Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 18: Phương trình hóa học - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Ta Gia

I . MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Học sinh biết:

- Phương trình hóa học dùng để biểu diễn phản ứng hóa học.

- Các bước lập phương trình hóa học.

2. Phẩm chất.

- Có trách nhiệm bảo vệ môi trường tự nhiên. Tự lập, tự chủ.

3. Năng lực.

- Hình thành cho hs năng lực: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực

quan sát, năng lực hoạt động nhóm

- Năng lực đặc thù: Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- GV: Đồ dùng : Mô hình cân đĩa và các nguyên tử Oxi và Hiđro, bảng phụ

2. Học sinh.

- ôn lại kiến thức về CTHH và cách ghi PTHH.

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT

- Phương pháp: vấn đáp gợi mở, thí nghiệm tìm tòi.

- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, thảo luận nhóm

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định lớp

- Kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ:

- Phát biểu nội dung định luật bảo toàn khối lượng? Nêu tên nhà bác học phát hiện

định luật?

pdf4 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 06/05/2023 | Lượt xem: 94 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 18: Phương trình hóa học - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Ta Gia, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 8D 3/11/2020 8C 5/11/2020 8B 6/11/2020 8A 7/11/2020 Tiết 18 - Bài 16: PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC I . MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Học sinh biết: - Phương trình hóa học dùng để biểu diễn phản ứng hóa học. - Các bước lập phương trình hóa học. 2. Phẩm chất. - Có trách nhiệm bảo vệ môi trường tự nhiên.. Tự lập, tự chủ. 3. Năng lực. - Hình thành cho hs năng lực: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực quan sát, năng lực hoạt động nhóm - Năng lực đặc thù: Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - GV: Đồ dùng : Mô hình cân đĩa và các nguyên tử Oxi và Hiđro, bảng phụ 2. Học sinh. - ôn lại kiến thức về CTHH và cách ghi PTHH. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT - Phương pháp: vấn đáp gợi mở, thí nghiệm tìm tòi. - Kĩ thuật: đặt câu hỏi, thảo luận nhóm IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp - Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: - Phát biểu nội dung định luật bảo toàn khối lượng? Nêu tên nhà bác học phát hiện định luật? 3. Bài mới Hoạt động 1: Khởi động Tổ chức cho hs khởi động qua trò chơi: Hái hoa dân chủ Luật chơi: - Gv cho 3-4 hs tham gia - Trong vòng 1 phút trình bày đáp án - Ai trả lời đúng sẽ được bốc thăm nhận phần quà? Câu hỏi: 1. Nguyên tố hóa học là gì? Cách ghi kí hiệu hóa học? 2. Công thức hóa học, cách biểu diễn CTHH? 3. PTHH, cách ghi, cách đọc PTHH ? Gv tổ chức hs thi, nhận xét kết quả thi của hs Dùng kết quả thi để vào bài: Để biểu diễn gọn các PƯHH chúng ta có thể dùng các công thức hóa học của các chất thay cho tên của chúng đó là PTHH Hoạt động của Giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức trọng tâm Hoạt động 1: Lập phương trình hóa học Yêu cầu hs n/c SGK hoạt động cặp đôi trả lời câu hỏi: - Dựa vào phương trình chữ của bài tập 3 