Bài giảng Hóa học 8 - Tiết 27, Bài 19 chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất

A. Mục tiêu: Qua bài học giúp học sinh nắm được:

• Công thức chuyển đổi giữa khối lượng và lượng chất.

• Biết vận dụng công thức chuyển đổi giữa khối lượng và lượng chất để làm các dạng bài tập. Qua đó củng cố các kĩ năng tính toán khối lượng chất, số mol, khối lượng mol của các chất

• Rèn khả năng tư duy lôgic, khái quát hóa bài toán chuyển đổi và các công thức chuyển đổi. Giúp sâu chuỗi kiến thức bộ môn và sự yêu thích, hứng thú môn học.

 

docx5 trang | Chia sẻ: lienvu99 | Ngày: 29/10/2022 | Lượt xem: 286 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Hóa học 8 - Tiết 27, Bài 19 chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20 - 11 - 2013 Ngày dạy: 25 - 11 - 2013 Tiết 27 Bài 19 CHUYỂN ĐỔI GIỮA KHỐI LƯỢNG, THỂ TÍCH VÀ LƯỢNG CHẤT A. Mục tiêu: Qua bài học giúp học sinh nắm được: Công thức chuyển đổi giữa khối lượng và lượng chất. Biết vận dụng công thức chuyển đổi giữa khối lượng và lượng chất để làm các dạng bài tập. Qua đó củng cố các kĩ năng tính toán khối lượng chất, số mol, khối lượng mol của các chất Rèn khả năng tư duy lôgic, khái quát hóa bài toán chuyển đổi và các công thức chuyển đổi. Giúp sâu chuỗi kiến thức bộ môn và sự yêu thích, hứng thú môn học. *Trọng tâm: Học sinh nắm được công thức giữa khối lượng (m), lượng chất (n) và khối lượng mol (M) và vận dụng tốt vào bài tập tính toán hóa học đơn giản. B. Chuẩn bị: Giáo viên: Sgk - Sgkbt - SGV môn hóa 8. Giáo án. Máy chiếu, máy tính, phấn màu. Học sinh: SGK - SGKBT - Vở ghi - vở bài tập hóa 8. Máy tính bỏ túi, vở nháp. C. Các hoạt động dạy học: 1. Ổn định tổ chức: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (5’) GV: Nêu câu hỏi kiểm tra: ( chiếu slide 1) HS1: Mol là gì? khối lượng mol là gì? HS2: Biết khối lượng của 1 mol CO2 là 44 gam. 0,25 mol C02 có khối lượng là bao nhiêu gam? Đáp án: HS1: - Mol là lượng chất có chứa 6.1023 nguyên tử hoặc phân tử của chất đó. - Khối lượng mol (kí hiệu M) của một chất là khối lượng tính bằng gam của N nguyên tử hoặc phân tử chất đó, có số trị bằng nguyên tử khối hoặc phân tử khối. HS2: Khối lượng của 0,25 mol CO2 là : 0,25.44 =11 g GV: Gọi học sinh khác nhận xét, giáo viên nhận xét, cho điểm học sinh. GV: Chốt lại nội dung bài cũ và đặt vấn đề vào bài mới: Từ bài toán trên cô có:11 g CO2 chứa bao nhiêu mol ? hs trả lời :0,25 mol Như vậy ta có thể biết được khối lượng chất khi biết M và số mol hoặc biết được số mol nếu biết M và khối lượng chất .Phép tính như vậy gọi là sự chuyển đổi. Để tìm hiểu được điều này cô cùng các em vào bài học hôm nay. 3.Bài mới: HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH GHI BẢNG Gv: Giới thiệu bài này chia làm 2 tiết, tiết 27 cô cùng các em nghiên cứu phần I Hoạt động 1: Giáo viên: Giới thiệu nội dung phần I, mục tiêu của phần I GV dựa vào bài tập vừa chữa đưa ra sơ đồ: * 0,25 mol .44= 11g Số mol(n).M=khối lượng(m) Các em thử đặt công thức tính khối lượng chất theo (n,M,m)? * Số mol CO2 = 1144 = 0,25 (mol) Dựa vào phép tính trên các em hãy đưa ra công thức tính số mol. Vậy M=? Gv: Ghi câu trả lời GV: Như vậy khi biết lượng chất (số mol n ) ta tìm được khối lượng chất (m) và ngược lại. Gv chiếu slide2 Gv hướng dẫn hs vận dụng công thức và làm bài tập trong SGK. Hoạt động 2: Vận dụng Cho hs phân biệt m, M và tóm tắt đề bài. Gv làm mẫu phần a Gọi 1 hs làm phần b Lưu ý : Khối lượng mol chất ta luôn tính được nếu biết CTHH của chất. Gv chỉnh sửa, cho điểm Hs nghe và chú ý HS nghiên cứu ví dụ sgk: Hs lắng nghe và suy nghĩ để trả lời: m = n.M HS quan sát và trả lời: n = mM M = mn Hs ghi bài làm vào vở Hs tóm tắt : a) mCu= 32(g) nCu=? b) nA= 0,125(mol) mA=12,25(g) MA =? HS làm bài tập HS nhận xét I) Chuyển đổi giữa lượng chất và khối lượng chất như thế nào ? 