Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 10 - Ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa (Tiếp)

l CÂU HỎI :

¡ Truyện cười có mấy loại ? Kể ra. Truyện “Tam đại con gà” thuộc thể loại truyện cười nào ?

¡ Bản chất của cái cười trong truyện “Tam đại con gà” là thế nào ?

 

ppt22 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 687 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 10 - Ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa (Tiếp), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THAO GIẢNGKÍNH CHÀO QUÝ THẦY CÔ! CA DAO THANTHÂN,YÊU THƯƠNG, TÌNH NGHĨA.NGƯỜI DẠY: PHẠM QUANG DUYKIỂM TRA BÀI CŨCÂU HỎI :Truyện cười có mấy loại ? Kể ra. Truyện “Tam đại con gà” thuộc thể loại truyện cười nào ?Bản chất của cái cười trong truyện “Tam đại con gà” là thế nào ?Giới thiệu ca dao-dân ca Còn duyên-dân ca Bắc Ninh .Trình bày:Thúy Hằng–Quang VinhNỘI DUNGI- Tiểu dẫn : giới thiệu vài nét về ca dao : nội dung, nghệ thuật.II- Đọc hiểu: 1.Bài 1 và 2 : thân phận người phụ nữ. 2.Bài 3 : nỗi xót thương. 3.Bài 4 : nỗi nhớ thương. 4.Bài 5 : hát giao duyên. 5.Bài 6 : tình nghĩa thủy chung.III- Tổng kếtHOẠT ĐỘNG 1TÌM HIỂU NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT CỦA CA DAO Hãy đọc lại phần Tiểu dẫn và cho biết :Nội dung của ca dao là gì ?Nghệ thuật của ca dao là gì ?I- Tiểu dẫn. @Giới thiệu vài nét về ca dao:- Nội dung : diễn tả đời sống tâm hồn, tư tưởng tình cảm của nhân dân trong quan hệ lứa đôi, gia đình, quê hương, đất nước,- Nghệ thuật : phần lớn theo thể lục bát hoặc biến thể của nó, ngôn ngữ gần gũi lời nói hằng ngày, giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ. HOẠT ĐỘNG 2 Tìm hiểu bài ca dao 1 & 2 Câu hỏi :-Nét chung về hình thức mở đầu và nội dung của 2 bài ca dao là gì ? Hãy nêu vài bài tương tự như vậy.-Nét riêng của từng bài đã sử dụng các hình ảnh so sánh, ẩn dụ gì để nói về thân phận đó? Cần chú ý các hình ảnh : “ tấm lụa đào ”, “củ ấu gai ruột trắng vỏ ngoài đen” gợi cho ta điều gì ? 1. Bài ca dao 1 & 2 : -Nét chung: đều bắt đầu bằng “ Thân em như”: lời than thân xót xa, ngậm ngùi của người phụ nữ về thân phận bị phụ thuộc trong xã hội cũ , đồng thời khẳng định giá trị, phẩm chất của họ.-Nét riêng: ở các hình ảnh so sánh, ẩn dụ :+Bài 1 : “ tấm lụa đào ”: người phụ nữ ý thức được sắc đẹp, tuổi xuân và giá trị của mình  “ Phất phơ giữa chợ ”: họ như món hàng bán ở chợ  không quyết định được số phận của mình. +Bài 2 : “củ ấu gai” với “ ruột – trắng, vỏ – đen”:hình dáng bên ngoài thiếu chút thẩm mĩ nhưng phẩm chất bên trong thì tuyệt vời  nhưng chua xót là không ai biết đến. HOẠT ĐỘNG 3 Tìm hiểu bài ca dao 3 @Trèo lên cây khế nửa ngày, Ai làm chua xót lòng này, khế ơi ! Mặt trăng sánh với mặt trời,Sao Hôm sánh với sao Mai chằng chằng. Mình ơi ! Có nhớ ta chăng ?Ta như sao Vượt chờ trăng giữa trời. @THẢO LUẬN NHÓM ( 5 PHÚT ) CÂU HỎI SAU : Cách mở đầu của bài ca dao này có gì khác hai bài ca dao trên? Anh (chị ) hiểu từ “ ai ” trong câu 2 như thế nào ?Tác giả dân gian đã dùng những hình ảnh so sánh, ẩn dụ như thế nào đểkhẳng định tình nghĩa của con người? Lưu ý các hình ảnh : mặt trăng – mặt trời, sao Hôm-sao mai, sao Vượt chờ trăng. 2. Bài ca dao 3: Mở đầu của bài ca dao này khác hai bài ca dao trên là dùng “ Trèo lên.”