch của văn hóa, đạo đức và tiến bộ xã hội nước Nga bấy giờ. 3/ Ý nghĩa hình tượng cái bao - Nghĩa gốc: vật dùng để gói, bao, đựng hàng hóa - Nghĩa chuyển: Lối sống và tính cách của Bêlicốp – biểu trưng của kiểu người trong bao, lối sống trong bao. - Chủ đề: + Lên án, phê phán kiểu người trong bao, lối sống trong bao và tác hại của nó đối với hiện tại và tương lai nước Nga + Bức thiết cảnh báo và kêu gọi mọi người hãy thay đổi cách sống. 4 / Những đặc sắc nghệ thuật - Nghệ thuật kể chuyện: + Chọn ngôi kể: nhân vật trong truyện đồng thời là người kể chuyện (Bu-rkin): bảo đảm tính khách quan, vẫn thể hiện tính chủ quan, gây cảm giác gần gũi và chân thật. + Giọng kể: trầm tĩnh, vẻ bề ngoài trầm tĩnh, khách quan nhưng ẩn bên trong là sự bức xúc, trăn trở, bức xúc. - Cách xây dựng nhân vật: chân thật, có ý nghĩa tiêu biểu. + Đối lập giữa các kiểu người, các tính cách và lối sống trái ngược giữa: Bêlicôp và chị em Varenca, Bêlicôp và các giáo viên trong trường. + Mang tính thời sự. III. TỔNG KẾT Tác phẩm lên án mạnh mẽ kiểu người trong bao nêu lên tác hại của người nó đối với hiện tại và tương lai, cảnh báo và kêu gọi mọi người cần phải thay đổi cuộc sống không thể sống tầm thường và ích kỉ với mọi người. IV. CỦNG CỐ, LUYỆN TẬP 1/ Nhập vai Bêlicốp để kể lại truyện ngắn Người trong bao bằng ngôi thứ nhất. 2/ Viết một cái kết khác cho truyện Người trong bao. - Bê-li-cốp cưới Va-ren-ca, để rồi không chịu được lối sống kì cục đó, Va-ren-ca đi tới chia tay. - Bê-li-cốp nhận thấy cái sai trong lối sống của mình và sửa sai. - Bê-li-cốp nhận thấy cái sai trong lối sống của mình, để lại bức thư trần tình và biến mất. 3/ Dựa vào truyện ngắn Người trong bao, hãy phân tích các biểu hiện khác nhau của hình ảnh "cái bao" trong cuộc đời Bê-li-cốp. - Hình ảnh cái bao qua các vật dụng hằng ngày. - Hình ảnh cái bao qua công việc hằng ngày. - Hình ảnh cái bao trong tư tưởng. -> Hình ảnh cái bao tạo ra một lối sống thu mình, có thể nói là ích kỉ, tác động xấu đến xã hội, tạo một bầu không khí nặng nề. 4/ Củng cố - Nêu những nét khái quát nhất về kiểu người trong bao? - Từ chân dung Bê-li-cốp tác giả muốn nhắn nhủ điều gì đến bạn đọc? 5/ Dặn dò - Học bài. Tóm tắt văn bản. - Soạn bài "Người cầm quyền khôi phục uy quyền" - Victo Huygo: + Đọc tiểu thuyết "Những người khốn khổ"- Victo Huygo + Đọc đoạn trích "Người cầm quyền khôi phục uy quyền". Tóm tắt văn bản. Phân chia bố cục. + Tìm hiểu nhân vật Gia-ve. + Tìm hiểu hình tượng nhân vật Giăng Van-giăng + Nghệ thuật xây dựng nhân vật. ----------------------------e{f----------------------------- Tuần 28 Ngày soạn: 18/02/2012 Tiết 97 + 98 + TC27 NGƯỜI CẦM QUYỀN KHÔI PHỤC UY QUYỀN (Victor Hugo) A. MỤC TIÊU BÀI HỌC - Hiểu được sức mạnh và sự cảm hoá của lòng yêu thương và căm giận của những con người khốn khổ. - Nắm được đặc trưng cơn bản của bút pháp lãng mạn chủ nghĩa của Huy-gô. 1/ Kiến thức - Sự khôi phục uy quyền của người cầm quyền. - Ánh sáng của tình thương đẩy lùi bóng tối của cường quyền, làm an lòng những người khốn khổ. - Những biểu hiện của bút pháp lãng mạn chủ nghĩa trong đoạn trích tác phẩm. 2/ Kĩ năng - Đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại. - Phân tích tâm lí, tính cách và xung đột nhân vật. 3/ Thái độ Giúp học sinh có thái độ yêu ghét đúng đắn, sống nhân ái, biết thương yêu giúp đỡ những người nghèo khổ. II. CHUẨN BỊ BÀI HỌC 1/ Giáo viên - Phương pháp: vận dụng linh hoạt các hình thức: GV giải thích, HS quan sát tranh, ảnh, đọc, tóm tắt văn bản, đặc biệt là sử dụng hệ thống câu hỏi dẫn dắt HS cắt nghĩa, phân tích, bình luận chi tiết, hình ảnh, nhân vật, lời văn, chủ đề tư tưởng... của tác phẩm. - Phương tiện: Giáo án, SGK, SGV, sách tham khảo, bảng phụ, phiếu học tập, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng... 2/ Học sinh - Học bài cũ - Chuẩn bị bài mới. C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1/ Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số, trật tự 2/ Kiểm tra bài cũ * Câu hỏi: Phân tích ý nghĩa tư tưởng-nghệ thuật của biểu tượng "cái bao", từ đó khái quát chủ đề tư tưởng của truyện ngắn "Người trong bao". 