1.Công thức: *Ví dụ: Em có biết 0,25 mol CO2 có khối lượng là bao nhiêu gam? Biết = 44g/mol Bài làm: Khối lượng của 0,25 mol CO2 là: = 0,25 . 44 = 11 (gam) *Công thức: n = mM M = mn m = n . M Trong đó: m: khối lượng chất (g) n: số mol chất (mol) M: khối lượng mol chất (g/mol) 2.Bài tập vận dụng: Các em hãy cho biết a) 32 g Cu có số mol là bao nhiêu. b) Khối lượng mol của hợp chất A, biết rằng 0,125 mol chất này có khối lượng là 12,25 g. Bài giải 32 g Cu có số mol là: Biết MCu=64 g Áp dụng công thức n = mM = 3264 = 0,5(mol) Khối lượng mol A: Áp dụng công thức: M = mn MA = 12,250,125 = 98(g) Hoạt động 3: Luyện tập Chiếu slide 3 Hướng dẫn HS vận dụng công thức làm bài tập Gọi 2 học sinh lên bảng làm. Thu bài của 1 HS làm nhanh nhất chấm điểm. Lưu ý : Khối lượng mol chất ta luôn tính được nếu biết CTHH của chất. GV chiếu slide 4 Gọi 2 HS lên bảng làm GV nhận xét chấm điểm Tóm tắt: nCu = 0,1 mol mCu = ? nH2SO4 = 0,05 mol. mH2SO4 = ? HS làm bài tập vàovở HS làm bài tập vào vở Tóm tắt: mMgO =8 g n MgO=? b) mCa(OH)2=7,4 g n(CaOH)2=? Học sinh nhận xét 3.Luyện tập: Bài tập 1:Tính khối lượng của: 0,1 mol Cu. 0,05 mol H2SO4. Bài giải Khối lượng của 0,1 mol Cu là: Biết MCu = 64 g Áp dụng công thức: m = n.M = 0,1 .64= 6,4g Khối lượng của 0,05 mol H2SO4 là: Biết MH2SO4 = 98g Áp dụng công thức: m = n.M = 0,05 . 98 = 4,9 g Bài tập 2: Tính số mol của : a) 8 gam MgO b) 7,4 gam Ca(OH)2 Bài giải a) Số mol MgO : MMgO =24+16= 40 (g) Áp dụng công thức: n = mM = 840 = 0,2 (mol) b) Số mol Ca(OH)2: MCa(OH)2=74 (g) Số mol : n = 7,474 = 0,1 (mol) GV chiếu slide 5 -Gv tiếp tục yêu cầu hs làm bài 3 -GV chiếu bài tập 3: 1 kim loại có số mol = 0,2 và có khối lượng = 5,4 g. Hỏi kim loại này có kl mol=? Và có thể là kim loại nào? GV hướng dẫn HS làm bài tập này 27 là nguyên tử khối của nguyên tố nào? Áp dụng công thức, hoàn thành bài tập sau: GV chiếu slide 6 Bài tập 4: Hợp chất A có công thức R2O . Biết rằng 0,25 mol A có khối lượng là 15,5 g. Hãy xác định công thức của A. Gv: Yêu cầu hs tóm tắt đầu bài. Gợi ý : Từ công thức R2O ta tìm M của R2O = 2R+16 Gọi 1 HS lên bảng làm bài tập. -GV nhận xét cho điểm Hs. Như vậy chúng ta biết mối quan hệ giữa lượng chất (n) khối lượng chất (m) ta có thể tìm khối mol nguyên tử phân tử chất . HS làm bài tập này vào vở Học sinh tra bảng rồi trả lời :Al nA = 0,25 mol mA = 15,5 g MA = ? Hs làm bài vào vở. Bài tập 3: 1 kim loại có số mol = 0,2 và có khối lượng = 5,4 g. Hỏi kim loại này có khối lượng mol=? Và có thể là kim loại nào? Bài làm: Tóm tắt: n =0,2 mol m =5,4 g M = ? Áp dụng công thức: M = mn = 5,40,2 = 27g/mol Kim loại có nguyên tử khối bằng 27 là nhôm. Bài tập 4: Hợp chất A có công thức R2O . Biết rằng 0,25 mol A có khối lượng là 15,5 g. Hãy xác định công thức của A. Tóm tắt: Biết nA = 0,25 mol mA = 15,5 g MA = ? Giải: Áp dụng công thức: M= mn Khối lượng mol phân tử của A là: MA = 15,50,25 = 62 Ta có MA = 2R + 16 = 62 R = 23 Vậy R là Na Công thức của A : Na2O 4.Củng cố: Các công thức tính m, n, M. Ghi nhớ đơn vị từng đại lượng, tên gọi các đại lượng. Các dạng bài tập: Tìm m biết n và M Tìm n biết n và M Tìm M biết m và n 5. Hướng dẫn về nhà: * Đối với tiết học này: - Học thuộc công thức tính: m, n, M. Ghi nhớ đơn vị của từng đại lượng. Tên gọi của các đại lượng. - Xem lại kĩ các bài tập mẫu đã làm ở lớp. - Làm các bài tập: 3a; 4 trang 67 SGK và bài tập 19.1 sgkbt (trang 23) * Đối với tiết học tiếp theo: - Xem trước phần còn lại của bài: II. Chuyển đổi giữa lượng chất và thể tích chất khí như thế nào ? - Xem lại bài 18: MOL (Thể tích mol của chất khí ).

File đính kèm:

  • docxbai_giang_hoa_hoc_8_tiet_27_bai_19_chuyen_doi_giua_khoi_luon.docx