Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 10 - Tuần 1-2-3-4: Bám sát nâng cao những yêu cầu chung về sử dụng tiếng việt những lỗi thường gặp trong sử dụng tiếng viêt thực hành chữa lỗi ( 4 tiết )

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :

Giúp HS :

- Nắm vững những yêu cầu sử dụng Tiếng Việt về phương diện ngữ âm, chữ viết, dùng từ, đặt câu, cấu tạo văn bản và phong cách ngôn ngữ .

- Từ đó HS biết được những lỗi thường gặp, nguyên nhân mắc lỗi và biết cách sữa lỗi, khắc phục

- Biết yêu quý Tiếng Việt và nâng cao kĩ năng nói và viết bằng Tiếng Việt.

B. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 

doc38 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 531 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 10 - Tuần 1-2-3-4: Bám sát nâng cao những yêu cầu chung về sử dụng tiếng việt những lỗi thường gặp trong sử dụng tiếng viêt thực hành chữa lỗi ( 4 tiết ), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1-2-3-4:( 4 tiết ) Giáo án bám sát nâng cao NHỮNG YÊU CẦU CHUNG VỀ SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT NHỮNG LỖI THƯỜNG GẶP TRONG SỬ DỤNG TIẾNG VIÊT THỰC HÀNH CHỮA LỖI ( 4 tiết ) A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS : - Nắm vững những yêu cầu sử dụng Tiếng Việt về phương diện ngữ âm, chữ viết, dùng từ, đặt câu, cấu tạo văn bản và phong cách ngôn ngữ . - Từ đó HS biết được những lỗi thường gặp, nguyên nhân mắc lỗi và biết cách sữa lỗi, khắc phục - Biết yêu quý Tiếng Việt và nâng cao kĩ năng nói và viết bằng Tiếng Việt. B. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : - Ổn định lớp - Nêu mục tiêu của chuyên đề cần đạt - Bài học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Những phương tiện ngôn ngữ là gì? à ngữ âm, chữ viêt, từ vựng Chuẩn : là theo những qui tắc chung được mọi người thừa nhận. Gv nêu một số hiện tượng sai- phân tích nguyên nhân sai. - Vì sao cần có thói quen phát âm theo chuẩn? Vì đó là cơ sở cho việc viết đúng chính tả. Ngữ âm chuẩn là ngữ âm được qui định qua hình thức quốc ngữ ghi trong từ điển Tiếng Việt, không nhất thiết phải là âm miền Bắc hay miền Nam mà là tiếng nói phổ thông của tiếng Việt. GV nêu dẫn chứng minh họa. Cho ví dụ câu sai ngữ pháp. Phân tích để thấy hạn chế trong diễn đạt. Lấy ví dụ thực tế trong giao tiếp hảng ngày. GV nêu ví dụ và yêu cầu HS phát hiện lỗi sai Phân tích lỗi dùng từ sai do không xác đinh đúng nghĩa của từ Ví dụ : yếu điểm ( điểm quan trọng)- điểm yếu (TViệt) đồng nghĩa với điểm yếu kém, nhược điểm (Những tuần sau chúng ta tiếp tục tìm hiểu về lỗi ngữ pháp, lỗi đoạn văn, và thực hành sửa lỗi) Tuần 3-4: Giáo án bám sát nâng cao (tiếp theo) Hãy cho biết câu trên sai chỗ nào? Gọi lỗi ấy là lỗi gì? Có thể sửa lại như thế nào? GV ghi ví dụ trên bảng Gọi HS lên bảng sửa, gọi HS khác nhận xét. GV ghi ví dụ lên bảng, HS phát hiện lỗi. GV hướng dẫn cách chữa. GV nêu ví dụ trước, nêu kiểu lỗi sau: - câu trên mắc lỗi gì? - Hướng sửa lỗi như thế nào? Câu sai lỗi gì? Chú ý có nòng cốt câu hay chưa? Xác định kiểu câu, phát hiện lỗi sai trong câu, sửa lại cho đúng Có thể hiểu như thế nào nếu diến đạt như thế ? Nên sửa lại như thế nào? Ví dụ 2 nên thêm dấu câu như thế nào? I. Những yêu cầu chung về sử dụng Tiếng Việt: 1. Lời nói phải đúng với các qui tắc