* Câu 1: Căn cứ vào thời gian tồn tại, người ta phân biệt quần xã ổn định có thời gian tồn tại hàng trăm năm và quần xã nhất thời có thời gian tồn tại khoảng vài ngày, vài giờ.
38 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1451 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Bài 7: diễn thế sinh thái, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO LÂM ĐỒNG TRƯỜNG THPT BÙI THỊ XUÂN - ĐÀLẠT MÔN SINH HỌC GV : Nguyễn Văn Hạnh Câu 1: Quần xã là gì ? KIỂM TRA BÀI CŨ A Câu 2: Thế nào là hiện tượng khống chế sinh học ?Nêu mối liên hệ giữa khống chế sinh học và cân bằng sinh. Câu 1: Căn cứ vào thời gian tồn tại, người ta phân biệt quần xã ổn định có thời gian tồn tại hàng trăm năm và quần xã nhất thời có thời gian tồn tại khoảng vài ngày, vài giờ. Câu 2: Vì sao quần xã là một cấu trúc động? Các loài trong quần xã làm biến đổi môi trường, rồi môi trường biến đổi này lại tác động đến cấu trúc của quần xã. Chương II: QUẦN Xà VÀ HỆ SINH THÁI Bài 7: DIỄN THẾ SINH THÁI Câu 3: Diễn thế sinh thái là gì? Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn khác nhau, từ dạng khởi đầu, được thay thế lần lượt bởi các dạng quần xã tiếp theo và cuối cùng thường dẫn tới một quần xã tương đối ổn định I. KHÁI NIỆM DIỄN THẾ SINH THÁI Có những nguyên nhân nào gây ra diễn thế sinh thái ? Chặt phá rừng Khói bụi Tríc Sau §Çu Cuèi Xói mòn Cháy rừng Câu 4: Nguyên nhân gây ra diễn thế sinh thái? * Nguyên nhân thứ nhất: Tác động mạnh mẽ của ngoại cảnh lên quần xã. * Nguyên nhân thứ hai: Chính tác động của quần xã lên ngoại cảnh làm biến đổi mạnh mẽ ngoại cảnh đến mức gây ra diễn thế * Nguyên nhân thứ ba: Tác động vô ý thức( đốt, chặt, phá rừng…) hay có ý thức (cải tạo thiên nhiên, khai thác rừng, lấp hồ…) của con người. Song song với quá trình diễn thế là quá trình gì ? Như vậy song song với quá trình diễn thế là quá trình biến đổi về khí hậu, thổ nhưỡng và địa chất Trong diễn thế, hệ thực vật có vai trò rất quan trọng trong việc hành thành quần xã mới. II. CÁC LOẠI DIỄN THẾ SINH THÁI Diễn thế có thể khởi đầu từ một môi trường trống trơn hoặc xuất hiện ở một môi trường đã có một quần xã ổn định hoặc không dẫn tới một quần xã nào. Có mấy loại diễn thế ? Có ba loại diễn thế sinh thái: diễn thế nguyên sinh, diễn thế thứ sinh và diễn thế phân hủy. Thế nào là diễn thế nguyên sinh ? Gồm những dạng nào ? Diễn thế dưới nước Câu 5: Thế nào là diễn thế nguyên sinh? Diễn thế nguyên sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường trống trơn (đảo mới hình thành trên tro tàn núi lửa, đất mới bồi ở lòng sông). Nhóm sinh vật đầu tiên được phát tán đến đó hình thành nên một quần xã tiên phong.Tiếp đó là một dãy quần xã tuần tự thay thế nhau. Khi có sự cân bằng sinh thái giữa quần xã và ngoại cảnh thì quần xã ổn định trong một thời gian tương đối dài. Diễn thế nguyên sinh gồm: - Diễn thế trên cạn - Diễn thế dưới nước. Thế nào là diễn thế thứ sinh ? Chặt phá rừng Phá rừng làm nương rẫy Khai thác rừng bất hợp lý Và đây là hậu quả Câu 6: Thế nào là diễn thế thứ sinh? Diễn thế thứ sinh là diễn thế xuất hiện ở một môi trường đã có một quần xã sinh vật nhất định. Quần xã này vốn tương đối ổn định nhưng do thay đổi lớn về khí hậu, bị xói mòn, bị bão phá hại hay do con người chặt cây, đốt rừng làm nương rẫy, trồng cây nhập nội (ví dụ:trồng rừng bạch đàn, rừng keo lá chàm)làm thay đổi hẳn cấu trúc quần xã sinh vật. Phân biệt diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh ? Điểm khác nhau giữa diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh: - Khác nhau về điểm xuất phát: diễn thế nguyên sinh khởi đầu từ môi trường trống trơn; còn diễn thế thứ sinh khởi đầu từ môi trường đã có quần xã. - Khác nhau về xu hướng diễn thế: trong diễn thế nguyên sinh sẽ dẫn tới một quần xã ổn định; còn trong diễn thế thứ sinh, có thể có hai hướng: trở về trạng thái rừng nguyên sinh