Bài giảng Tiết 25: Bánh trôi nước (Hồ Xuân Hương)

Yêu cầu trả lời:

Mượn hình ảnh trái bần trôi để thể

hiện thân phận lênh đênh vô định

luôn bị chà đạp, vùi dập của người

phụ nữ trong xã hội phong kiến,

bày tỏ lòng thương xót cho thân

phận người phụ nữ,lên án chế độ

phong kiến tàn bạo.

Các câu hát khác:

Thân em như giếng giữa đàng

Kẻ khôn rửa mặt, người phàm rửa chân

ppt12 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1026 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 25: Bánh trôi nước (Hồ Xuân Hương), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chào các em học sinh về dự tiết học này. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: Yêu cầu trả lời: - Em có nhận xét gì về thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến trong câu hát sau: Thân em như trái bần trôi Gió dập, sóng dồi biết tấp vào đâu? Tìm thêm một số câu hát có cách diễn đạt tương tự nói về thân phận đau khổ của người phụ nữ trong xã kội phong kiến. Mượn hình ảnh trái bần trôi để thể hiện thân phận lênh đênh vô định luôn bị chà đạp, vùi dập của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, bày tỏ lòng thương xót cho thân phận người phụ nữ,lên án chế độ phong kiến tàn bạo. Các câu hát khác: Thân em như giếng giữa đàng Kẻ khôn rửa mặt, người phàm rửa chân. Thân em như hạt mưa sa Hạt vào đài các, hạt sa ruộng lầy. GIỚI THIỆU BÀI: Đau đớn thay phận đàn bà Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung. ( Nguyễn Du ) Sống trong chế độ phong kiến trọng nam khinh nữ, người phụ nữ luôn bị xã hội ấy vùi dập, bởi vậy, cảm thông, bênh vực, ngợi ca vẻ đẹp của người phụ nữ là hành động cao đẹp của các nhà thơ, nhà văn, của mỗi con người giàu lòng nhân ái. Nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương là một nhà thơ tiêu biểu có tấm lòng đồng cảm, bênh vực, ngợi ca vẻ đẹp của người phụ nữ. Bài thơ Bánh trôi nước được học hôm nay là một ví dụ. Tiết 25: ( Hồ Xuân Hương ) Thực hiện: Lê Anh Chới THCS Phan Chu Trinh, T.P Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk I/ ĐỌC, HIỂU CHÚ THÍCH: 1/ Tác giả, tác phẩm: Nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương – Bà chúa thơ Nôm 2/ Hiểu nghĩa từ: Rắn nát: Rắn là cứng, Nát là nhão Chú thích* sgk/ 95. II/ ĐỌC, HIỂU VĂN BẢN: 1/ Đọc văn bản: Hướng dẫn đọc: Thân em vừa trắng/ lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm/ với nước non Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn Mà em vẫn giữ tấm lòng son. ( Hồ Xuân Hương ) Ngắt nhịp 4/3, đọc rõ, lưu loát Bài thơ thuộc thể thơ nào? Nêu đặc điểm của thể thơ đó. Bài thơ có mấy tầng nghĩa? Là những tầng nghĩa nào? 2/ Hiểu văn bản: Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. Tả vật để tả người. Bài thơ có hai tầng nghĩa: - Nghĩa thực: Tả chiếc bánh trôi nước được luộc chín. - Nghĩa bóng: Tả vẻ đẹp của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. III/ PHÂN TÍCH 1/ Nghĩa thực của bài thơ: Câu hỏi: Bánh trôi nước được miêu tả như thế nào? Các từ trắng, tròn, chìm,nổi rắn, nát, lòng son gợi lên những đặc điểm gì của bánh trôi? -Tả bánh trôi nước, loại bánh được làm bằng bột nếp có hình tròn, bên trong có một cục đường phên, khi luộc chín cục đường phên bên trong vẫn còn giữ nguyên màu son. Khi nặn bánh nếu cho ít nước bánh sẽ rắn, cho nhiều nước bánh sẽ nát. - Các từ: trắng ( màu sắc ), tròn ( hình dáng ), chìm, nổi ( vận động của bánh dưới sự tác động của dòng nước