ngôn ngữ a) Sử dụng đúng ngữ âm và chính tả: + Về ngữ âm: Cần phát âm đúng hình thức ngữ âm. Chuẩn ngữ âm liên quan đến tất cả các thành phần của âm tiết: phụ âm đầu, âm đệm,âm chính, âm cuối và thanh điệu. Mỗi vùng miền có một số hạn chế về ngữ âm do phát âm theo thổ âm địa phương. Ví dụ ở miền Bắc thường lẫn lộn các phụ âm đầu ch- tr; l-n; d-r . Trong khi đó, miền trung và miền Nam thường không phân biệt s-x, d- gi hoặc thường phát âm sai vần của tiếng. Học sinh Quảng Ngãi thường phát âm sai vần và không phân biệt được thanh điệu, một số phụ âm đầu. Từ đó dẫn đến chính tả cũng sai theo. Cụ thể là: - Phát âm sai do tập quán nói năng: Ví dụ : a à oa : miêu tỏa, ngôi nhòa a à ô : dũng cổm, việc lồm, triễn lỗm - Không phân biệt được vần có cấu tạo gần giống nhau: Ví dụ : các vần iêu- iu- êu thường nói gần giống nhau Đìu độ ( điều độ ), đồng đìu ( đồng đều), điêù hiêu ( đìu hiu); em – êm ( anh em- êm đềm ) - Không phân biệt được vần có âm cuối C –T , N- NG. Ví dụ : mặt trời - mặc cả; cảm thán – ngày tháng; vắn tắc - vắng vẻ. - Không phân biệt thanh điệu hỏi ngã.: Ví dụ : Củng cố- cũng được , sợ hãi - hải phận - Không phân biệt phụ âm đầu : S- X, D- GI Ví dụ :xuất sắc- công xuất; dữ dội- giữ gìn. + Cần phát âm hướng tới ngữ âm chuẩn: Ngữ âm chuẩn là ngữ âm được qui định qua hình thức quốc ngữ ghi trong từ điển Tiếng Việt. - Hạn chế phát âm quá nặng theo tiếng địa phương đến mức độ sai lệch cả vần. Nhất là khi đọc diễn cảm thơ văn. - Cần có ý thức phát âm đúng và viết đúng các từ ngữ có cấu tạo gần giống nhau để phân biệt khi thể hiện chính tả. + Cùng với phát âm chuẩn là chính tả. - Viết chính tả theo phát âm chuẩn của Tiếng Việt, tránh trường hợp nói sao viết vậy. - Viết theo những qui định chính tả hiện hành của chữ quốc ngữ, những qui định về viết hoa, viết từ phiên âm tiếng nước ngoài Ví dụ : ngành nghề - không viết nghành ngề. hoặc viết tên nước ngoài: Nhật Bản, In-đô-nê-xi-a, Ai-len, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kì.., Phi lip pin b) Sử dụng từ đúng quan hệ ngữ nghĩa và ngữ pháp: - Kêt hợp từ phải đúng quan hệ ngữ nghĩa Ví dụ : nghe nói phong phanh ( sai)à phong thanh( đúng) hoặc: Chúng ta phải xét sự việc dựa trên nhiều phương tiện ( sai) à phương diện ( đúng) - Kết hợp từ phải đúng quan hệ ngữ pháp : Ví dụ : rất độc đáo lắm, vô cùng đẹp nhất là kết hợp sai hoặc : tự hào về các bạn – không nói tự hào bạn - Trật từ từ phù hợp: nếu thay đổi thì nghĩa cũng khác đi Ví dụ : con gà- gà con, nói hay- hay nói c) Đặt câu đúng ngữ pháp: phải nắm được các kiểu câu của tiếng Việt. Câu thiếu thành phần, không tách bạch các bộ phận, các vế câu thì việc diễn đạt không trong sáng. d) Viết đoạn văn và văn bản phải mạch lạc, thống nhất về chủ đề và phù hợp với đặc điểm của tình huống giao tiếp. 2/ Sử dụng ngôn ngữ phù hợp với tình huống giao tiếp. a) Nhân vật giao tiếp : phải xác định nói với ai? viết cho ai ? à lựa chọn cách diễn đạt, nội dung giao tiếp b) Hoàn cảnh giao tiếp: Nói viết trong hoàn cảnh nào? Hoàn cảnh giao tiếp mang tính chính thức hay không chính thức? Ở nơi nào? à lựa chọn hình thức và nội dung giao tiếp phù hợp. - Tùy vào từng lĩnh vực giao tiếp mà chọn lựa từ ngữ, đặt câu, bố cục văn bản cho phù hợp. c) Mục đích giao tiếp: xá định nói viết nhằm mục đích gì? à lựa chọn