Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 62 đến 71 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Ta Gia

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp HS

HS nắm lại một số kiến thức cơ bản về văn tự sự (khái niệm văn tự sự, sự việc,

nhân vật trong văn tự sự)

2. Phẩm chất:

Có ý thức tìm hiểu nhân vật, sự việc trước khi làm bài tập làm văn.

3. Năng lực:

a. Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp,

- Năng lực trình bày, nói ,viết

- Năng lực hợp tác làm việc theo nhóm

- Năng lực tiếp nhận phân tích thông tin

b. Năng lực đặc thù:

- Biết xác định các bước làm bài văn tự sự.

- HS có kĩ năng tìm hiểu về nhân vật trong văn tự sự. Viết được đoạn, bài văn

tự sự theo đúng các bước, bước đầu có kết hợp các phương thức biểu đạt.

- Nêu được suy nghĩ bước đầu của bản thân về đối tượng tự sự.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu học tập nhóm, bút dạ.

2. Học sinh: Ôn lại kiến thức về văn tự sự.

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT

1. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, nêu vấn đề và giải quyết vấn đề, thuyết trình,

vấn đáp.

2. Kỹ thuật: Động não, trình bày 1 phút, đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, cặp đôi

pdf20 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 06/05/2023 | Lượt xem: 95 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 62 đến 71 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Ta Gia, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 6A: 23 /12/2020; 24/12/2020 6B: 22/12/2020; 23/12/2020; 24/12/2020 Tiết 62, 63,64 ÔN TẬP VĂN TỰ SỰ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Giúp HS HS nắm lại một số kiến thức cơ bản về văn tự sự (khái niệm văn tự sự, sự việc, nhân vật trong văn tự sự) 2. Phẩm chất: Có ý thức tìm hiểu nhân vật, sự việc trước khi làm bài tập làm văn. 3. Năng lực: a. Năng lực chung: - Năng lực giao tiếp, - Năng lực trình bày, nói ,viết - Năng lực hợp tác làm việc theo nhóm - Năng lực tiếp nhận phân tích thông tin b. Năng lực đặc thù: - Biết xác định các bước làm bài văn tự sự. - HS có kĩ năng tìm hiểu về nhân vật trong văn tự sự. Viết được đoạn, bài văn tự sự theo đúng các bước, bước đầu có kết hợp các phương thức biểu đạt. - Nêu được suy nghĩ bước đầu của bản thân về đối tượng tự sự. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu học tập nhóm, bút dạ. 2. Học sinh: Ôn lại kiến thức về văn tự sự. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, nêu vấn đề và giải quyết vấn đề, thuyết trình, vấn đáp. 2. Kỹ thuật: Động não, trình bày 1 phút, đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, cặp đôi. IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra đầu giờ: kết hợp trong giờ a. Kiểm tra bài cũ: b. Kiểm tra bài mới: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh. 3. Bài mới * HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG GV chiếu hình ảnh các thể loại truyện (bìa 1 số sách truyện cổ tích và truyện ngụ ngôn, truyện cười,). GV dẫn vào bài. * HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KỸ NĂNG MỚI Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức trọng tâm Tiết 62 - Nhắc lại văn bản thuộc thể loại gì? Phương thức biểu đạt chính của văn