. Cách này cũng thường thấy trong ca dao như “Trèo lên cây bưởi hái hoa..”. Từ “ ai ”( đại từ phiếm chỉ ): gợi ra sự trách móc, oán giận những thế lực đã gây cản trở, làm lỡ duyên đôi lứa. “Mặt trăng sánh với mặt trời Sao Hôm sánh với sao Mai chằng chằng” dùng hình ảnh so sánh ẩn dụ “ trời, trăng, sao” to lớn, vĩnh hằng ( nhưng gần gũi với nhân dân ) để khẳng định sự bền vững, thủy chung của lòng người. “Ta như sao Vượt chờ trăng giữa trời”  sự chờ đợi mỏi mòn trong cô đơn và vô vọng tuy duyên không thành nhưng nghĩa thì còn mãi HOẠT ĐỘNG 4 Tìm hiểu bài ca dao 4 Nỗi thương nhớ được thể hiện bằng các nghệ thuật gì? (nhân hóa, hoán dụ).Tại sao cái khăn được hỏi nhiều nhất? 3. Bài ca dao số 4 : Nỗi thương nhớ được thể hiện qua các hình ảnh: “ Khăn ”( nhân hóa ) được láy lại 6 lần kết hợp với các vận động trái chiều ( rơi xuống đất, vắt lên vai, chùi nước mắt ): nỗi nhớ da diết choáng ngợp cả không gian , làm cho cô gái ra ngẩn, vào ngơ. “ Đèn – không tắt ”( nhân hóa ) : con người đang trằn trọc thâu đêm choáng ngợp cả thời gian trong nỗi nhớ đằng đẵng. “ Mắt – ngủ không yên ”( hoán dụ ): hỏi chính mình với nỗi thương nhớ trào dâng. “Đêm qua em những lo phiền Lo vì một nỗi không yên một bề”  Lo lắng cho số phận và tình duyên đôi lứa. HOẠT ĐỘNG 5 Tìm hiểu bài ca 5-Kết cấu và hình ảnh trong bài ca dao này có gì quen thuộc không? Ví dụ ? Tìm các bài tương tự. -Hình ảnh “muối mặn ba năm”, “gừng cay chín tháng” gợi ý nghĩa gì về tình cảm con người?4. Bài ca dao số 5: Hình ảnh “Sông rộng một gang”, “cầu dải yếm” : thật gần gũi và thân thiết với đời sống nhân dân, với người phụ nữ. Là những việc không có thực nhưng thể hiện ước mơ thật táo bạo chủ động đến với nhau trong tình yêu của cô gái. HOẠT ĐỘNG 5 Tìm hiểu bài ca 6 -Hình ảnh trong bài ca dao này có thực tế không?-Vì sao khi nói đến tình nghĩa của con người, ca dao lại dùng hình ảnh muối và gừng? Ý nghĩa của chúng? 5. Bài ca dao số 6: Ý nghĩa của hình ảnh ẩn dụ “muối và gừng”: + Là những gia vị. + Là thuốc chữa bệnh cho nhân dân lao động. + Muối mặn ( tình nghĩa mặn mà ). Gừng cay ( cuộc đời cay đắng ).  Tình người có trải qua cay đắng, ngọt bùi mới sâu nặng, bền vững. Độ mặn, cay của muối và gừng còn có hạn  nhưng tình nghĩa đôi ta dẫu có xa nhau cũng tới trăm năm (không bao giờ xa nhau cả ). HOẠT ĐỘNG 6 Củng cố HS đọc và ghi phần Ghi nhớ. III- Tổng kết. (Ghi nhớ ) : Nỗi niềm chua xót, đắng cay và tình cảm yêu thương chung thủy của người bình dân trong XH cũ được bộc lộ chân tình và sâu sắc qua chùm ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa. Nghệ thuật dân gian đã tô đậm thêm vẻ đẹp tâm hồn của người lao động trong các câu ca. CỦNG CỐ:CÂU HỎI : 1. Trong các bài ca dao trên, đâu là những bài hát than thân, đâu là những bài hát tình nghĩa? 2. Các bài ca dao trên thường sử dụng những hình ảnh tu từ nào ? Hãy nhận xét về những hình ảnh đó.CỦNG CO Á: CÂU HỎINét chung về hình thức nghệ thuật của các bài ca dao1,2,3 là?A. Ẩn dụ và đối lậpB. Ẩn dụ và so sánhC. So sánh D. Cả A, B, C đúngĐáp án DẶN DÒ Chuẩn bị bài mới : Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết Soạn các câu hỏi theo sách giáo khoa.

File đính kèm:

  • pptCa dao than than yeu thuong tinh nghia(4).ppt