Bài giảng Chương II: thơ ca giai đoạn 1945- 1975

Những khái niệm cơ bản

Đội ngũ sáng tác

Những chặng đường phát triển thơ 1945- 1975

Khuynh hướng chính trong sự phát triển của thơ 1945- 1975

Tăng cường tính hiện thực và yếu tố tự sự nhằm đưa thơ về gắn liền với đời sống hiện thực

Thơ trữ tình là tiếng nói của tình cảm, cảm xúc thông qua sự biểu hiện của cái “Tôi” trữ tình. Nhưng không phải thế mà trong thơ trữ tình không có các yếu tố khác ngoài cái “Tôi”, đặc biệt là hình ảnh của thế giới thiên nhiên đời sống con người.

Việc tăng cường chất liệu hiện thực đã dẫn tới hệ quả là yếu tố tự sự trong thơ được gia tăng một các đáng kể. Mặc dù bản chất của thơ xét về mặt thể loại là thuộc loại trữ tình, nhưng từ xa xưa thơ đã dung nạp các yếu tố tự sự ở những mức độ khác nhau và đã có những thể thơ có thể chứa đựng cả sự việc, cả câu chuyện.

 

pptx30 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1741 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Chương II: thơ ca giai đoạn 1945- 1975, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Click to edit Master title style Click to edit Master text styles Second level Third level Fourth level Fifth level 9/18/2013 ‹#› CHƯƠNG II: THƠ CA GIAI ĐOẠN 1945- 1975 Những khái niệm cơ bản Đội ngũ sáng tác Những chặng đường phát triển thơ 1945- 1975 Khuynh hướng chính trong sự phát triển của thơ 1945- 1975 Tăng cường tính hiện thực và yếu tố tự sự nhằm đưa thơ về gắn liền với đời sống hiện thực Thơ trữ tình là tiếng nói của tình cảm, cảm xúc thông qua sự biểu hiện của cái “Tôi” trữ tình. Nhưng không phải thế mà trong thơ trữ tình không có các yếu tố khác ngoài cái “Tôi”, đặc biệt là hình ảnh của thế giới thiên nhiên đời sống con người. Việc tăng cường chất liệu hiện thực đã dẫn tới hệ quả là yếu tố tự sự trong thơ được gia tăng một các đáng kể. Mặc dù bản chất của thơ xét về mặt thể loại là thuộc loại trữ tình, nhưng từ xa xưa thơ đã dung nạp các yếu tố tự sự ở những mức độ khác nhau và đã có những thể thơ có thể chứa đựng cả sự việc, cả câu chuyện. . Nhu cầu mở rộng khả năng bao quát hiện thực rộng lớn và phong phú của thời đại cách mạng và kháng chiến cũng thúc đẩy nhà thơ tìm đến những thể thơ dài như truyện thơ và trường ca, mà trong đó yếu tố tự sự đống vai trò quan trọng không thể thiếu, ngay cả những trường ca không có cốt truyện. 2.Tăng cường tính khái quát, chất triết lí, suy tưởng trong thơ. Trong bản chất thể loại của nó, thơ không đối lập với triết lí, suy tưởng, với chất trí tuệ. Sự hàm súc và chiều sâu luôn là một yêu cầu cao đối với thơ, mà điều đó chỉ có thể diễn đạt được bằng cách huy động sức mạnh của trí tuệ, thông qua suy tưởng, triết lí, khái quát. Nền thơ cách mạng không chỉ phản ánh hiện thực cách mạng, kháng chiến và đời sống tâm hồn con người mà còn phải đề cập và giải phóng không ít những vấn đề tư tưởng, tình cảm trong một thời đại có rất nhiều biến động mạnh mẽ và lớn lao. Tính chính luận được bổ sung và nâng cao bằng những suy tưởng triết lí, sức mạnh trí tuệ bổ sung nhiệt tình công dân và tinh thần chiến đấu. Nhà thơ vừa là người tuyên truyền cổ động, vừa là nhà suy tưởng, suy tư chiêm