MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1/ Kiến thức: Giúp hs thấy được nghệ thuật tả người của Nguyễn Du : khắc hoạ những nét riêng về nhan sắc , tài năng, tính cách, số phận Thuý Vân, Thuý Kiều bằng bút pháp nghệ thuật cổ điển.
Thấy được cảm hứng nhân đạo trong TK: trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp của con người.
2/ Kĩ năng: Phân tích nhân vật bằng cách đối chiếu, so sánh.
3/ Giáo dục tư tưởng:Trân trọng vẻ đẹp của con người nhất là người phụ nữ.
B/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
3 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 693 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng lớp 9 môn Ngữ văn - Tiết 27: Chị em Thuý Kiều, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy:06/10/05
Ngày soạn:10/10/05
Tiết 27: CHỊ EM THUÝ KIỀU
( Trích truyện Kiều – Nguyễn Du)
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1/ Kiến thức: Giúp hs thấy được nghệ thuật tả người của Nguyễn Du : khắc hoạ những nét riêng về nhan sắc , tài năng, tính cách, số phận Thuý Vân, Thuý Kiều bằng bút pháp nghệ thuật cổ điển.
Thấy được cảm hứng nhân đạo trong TK: trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp của con người.
2/ Kĩ năng: Phân tích nhân vật bằng cách đối chiếu, so sánh.
3/ Giáo dục tư tưởng:Trân trọng vẻ đẹp của con người nhất là người phụ nữ.
B/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
1/ Giáo viên : Soạn bài và chuẩn bị bảng phụ ghi cả bài thơ và bảng phụ để hs làm phần luyện tập.
2/ Học sinh: Soạn bài chu đáo ở nhà.
C/ TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số của lớp.
2/ Kiểm tra: Trình bày giá trị nội dung và nghệ thuật của TK ? (2HS)
3/ Bài mới: Trong Tk, ND miêu tả nhiều bức chân dung nhân vật rất đặc sắc . Hai chân dung đầu tiên mà người đọc được thưởng thức chính là chân dung hai người con gái họ Vương – hai chị em Thuý Vân,Thuý Kiều .
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG
A/
G : Nêu vị trí của đoạn trích trong TP?
H : Phần đầu của TK gồm có 24 câu.
G : Đoạn trích chia làm mấy phần? Trình tự miêu tả?
H : Tự bộc lộ.
B/
I/ Hướng dẫn hs đọc với giọng vui tươi, nhẹ nhàng. Đọc thầm chú thích.
II.1.
G : Vẻ đẹp của hai chị em được giới thiệu bằng hình ảnh nào? Tác giả sử dụng nghệ thuật gì khi miêu tả giới thiệu nhân vật? Tác dụng cảu bút pháp nghệ thuật đó?
H : Từ tố nga có nghĩa là chỉ cô gái đẹp. Hai chị em có dáng vẻ thanh cao như cây mai, tầm hồn trong trắng như tuyết-> bút pháp ước lệ tượng trưng.
G : Nhận xét của em về câu cuối đoạn? Câu thơ cuối cho em biết được điều gì?
H : Tự bộc lộ.
2.
G : Đọc những câu thơ miêu tả Thuý Vân . Từ trang trọng gợi ra vẻ đẹp của Thuý Vân như thế nào?
H : Tự bộc lộ.
G : Những hình ảnh nghệ thuật nào mang tính ước lệ khi miêu tả Thuý Vân ?
H : So sánh vẻ đẹp của Thuý Vân với những thứ cao đẹp nhất trên đời như trăng, mây, hoa, tuyết, ngọc,liễu .
G : chân dung Thuý Vân gợi ra tính cchs số phận như thế nào?
H : Vẻ đẹp trung thực, hài hoà, êm đềm với xung quanh gợi ra số phận bình lặng, thiện nhiên nhường bước cho nàng đi trên con đường cuộc đời bằng phẳng ít sóng gió.
3.
G : Đọc tiếp đoạn thơ. Khi gợi tả nhan sắc Thuý Kiều, Nguyễn Du vẽ bức chân dung đó giống và khác khi tả Thuý Vân không?