bản? I. ÔN TẬP VỀ PHƯƠNG THỨC TỰ SỰ TRONG VĂN TỰ SỬ 1. Tìm hiểu văn bản “Sơn Tinh, Thủy Tinh” Hs: Thể loại: truyền thuyết; phưong thức BĐ: tự sự. Gv: Yêu cầu Hs HĐ nhóm bàn – 2 phút. Gv phát phiếu học tập. - Nhắc lại các sự việc chính trong văn bản “Sơn Tinh, Thủy Tinh” - Chỉ ra sự việc mở đầu (nguyên nhân), sự việc phát triển, sự việc kết thúc trong văn bản? HS: các nhóm báo cáo, bổ sung Gv: Treo bảng phụ sự việc chính. - Trong các sự việc diễn biến, hãy chỉ ra sự việc cao trào? Hs: Hai bên đánh nhau... - Em hãy khái quát ý nghĩa của truyện? Hs: Giải thích hiện tượng thiên nhiên, lũ lụt hàng năm...; thể hiện mơ ước chế ngự thiên nhiên...; ca ngợi... - Qua truyện, em hiểu thể nào là văn tự sự? - Vai trò của văn tự sự? - Sụ việc trong văn tự sự có đặc điểm gì? Hs: HĐ nhóm đôi – 3 phút - Kể tên các nhân vật chính, phụ trong văn bản Sơn Tinh, Thủy Tinh? - Vai trò của nhân vật chính và phụ trong văn bản? * Dự kiến kết quả: - NV chính: ST, TT - NV phụ: Vua Hùng Vương, Mị Nương, quan Lạc Hầu, Lạc Tướng; * Các sự việc chính: - Vua Hùng kén rể. => Sự việc khởi đầu - Sơn Tinh, Thủy Tinh đến cầu hôn. - Vua Hùng ra điều kiện kén rể. - Sơn Tinh đến trước cưới được vợ. - Thủy Tinh đến sau, không cưới được vợ, tức giận dâng nước đánh Sơn Tinh. - Hai bên giao chiến hàng tháng trời, cuối cùng Thủy Tinh thua đành rút quân về. => Sự việc diễn biến - Hằng năm, Thủy Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng đều bị thua. => Sự việc kết thúc. 2. Ghi nhớ: a. Tự sự là: là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc thể hiện một ý nghĩa. b. Vai trò: + Nguời kể: giải thích sự việc, tìm hiểu con người. + Bày tỏ thái độ khen, chê. c. Đặc điểm của sự việc: + Xảy ra trong thời gian, địa điểm cụ thể + Do nhân vật thực hiện + Có nguyên nhân, diễn biến, kết thúc. + Sắp xếp theo trình tự hợp lí, thể hiện được tư tưởng biểu đạt. đ. Nhân vât: quân của ST, TT... - Vậy em hiểu thế nào về nhân vật trong văn tự sự? Đặc điểm của nhân vật chính và phụ trong văn tự sự? GV: Giải thích: cốt truyện là toàn bộ những sự kiện được kể trong văn tự sự mà người đọc có thể kể lại. - Là kẻ thực hiện các sự việc và là kẻ được thể hiện trong văn bản. - Gồm nhân vật chính và phụ: + NV chính: . Đóng vai trò chủ yếu thể hiện tư tưởng. . Thể hiện qua các mặt: tên gọi, lai lịch, tính nết, hình dáng, việc làm, + NV phụ: giúp nhân vật chính hoạt động. Tiết 63 ? Trình bày dàn ý của bài văn tự sự ? ? Đặc điểm của ngôi kể trong văn tự sự? ? Đặc điểm của lời kể trong văn tự sự. ? Khi kể có thể kể theo những cách nào? ? Thế nào là đoạn văn tự sự? II. Nội dung ôn tập 1. Dàn bài của bài văn tự sự. - Mở bài: giới thiệu chung về nhân vật và sự việc. - Thân bài: kể lại diễn biến của sự việc. - Kết bài: kể kết thúc của sự việc. 2. Ngôi kể trong văn tự sự - Ngối kể thứ nhất: Người kể xưng tôi - Ngôi kể thứ ba: người kể giấu mình 3. Lời kể - Kể người: giới thiệu tên họ, lai lịch, tính tình, tài năng, quan hệ, ý nghĩ của nhân vật. - Kể việc: kể hành động, việc làm và kết quả do hành động gây ra. 4. Thứ tự kể - Kể xuôi: Sự việc xảy ra trước kể trước, sự việc xảy ra sau kể sau. - Kể ngược: Người kể linh hoạt, có thể kể kết quả hoặc sự việc hiện tại trước sau đó mới kể tiếp các sự việc xảy ra trước đó. 