nghiệm, vừa là nghệ sĩ say mê, nhiệt thành gắn bó với đời sóng của dân tộc và đất nước. Suy tưởng triết lí có thể làm giàu cho thơ ở phương diện phẩm chất trí tuệ, nhưng không thể thay thế cho tình cảm, cảm xúc chỉ có thể nảy nở trong quá trình tiếp xúc với đời sống thực tại, bằng sự sống trực tiếp của chính nhà thơ. 3. Hình thức nghệ thuật, trong thơ giai đoạn 1945-1975 nổi lên hai xu hướng chính: kế thừa các hình thức thơ ca dân gian, dân tộc và tự do hóa hình thức thơ. Thơ kháng chiến chống Pháp ngay từ những năm đầu đã tìm đến những hình thức nghệ thuật mang đậm chất dân gian và dân tộc, quen thuộc với đại chúng. Thể thơ lục bát của ca dao, thể bốn tiếng, năm tiếng theo lối vè kể chuyện và hát dặm Nghệ Tĩnh đã được sử dụng khá rộng rãi trong thơ của nhiều nhà thơ, từ Tố Hữu, Lưu Trọng Lư, Anh Thơ, Tế Hanh, đến các nhà thơ xuất hiện từ phong trào quần chúng như, Minh Huệ… không chỉ dùng các thể thơ dân gian, các nhà thơ còn học cách diễn đạt, sáng tạo hình ảnh, lối so sánh, cấu tứ của thơ dân gian, làm cho thơ kháng chiến thực sự là tiếng nói tâm tình của quần chúng nhân dân kháng chiến. Thơ cách mạng từ 1945-1975 đứng trước yêu cầu mở rộng khả năng phản ánh và khả năng ôm chứa hiện thực, rộng lớn, phong phú của đời sống cách mạng và kháng chiến, nên đã thúc đẩy mạnh mẽ những tìm tòi theo hướng tự do hóa hình thức thơ. Tự do hóa hình thức thơ được thể hiện ở những cấp độ khác nhau: dòng thơ, bài thơ và thể thơ. - Về cấu trúc đơn vị bài thơ cũng khá tự do trừ thể tứ tuyệt và bát cú có số dòng hạn định. - Xu hướng tự do hóa được thể hiện ở cấp độ bao quát nhất là ở thể thơ. Sử dụng nhiều thể thơ đã có sẵn trong thơ ca dân gian, thơ cổ điển và thơ mới. - Sự mở rộng về dung lượng hiện thực, gia tăng chất tự sự đã làm xuất hiện nhiều và cả những truyện thơ đặc biệt sự phát triển của thể trường ca là một minh chứng. Nền thơ cách mạng 30 năm, từ 1945 đến 1975 đã phát triển trưởng thành trong sự gắn bó mật thiết vói các chặng đường cách mạng, đặc biệt là hai cuộc kháng chiến cứu nước của dân tộc ta. Thơ ca đã biểu hiện vẻ đẹp của tâm hồn, tinh thần những khát vọng lớn lao của con người Việt Nam, in đậm nhiều nét hình ảnh chân thực và cao đẹp về cuộc sống chiến đấu, lao động suy nghĩ của nhân dân, vẻ đẹp gần gũi của quê hương đất nước. Thơ 1945- 1975 có nhiều đổi mới về tư tưởng cảm xúc và hình thức nghệ thuật, nhưng không hề đứt đoạn với thơ ca dân tộc, đây có thể coi là giai đoạn phát triển mạnh mẽ, phong phú của thơ ca Việt Nam, vừa tạo được cái nền vững chắc của phong trào thơ, lại có được sự kết tinh của nhiều tác giả có phong cách nghệ thuật độc đáo khá rõ nét. CHƯƠNG III: TỐ HỮU Tiểu sử, con người, quan niệm về thơ của nhà cách mạng Tiểu sử - Tố Hữu tên thật là Nguyễn Kim Thành sinh 4/10/1920- 9/12/2002 tại làng Phù Lai -Quảng Điền- Thừa Thiên Huế. Ông sinh ra trong một gia đình có truyền thống văn hóa, lớn lên trên mảnh đất lịch sử đầy thơ mộng, được nuôi dưỡng trong nguồn sữa của mẹ và tắm mình trong dòng nước quê hương, hồn thơ Tố Hữu sớm được bộc lộ. Ông cụ thân sinh là 1 nhà nho nghèo, tuy không đỗ đạt và phải chật vật để kiểm sống bằng nhiều nghề nhưng lại rất ham làm