nội dung và hình thức diễn đạt II. Một số lỗi thường gặp khi sử dụng tiếng Việt – những cách chữa cơ bản: 1. Lỗi chính tả a) Lỗi do không nắm được các qui tắc ghi âm tiếng Việt Ví dụ : GH, NGH + các nguyên âm i, e, ê còn G, NG + các nguyên âm còn lại b) Lỗi do phát âm không chuẩn: nói sao viết vậy Ví dụ : con dịch ( vịt) nóng hóa ( quá), hải đen ( hải đăng) - Không phân biệt được vần có cấu tạo gần giống nhau: Ví dụ : các vần iêu- iu- êu thường nói gần giống nhau Đìu độ ( điều độ ), đồng đìu ( đồng đều), điêù hiêu ( đìu hiu); em – êm ( anh em- êm đềm ) - Không phân biệt được vần có âm cuối C –T , N- NG. Ví dụ : mặt trời – mặc cả; cảm thán – ngày tháng; vắn tắc – vắng vẻ. - Không phân biệt thanh điệu hỏi ngã.: Ví dụ : Củng cố- cũng được , sợ hãi – hải phận - Không phân biệt phụ âm đầu : S- X, D- GI Do vậy khi viết cần cẩn thận đối chiếu, lựa chọn và luôn lấy ngữ âm chuẩn làm cơ sở. c) Lỗi viết hoa : do không tuân theo những qui định về viết hoa tên riêng, địa danh, tên cơ quan tổ chức, tên nước ngoài 2. Lỗi dùng từ : a) Dùng từ sai về hình thức ngữ âm ngữ nghĩa Ví dụ : lẫn lộn hai từ : yếu điểm, điểm yếu, bàng quan- bàn quang . b) Lỗi dùng sai về kết hợp từ: Ví dụ : lượng mưa kéo dài suốt cả ngày c) Lỗi dùng sai về quan hệ ngữ pháp: Ví dụ : Tôi đã gặp và chia sẻ ý kiến này anh A. à Tôi đã gặp anh A và chia sẻ ý kiến này với anh ấy. d) Lõi dùng thừa từ, lặp từ: Ví dụ : Tôi đã gặp một ông bác sĩ già lớn tuổi. Nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao được Nam Cao khắc họa như một nhân vật điển hình cho người nông dân. d) Dùng từ sao rỗng : Tình yêu thương con người tha thiết mang đậm chất nhân văn cao cả của thời đại được thể hiện sâu sắc trong muôn vàn tác phẩm văn học ưu tú của nhân loại được loài người sùng bái qua bao thế hệ từ ngày xưa đến ngày nay c) Dùng từ sai về phong cách ngôn ngữ văn bản : Ví dụ : Bài thơ gây cho ta xúc động quá đi mất. 3. Lỗi đặt câu: a) Lỗi cấu tạo ngữ pháp: § Lỗi thiếu thành phần câu, vế câu: Xem xét trường hợp sau: - Lỗi thiếu chủ ngữ: Ví dụ 1: Qua tác phẩm Tắt đèn đã cho ta thấy cuộc sống của người nông dân trong xã hội cũ. à câu trên thiếu thành phần chủ ngữ. Sửa lại bằng ba cách sau: C1: Qua tác phẩm Tắt đèn , Ngô Tất Tố đã cho ta thấy cuộc sống của người nông dân trong xã hội cũ.( bổ sung chủ ngữ ) C2: Tác phẩm Tắt đèn đã cho ta thấy cuộc sống của người nông dân trong xã hội cũ.(biến thành phần trạng ngữ thành chủ ngữ) C3: Qua tác phẩm Tắt đèn, chúng ta thấy cuộc sống của người nông dân trong xã hội cũ.( Biến vị ngữ thành một cụm chủ vị- bỏ từ cho) Ví dụ 2: Với nghệ thuật châm biếm sắc sảo của tác giả dân gian đã phê phán bản chất tham lam của bọn quan lại ngày xưa. Lỗi : Nhầm lẫn định ngữ tác giả dân gian với chủ ngữ của câu. Sửa lại bằng cách bỏ từ của, thêm dấu phẩy để biến định ngữ thành chủ ngữ: Bằng nghệ thuật châm biếm sắc sảo, tác giả dân gian đã phê phán bản chất tham lam của bọn quan lại ngày xưa. ( tương tự cho HS sửa lỗi câu sau: Bằng trí tuệ sắc bén, thông minh của người lao động không những đấu tranh trực tiếp mà còn đấu tranh gián tiếp chống chế độ phong kiến thông qua tiếng cười trào phúng hóm hỉnh) - Lỗi thiếu vị ngữ: Ví dụ : Tình cảm của chúng tôi dành cho thầy, người thấy đã cho chúng tôi những bài học đầu tiên về cuộc sống. à