Bài giảng Ánh trăng_ Nguyễn Duy

I. GIỚI THIỆU TÁC GIẢ - TÁC PHẨM

1. Tác giả:

- Nguyễn Duy là bút danh,

tên thật của ông là Nguyễn Duy Nhuệ,

sinh năm 1948, quê ở thành phố Thanh Hóa

- Ông gia nhập quân đội từ năm 1966 (18 tuổi)

- Năm 1973 ông được nhận giải nhất cuộc thi

thơ báo văn nghệ

- Thơ Nguyễn Duy dung dị, hồn nhiên và trong sáng; ngôn ngữ thơ, hình tượng thơ sáng tạo, gợi cảm và rất đẹp, một vẻ đẹp chân quê. Sau này, cảm xúc trữ tình trong thơ Nguyễn Duy ít nhiều pha màu sắc triết lí thâm trầm, ấn tượng.

 

ppt41 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1856 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Ánh trăng_ Nguyễn Duy, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD - ĐT Vĩnh Tường Trường THCS Vĩnh Tường ánh trăng Nguyễn Duy Ngày thực hiện: 12 - 11 – 2008 Người thực hiện: Nguyễn Chí Thành KIỂM TRA BÀI CŨ Nờu cảm nhận của em về hỡnh ảnh “Đầu sỳng trăng treo”? Sỳng - trăng - lớ tưởng chiến đấu – tõm hồn người lớnh - cứng rắn - dịu hiền - chiến tranh – hoà bỡnh - chiến sĩ – thi sĩ Vừa tượng trưng cho vẻ đẹp tinh thần của người lớnh vừa là biểu hiện cao cả của tỡnh đồng chớ. Tiết 58 – Văn bản: ánh trăng Nguyễn Duy I. Giới thiệu tác giả - tác phẩm 1. Tác giả: - Nguyễn Duy là bút danh, tên thật của ông là Nguyễn Duy Nhuệ, sinh năm 1948, quê ở thành phố Thanh Hóa - Ông gia nhập quân đội từ năm 1966 (18 tuổi) - Năm 1973 ông được nhận giải nhất cuộc thi thơ báo văn nghệ - Thơ Nguyễn Duy dung dị, hồn nhiên và trong sáng; ngôn ngữ thơ, hình tượng thơ sáng tạo, gợi cảm và rất đẹp, một vẻ đẹp chân quê. Sau này, cảm xúc trữ tình trong thơ Nguyễn Duy ít nhiều pha màu sắc triết lí thâm trầm, ấn tượng. đ - Xuất xứ: Rút trong tập thơ cùng tên, được tác giả viết vào năm 1978, sau 30 năm ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng. Tiết 58 - Văn bản : ánh trăng Nguyễn Duy I. Giới thiệu tác giả - tác phẩm 2. Tác phẩm: Tiết 58 - Văn bản: ánh trăng Nguyễn Duy II/ Đọc – chú thích 1.Đọc : Cách đọc : + Ba khổ đầu: Giọng kể nhịp nhàng, chậm rãi. + Khổ 4: Giọng thơ đột ngột cất cao ngỡ ngàng với bước ngoặt của sự việc, của sự xuất hiện vầng trăng. + Khổ 5,6: Giọng thơ thiết tha, sôi nổi rồi trầm lắng cùng xúc cảm và suy tư lặng lẽ. Hồi nhỏ sống với đồng với sông rồi với bể hồi chiến tranh ở rừng vầng trăng thành tri kỉ Trần trụi với thiên nhiên hồn nhiên như cây cỏ ngỡ không bao giờ quên cái vầng trăng tình nghĩa Từ hồi về thành phố quen ánh điên, cửa gương vầng trăng đi qua ngõ như người dưng qua đường Thình lình đèn điện tắt phòng buyn-đinh tối om vội bật tung cửa sổ đột ngột vầng trăng tròn Ngửa mặt lên nhìn mặt thấy cái gì rưng rưng như là đồng là bể như là sông là rừng Trăng cứ tròn vành vạch kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình Tiết 58 – Văn bản: ánh trăng Nguyễn Duy III/ Thể loại và bố cục: Thể loại: thể thơ 5 chữ (ngũ ngôn). Bố cục: Kết cấu như câu chuyện nhỏ: + 3 khổ thơ đầu: cảm nghĩ về vầng trăng trong quá khứ và hiện tại. + Khổ 4: tỡnh huống gặp lại trăng. + Khổ 5, 6: cảm xúc và suy ngẫm của nhà thơ. Tiết 58 – Văn bản : ánh trăng Nguyễn Duy IV. Phân tích: 1. Bước ngoặt trong dòng diễn biến của thời gian, sự việc: Đọc bài thơ em thấy đâu là bước ngoặt để tác giả bộc lộ cảm xúc, thể hiện chủ đề của tác phẩm? - Sự việc bất thường : Thình lình đèn điện tắt phòng buyn-đinh tối om vội bật tung cửa sổ đột ngột vầng trăng tròn -> Chính vì xuất hiện đột ngột trong hoàn cảnh ấy, nên vầng trăng gợi lại bao kỉ niệm . Tiết 58 – Văn bản : ánh trăng Nguyễn Duy IV. Phân tích: 2. Cảm nghĩ về vầng trăng trong quá khứ : * Tuổi ấu thơ: “ Hồi nhỏ sống với đồng với sông rồi với bể ” Những hình ảnh ( đồng, sông, bể) cộng với điệp từ “với” diễn tả một không gian ntn? một tuổi thơ ntn? => Vầng trăng tuổi thơ trải rộng trên một không gian bao la. =>Diễn tả một tuổi thơ sống gần gũi chan hòa cùng thiên nhiên. “ Hồi nhỏ sống với đồng với sông rồi với bể ” Tiết 58 - Văn bản: ánh trăng Nguyễn Duy Tiết 58 – Văn bản: ánh trăng Nguyễn Duy Cuộc sống của người lính “hồi chiến tranh ở rừng” là cuộc sống ntn? IV. Phân tích: 2. Cảm nghĩ về vầng trăng trong quá khứ : * Khi là người lính: “hồi chiến tranh ở rừng vầng trăng thành tri kỉ” Tiết 58 – Văn bản: ánh trăng Nguyễn Duy - Những năm tháng ác liệt, gian lao, thiếu thốn, khắc nghiệt... của người chiến sĩ trong rừng sâu. - Trong những năm tháng ấy người lính nảy nở một tình cảm cao đẹp, tình đồng chí, đồng đội thủy chung, tình nghĩa thắm thiết... - Thời khắc đó người lính sống gần gũi với thiên nhiên, chan hòa cùng thiên nhiên, nhất là ánh trăng… IV. Phân tích: 2. Cảm nghĩ về vầng trăng trong quá khứ : * Khi là người lính: “hồi chiến tranh ở rừng có vầng trăng tri kỉ” Tiết 58 – Văn bản : ánh trăng Nguyễn Duy tri kỉ Iv/ phân tích: 2. Cảm nghĩ về vầng trăng trong quá khứ : Vầng trăng có mối quan hệ ntn với nhà thơ thời còn niên thiếu và khi tham gia quân ngũ đánh giặc ở rừng? Thế nào là tri kỉ? Là người bạn rất thân, hiểu mình, có tâm hồn đồng điệu với mình, đồng cam cộng khổ, chia ngọt xẻ bùi, lúc nào cũng sát cánh bên nhau Tiết 58 – Văn bản : ánh trăng Nguyễn Duy Iv/ phân tích: 2. Cảm nghĩ về vầng trăng trong quá khứ : Vì sao trăng lại trở thành người bạn tri kỉ của người lính? - Trăng gắn với những kỉ niệm ấu thơ… - Trăng giúp cho tâm hồn người lính ấm áp hơn trong những năm tháng chiến tranh ác liệt đầy hi sinh, gian khổ. + Trăng là người bạn cùng đứng gác trong những đêm chờ giặc tới: “ Đầu súng trăng treo” + Trăng cùng hành quân với người