thơ. Mẹ Tố Hữu là con 1 nhà nho thuộc nhiều ca dao, dân ca xứ Huế và rất giàu tình yêu thương. - Năm lên 12 tuổi, mẹ mất. Năm 13 tuổi, vào trường Quốc học (Huế). - Tháng 4/1939, bị bắt, bị tra tấn dã man và đày đi nhiều nhà lao. Trong tù, người chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi luôn giữ vững khí tiết, tiếp tục hoạt động cách mạng ở mọi hoàn cảnh. - Cuối 1941, vượt ngục (về hoạt động bí mật ở Hậu Lộc - Thanh Hóa). Khi Cách mạng tháng Tám bùng nổ, là Chủ tịch Uỷ ban khởi nghĩa của thành phố Huế. - Năm 1946, là bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa. Cuối 1947, lên Việt Bắc làm công tác văn nghệ, tuyên huấn. Từ đó, luôn giữ những trọng trách trong công tác văn nghệ, trong bộ máy lãnh đạo Ðảng và nhà nước. - 1948 : Phó tổng thư ký Hội Văn nghệ Việt Nam - 1963 : Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam ; và ông còn làm rất nhiều các chức vụ sau đó. Tố Hữu được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996 2) Con người  - Tố Hữu không chỉ là người sớm giác ngộ Cách mạng, mà còn là người đến với thơ ca Cách mạng từ độ tuổi rất sớm(17 tuổi).  - Ở Tố Hữu, con người chính trị và con người nhà thơ thống nhất chật chẽ, sự nghiệp thơ gắn liền với sự nghiệp cách mạng, trở thành một bộ phận của sự nghiệp CM. 3) Quan niệm về thơ của nhà thơ cách mạng - Thơ là tiếng nói đồng ý, đồng tình,  tiếng nói đồng chí. - Thơ và cách mạng luôn gắn bó chặt chẽ với nhau, thơ là vũ khí đấu tranh cách mạng, thơ là hình thức tươi đẹp của hoạt động cách mạng -Thơ là tư tưởng nhưng là tư tưởng đã cảm xúc hóa. Tố Hữu không tách rời tư tưởng và cảm xúc mà nhấn mạnh sự hòa quyện, sự thống nhất, sự chuyển hóa giữa tư tưởng và cảm xúc trong thơ. II) Các chặng đường thơ Tố Hữu Từ ấy( 1937- 1946) Tập thơ gồm 72 bài thơ, mở đầu là bài ‘’Mồ Côi’’, kết thúc là bài ‘’Vui bất tuyệt’’ Tập thơ gồm 3 phần: máu lửa( 28 bài), xiếng xích(30 bài), giải phóng(14 bài) Từ ấy trước hết là nhip đập đầu tiên của một trái tim giàu lòng yêu thương, xúc động trước những cảnh đời bất công ngang trái. - Mồ côi từ năm 12 tuổi tâm trạng cô đơn đã sẵn có trong lòng nhà thơ. 16 tuổi bị đuổi ra khỏi trường nội trú đi làm gia sư, nhìn đứa bé đi ở( thằng quýt) bị mắng chửi, không thể cầm lòng ông viết bài ‘’2 đứa trẻ’’, nhìn ông già làm vườn ông viết bài ‘’lão đầy tớ’’……..những số phận hẩm hiu, những cuộc đời buồn tủi ấy đều là những con người có thật ngoài đơi được Tố Hữu đưa vào thơ. b) Từ ấy là tiếng thơ của một tâm hồn say mê với lí tưởng Từ ấy là 1 cái mốc quan trọng để Tố Hữu trở thành nhà thơ thuộc về những con người cần lao, hòa mình vào cuộc đấu tranh của dân tộc, một trái tim yêu thương và xúc động lại được lí tưởng cách mạng chiếu qua giúp nhà thơ có cái nhìn rộng mở, mặt trời chân lí là lẽ sống , là niềm tin mà tác giả đã bắt gặp. ‘Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lí chói qua tim Hồn tôi là 1 vườn hoa lá Rất đậm hương và rộn tiếng chim. Và tác giả còn tự nguyện : Là em của vạn kiếp phôi pha Là anh của vạn đầu em nhỏ. Từ ấy không chỉ đề cập đến những con người nghèo khổ bất hạnh, niềm thông cảm đau xót mà Tố Hữu đã đem đến cho họ 1 niềm tin vào cuộc