Bài giảng lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần 7 - Bài 6, 7 - Tiết 31: Kiều ở lầu Ngưng Bích ( trích truyện Kiều – Nguyễn Du)

MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1/ Kiến thức:Giúp hs hiểu được : Qua tâm trạng cô đơn, buồn tủi và nỗi niềm cô đơn thương nhớ của Kiều, cảm nhận được tấm lòng thuỷ chung, hiếu thảo của nàng.

 Thấy được nghệ thuật miêu tả nội tâm của nhân vật: Diễn biến tâm tẻạng được thể hiện qua ngôn ngữ đọc thoại và tả cảnh ngụ tình.

2/ Kĩ năng:Phân tích nhân vật trữ tình qua việct ả cảnh vật thiên nhiên , độc thoại nội tâm, nghệ thuật sử dụng điệp từ .

 

doc7 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 720 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần 7 - Bài 6, 7 - Tiết 31: Kiều ở lầu Ngưng Bích ( trích truyện Kiều – Nguyễn Du), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy:10/10/05 Ngày soạn:17/10/05 Tuần 7 Bài 6,7 Tiết 31: KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH ( trích Truyện Kiều – Nguyễn Du) A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1/ Kiến thức:Giúp hs hiểu được : Qua tâm trạng cô đơn, buồn tủi và nỗi niềm cô đơn thương nhớ của Kiều, cảm nhận được tấm lòng thuỷ chung, hiếu thảo của nàng. Thấy được nghệ thuật miêu tả nội tâm của nhân vật: Diễn biến tâm tẻạng được thể hiện qua ngôn ngữ đọc thoại và tả cảnh ngụ tình. 2/ Kĩ năng:Phân tích nhân vật trữ tình qua việct ả cảnh vật thiên nhiên , độc thoại nội tâm, nghệ thuật sử dụng điệp từ .. 3/ Giáo dục tư tưởng: Lòng hiếu thảo, tình nghĩa, sống có trước sau; Tả cảnh ngụ tình đắc ứac của đại thi hào ND. B/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH. 1/ Giáo viên : Soạn bài và chuẩn bị bảng phụ ghi bài thơ, ghi 8 câu cuối, phần III/3. 2/ Học sinh: Soạn bài chu đáo ở nhà. C/ TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG 1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số của lớp. 2/ Kiểm tra: đọc thuộc đoạn” cảnh ngày xuân”, diễn xuôi 4 câu thơ đầu. 3/ Bài mới:Em hãy cho biết tại sao Thuý Kiều phải ra ở Ngưng Bích? Ở lầu xanh, bị lừa, bị nhục, nên định rút dao tự tử nên vì cí Đạm Tiên báo mộng đành thôi. Tú Bà sợ Kiều chết mất cả vốn lẫn lời nên tìm cách ngọt nhạt đưa Kiều ra ở đây, và hứa tìm người đứng đắn gả cho, nhưng thực chất là bày mưu buộc Thuý Kiều phải tiếp khách. Vậy tâm trạng của Thuý Kiều ở tại đây như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua đoạn trích. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ GHI BẢNG PHẦN A. G : Nêu vị trí của đoạn trích? H : Trả lời. PHẦN B. I/ G : Nêu cách đọc và đọc mẫu 1 đoạn, sau đó gọi 2 hs đọc tiếp, có nhận xét. H : đọc bài và tìm hiểu bằng mắt một số từ khó sgk. II/ G : Bố cục của đoạn trích có thể chia làm 3 phầnNêu nội dung của từng phần. H : Đánh dấu đoạn và nêu: - Sáu dòng đầu: Cảnh ở lầu lầu Ngưng Bích qua con mắt và tâm trạng cảu Kiều. - Tám dòng tiếp: Nỗi nhớ của Kiều. - Tám câu cuối: Nỗi buồn của kiều. III/ 1. G : Từ khoá xuân mà tác giả sử dụng trong đoạn trích nên hiểu thế nào? H : Thực chất là giam lỏng -> tình cảnh của Thuý Kiều . G : Khung cảnh thiên nhiên được nhìn qua con mắt của Kiều. Nhận xét về không gian được mở ra theo những chiều khác nhau? H : Từ trên lầu cao, Kiều nhìn thấy dãy núi mờ xa và mảnh trăng, phía xa là cồn cát vắng, và nẻo đường bụi mờ. Thiên nhiên cao rộng, hoang vắng lạnh lẽo, thiếu vắng sự sống của con người. G : Cảnh tượng này được cảm nhận qua con mắt của Kiều. Vậy, em hiểu được tâm trạng con người khi đứng trước cảnh này không? H : Nhỏ bé, đơn độc, bơ vơ giữa thế giới hoang vắng này. 2a. G : Trong nỗi cô đơn đó, Thuý Kiều nghĩ tới ai? Đọc lại những câu thơ đó? H : tự bộc lộ. G : Kiều nhớ Kim Trọng như thế nào? Nhớ với tâm trạng như thế nào? H : Nhớ KT là nhớ tới lời thề: Vầng trăng vằng vặc giữa trời Đinh ninh hai miệng một lời song song. Nàng tưởng tượng ra KT đêm ngày đau đáu chờ tin mà uổng công vô ích “tin sương..chờ”. Câu: tấm soncó hai cách hiểu: tấm lòng thương nhớ KT củaKiều không bao giờ phai; tấm lòng hoen ố của Kiều không bao giờ có thể gột rửa được. G : Qua nỗi nhớ người yêu và tâm trạng của Kiều đã giúp em khẳng định điều gì về Thuý Kiều ? H : Khẳng định tấm lòng thuỷ chung. 2b. G : Nỗi nhớ cha mẹ có gì khác với cách thể hiện nỗi nhớ người yêu? H : Kiều thương cha mẹ ngày đêm tựa cửa ngóng trông , xót xa lúc cha mẹ tuổi già sức yếu mà nàng không có ở bên để phụng dưỡng, nàng tưởng tượng cảnh nơi quê nhà đã đổi thay qua hình ảnh “ gốc tử đã vừa người ôm, nghĩa là cha mẹ ngày một già yếu. Thành ngữ “ quạt nồng ấp lạnh” và điển cố “ gốc tử, gốc tử” đều nói lên tâm trạng nhớ thương và tấm lòng hiếu thảo của Kiều. **Trong cảnh ngộ éo le và dáng thương như thế này mà nàng vẫn nghĩ và lo cho người thân. Tấm lòng ấy thật đáng quí, đáng trọng. G : Tại sao ND lại để cho Thuý Kiều nhớ tới Kim Trọng trước rồi mới nhớ tới cha mẹ? H : Thảo luận bàn và báo cáo kết quả. 3. G : Đọc 8 câu cuối. Từ buồn trông được lặp lại ở từng cặp câu thơ có ý nghĩa gì? H : Thể hiện hành động nhìn xa xăm, vô định, chất chứa tâm trạng. G : Trình bày cảm nhận của em về cảnh và sự liên tưởng đến thân phận nhỏ bé và nỗi buồn riêng của Kiều ở mỗi cảnh? H : Một hoặc hai hs đứng tại chỗ trình bày. ** GV tổng kết hoặc bình lại tám câu cuối và cho hs ghi ngắn gọn. G : Nhận xét cách tả cảnh, gợi tâm trạng của nhân vật ở tám câu cuối? H : Tự bộc lộ ( HS khá giỏi trình bày) G : Để gợi tả một cách sâu sắc ngoại cảnh và tâm cảnh ấy, tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? Từ đó em cảm nhận được