Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 10 - Bài 3: Ca dao than thân

Các bài ca dao này đều phản ánh thân phận đáng thương của người phụ nữ trong xã hội cũ .

Nội dung chính là mô tả chân dung về cuộc đời bấp bênh và luôn bị phụ thuộc vào quyền quyết định của người khác trong tất cả mọi việc, đặc biệt là trong hôn nhân . Họ bị gả bán, ép duyên, và kết quả là phải chịu đựng sự đau khổ, xót xa, buồn bã trong hôn nhân với người mà mình không hề yêu thương suốt cả cuộc đời.

 

ppt7 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 399 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 10 - Bài 3: Ca dao than thân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ca dao than thân Bài 3 Nhóm trưởng : Ngọc AnhPhụ trách KT : Thiên ThanhThuyết trình : Thái HàThư kí : Phương Mai Tóm lược bài 1,2,3:Các bài ca dao này đều phản ánh thân phận đáng thương của người phụ nữ trong xã hội cũ .Nội dung chính là mô tả chân dung về cuộc đời bấp bênh và luôn bị phụ thuộc vào quyền quyết định của người khác trong tất cả mọi việc, đặc biệt là trong hôn nhân . Họ bị gả bán, ép duyên, và kết quả là phải chịu đựng sự đau khổ, xót xa, buồn bã trong hôn nhân với người mà mình không hề yêu thương suốt cả cuộc đời.Bài 3 : Lời than thở - tâm sự của cô gái khi phải lấy chồng sớm. Bướm vàng đậu đọt mù u Lấy chống càng sớm tiếng ru càng buồn Nhân vật trữ tình : cô gái Nội dung : Cô gái ví von mình như đọt mù u non nớt đã bị bướm vàng đến phá. Qua đó, nói lên nỗi khổ đau của người con gái khi phải chịu đựng những ngang trái do sự lạc hậu trong xã hội ngày xưa.Hình ảnh ẩn dụ : bướm vàng, đọt mù u diễn tả người con gái trong tâm trạng buồn rầu khi phải đi lấy chồng sớm, như câu :“ Nữ thập tam – Nam thập lục”(theo quan niệm ngày xưa)Tiếng ru buồn bã ẩn chứa nhiều tâm sự : của cô gái trẻ đi lấy chồng sớm vì đáng lẽ tuổi cô phải được vui chơi thì nay phải gánh lên vai nặng trách nhiệm nặng nề làm vợ, làm dâu và làm mẹ. Tiếng ru của người mẹ trẻ buồn da diết như ẩn chứa lời tâm sự với đứa con thơ mà còn là lời tâm sự với chính thân phận đáng thương của mình . Có sự so sánh ngầm “càng càng ” (biện pháp tăng tiến) để nhấn mạnh cho người đọc (nghe) về số phận của người con gái trước những tập tục lạc hậu thời xưa.=> Tiếng ru “buồn” : “buồn” vì không ai hiểu và không ai chia sẻ cùng mình, chỉ biết một mình chịu đựng và tâm sự cùng đứa con thơ ngây. Bên cạnh đó, tiếng ru còn như lời oán than, trách móc.Những hình ảnh ẩn dụ so sánh được nói trong bài thơ Bươm bướmMù uKết thúc bài thuyết trình của nhóm 3 là bài hát có liên quan đến bài thơ đã học . Cám ơn cô và các bạn đã lắng nghe

File đính kèm:

  • pptCa dao than Thanbai 3.ppt