H : Thảo luận nhóm và báo cáo:
Giống: Dùng những hình ảnh ước lệ.
Khác: Tả Thuý Vân với những đường nét tưong đối cụ thể, tả Thuý Kiều với những nét chấm phá, gợi hơn tả, chỉ đặc tả nét nổi bật nhất là đôi mắt- cửa sổ tâm hồn, tình cảm con người.
G : Hãy cảm nhận vẻ đẹp của Thuý Kiều qua câu thơ: “làn thu”?
H : Tự bộc lộ.
G : Những tài của Thuý Kiều ? Mục đích miêu tả? Tài nào được tả sâu, kĩ?
H : Thảo luận cặp và báo cáo.
G : Vẻ đẹp cảu Thuý Kiều là vẻ đẹp của những yếu tố nào?
H : Vẻ đẹp lộng lẫy kiêu sa “ chim sa cá lặn”, nghiêng nước nghiêng thành, khiến cho hoa phải ghen, liễu phải hờn.
G : Chân dung Kiều dự cảm số phận như thế nào? Dựa trên câu thơ nào?
H : Dựa trên câu thơ: “Hoa ghen thua thắm .” Dự cảm về một cuộc đời sóng gió đầy bất trắc, éo le.
**GV nói thêm về nghệ thuật tiểu đối tài tình trong các câu thơ trên và nghệ thuật dùng điển tích “nghiêng nước nghiêng thành” và cho hs cảm nhận về 4 câu thơ cuối: cuộc sống của chị em Thuý Kiều . ( sống trong gia đình khuôn phép, họ là nhưũng cô thiếu nữ nết na)
III/
G : Thái độ của tác giả khi tả hai nhân vật?
H : Tự bộc lộ.
IV. GV hướng dẫn làm theo nhóm.
A/ TÌM HIỂU CHUNG.
1/ Vị trí.
2/ Bố cục: 3 phần
B/ ĐỌC – HIỂU VB.
I/ Đọc – chú thích.
II/ Phân tích.
1/ Giới thiệu vẻ đẹp của hai chị em Thuý Kiều .
-Tố nga- cô gái đẹp, hai chị em có cốt cách thanh cao duyên dáng như mai, trong trắng như tuyết.
=> bút pháp ước lệ gợi vẻ đẹp chung.
-Vẻ đẹp mỗi người mỗi khác những đều hoàn hảo “ mười phân vẹn mười”.
2/ Vẻ đẹp của Thuý Vân .
-Trang trọng khác vời: vẻ đẹp cao sang, quí phái.
-Các đường nét: khuôn mặt, mái tóc, làn da, nụ cười, giọng nói được miêu tả bằng hình ảnh ẩn dụ so sánh, ước lệ tượng trưng gợi ra vẻ đẹp phúc hậu => cuộc đời bình lặng, suôn sẻ.
3/ Vẻ đẹp của Thuý Kiều .
-Sắc sảo về trí tuệ, mặn mà về tâm hồn.
-Đặc tả đôi mắt: Gợn sóng như làn nước mùa thu.
-Lông mày: thanh tú như dáng núi mùa xuân.
àDùng hình ảnh ước lệ nhưng chỉ tạo ấn tượng vẻ đẹp của tuyệt thế giai nhân, sắc nét trẻ trung tươi tắn sống động.
-Tài: đa tài-> trái tim sầu cảm.
=> Vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành, vẻ đẹp đến thiên nhiên phải ghen hờn. Dự báo một số phận éo le đau khổ.
III/ Tổng kết.
-Từ ngữ gợi tả, hình ảnh ước lệ tượng trưng đẹp, dùng điển tích xưa.
-Trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp con người.
IV/ Luyện tập
-Tả Thuý Kiều và Thuý Vân bằng văn xuôi dựa trên những câu thơ của ND.
-Nghệ thuật ước lệ cổ điển mang đặc điểm gì? ( Lấy vẻ đẹp của thiên nhiên gợi tả vẻ đẹp con người.)
* Dặn dò:
Học ghi nhớ sgk vàphân tích bài thơ.
Soạn bài tiếp theo: cảnh ngày xuân.
File đính kèm:
- TIET 27.doc