nỗi đau nào trong tâm hồn và số phận của Kiều? H : Chú ý các dấu hiệu nghệ thuật và phát biểu. ** GV chú ý hướng hs tới lời của ai trong đoạn thơ? Nghệ thuật độc thoại có ý nghĩa gì? ( nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, miêu tả tâm trạng nhân vật tinh tế. Điẹp ngữ buồn trông là điệp khúc của đoạn thơ và cũng là điệp khúc tâm trạng.) IV. G : Nghệ thuật đặc sắc của đoạn trích? Giá trị nhận đạo của Truyện kiều thể hiện ở đoạn trích này là gì? H : Tự bộc lộ sau đó 1 hs đọc phần ghi nhớ sgk. V/ G : Hướng dẫn hs luyện tập. A/ TÌM HIỂU CHUNG. Vị trí : Phần 2. B/ ĐỌC- HIỂU VB. I/ Đọc- chú thích. II/ Bố cục: 3 phần III/ Phân tích. 1/ Cảnh trước lầu Ngưng Bích. -Không gian được gợi bằng những hình ảnh: non xa, tấm trăng gần, cát vàng bụi bay, dãy núi mờ xa. -> không gian hoang vắng-> lầu Ngưng Bích lẻ loi->con người càng lẻ loi. -Thời gian: “ Mây sớm đèn khuya” -> Thuý Kiều bị giam hãm, làm bạn với mây, đèn, trăng-> cô đơn, đơn độc. 2/ Nỗi nhớ của Kiều. a/ Nỗi nhớ Kim Trọng. -Nhớ về buổi thề nguyền đính ước. -Tưởng tượng KT đang nhớ về mình với nỗi nhớ vô vọng. -> Nhớ với nỗi đau đớn xót xa. =>Khẳng định lòng thuỷ chung son sắt. b/ Nỗi nhớ cha mẹ. -Hình dung cha mẹ ngày đêm tựa cửa ngóng trông tin tức củanàng. -Hình ảnh: sân lai, gốc tử thể hiện tình cảm xót xa ân hận, lo lắng vì không báo đáp cha mẹ. => Khẳng định lòng hiếu thảo cảu người con đối với cha mẹ. 3/ Nỗi buồn của Kiều. - Từ buồn trông: Cái nhìn chất chứa tâm trạng. -Cảnh trong tâm trạng Kiều: ( bảng phụ) +Cánh buồm xa xa- nhớ cha mẹ, quê hương. +Hoa trôi man mác- xót xa duyên phận lênh đênh, trôi dạt, tương lai mịt mờ. +Nội cỏ dầu dầu- cuộc đời tàn úa, +Tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi- kinh hoàng, trực cảm tai hoạ sắp ập xuống. -> Cảnh được nhìn từ xa , màu sắc từ nhạt -> đậm, âm thanh từ tĩnh -> động -> nỗi buồn từ man mác-> kinh sợ. * Điệp ngữ, từ láy gợi tả, câu hỏi tu từ, ngôn ngữ độc thoại, tả cảnh ngụ tình đặc sắc. =>Nỗi buồn cô đơn, đau đớn, xót xa, bế tắc, tuyệt vọng. IV/ Tổng kết -Bút pháp tả cảnh ngụ tình đặc sắc. -Niềm cảm thương trước tình cảnh của Kiều và ngợi ca vẻ đẹp thuỷ chung, nhân hậu trong tâm hồn Thuý Kiều . *Ghi nhớ sgk. V/ Luyện tập. - Phân tích 8 câu cuối. Ngày dạy:15/10/05 Ngày soạn:17/10/05 Tiết 31 Mà GIÁM SINH MUA KIỀU. (Tự học có hướng dẫn) A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1/ Kiến thức: Hiểu được qua cuộc thương lượng mua bán kiều. Xã hội phong kiến suy tàn xuất hiện một loại người mới đó là bọn buôn bán người. Cảm nhận được nỗi đau đớn ê chề, thân phận bi kịch của Thuý Kiều khi phải bán mình chuộc cha. 2/ Kĩ năng:phân tích nhân vật phản diện thể hiện qua bút pháp tả thực. 3/ Giáo dục tư tưởng:Căm ghét kẻ gian tà, vì tiền mà bất chấp mọi thủ đoạn. Từ đó cảm thông với nỗi khổ đau của con người. B/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH. 1/ Giáo viên : Soạn bài và chuẩn bị bảng phụ để hs tự trình bày phần chuẩn bị của mình theo sự hướng dẫn trước cảu GV khi ở nhà. 2/ Học sinh: Soạn bài chu đáo ở nhà. C/ TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG 1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số của lớp. 2/ Kiểm tra : Nhận xét về bút tả cảnh ngụ tình của tác giả ở đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích? 3/ Bài mới:Nguyễn Du không chỉ là bặc thầy trong việc tả, cảnh tả tình mà ông còn rất điều luyện khi xây dựng lên những tính cách của những tuyến nhân vật phản diện. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ GHI BẢNG I/ G: Hướng dẫn tìm hiểu chung H : Đọc văn bản chú thích. G: Đoạn trích có vị trí như thế nào? G: Bố cục như thế nào? G: Nêu đại ý chủa đoạn trích? II/ G: Mã Giám Sinh được giới thiệu như thế nào? G: Em hãy giới thiệu lai lịch của Mã Giám Sinh ? G:: Diện mạo của Mã Giám Sinh được miêu tả như thế nào? G: Phân tích hành động ngồi của Mã Giám Sinh ? G: Qua đây em thấy Mã Giám Sinh là người như thế nào? Bản chất con buôn của Mã Giám Sinh được thể hiện ở điểm nào? G: Em hiểu gì về tính cách của Mã Giám Sinh qua câu thơ nói về cách đặt vấn đề của y? “ Rằng.Lam Kiều” G: Phân tích hành động “cò kè” ngã giá của Mã Giám Sinh và kết của của việc thoả thuận? G: Tóm lại Mã Giám Sinh là một nhân vật như thế nào? G: Tâm trạng Thuý Kiều khi gặp Mã Giám Sinh như thế nào? G: Vì sao Kiều im lặng trong suốt cuộc mua bán? G: Câu kết trong đoạn trích thể hiện điều gì? G: Thái độ của Nguyễn Du như thế nào? III/ G: Giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích. (HS trình bày, GV bổ sung) I/ TÌM HIỂU CHUNG 1/ Vị trí đoạn trích Nằm ở phần thứ 2 “gia biến và lưu lạc”. Đoạn trích gồm 34 câu có bố cục khá chặt chẽ: - 4 câu đầu : Quyết định bán mình và nhờ mụ mối. - 26 câu tiếp : Cuộc mua bán Thuý Kiều. - 4 câu cuối kết thúc cuộc mua bán và lời bình của tác giả. 2/ Đại ý: Đoạn trích kể chuyện Kiều gặp cơn gia biến , cha và em bị bắt bớ, hành hạ muốn giải thoát cho cha và em cần phải có tièn. Kiều đã tự nguyện bán mình chuộc cha. Không may, người đến mua nàng là Mã Giám Sinh- một kẻ buôn thịt bán người. - Đoạn trích phơi bày bản chất con buôn ghê tởm của Mã Giám Sinh đông thời thể hiện nỗi đau tủ nhục ê chề của Thuý Kiều. II/ PHÂN TÍCH. 1/ Chân tướng Mã Giám Sinh . Mã Giám Sinh xuất hiện trong vai một chàng sinh viên Quốc Tử Giám đi mua Thuý Kiều làm lẽ à người “viễn khách”. Tên : Mã Giám Sinh . Quê : huyện Lâm Thanh Tuổi : quá tứ tuần. => lai lịch không rõ ràng cụ thể. Diện mạo mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh baồ trai lơ. - Dáng điệu cử chỉ trước thầy sau tớ lap xaồồ ào, láo nháo, kém lịch sự. - “ Ngồi tóc” à Tính từ chỉ bản chất ngồi nhanh, ngồi nhổm, ngả ghế không cần ai đợi, ai mời. ĩ Con người ngổ ngáo, hỗn xược, không coi ai ra gì; sỗ sàng cậy có nhiều tiền. Hắn không là một sinh viên mà chỉ là một kẻ tiểu nhân , một đứa vô học à đích thị là một con buôn. - Bằng mọi cách, thủ đoạn, hắn nhìn Kiều, ngắm Kiều vớ hành động bỉ ổi: “Đắn đo cân sắc cân tài” . Hắn cân đo đong đếm, tính toán thiệt hơn rồi : “ép cung cầm nguyệt thử bàiquạt thơ”à Nhấc lên đặt xuống xoay xở đủ điều như món hàng chợ búa. - Khi đã vừa lòng, vừa ý với món hàng hắn mới nói: Rằng mua ngọc đến Lam Kiều Sinh nghi sinh dạy vao nhiêu cho tường. à Câu đầu y cố tỏ vẻ là người có học thức, thông thạo “ điển cổ” ăn nói hoa văn nhưng y không thể lên dọng hào hoa được quá một câu. Câu thứ 2 đã bộc lộ thái độ thực dụng, nối trắng, nói thẳng vào vấn đề. - Mua bán ngã giá cò kè à keo kiệt ti tiện, bỉ ổi. -Y lợi dụng bắt bí, gìm giá, trả với giá rẻ nhất. Từ ngàn vàng hạ xuống còn hơn 4 trăm – chưa được một nửa. ĩ Một tên buôn thit, bán người . Con buôn sánh sỏi đê tiện, ghê tởm. 2/ Tâm trạng Thuý Kiều . - Đau buồn, nhục nhã, xót xa, ê chề. Nỗi mình thêm tức nỗi nhà Thềm hoa một bước, lệ hoa mấy hàng Kiều ngại ngùng e lệ: Ngạy ngùng dín gió, e sương Ngừng hoa bóng thẹn, trông gương mặt dày - Nàng là hiện thân của nỗi khổ đau, câm lặng. Suốt cuộc mua bán Kiều không nói láy một câu , chỉ âm thầm chịu đựng vì nàng đã tự nguyện bán mình chuộccha. Nàng sẵn sàng hành động tất cả vì chữ “Hiếu”. Câu kết như một lời tố cáo xã hội phong kiên và lời bình của tác giả? Đồng tiền đã xhà đạp lên nhân phẩm của con người. Đọc đoạn trích ta càng căm ghét Mã Giám Sinh bao nhiêu thì càng thương xót cho Kiều bấy nhiêu bởi người con gái tài sắc ấy mà lại rơi vào nanh vuốt của bọn sói lang. Tác giả đã thể hiện tâm trạng của Kiều bằng tất cả nỗi đau quằn quại, đau đớn, tưởng như nước mắt rơi, máu chảytrên ngọn bút. Ta căn ghét xã hội phong kiến đã đẩy Kiều vào con đường đoạn trường chông gai và đầy báo tố. III/ TỔNG KẾT. Đoạn trích là một dẫn chứng minh hùng hồn cho tài năng miêu tả tâm lí và xây dựng hình tượng nhân vật tài tình của đại thi hào Nguyễn Du. Nó là một trong muôn vàn tiếng kêu thương trước số phận bất hạnh của người phụ nữ, đồng thời nó là lời kết án âm thầm mà không kém phần mãnh liệt. Cái xã hội phong kiến suy tàn đã sinh ra những ke bất lương như mã, vì lợi ích cá nhân chúng sắn sàng chà đạp thô bạo lên nhân phẩm, thông điệp mà nhà thơ muốn gửi đến tất cả chúng ta là : “Hãy chặn đứng bàn tay tội ác, hãy cứu lấy con người”. C. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ. Học thuộc lòng đọn thơ. Chuẩn bị bài: Miêu tả trong văn tự sự

File đính kèm:

  • docTIET 31.doc