lính: “ Soi sáng đường chiến sĩ giữa đèo mây” + Trăng ru người lính, canh gác giấc ngủ cho họ: “ Gối khuya ngon giấc bên song trăng nhòm” + Trăng chia ngọt xẻ bùi cùng họ..... Tiết 58 – Văn bản: ánh trăng Nguyễn Duy Iv/ phân tích: 2. Cảm nghĩ về vầng trăng trong quá khứ : Câu thơ “vầng trăng thành tri kỉ” đã khép lại khổ thơ, khẳng định điều gì về mối quan hệ giữa con người với trăng? Vầng trăng và con người sống chan hòa, gắn bó. Trăng gắn liền với những kỉ niệm trong sáng vui tươi và cả những năm tháng gian khổ nhưng đầy tình nghĩa. Tiết 58 – Văn bản : ánh trăng Nguyễn Duy ? Iv/ phân tích: 2. Cảm nghĩ về vầng trăng trong quá khứ : “Trần trụi với thiên nhiên hồn nhiên như cây cỏ ngỡ chẳng bao giờ quên cái vầng trăng tình nghĩa” Tại sao con người thời thơ ấu và thời chiến tranh ở rừng lại có tình có nghĩa với trăng như vậy ? => Vì khi đó con người sống giản dị, thanh cao và chân thật trong sự hòa hợp với thiên nhiên trong lành. Tiết 58 – Văn bản: ánh trăng Nguyễn Duy IV/ Phân tích: 2. Cảm nghĩ về vầng trăng trong quá khứ : Vầng trăng trong quá khứ của nhân vật trữ tình là vầng trăng tri kỉ, đẹp đẽ , ân tình gắn với hạnh phúc gian lao của mỗi con người… ? Qua 2 khổ thơ đầu cho ta biết cảm nghĩ về vầng trăng trong quá khứ của nhà thơ ntn? Tiết 58 – Văn bản : ánh trăng Nguyễn Duy Iv/ phân tích: 3. Cảm nghĩ về vầng trăng trong hiện tại : “Từ hồi về thành phố quen ánh điện cửa gương vầng trăng đi qua ngõ như người dưng qua đường Thình lình đèn điện tắt phòng buyn - đinh tối om vội bật tung cửa sổ đột ngột vầng trăng tròn Tìm những từ ngữ, hình ảnh nói về cuộc sống hiện tại của người lính. Trong đó có từ nào là từ vay mượn? Nghĩa của từ đó? => Thành phố, ánh điện, cửa gương, buyn-dinh. Tiết 58 – Văn bản: ánh trăng Nguyễn Duy Iv/ phân tích: 3. Cảm nghĩ về vầng trăng trong hiện tại : ? Qua đây em hiểu cuộc sống của người lính hiện tại là một cuộc sống ntn? Sống ở những buyn-đinh cao ốc, trong điều kiện đầy đủ tiện nghi hiện đại, có điện thắp sáng suốt ngày đêm... Tiết 58 – Văn bản: ánh trăng Nguyễn Duy Iv/ phân tích: 3. Cảm nghĩ về vầng trăng trong hiện tại : “ vầng trăng đi qua ngõ như người dưng qua đường” ? Trong cuộc sống hiện đại đó, mối quan hệ giữa người lính và trăng được thể hiện qua từ ngữ nào? Biện pháp nghệ thuật gì? Trăng bị lãng quên trở lên xa lạ, không còn gắn bó với con người như trước nữa… vầng trăng-người dưng, đi; nghệ thuật so sánh, nhân hoá… Qua các bp nghệ thuật trên, em thấy quan hệ giữa người lính và trăng là mqh ntn? Tiết 58 – Văn bản : ánh trăng Nguyễn Duy Tại sao lại có sự thay đổi như vậy ? - Không gian khác biệt: làng quê - rừng núi – thành phố - Thời gian cách biệt: tuổi thơ - người lính – công chức - Điều kiện sống cách biệt… Tiết 58 – Văn