sống ngày mai, tương lai của cách mạng, của mỗi kiếp người. c) Từ ấy là 1 khúc ca chiến đấu, 1 khúc ca trẻ trung đầy khát vọng. 30 bài thơ viết trong gần 3 năm ở chốn lao tù, sống giữa 4 bức tường giá lạnh của xà lim tác giả thấy cô đơn vì phải tạm xa đồng đội,các bài ‘’ nhớ đồng’’, nhớ người , mặc dù sống trong nhà tù tác giả vẫn hướng về cuộc sống bên ngoài, yêu cuộc sống tự do bao nhiêu thì người chiến sĩ phải đấu tranh với quân thù và bản thân bấy nhiêu. Quyết hi sinh với quân thù, vì lí tưởng cộng sản đã thể hiện rõ tính chiến đấu của nhà thơ chiến sĩ d) Từ ấy là bài ca chiến thắng - Hồn thơ Tố Hữ đã hòa vào hồn dân tộc, nhà thơ đã nói iếng nói của nhân dân về lòng căm phẫn đối với lũ thực dân đế quốc, về niềm vui sướng khôn cùng khi đất nước được độc lập, tự do như bài ‘’Huế tháng tám’’, ‘’vui bất tuyệt’’ - Từ ấy là tiếng nói của 1 tâm hồn thanh niên mới bắt gặp lí tưởng , hướng về nhân dân cần lao, say mê chiến đấu, chiến thắng. 2) Việt Bắc Việt Bắc như 1 cuốn nhật kí kháng chiến Việt Bắc là 1 tập thơ của thời kì kháng chống Pháp 1946- 1954 qua tập thơ người đọc có thể hình dung ra những ngày đầu quân ta xây dựng lực lượng non trẻ của mình như bài ‘’Đêm xanh’’. Cả nước sôi nổi hào hứng trong phong trào thi đua thực hiện lời kêu gọi của Bác: chống giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm. b) Việt Bắc là bài ca cac ngợi vẻ đẹp của những con người kháng chiến Tố Hữu đã giành tất cả tình cảm, yêu thương và chân trọng của mình để miêu tả vẻ đẹp của những con người kháng chiến đó là anh bộ đội, chị phụ nữ… Anh vệ quốc quân: Những con người từ nhân dân mà ra đến với kháng chiến, với bộ quần áo nâu giản dị và sự chăm chỉ qua bài ‘’Cá nước’’. Các anh ra trận vẫn mang trong lòng nỗi nhớ quê hương, gia đình qua bài;’’ Bầm ơi’’, ‘’Lên tây bắc’’ Chị phụ nữ: Vốn bề bộn vất vả lo toan công việc gia đình giờ đây đã tham gia kháng chiến qua bài:’’ Phá đường’’ Các bà mẹ Việt Nam: Vốn giàu lòng nhân ái chan chứa tình thương với những đứa con của mình, kháng chiến bùng nổ các bà mẹ đã vượt lên tình cảm riêng tư đến với tình cảm chung của dân tộc như bài ‘’ Bà mẹ Việt Bắc’’ Các em bé: Đã chủ động tự tin tham gia kháng chiến, sẵn sàng hi sinh tính mạng cho sự nghiệp cách mạng dân tộc như bài ‘’Lượm’’ Lãnh tụ kháng chiến: Bình dị, mộc mạc, gần gũi với nhân dân như bài ‘’ Sáng tháng năm’’, Việt Bắc’’ c) Việt Bắc là khúc hát tình yêu quê hương đất nước - Tố Hữu đau đớn, xót xa khi quê hương đất nước bị tàn phá và cũng tự hào về con người quê hương Việt Nam, trong đó thiên thiên con người hòa quyện gắn bó như bài ‘’ Việt Bắc’’. Tác giả tin tưởng vào sự chiến thắng của dân tộc sẽ giành được độc lập tự do như bài ‘’Ta đi tới’’ 3) Gió lộng là tiếng thét đau thương Gió lộng là bài ca xây dựng cuộc sống mới, con người mới trên Miền bắc xã hội chủ nghĩa. Đó là tiếng reo vui , tự hào của những con người chiến thắng đầy tự tin như bài ‘’Ca xuân 61’’ Tác giả còn ca ngợi cuộc sống mới đag diễn ra từng ngày, từng ngày trên Miền bắc, người nông dân say sưa xây dựng cuộc sống mới ở thôn quê, người công nhân bận rộn sản xuất như bài ‘’30 đời ta có Đảng’’. b) Gió lộng là tiêng thét đau