Người viết nhầm tưởng thành phần phụ chú là vị ngữ của câu. Sửa lại : thêm vị ngữ phù hợp: Tình cảm của chúng tôi dành cho thầy, người thấy đã cho chúng tôi những bài học đầu tiên về cuộc sống, luôn theo chúng tôi trong những năm tháng chiến tranh ác liệt. Hoặc tạo ra một cumk C-V mới : Chúng tôi vẫn giữ mãi những tình cảm dành cho thầy, người thấy đã cho chúng tôi những bài học đầu tiên về cuộc sống. - Lỗi thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ: Ví dụ : Để có cơ hội nhận được việc làm trong tương lai, ngay từ bây giờ, khi còn ngồi trên ghế nhà trường. à trương hợp này chưa thành câu vì thiếu cả cụm CV nòng cốt ( chỉ mang tính chất trạng ngữ) Sửa : : Để có cơ bản hội nhận được việc làm trong tương lai, ngay từ bây giờ, khi còn ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta phải phấn đấu học tập thật tốt. CN VN - Lỗi thiếu vế câu ghép: Ví dụ : Ngày mai, nếu trời có mưa hoặc có gió lớn. Mà có lẽ sẽ có mưa to, gió lớn vì trung tâm khí tượng thủy văn đã dự báo như thế. à Câu trên thiếu vế câu ghép ( nếu.thì) do vậy cần có vế sau Sửa: Ngày mai, nếu trời có mưa hoặc có gió lớn. Mà có lẽ sẽ có mưa to, gió lớn vì trung tâm khí tượng thủy văn đã dự báo như thế thì chúng ta cũng phải thực hiện kế hoạch đã đặt ra. - Lỗi sắp xếp sai trật tự các thành phần trong câu: Ví dụ 1: Chúng tôi luôn chú ý đến các hoạt động giáo dục về bảo vệ thiên nhiên và môi trường trong nhà trường. à Dễ hiểu nhầm là bảo vệ thiên nhiên và môi trường trong phạm vi nhà trường mà thôi Do vây cần sắp xếp cụm từ trong nhà trường sau từ giáo dục: Chúng tôi luôn chú ý đến các hoạt động giáo dục trong nhà trường về bảo vệ thiên nhiên và môi trường. Ví dụ 2: Lỗ Tấn là nhà văn nổi tiếng Trung Quốc. à Lỗ Tấn là nhà văn Trung Quốc nổi tiếng. § Lỗi sử dụng sai dấu câu: Ví dụ1: Tôi không hiểu vì sao bài toán ấy dễ như thế mà tôi không làm được ? à dấu hỏi đặt cuối câu không đúng vì đây không phải là câu hỏi . Ví dụ 2 : An Dương Vương xây xong thành Cổ Loa được Rùa Vàng cho vuốt làm nỏ thần nên đánh tan quân xâm lược Triệu Đà Triệu Đà bèn cầu hòa cầu hôn An Dương Vương đồng ý gả con gái cho Trọng Thủy. b) Lỗi về nghĩa trong câu: Ví dụ : Trong học tập nói chung và trong đêm văn nghệ nói riêng , lớp chúng ta đạt được kết quả đáng khích lệ. à dùng từ học tập nói chung và bóng đá nói riêng là không hợp quan hệ logic Sửa lại : Trong hoạt động phong trào nói chung và trong đêm văn nghệ vừa qua nói riêng, lớp chúng ta đạt được kết quả đáng khích lệ. Ví dụ 2: Cảm hứng nhân đạo thể hiện sâu sắc trong tác phẩm của nhiều tác giả như Nguyễn Dữ, Đặng Trần Côn, Hồ Xuân Hương và Truyện Kiều . à lỗi liệt kê không cùng một tiêu chí ( tác giả) Vdụ 3: Tuy rất thương chồng bị bọn cường hào áp bức, hành hạ nhưng chị Dậu rất căm thù bọn chúng. à Dùng quan hệ từ tuy.nhưng không đúng về quan hệ ngữ nghĩa giữa 2 vế câu. à càng thương càng căm thù 4. Lỗi về đoạn văn: a) Lỗi nội dung : - Lỗi lạc ý ( lạc chủ đề) Ví dụ : (1)Trong ca dao Việt Nam , những bài về tình yêu nam nữ là những bài nhiều hơn tất cả.( 2) Họ yêu gia đình, yêu cái tổ ấm cùng nhau sinh sống, yêu nơi chôn nhau cắt rốn.