Giáo án Ngữ văn tiết 16,17- Chuyện người con gái nam xương

I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :

Kiến thức:

Cảm nhận được vẻ đẹp truyền thống trong tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam qua nhân vật Vũ Nương; thấy rõ số phận oan trái của người phụ nữ trong chế độ phong kiến

-Tìm hiểu những thành công về nghệ thuật của tác phẩm: nghệ thuật dựng truyện, dựng nhân vật, sự sáng tạo trong việc kết hợp những yếu tố kì ảo với những tình tiết có thực tạo nên vẻ đẹp riêng của truyện truyền kì.

Kỹ năng:

Rèn luyện cho học sinh kỹ năng tóm tắt và phân tích tác phẩm.

Thái độ:

Qua câu chuyện giúp học sinh có thái độ nhìn nhận sự việc một cách đúng đắn, có căn cứ, có cơ sở, tránh hồ đồ, độc đoán.

II.CHUẨN BỊ:

Thầy: Nghiên cứu SGK, SGV, soạn giáo án.

Trò: Đọc kĩ văn bản, soạn bài theo yêu cầu của giáo viên.

 

doc7 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1457 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn tiết 16,17- Chuyện người con gái nam xương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyện Người Con Gái Nam Xương I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : j Kiến thức: Cảm nhận được vẻ đẹp truyền thống trong tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam qua nhân vật Vũ Nương; thấy rõ số phận oan trái của người phụ nữ trong chế độ phong kiến -Tìm hiểu những thành công về nghệ thuật của tác phẩm: nghệ thuật dựng truyện, dựng nhân vật, sự sáng tạo trong việc kết hợp những yếu tố kì ảo với những tình tiết có thực tạo nên vẻ đẹp riêng của truyện truyền kì. k Kỹ năng: Rèn luyện cho học sinh kỹ năng tóm tắt và phân tích tác phẩm. l Thái độ: Qua câu chuyện giúp học sinh có thái độ nhìn nhận sự việc một cách đúng đắn, có căn cứ, có cơ sở, tránh hồ đồ, độc đoán. II.CHUẨN BỊ: j Thầy: Nghiên cứu SGK, SGV, soạn giáo án. k Trò: Đọc kĩ văn bản, soạn bài theo yêu cầu của giáo viên. III.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY Hoạt động 1:(5p) KHỞI ĐỘNG -Ổn định lớp: -Kiểm tra bài cũ: -Giới thiệu bài mới: -Kiểm tra sĩ số r Trẻ em đứng trước những thách thức nào? Và cơ hội đã đến như thế nào? r Bảng tuyên bố đã đưa ra những nhiệm vụ gì? -Nhận xét, kiểm tra bài soạn, cho điểm. r Trước đây, chế độ phong kiến thường hà khắc với người phụ nữ. Sống trong xã hội, họ thường không có địa vị và gặp nhiều oan trái, bất công.Điều ấy phần lớn thể hiện trong những câu chuyện của Nguyễn Dữ.Hôm nay các em sẽ học một truyện “Người con gái Nam Xương” của ông - Ghi tựa bài mới lên bảng. -Lớp trưởng báo cáo -Cá nhân trình bày -Để tập bài soạn lên bàn -Nghe Hoạt động 2:(40p) ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN I.Tìm hiểu chung: j.Tác giả: - Nguyễn Dữ chưa rõ về năm sinh năm mất. -Là người học rộng hiểu cao, đổ cử nhân, làm quan được một năm cáo quan về ở ẩn ở Thanh Hóa. k Xuất xứ: Đây là truyện thứ 16 trong 20 truyện của truyền kỳ mạn lục. Truyện được tác giả tái tạo trên cơ sở một truyện cổ tích. II.Phân tích văn bản: j.Vẻ đẹp của Vũ Nương: -Là người phụ nữ tính tình thùy mị, nết na, tư dung tốt đẹp, luôn giữ gìn khuôn phép. -Khi tiễn chồng nàng không mong vinh hiển, chỉ cầu bình an trở về. -Khi xa chồng: +Buồn, nhớ, giữ thủy chung. +Chăm sóc, phụng dưỡng mẹ chồng. +Mẹ bệnh : chăm lo thuốc thang, lễ bái thần phật mong mẹ mau bình phục . +Mẹ mất: thương xót, ma chay, tế lễ như cha mẹ ruột. Ị Là người đức hạnh vẹn toàn HẾT TIẾT THỨ NHẤT -Gọi HS đọc chú