thương, tiếng thét căm thù giục gọi chiến đấu. - Ngay từ đầu khi đất nước bị chia cắt thành 2 miền , tiếng thơ hướng về quê hương đã xuất hiện trong thơ Tố Hữu như bài ‘’Ta đi tới’’ trở thành nỗi đau chua sót khi gót giày đinh của quân thù giày xéo trên quê mẹ của ông: Lửa chiến tranh nay đã tắt rồi Mà lòng ta vẫn cháy không nguôi Mẹ ơi! Dưới đất còn chua xót Những tiếng giày đinh đập núi đồi. Bài thơ như biến thành những tiếng thét căm thù mãnh liệt đối với bọn Mĩ Diệm, tiếng gọi của quê hương miền nam và những con người đag ngày đêm đau khổ trong xiềng xích và máy chém đã thôi thúc hồn thơ Tố Hữu và cả dân tộc đứng lên chiến đấu 4) Ra trận 1962- 1971 Ra trận là khúc ca ra trận của dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước Ngay từ những bài thơ đầu tiên của Tố Hữu đã nói rõ lí do sự ra đời của những dòng thơ chiến đấu như trong bài ‘’Có thể nào yên’’ - Tất cả dân tộc lên đường ra trận hướng về Miền nam trong bài ‘’Miền nam’’ và Ra trận ‘’ như 1 nhu cầu, 1 sự thôi thúc . b) Ra trận là 1 bài ca khẳng định những giá trị chân lí của thời đại - Dân tộc Việt Nam đã chứng minh 1 cách hùng hồn cho sức mạnh của Mác-Leenin, 1 dân tộc bị áp bức, bóc lột, 1 khi đoàn kết đứng lên đánh đuổi TDP thì có thể xây dựng 1 nhà nước tự do độc lập, Việt nam- Miền nam trở thành niềm tin và hi vọng cho phong trào giải phóng dân tộc trên toàn thế giới. 5) Máu và hoa 1971- 1977 Tập thơ gồm 13 bài, mở đầu là bài ‘’Cây hồng’’ và kết thúc là bài ‘’Với Đẳng mừng xuân’’ Tập thơ gợi lên 1 sự liên tưởng, 1 bản tổng kết bằng thơ về con đường cách mạng Việt Nam -1 chặng đường lịch sử gian lao, nhiều máu nhất và cũng nhiều hoa nhất. Máu ở đây là máu và xương của những kiếp đời nô lệ mà dân tộc ta đã đổ xuống dưới chế độ thực dân đế quốc. Hoa ở đây là vẻ đẹp của các chiến sĩ anh hùng cách mạng, của những cụ già, em bé, của lương tâm nhân phẩm là vẻ đẹp của cuộc đời. 6) Một tiếng đờn 1979- 1992 Tập thơ gồm 71 bài, bài mở đầu là ‘’một khúc ca’’ và kết thúc là ‘’Duyên thầm’’. Tập thơ ra đời trong tình hình khá phức tạp, nhất là từ 1990 đất nước có rất nhiều biến động. Bên cạnh những thành quả lớn vẫn còn những tồn tại hiện thực bộn bề nhiều mặt phải, trái, tốt, xấu nhiều khi lẫn lộn, lòng người có lúc chao đảo. Tập thơ ẩn chứa những vấn đề ấy của thực tế xã hội bên cạnh những niềm vui có bào nỗi buồn và ở đó ta thấy Tố Hữu có cái gi đó chân thành gần gũi với con người thế sự, cái tôi được bộc lộ với sự chiêm nghiệm, suy nghĩ sâu sắc trước cuộc đời. 7) Ta với ta 1993- 2002 Phần ổn định - Được nhà thơ đề cập trước tiên là vấn đề chân lý của CN Mác, chân lý thời đại mà nhân dân ta đã lựa chọn có niềm tin vào chính mình trong bài’’ Thăm Bác chiều đông’’: Đảo điên thiên hạ đổi màu tên Bất biến là ta, chỉ vững bền Ta nắm tay nhau cùng bước tới Tìm đường đổi mới, hướng đi lên. Biết chắc con đường mà nhân dân ta đag đi không phải là con đường bằng phẳng nhưng đó là con đường duy nhất có thể đưa chúng ta tới hạnh phúc qua bài ‘’Ta vẫn là xuân’’ b) Nhà thơ chỉ ra phần ổn định của lịch sử xưa và nay Tố hữu không thuyế lí chung chung mà tìm vê với nguồn ,mạch của truyền thống dân tộc qua những câu chuyện lịch