(3) Họ yêu người làng người nước , yêu từ cảnh ruộng đồng đến công việc trong xóm , ngoài làng. (4) Tình yêu đó nồng nhiệt, đằm thắm và sâu sắc. à Câu ( 1) nói về tình yêu nam nữ ( chủ đề) nhưng các câu 2,3,4 không triển khai đúng chủ đề đó. - Lỗi thiếu ý: Tục ngữ là kho tàng kinh nghiệm phong phú, quý báu về lao động sản xuất và quan hệ gia đình, xã hội. Đó là những kinh nghiệm về chăn nuôi, trồng trọt; kinh nghiệm về thời tiết,mùa vụ gắn liền với đời sống lao động nông nghiệp của người nông dân. Nó được đúc kết từ trong chính thực tiễn lao động vô cùng vất vả của nhân dân . à Đoạn văn trên nói về kinh nghiệm lao động sản xuất và khinh nghiệm về quan hệ gia đình , xã hội . Nhưng chỉ triển khai nội dung về kinh nghiệm lao động sản xuất .Như vậy là thiếu ý. - Lỗi lặp ý: Ví dụ : (1) Mọi vật đều như ngưng đọng trong bài thơ “ Mùa thu câu cá” của Nguyễn Khuyến.( 2) Cảnh vật phảng phất nỗi buồn man mác.( 3) Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.( 4) Một ngõ trúc vắng vẻ, đìu hiu.( 5) Mọi vật thấm đượm nỗi buồn cô đơn. ( 6) Nỗi buồn tràn vào cảnh vật. ( 7)Ở chỗ nào cũng thấy nỗi buồn ngưng đọng. ( 8) Chiếc thuyền buồn, ngõ trúc buồn và chiếc lá vàng rơi cũng buồn.( 9) Nỗi buồn ẩn giấu trong mọi sự vật. Mùa thu ở đây buồn hay chính tâm trạng buuồn của Nguyễn Khuyến. à Các câu 5, 6,7 ,9 lặp lại ý của nhau. Cần lược bỏ bớt các ý lặp lại. - Lỗi loãng ý: Ví dụ : Dưới ngòi bút của Nguyễn Du, Thúy Kiều và Thúy Vân đều là những trang giai nhân tuyệt sắc, “mỗi người mỗi vẻ mười phân vẹn mười”. Nhưng vẻ đẹp của mỗi người dự báo một số phận riêng. Thúy Kiều sắc sảo mặn mà, tài sắc hơn Thúy Vân.Vân có đẹp đầy đặn, phúc hậu, đoan trang “ mây thua nước tóc tuyết nhường màu đã”. Như thế cuộc đời của Thúy Vân sẽ bình lặng, yên ả. Đọc tác phẩm ta cũng cảm nhận được điều đó. à Số phận của Kiều sẽ như thế nào không được nhấn mạnh, chỉ nói nhiều về Thúy Vân. Như thế là mắc lỗi loãng ý. Cần bổ sung thêm, nhấn mạnh : qua mieu tả nhan sắc của Kiều, Nguyễn Du dự báo số phận cay đắng, tủi nhục của nàng. - Lỗi mâu thuẩn ý: Ví dụ: Truyền thuyết Việt Nam hầu hết đều dựa trên cốt lõi lịch sử, được nhân dân hư cấu, tưởng tượng để bộc nhận thức và thái độ đối với các nhân vật lịch sử. Vì thế qua truyền thuyết, chúng ta có thể nhận thức chân thực và khách quan về lịch sử của dân tộc. à Ý sau mâu thuẩn với ý trước - b) Lỗi hình thức: - Lỗi dùng thiếu hoặc dùng sai phương tiện liên kết hình thức Ví dụ: Ngày nay, ngôn ngữ giao tiếp ở dạng nói ngày càng phổ biến và trở thành công cụ giao tiếp đắc lực. Tuy nhiên, câng nâng cao khả nói nhiều hơn so với khả năng viết. à Dùng quan hệ từ tuy nhiên là không phù hợp. Phải dùng từ do đó, hoặc vì vậy - Lỗi tách đoạn: các đoạn văn không được tách bạch trở nên rối rắm về ý. Kết luận: Ngôn ngữ phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người . Tiếng Việt là phương tiện giao tiếp quang trọng nhất của người Việt. Để giao tiếp có hiệu quả, cần có ý thức sử dụng Tiếng Việt sao cho đúng và cho hay. Do đó phải luôn có ý thức trau dồi, rèn luyện Tiếng Việt trong giao tiếp hằng ngày ở dạng nói cũng như ở dạng viết. NHỮNG LỖI THƯƠNG GẶP TRONG SỬ DUNG TIẾNG VIỆT - THỰC HÀNH SỬA LỖI ( tiếp) ( Tài liệu cho HS thực hành) 3. Lỗi đặt câu: a) Lỗi cấu tạo ngữ pháp: + Lỗi thiếu thành phần câu, vế câu: Xem xét ví dụ sau, hãy cho biết câu sai chỗ nào? Cụ thể là lỗi gì? Có thể sửa lại như thế nào? Trường hợp 1: - Ví dụ 1: Qua tác phẩm Tắt đèn đã cho ta