thích dấu sao rHãy nêu vài nét chính về tác giả Nguyễn Dữ. -Cho hs đọc chú thích (1) rVăn bản “Chuyện người con gái Nam Xương” được trích từ tác phẩm nào? r Dựa vào chú thích (1) em hãy cho biết thế nào là thể loại truyền kì? rTruyện truyền kì thường dựa trên cốt truyện nào? rNhân vật chính thường là ai? -Hướng dẫn HS đọc văn bản:to, rõ, phát âm chuẩn. Đọc theo phân vai, diễn cảm ở đoạn đối thoại . -Nhận xét cách đọc của học sinh. rCâu chuyện kể về ai, về việc gì? r Dựa vào diễn biến câu chuyện hãy cho biết câu chuyện được chia làm mấy phần và nội dung chính từng phần ? *Chuyển ý:Từ bố cục của văn bản chúng ta cũng đã hình dung được số phận của Vũ Nương và để hiểu rõ hơn nỗi oan khúc của người con gái đức hạnh này mời các em đi vào phần phân tích. r Vẻ đẹp về hình dáng bên ngoài và phẩm chất bên trong của Vũ Nương trong cuộc sống gia đình? --Nàng xử xự như thế nào trước tính hay ghen của Trương Sinh ? r Khi tiễn chồng đi lính nàng đã dặn chồng điều gì ? rEm hiểu thêm gì về nàng qua lời dặn đó? r Khi xa chồng, Vũ Nương đã thể hiện những phẩm chất đẹp đẽ nào? -GV giải thích thêm: “bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi . . .” là hình ảnh uớc lệ, mượn hình ảnh thiên nhiên để diễn tả thời gian trôi qua. r Với mẹ chồng, nàng đối xử ra sao? r Khi mẹ chồng bệnh, nàng đã làm gì? r Việc làm của Vũ nương cũng giống như một nàng dâu trong dân gian thuở trước đó là ai? r Hỏi học sinh hoặc kể cho học sinh nghe giai thoại về nàng Thoại Khanh để so sánh với Vũ Nương và làm rõ đức tính hiều thảo của nàng. rNêu suy nghĩ của em về đức tính ấy? r Mẹ chồng mất nàng đã làm gì? Bằng tình cảm như thế nào? Ị Cho một lời nhận xét chung về nhân vật này . -HS đọc. -Dựa vào chú thích tóm tắt -Hs đọc. -Truyền kì mạn lục. -Là ghi chép những điều kì lạ vẫn được lưu truyền. -Dựa trên các truyện cổ dân gian, các truyền thuyết lịch sử, dã sử của Việt Nam. -Nhân vật thường là những phụ nữ đức hạnhbị bất hạnh. -Nghe, đọc theo hướng dẫn. -Câu chuyện kể về số phận oan nghiệt của người phụ nữ có nhan sắc, đức hạnh dưới chế độ phong kiến hà khắc. -Bố cục: 3 đoạn. a.Đoạn 1: “từ đầu . . . cha mẹ đẻ mình”: Vẻ đẹp của Vũ Nương. b.Đoạn 2: tiếp theo. . . “trót đã qua rồi”: Nỗi oan khuất của Vũ Nương. c.Đoạn 3: phần còn lại: Vũ Nương được giải oan. -Cá nhân tìm chi tiết -Nghe. -Ra đi lần này thiếp chẳng mong… -Mong muốn có một cuộc sống bình yên . -Tìm chi tiết -Nghe -Luôn quan tâm, chăm sóc chu đáo -Cá nhân trả lời - Học sinh lắng nghe . -nàng Thoại Khanh -Hiếu thảo -Tìm chi tiết -Cá nhân nhận xét -Tìm chi tiết Hoạt động 1:(5p) KHỞI ĐỘNG -Ổn định lớp: -Kiểm tra bài cũ: -Giới thiệu bài mới: -Kiểm tra sĩ số r Chứng minh nhân vật Vũ Nương là người phụ nữ đức hạnh vẹn toàn ? rNgười ta thường nói: “Hồng nhan đa truân” quả không sai. Một người phụ nữ có phẩm chất tốt đẹp như thế mà phải chịu oan khuất. Chúng ta sẽ tìm hiểu phần tiếp theo -Lớp trưởng báo cáo -Cá nhân trình bày -Nghe Hoạt động 2:(30p) ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN (tiếp theo) k Nỗi oan khuất của Vũ Nương: -Bị chồng nghi ngờ là thất tiết. -Chồng nghe lời con trẻ ® nỗi oan khuất -Không tin lời giải thích của nàng và đuổi nàng đi. -Tìm đến cái chết để giải quyết vấn đề. l Vũ Nương được giải oan: -Kết thúc có hậu: ước mơ về cuộc sống công bằng . -Nàng vẫn không được trở về ® tố cáo xã hội phong kiến bấy giờ - trong xã hội ấy người phụ nữ vẫn không có được hạnh phúc. rNàng bị chồng nghi