sử hay những chuyến hành hương về với mảnh đất, những con người dũng cảm hi sinh sương máu cho cách mạng tiêu biểu như bài’’ Người mẹ nuôi, Ta vẫn là xuân’’. c) Sự thẩm định , khẳng định lại chính mình của hồn thơ Tố Hữu. Đây là tập thơ mang nặng tình đời, tình người của nhà thơ, ‘’Ta với ta’’ giúp người đọc rung độn lòng thủy chụng của nhà thơ đối với quê hương, cách mạng, sự biết ơn sâu nặng của Đảng đối vơi Bác Hồ.Mặc dù bước sang tuổi 80 nhưng nhà thơ vẫn giữ nguyên được vẻ đẹp của 1 nhà thơ chiến sĩ, đấu tranh không biết mệt mỏi cho sự nghiệp cách mạng toàn dân. III) Phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu Tố Hữu là nhà thơ cách mạng. Thơ ông thể hiện 1 lí tưởng lớn, lẽ sống lớn, tình cảm lớn. Nổi bật trong thơ TH là vấn đề lẽ sống - TH đã thể hiện trong 1 lẽ sống không khoan nhượng cho quân thù, không dung tha cho những ước muốn cá nhân tầm thường. b) Thơ TH luôn thể hiện 1 tình cảm lớn, tình cảm dân tộc Vì điều này mà TH được coi là nhà thơ trữ tình chính trị. Thơ TH luôn đề cập đến tình thương đồng bào, đồng chí thể hiện qua bài ‘’Từ ấy, Việt bắc, Gio lộng’’ .Thơ ông là 1 tiếng nói ân tình thủy chung giữa người với người Việt Bắc như ‘’ Mẹ Tơm, Theo chân Bác’’. 2) Thơ TH mang khuynh hướng sử thi Thơ TH chủ yếu đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và có tính chất dân tộc, tính toàn dân. Nếu như ở tập thơ đầu tay của ông mang khuynh hướng sử thi chưa rõ rệt thì sang đến tập thơ thứ 2 trở đi chất sử thi đã hiện hình 1 cách đầy đủ. Từ cái tôi trữ tình, cái tôi chiến sĩ trong tập thơ ‘’Từ ấy’’ đã chuyển sang cái tôi công dân trong ‘’ Việt bắc’’, cái tôi trách nhiệm trong ‘’Gió lộng, Ra trận’’. Từ cái tôi các nhân sang cái ta cộng đồng, các nhân vật trong thơ ông thường là những con người mang tính đại diện cho những phẩm chất của dân tộc tầm vóc của lịch sử. Cảm hứng của TH trước cuộc sống hiện thực chủ yếu là cảm hứng lịch sử, cảm hứng dân tộc chứ không phải cảm hứng thế sự, cảm hứng đời tư. 3) Thơ TH mang 1 giọng điệu riêng Đó là giọng điệu chân tình, tiếng nói của lòng thương mến rất dễ xúc động trước hiện thực, TH muốn gắn bó chan hòa với tất cả, ông đã từng muồn ‘’buộc’’ lòng với mọi người gian khổ và đã là ‘’em của vạn kiếp phôi pha’’. TH cũng dễ dàng rung động với đồng bào, đồng chí….và có lẽ đây là lí tưởng trong thơ ông, có giọng tâm tình, biểu hiện rõ nhất giọng tâm tình đó là cách xưng hô với các đối tượn như : ‘’Bầm ơi. Anh vệ quốc quân ơi, bầm ơi…’’có được giọng điệu này chính là nhờ chất Huế, truyền thống gia đình trong hồn thơ Huế và nhờ quan hệ gần gũi giữa nhà thơ với bạn đọc. 4) Thơ TH giàu tính dân tộc - Được thể hiện ở việc sử dụng nhiều thể thơ truyền thống như: Lục bát, thất ngôn, 4 tiếng, 5 tiếng, lối nói quen thuộc của người dân lao động. Vốn từ ông sử dụng là vốn từ nhân dân thường dùng, ngôn từ thơ TH giàu tính nhạc CHƯƠNG IV: CHẾ LAN VIÊN (1920- 1989) Tiểu sử con người, quan niệm thơ của Chế Lan Viên Tiểu sử - Chế Lan Viên tên thật là Phan Ngọc Hoan, sinh ngày 20 tháng 10 năm 1920.   Quê tại làng An Xuân,  xã Cam An, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị. Song, từ lúc  lớn lên, học hành, ông lại gắn bó đặc biệt với Bình Định. Gia đình: sinh trưởng trong một gia đình viên chức nhỏ, cha mất sớm. - Cuộc đời: ông từng tham gia hoạt động cách mạng, hăng hái tham gia các hoạt động văn nghệ và làm báo. Năm 1949 ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam. - Ông mất ngày 19-6-1989. Ông được nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996. 2) Con người Chế Lan Viên là nghệ sĩ lớn, luôn trăn trở tìm tòi trên con đường nghệ thuật. Hơn nửa thế kỉ sáng tạo, ông đã tìm đến nhiều khuynh hướng nghệ thuật, và ở chặng đường nào cũng ghi được những thành công nổi bật. Chế Lan Viên là con người có ý thức về khao khát sáng tạo để đi tìm mình giưã cuộc đời. Có lẽ vì thế mà những năm trước cách mạng tháng Tám năm 1945, người ta dễ dàng nhận ra một Chế Lan Viên giàu chí tưởng tượng, đồng cảm sâu sắc với nỗi đau của một nền văn hóa bị tàn phai. Chế Lan Viên là con ngưới có ý thức về cá thể. Khao khát sáng tạo để tìm mình giữa cuộc đời “ Ta là ai và ta vì ai”. 3) Quan niệm thơ Thời kì trước cách mạng tháng 8/1945 - Thơ ông là một thế giới đúng nghĩa "trường thơ loạn": "kinh dị, thần bí, bế tắc của thời Điêu tàn với xương, máu, sọ người, với những cảnh đổ nát, với tháp Chàm". Tác phẩm tiêu biểu: “Điêu tàn”_ năm 1937. =>Qua đó:Ta thấy ẩn hiện hình bóng của một vương quốc hùng mạnh thời vàng son, cùng với nỗi niềm hoài cổ của nhà thơ. b) Sau Cách mạng tháng Tám, thơ ông đã "đến với cuộc sống nhân dân và đất nước, thấm nhuần ánh sáng của cách mạng, và có những thay đổi rõ rệt. II) Con đương thơ của Chế Lan Viên Thơ Chế Lan Viên trước CMT8, tập Điêu tàn Gồm có 36 bài. a) Nội dung: + Trước hết là một thế giới kinh dị. + Phủ nhận xã hội đương thời, phủ nhận cuộc sống thực tại. + Thể hiện niềm khao khát sống và sự nhạy cảm trước tạo vật mặc dù có lúc tác giả cố tình quay lưng lại với thực tại. b) Nghệ thuật: + Chịu ảnh hưởng của thơ tượng trưng phương Tây. + Thơ có cảm xúc mạnh, những suy tưởng và cấu tứ thơ táo bạo, hình ảnh thơ khoáng đạt, trí tưởng tượng phong phú. + Có cảm xúc mạnh, cấu tứ thơ táo bạo, hành thơ khoáng đạt, tưởng tượng phong phú. + Nghệ thuật bút pháp linh hoạt, đa dạng, biến hóa dạt dào cảm xúc, giàu chất suy lí mà không khuôn sáo. 2) Các chặng đường thơ cách mạng của Chế Lan Viên ‘’Ánh sáng và phù xa’’- con đường thơ Chế Lan Viên đi từ ‘’Thung lũng đau thương ra cánh đồng vui’’. Tập thơ gồm 69 bài thơ ( 1955-1960). Nội dung: + Ca ngợi đất nước bước vào thời kì cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đấu tranh thống nhất nước nhà. + Thể hiện sự giằng xé trong tâm hồn nhà thơ đâỷ lùi nỗi đau cũ tiến đến niềm vui mới. + Thể hiện lòng tin yêu, lòng biết ơn và sự gắn bó với nhân dân, đất nước, với Đảng với Bác Hồ. - Nghệ thuật: + Tính trữ tình của tập thơ bộc lộ trực tiếp nhiều sắc thái, có chiều sâu. + Nổi bật lên ở trí tưởng tượng mạnh mẽ, ở những hình ảnh đẹp và lộng lẫy, ở sự hòa hợp cảm xúc và trí tuệ. + Bút pháp thơ Chế Lan Viên đã đạt đến sự linh hoạt, đa dạng, biến hóa, dạt dào kiến thức, giàu chất triết lí mà không khuôn sáo. + Tứ thơ độc đáo hàm xúc. b) Thơ Chế Lan Viên trong những năm kháng chiến chống Mĩ. Bao gồm các tập thơ: Hoa