5. Đoạn văn tự sự: - Mỗi đoạn có một ý chính được diễn đạt bằng một câu chủ đề, các câu khác giải thích cho ý chính làm cho ý chính nổi lên. Tiết 64 * HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP ? Xác định nhân vật, sự việc trong văn bản “Thạch Sanh”. ? Trong văn bản, ai là nhân vật chính, nhân vật phụ? Vai trò của mỗi nhân vật? III. Luyện tập Bài tập 1. Sựu việc, nhân vật trong văn bản « Thạch Sanh » Bài 2 : Đề bài: Kể về những đổi mới ở quê hương em (có điện, có đường, có trường ? Lập dàn ý cho đề bài? HĐ nhóm 4 (10 phút) - HS lập dàn ý -> Trình bày miệng kết quả của nhóm - Các nhóm nhận xét, bổ sung - GV nhận xét, sửa, đưa dàn ý tham khảo. - HS: Viết đoạn văn phần thân bài (5 nhóm, mỗi nhóm viết 1 ý) - HS trình bày -> Nhận xét - GV: nhận xét, sửa cho HS mới, cây trồng,) Dàn ý: * Mở bài: - Giới thiệu việc tốt mà em đã làm. - Kết quả của việc mà em đã làm như thế nào? * Thân bài: - Việc tốt mà bạn đã làm là gì? - Thời gian và địa điểm bạn làm công việc đó? - Có bao nhiêu người hay chỉ mình bạn? - Có người khác chứng kiến hay không? - Tâm trạng của người được em giúp đỡ như thế nào? - Em có vui khi làm công việc đó? - Đưa ra những suy nghĩ của em sau khi hoàn thành công việc. * Kết bài: Chốt lại vấn đề và đưa ra những việc làm sau này của mình. III. Viêt bài - Viết đoạn văn phần thân bài. * HOẠT ĐỘNG 4: HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Gv: giao việc Dựa vào dàn ý, viết lại bài văn hoàn chỉnh đề văn trên. - HS: làm việc cá nhân ở nhà. - Gv đánh giá vào tiết học sau. * HOẠT ĐỘNG 5: MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PT Ý TƯỞNG SÁNG TẠO - Gv: yêu cầu Hs: tìm hiểu trên mạng, sưu tầm mội số bài văn hay, - Ghi sổ tay những câu văn hay. - Hs: thực hiện yêu cầu ở nhà. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT HỌC SAU Chuẩn bị bài: Kể chuyện tưởng tượng - Thế nào là kể chuyện tưởng tượng? - So sánh truyện “Chân, tay, mắt , miệng” với chuyện “Thằng ngố,” để thấy được kể chuyện tưởng tượng khác đời thường ntn? - Rút ra đặc điểm và cách làm bài văn kể chuyện tưởng tượng. ------------******************------------- Ngày dạy: 6A: 25 /12/2020 6B: 24/12/2020 Tiết 67 - Bài 12 KỂ CHUYỆN TƯỞNG TƯỢNG I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm tự sự. - Vai trò của tưởng tượng trong tự sự. 2. Phẩm chất: GD HS yêu thích bộ môn. 3. Định hướng năng lực: a. Năng lực chung: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực hợp tác. b. Năng lực đặc thù: - Năng lực trình bày, nói, viết, kể chuyện tưởng tượng - Năng lực tạo lập văn bản tự sự - Năng lực sáng tạo. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Bảng phụ. 2. Học sinh: Đọc và nghiên cứu bài theo câu hỏi SGK. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: - Đọc diễn cảm, thuyết trình. - Kể tóm tắt, vấn đáp tái hiện thông qua hoạt động tri giác ngôn ngữ, phân tích, bình giảng. 