thấy cuộc sống của người nông dân trong xã hội cũ. - Ví dụ 2: Với nghệ thuật châm biếm sắc sảo của tác giả dân gian đã phê phán bản chất tham lam của bọn quan lại ngày xưa. - Ví dụ 3: Bằng trí tuệ sắc bén, thông minh của người lao động không những đấu tranh trực tiếp mà còn đấu tranh gián tiếp chống chế độ phong kiến thông qua tiếng cười trào phúng hóm hỉnh. Trường hợp 2: Ví dụ: : Tình cảm của chúng tôi dành cho thầy, người thấy đã cho chúng tôi những bài học đầu tiên về cuộc sống. Trường hợp 3.: Ví dụ: Để có cơ hội nhận được việc làm trong tương lai, ngay từ bây giờ, khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Trường hợp 4. Ví dụ : Ngày mai, nếu trời có mưa hoặc có gió lớn. Mà có lẽ sẽ có mưa to, gió lớn vì trung tâm khí tượng thủy văn đã dự báo như thế. + Lỗi sắp xếp sai trật tự các thành phần câu: Ví dụ 1 Chúng tôi luôn chú ý đến các hoạt động giáo dục về bảo vệ thiên nhiên và môi trường trong nhà trường. Ví dụ 2: Lỗ Tấn là nhà văn nổi tiếng Trung Quốc. + Lỗi sử dụng sai dấu câu: Trường hợp 6: Các câu sau sai về sử dụng dấu câu như thế nào? Sửa lại như thế nào? Ví dụ1: Tôi không hiểu vì sao bài toán ấy dễ như thế mà tôi không làm được ? Ví dụ 2 : An Dương Vương xây xong thành Cổ Loa được Rùa Vàng cho vuốt làm nỏ thần nên đánh tan quân xâm lược Triệu Đà bèn cầu hòa cầu hôn An Dương Vương đồng ý gả con gái là Mị Châu cho Trọng Thủy. Ví dụ 3: Mặc dù Nguyễn Du xuất thân trong một gia đình quí tộc phong kiến, nhiều người làm quan to trong cung vua phủ chúa. Nhưng do những năm tháng sống vất vả gần gũi với quần chúng. Ông thấu hiểu cuộc sống đau khổ của nhân dân. b) Lỗi về nghĩa trong câu: Ví dụ 1: Trong học tập nói chung và trong đêm văn nghệ nói riêng , lớp chúng ta đạt được kết quả đáng khích lệ. Ví dụ 2: Cảm hứng nhân đạo thể hiện sâu sắc trong tác phẩm của nhiều tác giả như Nguyễn Dữ, Đặng Trần Côn, Hồ Xuân Hương và Truyện Kiều . Vdụ 3: Tuy rất thương chồng bị bọn cường hào áp bức, hành hạ nhưng chị Dậu rất căm thù bọn chúng. 4. Lỗi về đoạn văn: a) Lỗi nội dung : Phát hiện lỗi sai trong các ví dụ sau đây và nêu cách khắc phục: Trường hợp 1: : (1)Trong ca dao Việt Nam , những bài về tình yêu nam nữ là những bài nhiều hơn tất cả.( 2) Họ yêu gia đình, yêu cái tổ ấm cùng nhau sinh sống, yêu nơi chôn nhau cắt rốn.(3) Họ yêu người làng người nước , yêu từ cảnh ruộng đồng đến công việc trong xóm , ngoài làng. (4) Tình yêu đó nồng nhiệt, đằm thắm và sâu sắc. Trường hợp 2: Tục ngữ là kho tàng kinh nghiệm phong phú, quý báu về lao động sản xuất và quan hệ gia đình, xã hội. Đó là những kinh nghiệm về chăn nuôi, trồng trọt; kinh nghiệm về thời tiết,mùa vụ gắn liền với đời sống lao động nông nghiệp của người nông dân. Nó được đúc kết từ trong chính thực tiễn lao động vô cùng vất vả của nhân dân . Trường hợp 3: Ví dụ : (1) Mọi vật đều như ngưng đọng trong bài thơ “ Mùa thu câu cá” của Nguyễn Khuyến.( 2) Cảnh vật phảng phất nỗi buồn man mác.( 3) Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.( 4) Một ngõ trúc vắng vẻ, đìu hiu.( 5) Mọi vật thấm đượm nỗi buồn cô đơn. ( 6) Nỗi buồn tràn vào cảnh vật. ( 7)Ở chỗ nào cũng thấy nỗi buồn ngưng đọng. ( 8) Chiếc thuyền buồn, ngõ trúc buồn và chiếc lá vàng rơi cũng buồn.( 9) Nỗi buồn ẩn giấu trong mọi sự vật. Mùa thu ở đây buồn hay chính tâm trạng buuồn của Nguyễn Khuyến. Trường hợp 4: Ví dụ : Dưới ngòi bút của Nguyễn Du, Thúy Kiều và Thúy Vân đều là những trang giai nhân tuyệt sắc, “mỗi người mỗi vẻ mười phân vẹn mười”. Nhưng vẻ đẹp của mỗi người dự báo một số phận riêng. Thúy Kiều sắc sảo mặn mà, tài sắc hơn Thúy Vân.Vân có đẹp đầy đặn, phúc hậu, đoan trang “ mây thua nước tóc tuyết nhường màu đã”. Như thế cuộc đời của Thúy Vân sẽ bình lặng, yên ả. Đọc tác phẩm ta cũng cảm nhận được điều đó. Trường hợp 5: Ví dụ: Truyền thuyết Việt Nam hầu hết đều dựa trên cốt lõi lịch sử, được nhân dân hư cấu, tưởng tượng để bộc nhận thức và thái độ đối với các nhân vật lịch sử. Vì thế qua truyền thuyết, chúng ta có thể nhận thức chân thực và khách quan về lịch sử của dân tộc. b) Lỗi hình thức: Phát hiện lỗi sai trong trường hợp hợp sau và nêu cách sửa: Ví dụ: Ngày nay, ngôn ngữ giao tiếp ở dạng nói ngày càng phổ biến và trở thành công cụ giao tiếp đắc lực. Tuy nhiên, câng nâng cao khả nói nhiều hơn so với khả năng viết. - Lỗi tách đoạn: các đoạn văn không được tách bạch trở nên rối rắm về ý. Kết luận: Ngôn ngữ phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người . Tiếng Việt là phương tiện giao tiếp quang trọng nhất của người Việt. Để giao tiếp có hiệu quả, cần có ý thức sử dụng Tiếng Việt sao cho đúng và cho hay. Do đó phải luôn có ý thức trau dồi, rèn luyện Tiếng Việt trong giao tiếp hằng ngày ở dạng nói cũng như ở dạng viết. TUẦN 5-6 ( 2 tiết) CHUYÊN ĐỀ 2: ĐẶC ĐIỂM NỔI BẬT CỦA MỘT SỐ THỂ LOẠI VĂN HỌC DÂN GIAN QUA CÁC TÁC PHẨM TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 10 NÂNG CAO I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: - Nắm được những đặc điểm nổi bật của một số thể loại văn học dân gian đã học trong chương trình Ngữ văn 10 nâng cao - Rèn luyện kĩ năng đọc, tập nghiên cứu ,phân tích tác phẩm ( đoạn trích) văn học dân gian theo đặc trưng thể loại - Qua tìm hiểu cái hay cái đẹp của một số thể loại văn học dân gian, bồi dưỡng tình cảm yêu quý trân trọng giá trị của văn học truyền thống. II. NỘI DUNG BÀI HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV -HS NỘI DUNG BÀI HỌC Ôn lại kthức cũ: VHVN bao gồm những bộ phận nào ? Vai trò của văn học dân gian đối với sự phát triển của văn học dân tộc như thế nào? Sự hình thành của văn học dân gian như thế nào? Các thể loại văn học dân gian có phải xã hội cùng lúc hay không? Theo anh chị thể loại văn học dân gian nào ra đời sớm nhất ? Truyện cổ tích ra đời khi xã hội như thế nào? Tính dị bản : đại đồng tiểu dị GV giới thiệu sơ lược về nội dung sử thi Đẻ đất, Đẻ nước Lưu ý hs về sử thi Đam Săn đã học Nghệ thuật so sánh, ẩn dụ : khi thì so sánh với cây cối, hoa cỏ thú vật quen thuộc, khi thì phóng đại, khi thì mượn hình ảnh cụ thể để miêu tả những cái trừu tượng ( cái nhà dài bằng một hơi ngựa chạy; cái nhà dài như một tiếng chiêng”) Dẫn dắt từ truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy Ví dụ thêm về truyền thuyết Hai bà Trưng, Truyền thuyết Hồ Gươm (Lê Lợi ) Nêu định nghĩa truyện cổ tích ? - Đặc điểm truyện cổ tích ? Gợi dẫn : lấy truyện cổ tích Tấm Cám để tìm hiểu đặc điểm Yếu tố kì ảo trong truyện cổ tích có ý nghĩa gì? Chi tiết về nhiều lần biến hóa của Tấm đã thể hiện nhận thức của nhân dân như thế nào? Những phẩm chất của Chữ Đồng Tử phản ánh thái độ của nhân dân ? - Định nghĩa truyện cười? Ý nghĩa chủ yếu của truyện cười? - Tìm hiểu đặc điểm của truyện cười. Ý nghĩa và đặc điểm nghệ thuật của truyện Tam đại con gà. Truyện Tam đại con gà có ý nghĩa gì? Đặc điểm của truyện cười thể hiện như thế nào trong truyện cười Tam đại con gà ? Đọc tiểu dẫn để tìm hiểu đặc điểm của truyện thơ dân gian Em hiểu như thế nào về yếu tố tự sự và yếu tố trữ tình trong truyện thơ? Chủ đề nổi bật trong truyện thơ là gì? GV thuyết minh hai chủ đề này trong truyện thơ Tiễn dặn người yêu. + Định nghĩa tục ngữ là gì? + Đặc điểm chung của thể loại tục ngữ. + điểm khác biệt của tục ngữ so với các thể loại văn học dân gian khác là ở gì ? +,Nét khác nhau cơ bản giữa ca dao và tục ngữ Tục ngữmang tính đúc kết kinh nghiệm còn ca dao mang tính chất trữ tình đậm nét. - “ Tục ngữ là túi khôn dân gian , là kho tàng tri thức bách khoa dân gian” - vì sao tục ngữ dễ thuộc, dễ nhớ và dễ vận dụng vào lời nói? Phân tích câu tục ngữ : Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ để chứng minh cách diễn đạt giàu hình ảnh của tục ngữ + Đặc điểm nổi bật của ca dao là gì? Sáng tác trữ tình dân gian : tiếng nói bộc lộ tâm tư, tình cảm của người bình dân. Ví dụ: Đói lòng ăn cội chà là Để cơm cho mẹ, mẹ già yếu răng. Hoặc: Thân em như lá đài bi Ngày thì giải nắng, đêm thì dầm sương GV gợi ý để HS nhớ lại và đọc những câu ca dao dẫn chứng cho từng nội dung Câu ca dao ở Quảng Ngãi: “Thương anh trầu hết lá lương chết thì chịu chết lìa đôi không lìa” - Ca dao thương lấy bối cảnh làm nền như thế nào? Đọc một số câu minh họa GV thuyết minh về cách thức tổ chức diễn chèo ở sân đình : ( chiếu chèo, khán giả, hề chèo) Tìm hiểu các yếu tố kì ảo trong truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy và truyện cổ tích Tấm Cám để hiểu tính chất, vai trò của yếu tố kì ảo đó . Phân thành 3 nhóm : tự sự , tự sự- trữ tình , trữ tình . I. Khái quát những vấn đề chung của văn học dân gian 1. Vai trò của văn học dân gian : Văn học dân gian và văn học viết là hai bộ phận của văn học dân tộc . Văn học dân gian đã đóng góp nhiều vào tiến trình phát triển của văn học dân tộc về phương diện ngôn ngữ , thể thơ, hình ảnh, biểu tượng, lối biểu hiệnVới những đóng góp đó, VHDG có vai trò mở đường cho văn học dân tộc hình thành và phát triển . 2. Sự hình thành của văn học dân gian : - Văn học dân gian ra đời khi xã hội loài người đã phát triển , tư duy và ngôn ngữ đã phát triển , con người có khả năng lưu giữ và lưu truyền cho nhau tất cả những gì họ nhận thức và cảm xúc. - Các thể loại văn học dân gian không xuất hiện cùng một lúc hoặc không xuất hiện lần lượt từng thể loại . Nó nở rộ rực rỡ nhất vào nửa cuối thời kì trung đại ( khoảng thế kỉ XVIII) với sự hoàn thiện của một số thể loại như truyện cổ tích, ca dao-dân ca , tục ngữ 3. Đặc trưng của văn học dân gian: - Tính tập thể - Tính truyền miệng - Tính dị bản II. Đặc điểm nổi bật của một số thể loại văn học dân gian : 1. Sử thi dân gian : a) Định nghĩa: Những tác phẩm tự sự dân gian có quy mô lớn, sử dụng ngôn ngữ có vần, nhịp xây dựng những hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng để kể về một hoặc nhiều biến cố lớn diễn ra trong đời sống cộng đồng của dân cư thời cổ đạ

File đính kèm:

  • docChuyen de day bam sat nang cao NV 10.doc