ngày thường chim báo bão ( 1967), những bài thơ đánh giặc (1972), đối thoại mới (1973), ngày vĩ đại (1975)… - Nội dung: +Niềm tự hào về tổ quốc, dân tộc là cảm hứng lớn bao trùm trong thơ Chế Lan Viên. + Khẳng định cuộc chiến đấu của chúng ta là lòng căm thù và sự phủ định kẻ thù – đế quốc Mĩ. + Sự rung động trước nét đẹp bình dị của đời thường, của thiên nhiên và tình người. Nghệ thuật: + Nghệ thuật phù hợp với bước chuyển của thơ theo hướng chính luận - thời sự. + Nhiều bài thơ được cấu trúc theo lối tùy bút. + Chủ đề phong phú đa dạng. + Đưa một cách khá phổ biến những từ ngữ và khái niệm của chính trị, quân sự,…vào thơ. c)Thơ Chế Lan Viên những năm cuối đời. Bao gồm các tập thơ: Hoa trên đá (1984), Ta gửi cho mình (1986), và nhất là hơn 300 bài thơ vào những năm cuối đời. . Nội dung: + Ông đi vào khám phá những tình cảm thầm kín riên tư của mình và của mọi người trong đời sống thường nhật. Đó là niềm vui, sự trăn trở trong cuộc đời ( tập Hoa trên đá Nghệ thuật: + Hình thức thơ ngắn gọn, dồn nén. + Nhiều hình ảnh ảo, mang ý nghĩa biểu tượng + Những ám ảnh siêu hình thuở điêu tàn, ông nghiêm khắc tự phê bình mình, những dắn vặt trong nội tâm của Chế Lan Viên ( Di Cảo thơ) III- Phong cách nghệ thuật Chế Lan Viên. 1, Sức mạnh trí tuệ biểu hiện trong khuynh hướng thơ suy tưởng triết lí. - Sáng tạo nghệ thuật nhiều năng lực và thao tác tư duy như phân tích, so sánh,khái quát hóa, triết lí và một vốn văn hóa tri thức phong phú, nhiều mặt. -Viết về mỗi sự vật hiện tượng, Chế Lan Viên không chỉ rung động mà còn có suy nghĩ. Cái mà ông hướng tới chính là ý nghĩa triết lí hàm ẩn trong mỗi sự vật hiện tượng. Ông luôn vượt qua cái cụ thể, cảm tính để mở rộng ra những vấn đề ở tầm khái quát hơn. - Năng lực suy tưởng đi liền với thiên hướng triết lí là một phương diện cơ bản làm nên sức hấp dẫn trí tuệ của thơ Chế Lan Viên . 2.Hình ảnh thơ Chế Lan Viên -Thế giới hình ảnh phong phú:Có hình ảnh tả thực,có hình ảnh ẩn dụ,có hình ảnh thuộc về cảm nhận mơ hồ của cõi tâm linh. VD: Bài quan niệm về thơ “Thơ mà chưa bay mà đã đến Là đang yêu bỗng giã từ Là ba chữ thôi mà Là giếng là bể là kho vàng hiển hiện Là hoa sen cười nửa miệng”. -Ông kết hợp giữa hiện-huyền ảo,quan sát-suy tưởng. “Giữ hai cây lại đôi mắt em nhìn Anh đến suối mặt em cười dưới suối Lòng anh chạy cho lòng em theo đuổi Đêm ái tình đâu cũng mặt tràng em”. - Ông tìm kiếm hình ảnh thật thần kỳ,trí tưởng tượng mãnh liệt 3.Tính dân tộc và hiện đại . -Nhà thơ uyên bác,nhà thơ trí tuệ sắc sảo khi phản ánh hiện thực. -Thể thơ đắc đạo trong thơ ông là thơ tự do nhưng vẫn tuân thủ theo quy luật của ngôn ngữ để tạo nên sự hài hòa trong mỗi bài thơ. 4.Thơ thường sử dụng phép đối lập ,tương phản. - Sử dụng phép đối lập, ông nhìn sự vật trong các mặt đối lập, đặt cảm xúc hiện tượng tương phản bên nhau, làm nổi bật bản chất và quy luật phát triển của nó. Chế Lan Viên thường xem xét sự vật trong các mối quan hệ quá khứ - tương lai, cá nhân - dân tôc, bi – hùng,… mà thống nhất. Nhờ thủ pháp nghệ thuật tương phản mà Chế Lan Viên đã tạo ra được những hình ảnh có sức gợi cảm.

File đính kèm:

  • pptxVan hoc hien dai.pptx
Giáo án liên quan