2. Kĩ thuật: Động não, hỏi- đáp, thảo luận nhóm. IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ - Thế nào là kể chuyện đời thường? - So sánh truyện “Chân, tay, mắt , miệng” với chuyện “Thằng ngố,” để thấy được kể chuyện tưởng tượng khác đời thường ntn? 3. Bài mới Hoạt động 1. Khởi động GV cho HS chơi trò chơi sắm vai Tình huống: nhập vai một nhân vật cổ tích đến thăm lớp (Giới thiệu minh bằng một đoạn văn ngắn) H. Nhận xét về tình huống bạn vừa kể? (thú vị, tưởng tượng, hóa thân vào nhân vật cổ tích...) ? Tình huống đó có xảy ra trong thực tế đời sống không? Có là kể chuyện đời thường không? GV dẫn vào bài: tình huống trên là kể chuyện tưởng tượng. Kể chuyện tưởng tượng là một yêu cầu khó trong văn tự sự nhưng nó sẽ giúp các em có một trí tưởng tượng phong phú, nhạy bén và rèn luyện tư duy lôgích. Truyện tưởng tượng có đặc đặc điểm gì? để kể một câu chuyện tưởng tượng ta phải làm như thế nào. Tiết học hôm nay sẽ giúp các em hiểu biết hơn. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức - kĩ năng mới Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm ? Truyện ngụ ngôn “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng” có những nhân vật và sự việc chính nào? HS: Trả lời GV: treo bảng phụ đã liệt kê nhân vật và sự việc chính. - NV: Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng - SV: + Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng sống với nhau hòa thuận + Cô Mắt lôi kéo Chân, Tay, Tai trừng trị lão Miệng + Lão Miệng mệt mỏi, cả bọn tê liệt + Chân,Tay, Tai, Mắt nhận ra sai lầm -> Cả bọn hòa thuận ? Dựa vào những sự việc trên hãy tóm tắt truyện? Hs: nhóm 4 – phiếu học tập – 4 phút 1.Trong truyện này những chi tiết nào không có thật? 2. Những yếu tố không có thật do đâu mà có? 3. Truyện nhằm thể hiện một ý nghĩa của thực tế? Em hãy cho biết ý nghĩa đó là gì? Hs: 1 nhóm trình bày kết quả Hs: các nhóm khác nhận xét, bổ sung Gv: Phân tích, kết luận. ? Từ việc tìm hiểu truyện “Chân, .... Miệng”, em hiểu thế nào là tượng tượng? ? Truyện có những chi tiết nào là thực tế? ? Em có nhận xét gì về việc tưởng tượng trong văn TS? GV chốt: tưởng tượng không được tuỳ tiện mà phải dựa vào logic tự nhiên, tưởng tượng nhằm thể hiện một tư tưởng I. TÌM HIỂU CHUNG VỀ KỂ CHUYỆN TƯỞNG TƯỢNG. 1. Ví dụ: Tìm hiểu truyện “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng”. * Chi tiết không có thật: các bộ phận cơ thể thành những nhân vật riêng biệt gọi bằng: bác, cô cậu... có nhà riêng. + Chân, Tay, Tai, Mắt chống lại lão Miệng. Cuối cùng hiểu ra, hoà thuận lại như cũ. => Con người tự nghĩ ra, không có trong thực tế hay sách vở. -> Trong XH ta phải nương tựa vào nhau, tách rời nhau thì không tồn tại được. * Tưởng tượng: Người kể tự nghĩ ra bằng trí tưởng tượng của mình, thể hiện một ý nghĩa nào đó. - Cơ sở thực tế: các bộ phận trên cơ thể có nhiệm vụ vai trò khác nhau - Cơ thể là một thể thống nhất, miệng ăn thì các bộ phận khác mới khoẻ. (chủ đề) tức là KĐ cái logic tự nhiên không thể thay đổi được. Hs: HĐ nhóm - 5 phút theo dãy bàn lẻ, chẵn - Bàn Lẻ đọc truyện “Lục súc tranh công” và trả lời câu hỏi: 1. Truyện tưởng tượng ra những gì? 2. Truyện có dựa trên cơ sở thực nào không? 