3/ Bài mới * Dẫn nhập Trong nền văn học Pháp, Huy-gô xuất hiện như một ngôi sao nở sớm và lặn rất muộn ở chân trời thế kỉ XIX. Ngay từ khi mới xuất hiện, ông đã tự khẳng định mình như chủ soái của trường phái lãng mạn với một loạt những tác phẩm lớn. Với bộ tiểu thuyết “ Những người khốn khổ”, Huy-gô đã đặt một trái núi khổng lồ trên văn đàn thế giới. Để hiểu thêm về Huy-gô cùng bộ tiểu thuyết vĩ đại ấy, hôm nay chúng ta sẽ cũng tìm hiểu đoạn trích: “Người cầm quyền khôi phục uy quyền” Hoạt động Gv và Hs Nội dung cần đạt * Hoạt động 1: Tìm hiểu chung - Gv gọi HS đọc tiểu dẫn SGK. - Em hãy giới thiệu vài nét tiêu biểu về cuộc đời nhà văn V. Huygô. - Gv nói thêm: Cuộc đời gắn liền với nước Pháp thế kỉ 19. Từ một nhà thơ thần đồng,(15 tuổi đoạt giải thưởng về thơ viện hàng lâm, 20 tuổi in tập thơ đầu tay) một quý tộc thành nhà văn lãng mạn có tư tưởng dân chủ, đứng về phía nhân dân chống lại chính quyền phong kiến phản động. Nhà văn Pháp đầu tiên được chôn cất trong hầm mộ điện Păng-tê-ông - nơi dành riêng cho vua chúa và danh tướng. - Những điểm nổi bật trong hoạt động sáng tác của ông? Kể tên những tác phẩm tiêu biểu? - Giới thiệu khái quát tác phẩm Những người khốn khổ? - Đọc tóm tắt để nắm cơ bản nội dung tác phẩm. - Nội dung từ đầu đến đoạn trích: Giăng Van-giăng - thợ xén cây- bị két án tù khổ sai chỉ vì lấp trộm bành mì cho 7 đứa cháu đói khát và những lần vượt ngục không thành. Sau 19 năm tù đầy Giăng Van-giăng được tha nhưng bị mọi người xua đuổi. Được giám mục Mi-ri-en cảm hoá, ông quyết tâm làm lại cuộc đời. Nhờ nghị lực, thông minh và may mắn, Giăng Văn-giăng trở thành thị trưởng Ma-đơ-len và chủ nhà máy sản xuất thuỷ tinh giàu có. Ông ra sức làm việc thiện. Để cứu một ngời nghèo bị bắt và kết án oan, Giăng van giăng quyết định tự tố cáo mình với nhà chức trách và chờ cảnh sát đến bắt mình. - Vị trí đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền? Đại ý? - Nêu bố cục đoạn trích? * Hoạt động 2: Đọc – hiểu văn bản - Tìm những chi tiết miêu tả bộ mặt, cặp mắt và cái cười của Gia-ve để chứng minh nhà văn có dụng ý nghệ thuật miêu tả hắn như con thú? - Thảo luận nhóm, dùng bảng phụ và cử đại diện trình bày; các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Gv diễn giảng: Gia-ve lâu nay vẫn phục tùng ông thị trưởng Ma-đơ-len, khi Giăn Van-giăng trở lại với tên thật của mình, tên mật thám tưởng đã có đủ điều kiện để khôi phục lại quyền hành của hắn. Song ở đoạn trích này ta thấy: trong con mắt mọi người, nhất là Phăng-tin, ông thị trưởng Ma-đơ-len vẫn là vị cứu tinh. Ngay cả Gia-ve cũng phải khép nép, phục tùng nghe theo Giăng Van-giăng. Vì thế người khôi phục uy quyền chính là Giăng Van-giăng (lưu ý ở đoạn cuối tác phẩm: chính Giăng Van-giăng đã tha chết cho Gia-ve) - Tìm những chi tiết cho thấy thái độ của Gia-ve với Giăng Van-giăng? - Lúc này uy quyền thuộc về ai? - Khi Gia-ve xuất hiện, Phăng-tin đang trong tình trạng nào? - Trước nỗi đau của một người sắp chết, Gia-ve có những hành động, lời nói như thế nào? - Qua những lời nói và hàn

File đính kèm:

  • doctuan 27- Tuan 28.doc