được đun sôi ), rắn, nát ( tình trạng của bánh khi chín do cho nước nhiều hay ít khi nặn ), lòng son ( khi bánh chín cục đường đỏ trong bánh không phai ). Chú thích* sgk/95 2/ Nghĩa bóng của bài thơ: Câu hỏi: Vẻ đẹp, phẩm chất cao quí và thân phận chìm nổi của người phụ nữ được gợi lên như thế nào? Cụm từ vừa trắng lại vừa tròn gợi vẻ đẹp gì của người phụ nữ? Vẻ đẹp, phẩm chất cao quí và thân phận chìm nổi của người phụ nữ được gợi lên từ việc miêu tả chiếc bánh trôi nước: -Cụm từ vừa trắng lại vừa tròn gợi lên vẻ đẹp hoàn hảo của người phụ nữ: hình thức xinh đẹp, tâm hồn trong trắng. -Cụm từ bảy nổi ba chìm ( thành ngữ ): thân phận lênh đênh vô định, luôn bị xã hội phong kiến chà đạp, vùi dập . -Cụm từ rắn nát mặc dầu: thận phận bị kẻ khác quyết định số phận của mình. -Cụm từ giữ tấm lòng son: thể hiện thái độ son sắt, giữ trọn danh tiết. Cụm từ bảy nổi ba chìm, rắn Nát mặc dầu gợi thân phận người phụ như thế nào? Cụm từ giữ tấm lòng son thể hiện thái độ sống của người phụ nữ ra sao? Nhận xét: người phụ nữ trong bài thơ có vẻ đẹp hoàn hảo, tâm hồn trong trắng nhưng có cuộc đời đau khổ, song vẫn giữ trọn danh tiết. Trong hai nghĩa, nghĩa nào quyết định giá trị bài thơ? Tại sao? Trong hai nghĩa thì nghĩa bóng quyết định giá trị của bài thơ là vì: Nó đề cao vẻ đẹp, phẩm chất cao quí của người phụ nữ, đồng cảm, sẻ chia với thân phận đau khổ của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Nhờ tầng nghĩa này mà giá trị của bài thơ được nâng lên gấp bội. Họ như những đóa sen tỏa hương thơm IV/ TỔNG KẾT: Nêu nhận xét về nghệ thuật và nội dung của bài thơ. 1/ Nghệ thuật: Thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật có bố cục chặt chẽ, ngôn ngữ bình dị, hình ảnh thơ gợi tả, gợi cảm. Tả vật để tả người có nhiều tầng nghĩa. 2/ Nội dung: Ca ngợi vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng, son sắt của người phụ nữ Việt nam ngày xưa, bày tỏ lòng thương cảm cho thân phận chìm nổi của họ. Ghi nhớ sgk/ 95 V/ LUYỆN TẬP: Đọc thuôc lòng bài thơ. Ghi lại những câu hát than thân đã học ở Bài 4 ( kể cả phần đọc thêm ) bắt đầu bằng từ “ Thân em”. Từ đó, tìm mối liên quan trong cảm xúc giữa bài thơ bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương với các câu hát than Thân thuộc ca dao, dân ca. Thân em như trái bần trôi Gió dập, sóng dồi biết tấp vào đâu? Thân em như hạt mưa rào Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa. Thân em như hạt mưa sa Hạt vào đài các, hạt sa ruộng cày. Thân em như tấm lụa đào Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai? Thân em như quả ấu gai Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen Ai ơi nếm thử mà xem Nếm rồi mới biết rằng em ngọt bùi. …. Mối liên quan: Lòng thương xót cho thân phận đau khổ của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Hướng dẫn học ở nhà: Học thuộc bài thơ Bánh trôi nước, phân tích các tầng nghĩa của bài thơ. Qua bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương và các câu hát được bắt đầu từ từ “ Thân em” mà em được biết, em có suy nghi gì về thân phận của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến? Đau đớn thay phận đàn bà Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung. ( Nguyễn Du ) Hãy nêu suy nghĩ của em sau khi đọc câu thơ đó của Nguyễn Du. Soạn bài Sau phút chia li và bài Quan hệ từ. Cảm ơn các em đã tham gia xây dựng tiết học này.

File đính kèm:

  • pptNgu van 7(21).ppt
Giáo án liên quan