SGK/ 54 yêu cầu HS viết CTHH của các chất có trong phương trình phản ứng (Biết rằng magie oxit là hợp chất gồm 2 nguyên tố: Magie và Oxi) GV: khi thay CTHH câu các chất vào phương trình chữ ta được sơ đồ phản ứng (viết mũi tên nét đứt) - Nhắc lại bản chất PUHH? Hs: PUHH chỉ có sự thay đổi liên kết, số nguyên tử của mỗi nguyên tố trước và sau phản ứng không đổi Gv: vậy lập PTHH là đảm bảo cho số nguyên tử mỗi nguyên tố trước và sau phản ứng bằng nhau Em hãy nhận xét số nguyên tử oxi ở 2 vế phương trình là bao nhiêu ? Hs: Số nguyên tử oxi: vế phải : 1 oxi, vế trái : 2 oxi Vậy ta phải đặt hệ số 2 trước MgO để số nguyên tử Oxi ở 2 vế bằng nhau. -Hãy cho biết số nguyên tử Mg ở 2 vế phương trình lúc này thay đổi như thế nào ? Hs: Số nguyên tử Mg: vế phải : 2 Magiê, vế trái : 1 Magiê Theo em ta phải làm gì để số nguyên tử Mg ở 2 vế phương trình bằng nhau ? Hs: Phải đặt hệ số 2 trước Mg -Số nguyên tử ở 2 vế đã bằng nhau, phương trình đã lập đúng. Gv: khi số nguyên tử mỗi vế bằng nhau -> phương trình đẫ hoàn thành. Ta viết mũi tên nét liền . - Hướng dẫn HS viết phương trình hóa học, phân biệt hệ số và chỉ số. I. Lập phương trình hóa học 1. Phương trình hóa học - Phương trình chữ: Magie + Oxi  Magie oxit - CTHH của Magie oxit là: MgO - Sơ đồ của phản ứng: Mg + O2  MgO - Phương trình hóa học của phản ứng: 2Mg + O2  2MgO Kết luận: Phương trình hóa học dùng để biểu diễn ngắn gọn phản ứng hóa học. 2. Các bước lập PTHH Yêu cầu hs n/c SGK hoạt động cặp đôi trả lời câu hỏi: Để lập được phương trình hóa học chúng ta phải tiến hành mấy bước? - Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả thảo luận. - Giáo viên nhận xét, bổ sung. Gv treo bảng phụ BT Yêu cầu hs n/c SGK hoạt động nhóm trả lời câu hỏi: Xác định CTHH của các chất tham gia và sản phẩm của phản ứng trên? Yêu cầu các nhóm lập phương trình hóa học? *Chú ý HS: - Cân bằng nguyên tố có chỉ số nguyên tử nhiều trước - Làm chẵn số nguyên tử nếu 1 bên là số lẻ 1 hs lên làm và trình bày cách làm - Chất tham gia: P và O2 - Sản phẩm: P2O5 b1: Sơ đồ của phản ứng: P + O2  P2O5 b2: Cân bằng số nguyên tử: +Thêm hệ số 2 trước P2O5 P + O2  2P2O5 +Thêm hệ số 5 trước O2 và hễ số 4 trước P. 4P + 5O2  2P2O5 b3: Viết phương trình hóa học: 4P + 5O2 2P2O5 B.1:Viết sơ đồ phản ứng: B.2: Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố. B.3 Viết PTHH Bài tập 1: Photpho bị đốt cháy trong không khí thu được hợp chất P2O5 (Điphotphopentaoxit) Phương trình hóa học: 4P + 5O2 2P2O5 Hoạt động 3: Luyện tập. Cân bằng các sơ đồ phản ứng sau a. Fe + O2 ---> Fe2O3 b. Zn + HCl ---> ZnCl2 + H2 c. Fe + Cl2 ---> FeCl3 Hoạt động 4: Vận dụng. Cho nhôm (Al tác dụng với axit sunfuaric(H2SO4) thu được muối nhôm sunfat ( Al2(SO4)3) và khí H2. Phương trình phản ứng nào sau đây đã viết đúng? A. Al + H2SO4 -> Al2(SO4)3 + H2 B. 2Al + H2SO4 -> Al2(SO4)3 + H2 C. Al + 3H2SO4 -> Al2(SO4)3 + 3H2 D. 2Al + 3H2SO4 -> Al2(SO4)3 + 3H2 Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng, phát triển ý tưởng sáng tạo. - ôn lại ý nghĩa của CTHH V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Học bài cũ, soạn trước phần 2 - Tìm hiểu thêm các cách cân bằng PTHH.

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_hoa_hoc_lop_8_tiet_18_phuong_trinh_hoa_hoc_nam_hoc_2.pdf