nếu tác động gây ra diễn thế dừng lại hoặc tiếp tục bị hủy hoại trở thành trảng cỏ hay đồi trọc. Câu 7: Thế nào là diễn thế phân hủy? Diễn thế phân hủy là quá trình không dẫn tới một quần xã sinh vật ổn định, mà theo hướng dần dần bị phân hủy dưới tác dụng của nhân tố sinh học. Đây là trường hợp diễn thế của quần xã sinh vật trên xác một động vật hoặc trên một thân cây đổ. Theo em ở Đà Lạt ta việc bảo vệ môi trường như thế nào? III. TẦM QUAN TRỌNG THỰC TẾ CỦA VIỆC NGUYÊN CỨU DIỄN THẾ Câu 8: Tầm quan trọng của việc nghiên cứu diễn thế. Nhờ nghiên cứu diễn thế mà ta có thể nắm được quy luật phát triển của quần xã sinh vật, hình dung được những quần xã tồn tại trước đó và dự đoán những dạng quần xã sẽ thay thế trong những hoàn cảnh mới. Ví dụ: Các nhà lâm học Việt Nam đã phát hiện quy luật diễn thế rừng lim tại Hữu Lũng (Hà Bắc) như sau: Rừng lim (nguyên sinh hay phục hồi Trảng cây gỗ Trảng cây bụi Trảng cây cỏ Rừng sau sau Trước đây đã có rừng lim nguyên sinh.Do yêu cầu kiến thức người ta đã chặt gỗ lim và phát rừng làm nương. Đất nương bị nghèo dần và bị bỏ hoang. Tại nơi đó xuất hiện một loài cây ưa sáng là loài cây sau sau. Nếu tiếp tục phát nương làm rẫy thì đất càng bị thoái hóa, rừng sau sau không tồn tại được, thảm thực vật nhanh chóng chuyển thành trảng cây gỗ, rồi trảng cây cỏ. Nếu việc đốt trảng cây cỏ không diễn ra, đất sẽ dần được phục hồi, các cây bụi có điều kiện mọc lên thay cho các cây thảo. Một số cỏ ưa sáng chết dần do sự cạnh tranh của cây bụi. Sự sinh trưởng của cây sau sau vượt các cây khác. Dưới tán sau sau có tầng các cây nhỏ và cây leo. Một kiểu rừng thứ sinh xuất hiện là rừng sau sau làm đất đai màu mở dần. Khi cây sau sau sinh trưởng tốt lại tạo điều kiện ánh sáng thuận lợi cho lim phát triển dưới tán rừng. Từ đó rừng lim được phục hồi. * Từ những hiểu biết về diễn thế ta có thể xây dựng những quy hoạch dài hạn về nông, lâm, ngư nghiệp, tổ chức những đơn vị kinh doanh trên cơ sở tính tóan khoa học. * Sự hiểu biết về diễn thế cho phép ta chủ động điều khiển sự phát triển của diễn thế theo hướng có lợi cho con người bằng những tác động lên điều kiện sống như: cải tạo đất, đẩy mạnh biện pháp chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, tiến hành các biện pháp thủy lợi, khai thác, bảo vệ hợp lí nguồn tài nguyên. BÀI TẬP CỦNG CỐ Học sinh khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất. Câu 1. Thực chất của quá trình diễn thế sinh thái là gì? a) Là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn khác nhau. b) Là quá trình biến đổi mạnh mẽ và liên tục của các nhân tố hữu sinh. c) Là quá trình biến đổi mạnh mẽ và liên tục của các nhân tố vô sinh. d) Cà b và c. Câu 2. Sự thay đổi mạnh mẽ các điều kiện khí hậu, địa chất và thổ nhưỡng đã tác động mạnh mẽ đến quần xã và ngược lại quần xã có thể phá hủy, biến đổi sinh cảnh cũ thành sinh cảnh mới.Thậm chí, tác động có ý thức hoặc vô thức của con người cũng làm thay đổi môi trường. Vậy nguyên nhân của diễn thế sinh thái là gì? a) Tác động mạnh mẽ của ngoại cảnh lên quần xã. b) Tác động của quần xã lên ngoại cảnh làm biến đổi mạnh mẽ ngoại cảnh đến mức gây ra diễn thế sinh thái. c) Tác động của con người. d) Cả a, b và c. Câu 3. Giả định từ một “chỗ trống” xuất hiện những nhóm sinh vật đầu tiên, tiếp theo là sự thay thế tuần tự một dãy các quần xã và dẫn đến một quần xã ổn định. Đây là loại diễn thế sinh thái nào? a) Diễn thế thứ sinh. b) Diễn thế phân hủy. c) Diễn thế nguyên sinh. Câu 4. Nghiên cứu sơ đồ sau đây và cho biết đây là loại diễn thế nào? Rừng lim Rừng sau sau Trảng cây gỗ Trảng cỏ. a) Diễn thế nguyên sinh. b) Diễn thế thứ sinh. c) Diễn thế phân hủy. Câu 5. Việc đốt rẫy làm nương, việc trồng rừng phi lao, bạch đàn… của con người, thuộc loại diễn thế nào? a) Diễn thế nguyên sinh. b) Diễn thế thứ sinh. c) Diễn thế phân hủy. d) Không thuộc loại diễn thế nào.