3. Tưởng tượng như vậy nhằm mục đích gì? - Bàn chẵn: đọc truyện “Giấc mơ trò truyện với Lang Liêu” và trả lời câu hỏi: 1. Truyện tưởng tượng ra những gì? 2. Tưởng tượng như vậy nhằm mục đích gì? ? Qua các câu chuyện trên, em có suy nghĩ gì về cách kể một câu chuyện tưởng tượng? ? Yếu tố tưởng tượng có vai trò, tác dụng gì trong văn tự sự ? ? Nếu tưởng tượng gà đi cày, chó kéo xe, lợn ăn cỏ... có được không. ? Muốn có được yếu tố tưởng tượng phải làm thế nào? - Sử dụng phép nhân hóa - Đặt mình vào nhân vật, sự vật - Nhìn và cảm sự vật xung quanh theo đặc điểm của sự vật ấy - HS đọc ghi nhớ VD2: Tìm hiểu truyện: (sgk) * Truyện “Lục súc tranh công” - Tưởng tượng: 6 con gia súc biết nói tiếng người, biết kể công, kể khổ. - Sự thật: Cuộc sống, công việc, đặc điểm của từng giống vật -> Nhằm nhắc nhở con người không nên so bì, tị nạnh nhau. * Truyện "Giấc mơ trò chuyện với Lang Liêu" - Tưởng tượng ra một giấc mơ. -> Giúp hiểu sâu thêm về truyền thuyết Lang Liêu * Cách kể truyện tưởng tượng: Phải dựa vào những điều có thật, có ý nghĩa hoặc những câu chuyện có sẵn * Vai trò của yếu tố tưởng tượng: Làm cho ý nghĩa cuộc sống thêm nổi bật. 2. Ghi nhớ: SGK (Tr 133) Hoạt động 3. Luyện tập ? Hình dung cuộc đọ sức giữa Sơn Tinh và Thuỷ Tinh thời hiện tại? GV gợi ý ? Phần mở bài cần nêu được những nội dung gì? ? Em tưởng tượng ra những cảnh gì ? II. LUYỆN TẬP Bài 1 * Mở bài: - Trận lũ lụt khủng khiếp sảy ra. - Thuỷ Tinh, Sơn Tinh lại đại chiến trên chiến trường mới. * Thân bài: - Cảnh Thuỷ Tinh khiêu chiến, tấn công bằng vũ khí cũ nhưng mạnh và ác ? ST chống trả bằng cách nào? ? Những phương tiên nào được huy động? ? Trong cảnh chống lũ đó còn có hình ảnh của ai? ? Ngoài việc trực tiếp tham gia chống lũ còn có các việc làm gián tiếp nào? ? Kết cục cuộc giao chiến ra sao? gấp bội. - Sơn Tinh chống lũ lụt, huy động sức mạnh tổng lực: Đất, đá, xe ben, xe Ka ma, tàu hoả, trực thăng - Các phương tiện thông tin hiện đại: Vô tuyến, di động, loagiúp ứng cứu kịp thời. - Cảnh bộ đội, công an giúp dân chống lũ. - Cảnh cả nước quyên góp ủng hộ nhân dân chống lũ. - Cảnh những chiến sỹ hết mình vì dân và hi sinh. * Kết bài: Cuối cùng, Thuỷ Tinh lại một lần nữa thua trận. Hoạt động 4. Vận dụng Gv: Đưa bài tập: Tưởng tượng cuộc cãi nhau so bì hơn thua kịch liệt giữa xe đạp, xe máy và ô tô? Gợi ý: - Xe đạp không ô nhiễm, tiện lợi, có tác dụng rèn sức khoẻ, là người bạn của HS. Nhưng sức chở ít không cơ động. - Xe máy nhanh nhẹn, tiện lợi, cơ động nhưng mất tiền mua xăng, ô nhiễm, sức chở không nhiều. - Ô tô: sức chở lớn, tránh được mưa nắng, độ an toàn cao, nhưng tốn xăng, ô nhiễm cần phải có nhà để xe, phải học bài bản mới lái được. Hoạt động 5. Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo Gv: Ra bài tập: Hãy tưởng tượng trong giấc mơ nếu được gặp Thuỷ Tinh, em sẽ nói gì với thần về cơn lũ năm vừa qua ở các tỉnh miền Trung. - HS: làm việc cá nhân ở nhà. - Gv đánh giá vào tiết học sau. V. Hướng dẫn chuẩn bị bài học tiết sau - Học thuộc lí thuyết - Lập dàn ý cho một đề văn kể chuyện và tập viết bài văn kể chuyện tưởng tượng. - Soạn bài: Luyện tập kể truyện tưởng tượng: + Tưởng tượng là gì? Tại sao lại tưởng tượng? + Làm các bài tập sgk. ------------******************------------ Ngày dạy: 6A: 29 /12/2020 6B: 25/12/2020 Tiết 68 - Bài 12 LUYỆN TẬP KỂ CHUYỆN TƯỞNG TƯỢNG I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Tưởng tượng và vai trò của tưởng tượng trong tự sự. 2. Phẩm chất: GD HS yêu thích bộ môn. 3. Định hướng năng lực a. Năng lực chung: - Năng lực giải quyết vấn đề, - Năng lực tư duy, sáng tạo. - Năng lực hợp tác. b. Năng lực đặc thù: - Năng lực giao tiếp. - Năng lực trình bày, nói, viết, xây dựng dàn ý của bài kể chuyện tưởng tượng. - Năng lực sáng tạo câu chuyện tưởng tượng. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Bảng phụ ghi dàn bài. 2. Học sinh: Đọc và nghiên cứu bài theo câu hỏi SGK. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: vấn đáp, nêu vắn đề, thuyết trình, thảo luận nhóm. 2. Kĩ thuật: động não, hợp tác. IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: - Thế nào là kể chuyện tưởng tượng? - Trình bày cơ sở, cách kể chuyện tưởng tượng? - Kiểm tra làm bài tập: giấc mơ em gặp Sơn Tinh 3. Bài mới Hoạt động 1. Khởi động Gv: trên tay cầm một quả bóng vàng, em hãy hình dung trên tay cô cầm gì? - HS mặc sức tưởng tượng tự do: quả bưởi, ông trăng,... - Gv: nêu vấn đề vào bài. Hoạt động 2,3 . Hình thành kiến thức - kĩ năng mới và luyện tập Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức trọng tâm - Yêu cầu HS chọn đề bài số 5 - phần luyện tập bài kể chuyện tưởng tượng (Tr134) ? Em thấy đề yêu cầu chúng ta làm gì? ? Nếu muốn tưởng tượng phù hợp I. LUYỆN TẬP * Đề1 : Kể chuyện 10 năm sau em về thăm lại mái trường mà hiện nay em đang học. Hãy tưởng tượng những thay đổi có thể xảy ra. 1. Tìm hiểu đề. - Yêu cầu tưởng tượng và tưởng tượng phải dựa vào con người và sự việc có thật. - Cảnh cụ thể 10 năm sau em trở về nơi phải dựa trên cơ sở thực tế nào? - GV lưu ý: tưởng tượng 10 năm sau nên phải kể theo tư cách mà 10 năm sau sẽ có. - Tuổi, nghề nghiệp, lí do thăm trường, ngày hội, nghỉ hè... ) Yêu cầu HS tìm ý: - Lí do tưởng tượng - Tuổi của em - Nghề - Quang cảnh - Thầy cô cũ, mới - Bạn bè... ? Phần mở bài cần nêu được những ý nào? ? Quang cảnh trường cần kể những gì? ? Về thầy cô giáo cần kể những sự việc ào liên quan? ? Nếu nói chuyện với thầy cô em sẽ nói những gì? ? Kể những sự việc gì liên quan đến bạn bè? ? Hãy tưởng tượng khi chia tay có suy nghĩ gì? - GV: chia lớp thành ba nhóm viết đoạn văn trường mà hiện nay em đang học, tưởng tượng trên cơ sở ngôi trường, thầy cô, lớp học cụ thể mà bây giờ em đang học. 2. Tìm ý và lập dàn ý: * Dàn ý: a. Mở bài: - Lí do thăm trường - Thời gian thăm trường: mùa hè, thu ... Tuổi của em: 22 tuổi, Nghề nghiệp: - Vừa tốt nghiệp ĐH (Đã đi làm nếu không học ĐH) b. Thân bài: - Quang cảnh trường: + Trường lớp: To đẹp hơn, hiện đại hơn + Cây cối: cao to, tỏa bóng mát (cây nào còn, cây nào không) + Bồn hoa: cắt tỉa gọn gàng, có nhiều loài hoa. - Thầy cô giáo: (Ai còn ở lại, ai đã chuyển) + Cũ (già, tóc bạc, thái độ...) + Mới (trẻ trung...) - Câu truyện giữa em và thầy (cô) giáo cũ + Hỏi thăm + Ôn lại kỉ niệm - Bạn bè cùng khối lớp: + Hình dáng: cao lớn, chững chạc. + Nghề nghiệp + Tính cách - Một người bạn đặc biệt xưa giờ ntn? c. Kết bài: Khi chia tay - Cảm động, yêu thương, trân trọng, tự hào về mái trường xưa, về bạn bè, thầy cô. II. TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN Nhóm 1: Viết phần mở bài Nhóm 2: Viết một đoạn phần thân bài Nhóm 3: Viết phần kết bài * GV gọi HS nhận xét bài của các nhóm, gv sửa chữa Hs: Trình bày miệng trước lớp - HS nhận xét, bổ sung - GV nhận xét, sửa. Hoạt động 4. Vận dụng Bài tập nhóm 1,3,5: Lập dàn ý chi tiết cho đề bài sau: Tưởng tượng một đoạn kết mới cho một câu chuyện cổ em đã học. - HS lập dàn bài theo nhóm ở nhà. - Gv: nhận xét giờ sau. Hoạt động 5. Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo Bài tập: nhóm 2,4,6: Lập dàn ý chi tiết cho đề bài sau: Hãy tưởng tượng mình là một cây đang sống trong khu rừng. Em hãy viết thư cho một người nào đó, để giải thích vì sao việc bảo vệ rừng là rất quan trọng. - HS lập dàn bài theo nhóm ở nhà. - Gv: nhận xét giờ sau. V. Hướng dẫn chuẩn bị bài học tiết sau - Làm bài văn hoàn chỉnh cho các đề bài trên (Các đề bài bổ sung) - Ôn tập lí thuyết về văn tự sự kể chuyện tưởng tượng và kể chuyện đời thường. - Soạn bài: Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng (đặc điểm truyện trung đại, vài nét về tác giả và bố cục văn bản; Phân tích những hành động của bậc lương ý và rút ra nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản); đọc thêm trước văn bản “Con hổ có nghĩa”. ------------******************------------- Ngày dạy: 6A: 31 /12/2020 6B: 29/12/2020 Tiết 69 - Bài 16 THẦY THUỐC GIỎI CỐT NHẤT Ở TẤM LÒNG (Hồ Nguyên Trừng) I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Phẩm chất cao đẹp của vị Thái y lệnh. - Đặc điểm nghệ thuật của tác phẩm truyện trung đại: Gần với kí ghi chép sự việc. - Truyện nêu cao gương sáng của một bậc lương y chân chính. - Những nét chính về nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa của văn bản: Con hổ có nghĩa. 2. Phẩm chất: Giáo dục học sinh tinh thần kính phục nhân cách trong sáng cao thượng của những người hết lòng phục vụ nhân dân. 3. Định hướng năng lực a. Năng lực chung: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực hợp tác. b. Năng lực đặc thù: - Năng lực đọc hiểu văn bản truyện trung đại - Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về ý nghĩa của văn bản. - Năng lực hợp tác, trao đổi, thảo luận về nội dung và nghệ thuật của văn bản. - Năng lực nhận biết, liên hệ vấn đề trong văn bản và cuộc sống. II. Chuẩn bị 1. GV: - Đọc thêm truyện trung đại Việt Nam. 2. HS: - Đọc và soạn bài theo câu hỏi SGK. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: - Đọc diễn cảm, thuyết trình. kể tóm tắt. - Vấn đáp tái hiện thông qua hoạt động tri giác ngôn ngữ, phân tích, bình giảng. 2. Kĩ thuật: Động não, thảo luận nhóm. IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: Gv: kiểm tra việc làm bài tập đã giao về kể chuyện tưởng tượng trong các nhóm. Gọi 1- 2 học sinh đọc bài và nhận xét. 3. Bài mới Hoạt động 1. Khởi động GV: Bác Hồ đã từng nói "Thầy thuốc như mẹ hiền" bởi họ đem tài năng của mình cứu sống con người, bằng nhiệt tình và tấm lòng của mình làm cho cuộc sống khỏe mạnh tốt đẹp hơn. Hôm nay ta sẽ gặp một tấm gương như thế. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức - kĩ năng mới Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức trọng tâm - HS đọc chú thích * H’: Nêu một số nét tiêu biểu về tác I. ĐỌC, TÌM HIỂU CHUNG VĂN BẢN 1. Tác giả, văn bản a. Tác giả: - Hồ Nguyên Trừng (1374 – 1446), con trai giả? H’: Văn bản có xuất xứ từ đâu? - GV giảng: Nam Ông mộng lục - Nam Ông là tên hiệu - bút danh của tác giả. - GV: HDHS đọc -> đọc mẫu - HS đọc tiếp ? Truyện có thể phân đoạn ntn? Nêu ND chính của từng đoạn? - HS: Chia bố cục HS: Đọc từ đầu -> “Trần Ang Vương” H’: Nhân vật thái y lệnh ... được giới thiệu qua những