1. Kiến thức:
- Hiểu được cách lập ý đa dạng của văn biểu cảm để có thể mở rộng phạm vi, kỹ năng làm bài văn biểu cảm.
2. Rèn kĩ năng:
- Tiếp xúc với nhiều dạng văn biểu cảm, nhận ra cách viết của mỗi đoạn văn.
- Củng cố kỹ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý và luyện kỹ năng lập ý cho văn biểu cảm.
3. Tư tưởng, tình cảm
B/ CHUẨN BỊ:
2 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 781 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng lớp 7 môn Ngữ văn - Tuần 9 - Tiết 36: Cách lập ý của văn biểu cảm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 9 Tiết: 36
Ngày soạn: 02/11/2005
Ngày dạy: 04/11/2005
CÁCH LẬP Ý CỦA VĂN BIỂU CẢM.
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
Kiến thức:
- Hiểu được cách lập ý đa dạng của văn biểu cảm để có thể mở rộng phạm vi, kỹ năng làm bài văn biểu cảm.
Rèn kĩ năng:
- Tiếp xúc với nhiều dạng văn biểu cảm, nhận ra cách viết của mỗi đoạn văn.
- Củng cố kỹ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý và luyện kỹ năng lập ý cho văn biểu cảm.
Tư tưởng, tình cảm
B/ CHUẨN BỊ:
Tích hợp với các bài đã học về văn biểu cảm.
C/ CÁC BƯỚC LÊN LỚP.
Ổn định. (1’)
Kiểm tra bài cũ. (5’)
Kiểm tra phần chuẩn bị bài mới của học sinh.
Bài mới.
*/ Giới thiệu bài:
Tìm ý, lập ý là một việc quan trọng trong quá trình viết văn nhưng đồng thời nó lại là một công việc khó;bài học hôm nay sẽ giúp hiểu cách lập ý đa dang của vă biểu cảm từ đó sẽ vận dụng linh hoạt vào bài viết của mình.
*/ Tiến trình bài học
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
Hoạt động 1:Hướng dẫn tìm hiểu nội dung bài.
Gv hướng dẫn đoạn văn và trả lời các câu hỏi.
Hỏi: Đoạn văn đã nhắc tới những gì ở tương lai? Cây tre trong tương lai được người viết tưởng tượng như thế nào? Viết như vậy nhằm bày tỏ cảm xúc gì?
TL: Đoạn văn nhắc tới tác dụng của cây tre trong tương lai.
Viết như vậy nhằm bày tỏ cảm xúc gắn bó của cây tre với con người mãi mãi.
Học sinh đọc đoạn văn.
Hỏi: Trong đoạn văn tác giả hồi tưởng điều gì trong quá khứ? Việc hồi tưởng ấy đã gợi cảm xúc gì cho tác giả?
TL: Tác giả hồi tưởng về một món đồ chơi của tuổi thơ. Việc hồi tưởng ấy đã gợi niềm vui,nỗi nhớ ...của tác giả.
Học sinh đọc đoạn văn
Hỏi: Tác giả đã tưởng tượng ra tình huống gì? từ tình huống ấy tác giả thể hiện hứa hẹn gì?
TL: Tác giả tưởng tượng ra tình huống khi đã lớn khôn xa cô giáo, xa mái trường lúc ấy sẽ về thăm cô, nhớ đến cô ...
Từ sự tưởng tượng ấy tác giả hứa hẹn sẽ không bao giờ quên cô.
Học sinh đọc đoạn văn.
Hỏi: Trong đoạn văn em thấy tác giả quan sát ai ? từ sự quan sát ấy tác giả bày tỏ tình cảm gì? Như vậy quan sát có tác dụng biểu cảm như thế nào?
TL: Tác giả quan sát mẹ, từ sự quan sát ấy tác giả bày tỏ tình cảm yêu quý, thương mẹ, hối hận, ăn năn vì đã không quan tâm đến mẹ.
àghi nhớ SGK.
I/ NHỮNG CÁCH LẬP Ý CỦA VĂN BIỂU CẢM.
1/ Liên hệ hiện tại với tương lai.
Lập ý bằng cách tưởng tượng đối tượng biểu cảm trong tương lai qua đó để bày tỏ cảm xúc đối với đối tượng đó.
2/ Hồi tưởng quá khứ và suy nghĩ về hiện tại.
Việc hồi tưởng quá khứ đã gợi cảm xúc của tác giả với vật..
3/ Tưởng tượng tình huống, hứa hẹn, mong ước.
Từ việc tưởng tượng ra tình huống bày tỏ hứa hẹn, mong ước. Góp phần bày tỏ cảm xúc tình cảm.
4. Quan sát, suy ngẫm.
Từ việc quan sát tác giả bày tỏ suy ngẫm, tình cảm của mình.
àghi nhớ SGK.
II/ LUYỆN TẬP
Cảm xúc về người thân
- Viết về bạn cũ.
-Hồi tưởng kỷ niệm thủa nhỏ bên bạn,nêu lên sự gắn bó
- Tưởng tượng đến hiện tại và tương lai của người ban mà bày tỏ tình cảm.
D/ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
Nêu các cách lập ý.
Học bài và làm bài tập về nhà.
Soạn bài : Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh.
File đính kèm:
- Tiet 36.doc