Về kiến thức :
Giúp học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học: phép thử, không gian mẫu, biến cố liên đến phép thử, tập hợp mô tả biến cố.
2. Về kĩ năng :
- Nâng cao khả năng nhận biết và tính được số phần tử của không gian mẫu, tập hợp mô tả biến cố.
- Áp dụng định nghĩa cổ điển của xác suất để tính xác suất của một biến cố.
3. Về tư duy - thái độ :
- Tích cực tham gia vào bài học.
3 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 476 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn Đại số lớp 11 - Luyện tập biến cố và xác suất của biến cố, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài soạn : LUYỆN TẬP BIẾN CỐ VÀ XÁC SUẤT CỦA BIẾN CỐ
MỤC TIÊU
1. Về kiến thức :
Giúp học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học: phép thử, không gian mẫu, biến cố liên đến phép thử, tập hợp mô tả biến cố.
2. Về kĩ năng :
- Nâng cao khả năng nhận biết và tính được số phần tử của không gian mẫu, tập hợp mô tả biến cố.
- Áp dụng định nghĩa cổ điển của xác suất để tính xác suất của một biến cố.
3. Về tư duy - thái độ :
- Tích cực tham gia vào bài học.
- Biết được ứng dụng của xác suất trong thực tế.
CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
1. Chuẩn bị của GV :
Chuẩn bị trước đề bài trên bảng phụ.
2. Chuẩn bị của HS :
- Ôn lại kiến thức đã học.
- Làm bài tập ở nhà.
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
- Về cơ bản sử dụng PPDH gợi mở, vấn đáp.
TIẾN TRÌNH BÀI HỌC.
Hoạt động 1 : Ôn tập kiến thức cũ
HĐ của HS
HĐ của GV
Ghi bảng
- Nghe, hiểu nhiệm vụ.
- Hồi tưởng kiến thức cũ và trả lời câu hỏi
HĐTP 1 : Các câu hỏi kiểm tra bài
cũ
H1: Nêu công thức tính xác suất của
biến cố theo định nghĩa cổ điển.
H2: Để tính P(A) cần những đại
lượng nào?
H3: Giải bài toán tính xác suất gồm
những bước nào?
- Học sinh được gọi tên lên bảng trình bày bài làm
- Cả lớp theo dõi, nhận xét bài làm đã trình bày.
HĐTP2: Vận dụng vào bài tập
- Cho học sinh thực hiện bài tập 27 SGK trang 75.
- Các câu hỏi gợi ý:
* Xác định không gian mẫu của phép thử.
* Xác định các biến cố và tập hợp các kết quả thuận lợi của từng biến cố.
- Nhận xét và chính xác hoá lại các câu trả lời cả học sinh.
Dùng bảng phụ trình bày lời giải bài tập để học sinh đối chiếu lại kết quả.
Hoạt động 2 : Luyện tập
HĐ của HS
HĐ của GV
Ghi bảng
- Nghe, hiểu nhiệm vụ.
- Học sinh được gọi tên trình bày bài làm trên bảng.
- Cả lớp theo dõi nhận xét bài làm đã trình bày.
HĐTP 1: (Bài tập 30 trang 76 SGK)
- Cho học sinh tiếp cận yêu cầu.
- Các câu hỏi gợi ý:
+ Xác định không gian mẫu.
+ Xác định biến cố A, từ đó tính ||
+ Xác định biến cố B, từ đó tính ||
- Chính xác hoá bài làm của học sinh.
Bài 30: Chọn ngẫu nhiên 4 học sinh có tên trong danh sách được đánh số thứ tự từ 001 đến 199. Tính xác suất để 5 học sinh này có số thứ tự:
Từ 001 đến 099.
Từ 150 đến 199.
Giải:
Ta có: || = C5199
a) Gọi A là biến cố: ”Chọn 5 học sinh có số thứ tự 001 đến 099”
Suy ra || = C599
Vậy 0,029
b) Gọi B là biến cố: “Chọn 5 học sinh có số thứ tự 150 đến 199”
Suy ra || = C550
Vậy 0,0009
- Nghe, hiểu nhiệm vụ.
- Học sinh trả lời các câu hỏi gợi ý của giáo viên.
- Học sinh trình bày lời giải.
HĐTP 2: (Bài tập 31 trang 76 SGK)
- Cho học sinh tiếp cận yêu cầu bài toán.
- Các câu hỏi gợi ý:
+ Không gian mẫu là gì?
+ Xác định biến cố và các trường hợp có thể xảy ra của biến cố.
+ Suy ra tập hợp các kết quả không thuận lợi của biến cố.
+ Dùng phương pháp loại trừ để tính ||.
- Hỏi xem còn cách khác không?
- Hướng dẫn học sinh cách khác: xét các trường hợp chọn các quả cầu, sau đó dùng quy tắc cộng và nhân để tính ||.
Bài 31: Một túi đựng 4 quả cầu đỏ, 6 quả cầu xanh. Chọn ngẫu nhiên 4 quả cầu. Tính xác suất để trong 4 quả đó có cả quả màu đỏ và màu xanh.
Giải:
Ta có: || = C410 = 210
Số cách chọn 4 quả cầu toàn đỏ là 1.
Số cách chọn 4 quả cầu toàn xanh là C46 = 15.
Gọi A là biến cố: ”Chọn 4 quả cầu có cả quả màu đỏ và xanh”
Suy ra: || = 210 - 15-1
= 194
Vậy
Hoạt động 3 : Củng cố kiến thức
Nhắc lại các bước giải bài toán tính xác suất.
Lưu ý cách tính số phần tử của không gian mẫu, đặc biệt là tập hợp các kết quả thuận lợi cho biến cố.
Hoạt động 4 : Bài tập về nhà
Hoàn thành các bài tập còn lại trong SGK.
Bài tập làm thêm:
Một bình chứa 7 viên bi chỉ khác nhau về màu, trong đó có 4 bi xanh và 3 bi đỏ. Lấy ngẫu nhiên 2 viên bi. Tính xác suất để được:
2 bi xanh.
2 bi đỏ.
2 bi khác màu.
Gieo 3 đồng xu vô tư. Tính xác suất để được:
Ít nhất có 2 đồng xu lật ngửa.
Ít nhất có 1 đồng xu lật ngửa.
File đính kèm:
- DS11 Tiet 33.doc