nét đáng chú ý nào về tiểu sử? H’: Điều đó cho thấy lương y là người ntn? HS: Đọc đoạn tiếp đến “trọng vọng” ? Lương y có những việc làm gì? - HS: Trả lời ? Tác giả sử dụng NT gì? ? Những chi tiết đó nói lên phẩm chất gì của người thầy thuốc? GV bình: Chỉ bằng vài lời giới thiệu hết sức ngắn gọn, tác giả đã cho người đọc hiểu hết công đức của bậc lương y. Không một chút nề hà, không nảy may vụ lợi, người thầy thuốc đã dốc toàn tâm, toàn ý, toàn lực đi cứu trưởng của Hồ Quý Ly - Bị giặc Mimh bắt đem về Trung Quốc – Làm quan dưới triều Minh. b. Văn bản: - Trích trong tác phẩm “Nam ông mộng lục” - Viết trong thời gian tg sống ở TQ. 2. Đọc - tìm hiểu chú thích 3. Bố cục: 3 đoạn * Mở truyện: từ đầu đến “trọng vọng” -> Giới thiệu mấy nét về tên họ, chức vụ, công đức của cụ lương y. * Thân truyện: tiếp đến “lòng ta mong mỏi” -> Diễn biến của câu chuyện qua một tình huống gay cấn thử thách. * Kết truyện: -> Hạnh phúc chân chính lâu dài của gia đình lương y. II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN 1. Những việc làm của bậc lương y. * Tiểu sử: - Giữ chức Thái y lệnh, phụng sự vua Trần -> Có chức, có quyền và là thầy thuốc giỏi. * Việc làm: - Đem hết của cải mua thuốc tốt, tích trữ thóc gạo để cứu người. - Không né tránh dù bệnh tình hiểm nghèo. - Dựng nhà để chữa trị cho những kẻ khốn cùng, đói khát => NT: Liệt kê => Có lòng nhân hậu, có đức, hết lòng thương yêu giúp đỡ người nghèo. người. Cũng bởi công đức ấy mà thầy được muôn người trọng vọng, muôn đời nhớ ơn. Lời giới thiệu khái quát đó cũng là lời dẫn đưa người đọc vào câu chuyện loé sáng nhất về y đức của ông. HS: Đọc tiếp đến “Tội tôi xin chịu” ? Tấm lòng người thầy thuốc bộc lộ rõ nhất trong một tình huống đặc biệt. Đó là tình huống nào? - HS: Phải lựa chọn: chữa bệnh cho dân nghèo hay khám bệnh cho bậc quý nhân theo lệnh nhà vua. ? Thầy thuốc họ Phạm đã quyết định thế nào? vì sao ngài quyết định như thế? ? Làm như thế người thầy thuốc sẽ mắc tội gì với vua? - HS: Tội chết, như lời quan trung sứ nói: “Phận làm tôi chăng?” ? Người thầy thuốc đã trả lời thế nào? ? Em hiểu gì về câu nói của người thầy thuốc? ? Trị bệnh cứu người trước, vào cung khám bệnh sau, cách xử thế can đảm đó của người thầy thuốc đã dẫn đến kết quả ntn? - HS: Người bệnh được cứu sống, vua gọi là “ bậc lương y chân chính” ? Nhận xét về NT tạo dựng tình huống truyện ở đây? ? Hành động này của bậc lương y đã cho ta thấy ông là người thế nào? ? Truyện có kết thúc ntn? ? Đọc lại hai câu trong đoạn cuối và suy nghĩ xem vì sao tác giả lại kết thúc truyện như vậy? Cách kết thúc đó (không nói đến nhân vật mà nói đến con cháu của ông) có đề cao được y đức của vị Thái 2. Hành động của bậc lương y - Chữa bệnh cho dân trước -> vào cung khám bệnh theo lệnh vua sau. - Chọn lựa : tính mạng của người bệnh và tính mạng bản thân -> quyết định chọn tính mạng người bệnh. => NT: Tạo dựng tình huống mâu thuẫn làm nổi rõ tính cách nhân vật. => Bậc lương y chân chính, giỏi về nghề nghiệp lại có lòng nhân đức, sống ngay thẳng, có bản lĩnh, không sợ quyền uy -> vừa có tài vừa có tâm. 3. Hạnh phúc của bậc lương y - Con c

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_ngu_van_lop_6_tiet_62_den_71_nam_hoc_2020_2021_truon.pdf
Giáo án liên quan