Bài giảng Bài 26 - Tiết 105 Thuế máu (Trích “Bản án chế độ thực dân Pháp”) Nguyễn Ái Quốc

Qua kiến thức ở tiết học trước, em hãy giải thích ý nghĩa nhan đề “Thuế máu”?

- “Thuế máu” là một ẩn dụ làm ta liên tưởng đến một thứ thuế đóng bằng xương máu, tính mạng con người.

- Tố cáo, lên án tính vô nhân đạo của chủ nghĩa thực dân Pháp.

- Cảm thương số phận của người dân các nước thuộc địa.

 

ppt22 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1371 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Bài 26 - Tiết 105 Thuế máu (Trích “Bản án chế độ thực dân Pháp”) Nguyễn Ái Quốc, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhiệt liệt chào mừng các thầy cô giáo đã về dự tiết học ngày hôm nay! Ngữ văn 8 Bài 26 - Tiết 105 (Trích “Bản án chế độ thực dân Pháp”) Nguyễn ái Quốc Người dạy: Dương Thị Vân Kiểm tra bài cũ Qua kiến thức ở tiết học trước, em hãy giải thích ý nghĩa nhan đề “Thuế máu”? - “Thuế máu” là một ẩn dụ làm ta liên tưởng đến một thứ thuế đóng bằng xương máu, tính mạng con người. Tố cáo, lên án tính vô nhân đạo của chủ nghĩa thực dân Pháp. Cảm thương số phận của người dân các nước thuộc địa. Các luận cứ: - Qua cái nhìn của một bạn đồng nghiệp. - Qua cách nhìn nhận của thực dân Pháp. - Qua thực tế. - Qua cái nhìn của tác giả. Chế độ lính tình nguyện Cách tiến hành “Chúa tỉnh” ra lệnh Tóm người khoẻ mạnh, nghèo khổ. Đòi đến con cái nhà giàu để kiếm tiền. Thủ đoạn xảo quyệt, trắng trợn Quan lại xoay xở Những người bị bắt lính: - Tìm mọi cơ hội trốn thoát. - Tự làm cho mình nhiễm những bệnh nặng nhất. => Hạ sách, bất đắc dĩ. “Các bạn đã tấp nập đầu quân, các bạn đã không ngần ngại rời bỏ quê hương xiết bao trìu mến để người thì hiến xương máu của mình như lính khố đỏ, kẻ thì hiến dâng cánh tay lao động của mình như lính thợ”. -> Giọng mỉa mai châm biếm, giễu nhại. => Lời lẽ bịp bợm, hoàn toàn giả dối thể hiện bản chất dối trá, bịp bợm của thực dân Pháp. “Nếu quả thật người An Nam phấn khởi đi lính đến thế, tại sao lại có cảnh, tốp thì bị xích tay điệu về tỉnh lị, tốp thì trước khi xuống tàu, bị nhốt trong một trường trung học ở Sài Gòn, có lính Pháp canh gác, lưỡi lê tuốt trần, đạn lên nòng sẵn? Những cuộc biểu tình đổ máu ở Cao Miên, những vụ bạo động ở Sài Gòn, ở Biên Hoà và ở nhiều nơi khác nữa, phải chăng là những biểu hiện của lòng sốt sắng đầu quân “tấp nập” và “không ngần ngại”?” - Nghệ thuật: + Dẫn chứng chân thực + Các câu hỏi tu từ + Giọng giễu nhại - Tác dụng: Xoáy sâu, chất vấn, phản bác, đập lại những lời lẽ bịp bợm của phủ Toàn quyền. Tuyên bố trịnh trọng: - Các bạn tấp nập đầu quân... không ngần ngại rời bỏ quê hương... - hiến xương máu... - dâng cánh tay... => Lời lẽ bịp bợm, tâng bốc, phỉnh nịnh. Sự thật thảm khốc: - Tốp xích tay điệu về, tốp bị nhốt trong trường học có lính canh gác lưỡi lê tuốt trần, đạn lên nòng sẵn? - biểu tình đổ máu... - Bạo động... => Thực tế đau xót. Tương phản => Phản bác “Ngày 1/8/1914, Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ. Thực dân Pháp đẩy mạnh việc vơ vét sức nười, sức của ở Đông Dương để phục vụ cho cuộc chiến tranh đế quốc. Số lính thợ người Đông Dương cung cấp cho chiến tranh chiếm 1/4 tổng số lính thợ trong tất cả các thuộc địa của thực dân Pháp...” (SGK Lịch sử 8) Kết quả của sự hy sinh Những lời tuyên bố... im bặt, họ trở lại giống người bẩn thỉu. Họ bị lột hết của cải, kiểm soát, đánh đập, đối xử như súc vật. Về đến xứ sở, họ được đón tiếp nồng nhiệt,... “Không cần nữa, cút đi!” Họ không biết gì đến tự do, công lý. Được cấp môn bài bán lẻ thuốc phiện. Chẳng mang lại lợi ích gì cho người bản xứ - Để ghi nhớ công lao người lính An Nam, chẳng phải người ta đã lột...đó sao? - Chẳng phải người ta đã giao họ...đó sao? Chẳng phải người ta đã cho họ ăn...đó sao? - Về đến xứ sở, chẳng phải họ đã được...đó sao? -> Câu hỏi tu từ, trùng điệp cấu trúc; giọng mỉa mai, châm biếm. => Cách đối xử vô ơn, vô nhân, nham hiểm, tàn bạo, độc ác của thực dân Pháp. “Chúng tôi chắc rằng thương binh và quả phụ chiến tranh sẽ đá văng món quà nhơ nhớp ấy và nhổ vào mặt kẻ tặng quà. Chúng tôi cũng tin chắc rằng thế giới văn minh và người Pháp lương thiện sẽ đứng về phía chúng tôi lên án bọn cá mập thực dân đang không ngần ngại đầu độc cả một dân tộc để vơ vét cho đầy túi.” => Niềm tin, niềm mong mỏi chính đáng trên cơ sở vạch trần, tố cáo tội ác dã man của thực dân Pháp. Kêu gọi sự đồng tình ủng hộ. Vạch ra con đường đấu tranh. 1. Nghệ thuật: - Tư liệu phong phú, xác thực. - Nghệ thuật trào phúng sắc sảo. - Nhiều hình ảnh giàu giá trị biểu cảm. - Giọng điệu vừa đanh thép vừa mỉa mai, chua chát. 2. Nội dung: - Tố cáo, lên án tội ác của thực dân Pháp đối với nhân dân các thuộc địa thông qua chính sách bắt lính vô nhân đạo. Xót xa, thương cảm số phận thảm thương của nhân dân thuộc địa. - Kêu gọi đồng tình và bước đầu vạch ra con đường đấu tranh giải phóng dân tộc - con đường cách mạng. 1. BàI tập 1 2. Bài tập 2. Bài tập trắc nghiệm 3. Bài tập 3 (về nhà) - SGK - trang 92.

File đính kèm:

  • pptThue mau(1).ppt