ngờ điều gì? r Vì sao chồng lại nghi ngơ ø? r Khi ấy nàng làm gì để chồng tin nàng ? -Yêu cầu học sinh đọc đoạn Vũ Nương giải thích với chồng . -Người ta thường nói: Ra đường hỏi người già, về nhà hỏi trẻ con”. Trương Sinh cũng vì điều ấy mà không tin lời vợ mình. r Khi ấy thái độ và cách xử xự của người chồng ra sao? r Cách xử sự của Trương Sinh có gì đáng chê trách ? r Nếu là Trương Sinh em sẽ làm sao ? r Vũ Nương đã chọn cách giải quyết như thế nào ? rNếu là nhân vật Vũ Nương, em có chọn cách giải quyết như thế không ? Vì sao ? Liên hệ với nỗi oan của Thị Kính và phân tích . rCái chết của Vũ Nương nói lên số phận người phụ nữ ngày xưa như thế nào? Tố cáo điều gì ở xã hội bấy giờ ? rNgười phụ nữ phải đầu hàng số phận. Tố cáo thói ghen tuông, ích kỷ, vũ phu của đàn ông, luật lệ phong kiến gia trưởng hà khắc. * Mâu thuẫn nào cũng có đỉnh điêm rồi có cách giải quyết.Vậy kết thúc ra sao? -GV giảng: đây là phần thêm vào những yếu tố kỳ ảo so với truyện cổ tích “Vợ chàng Trương”. r Em có nhận xét gì về cách kết thúc của truyện ? r Cách kết thúc ấy thể hiện ước mơ gì của tác giả? rCuối cùng Vũ Nương có được đoàn tụ với gia đình không? Chi tiết ấy thể hiện điều gì? * Nàng vẫn nặng tình với quê hương, chồng, con, khao khát được trả danh dự. -Khi chồng về vui mừng không kịp ai ngờ bị chồng nghi là đã phản bội -Tin lời đứa con nhỏ nói hàng đêm có cha( cái bóng ) đến chơi. -Hết lời giải thích và thề thốt -Nghe -Chồng chỉ nghe lời trẻ con, không nghe vợ giải bày, hàng xóm giải thích, đánh đập, đuổi đi. -Cố chấp, hồ đồ chỉ nghe lời một phía, là người gia trưởng, độc đoán. -Điều tra rõ sự việc rồi giải quyết sau. -Tìm tới cái chết để chứng minh sự trong sạch của mình . -Cá nhân trình bày ý kiến và giải thích. -Nghe -Chết là hết, là đầu hàng số phận chứ không thể giải quyết vấn đề. -Tố cáo tính gia trưởng độc đoán. -Nghe -Nghe -Kết thúc có hậu giống với cách kết thúc truyện cổ tích. -Thể hiện ước mơ cuộc sống công bằng. -Không.Tố cáo xã hội phong kiến thời bấy giờ . Hoạt động 3:(6p) TỔNG KẾT III.Tổng kết: j Nghệ thuật : Tác phẩm thành công về nghệ thuật dựng truyện, miêu tả kết hợp tự sự với trữ tình. k Nội dung : Truyện thể hiện niềm cảm thương đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến, đồng thời khẳng định vẻ đẹp truyền thống của họ. r Nhận xét về cách dẫn dắt tình tiết câu chuyện, những lời trần thuật và những lời đối thoại trong truyện . rQua câu chuyện về cuộc đời và cái chết thương tâm của Vũ Nương, Nguyễn Dữ muốn thể hiện điều gì ? * Luyện tập: -Gọi HS đọc BT luyện tập. Yêu cầu về nhà thực hiện. * Đọc thêm: -Gọi HS đọc bài thơ “Lại bài viếng Vũ Thị” và chú thích ở sau bài thơ. -Cá nhân trả lời -Cá nhân trình bày -Thực hiện ở nhà Hoạt động 4:(4p) CỦNG CỐ, DẶN DÒ r Qua truyện “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ em thấy thân phận của người phụ nữ trong xã hội PK ra sao ? r Hãy nêu cảm nghĩ của em về người phụ nữ thời nay? - Về nhà học kĩ bài . F Chuẩn bị : Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh & Soạn bài : “Xưng hô trong hội thoại”. Đọc ngữ liệu và trả lời các câu hỏi sgk. -Hệ thống từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt . -Cách lựa chọn từ ngữ trong xưng hô . - Thân phận đắng cay , tủi nhục không lối thoát “ Trọng nam khinh nữ “ . - Họ được đến trường, giữ những chức vụ trong xã hội, nam nữ bình đẳng . . . -Soạn bài ở nhà

File đính kèm:

  • doctiet 16, 17.doc
Giáo án liên quan