bản : ánh trăng Nguyễn Duy IV/ phân tich: 3. Cảm nghĩ về vầng trăng trong hiện tại : Từ sự thay đổi trong mối quan hệ giữa người và trăng đó, tác giả muốn nói với chúng ta điều gì? => Cuộc sống tiện nghi hiện đại làm con người dễ lãng quên những giá trị trong quá khứ… Tiết 58 – Văn bản: ánh trăng Nguyễn Duy Iv/ phân tích: 4. Tình huống gặp lại trăng: “Thình lình đèn điện tắt phòng buyn-đinh tối om vội bật tung cửa sổ đột ngột vầng trăng tròn” ? Tình huống này diễn ra ntn? => Nhanh, đột ngột, bất ngờ. ? Trong tình huống ấy, vầng trăng hiện lên ntn? Vầng trăng hiện lên thật bất ngờ: một vầng trăng tròn đầy, đẹp vẹn nguyên. Tiết 58 – Văn bản: ánh trăng Nguyễn Duy Iv/ phân tích: 5. Suy ngẫm – triết lí của nhà thơ: Tại sao tác giả viết: “Ngửa mặt lên nhìn mặt” mà không viết: “Ngửa mặt lên nhìn trăng”? mặt – mặt ( mặt người và mặt trăng ) -> nhân hoá - Con người thấy mặt trăng là tìm được bạn tri kỉ ngày nào. - Viết như thế vừa lạ, vừa sâu sắc… Tiết 58 – Văn bản: ánh trăng Nguyễn Duy Nước mắt đang ứa ra sắp khóc, tâm hồn đang rung động, xao xuyến gợi nhớ gợi thương Iv/ phân tích: 4. Suy ngẫm - triết lí của nhà thơ: Trong tư thế “đối diện đàm tâm” với vầng trăng tròn đầy, đẹp vẹn nguyên như vậy, nhà thơ có cảm xúc gì? Được thể hiện qua từ ngữ nào? Rưng rưng (Từ láy) “Ngửa mặt lên nhìn mặt có cái gì rưng rưng như là ruộng là đồng như là sông là bể” Tiết 58 – Văn bản: ánh trăng Nguyễn Duy Iv/ phân tích: 5. Suy ngẫm – triết lí của nhà thơ: Tại sao nhân vật trữ tình lại có cảm xúc “ rưng rưng” như thế? - Bất ngờ gặp lại người bạn tri kỉ, tình nghĩa thủy chung; trăng vẫn đẹp như ngày nào… - ánh trăng tròn đầy, vẹn nguyên đó đã làm sống dậy kí ức về một thời đã qua… Tiết 58 – Văn bản: ánh trăng Nguyễn Duy Iv/ phân tích: 4. Suy ngẫm – triết lí của nhà thơ: “như là đồng là bể như là sông là rừng” Trong hai câu thơ trên, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Tác dụng? Những hình ảnh liệt kê (đồng, sông, bể, rừng) cùng với nghệ thuật so sánh, lặp cấu trúc, điệp từ “ là”, giọng thơ thiết tha… cho ta thấy những kỉ niệm trong quá khứ đang dồn dập, liên tiếp như mạch nước ngầm được thông dòng ồ ạt ùa về trong tâm hồn nhà thơ… Tiết 58 – Văn bản: ánh trăng Nguyễn Duy Iv/ phân tích: : 4. Suy ngẫm – triết lí của nhà thơ: “Trăng cứ tròn vành vạnh kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình”. Cú ý kiến cho rằng khổ thơ cuối cựng trong bài mang nhiều ý nghĩa, tập trung nhất tư tưởng chủ đề của bài thơ. Theo em ý kiến đú cú đỳng khụng? Tiết 58 – Văn bản: ánh trăng Nguyễn Duy Iv/ phân tích: Suy ngẫm – triết lí của nhà thơ: “ Trăng cứ tròn vành vạnh kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình.” Hình ảnh trăng trong khổ thơ cuối được miêu tả qua những từ ngữ nào? Hình ảnh nào? T/g sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Em có nhận xét gì về giọng điệu của khổ thơ? Qua đó cho ta cảm nhận được vẻ đẹp nào của trăng? Tiết 58 – Văn bản: ánh trăng Nguyễn Duy Iv/ phân tích: 3. Suy ngẫm – triết lí của nhà thơ: “ Trăng cứ tròn vành vạnh kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc ” + Trăng luôn là vẻ đẹp vĩnh hằng của thiên nhiên. + ý nghĩa biểu tượng: vẻ đẹp của đất nước, của quá khứ sâu nặng, trăng bao dung, độ lượng, trăng vẫn thủy chung, nghĩa tình trọn vẹn, trong sáng mà không đòi hỏi phải đền đáp… Nghệ thuật: từ láy, nhân hoá; từ ngữ giản dị, gợi cảm; giọng điệu trầm lắng… Tiết 58 – Văn bản: ánh trăng Nguyễn Duy Iv/ phân tích: : 4. Suy ngẫm – triết lí của nhà thơ: “ ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình” Trước vẻ đẹp của trăng, người lính có thái độ gì? Vì sao người lính giật mình ? - Cái giật mình ở đây là giật mình nhớ lại quá khứ…; cái giật mình tự vấn…; nối hiện đại với truyền thống… - Cái giật mình của sự xám hối, tự hoàn thiện mình… - Đại từ “ta” như nhắc nhở chung mọi người. Tiết 58 – Văn bản: ánh trăng Nguyễn Duy Iv/ phân tích: 5. Suy ngẫm – triết lí của nhà thơ: Nếu ánh trăng tượng trưng cho vẻ đẹp và những giá trị tốt đẹp của truyền thống thì sự vô tình và cái giật mình của con người trước trăng có ý nhắc nhở chúng ta điều gì trong cuộc sống? Con người phải biết trân trọng những giá trị truyền thống tốt đẹp trong quá khứ. Tiết 58 – Văn bản: ánh trăng Nguyễn Duy I/ Giới thiệu tác giả, tác phầm: II/ Đọc và tìm hiểu chú thích: III/ thể loại, bố cục: Iv/ phân tích: V/ tổng kết: 1. Nghệ thuật: - Bài thơ kết hợp giữa tự sự và trữ tỡnh và mạch cảm xỳc men theo lời kể để bộc lộ. Giọng điệu tõm tỡnh, tự nhiờn... khi ngõn nga, tha thiết, khi trầm lắng, suy tư. Thể thơ năm chữ, gieo vần cỏch với tiết tấu nhịp nhàng, mỗi khổ thơ được viết liền mạch như một cõu… 2. Nội dung: - ánh trăng như một lời nhắc nhở về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước bình dị mà hiền hậu - Bài thơ gợi nhắc, củng cố ở người đọc thái độ sống “ Uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ… Tiết 58 – Văn bản: ánh trăng Nguyễn Duy 1, Tại sao ở đầu mỗi dòng thơ (trừ tiếng đầu mỗi đoạn) tác giả không viết hoa? Và cả bài chỉ có một dấu chấm câu kết thúc tác phẩm? Củng cố, dặn dò: Gợi ý: Nhà thơ muốn cho cảm xúc được dào dạt trôi theo dòng chảy của thời gian, kỉ niệm, tạo sự liền mạch về ý tưởng và hình ảnh trong từng khổ và cả bài thơ. 2, Đọc diễn cảm bài thơ. Tiết 58 – Văn bản: ánh trăng Nguyễn Duy - Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của bài. Viết đoạn văn ngắn giải thích vì sao mở đầu tác phẩm tác giả viết là “vầng trăng”, nhưng kết thúc tác phẩm lại là “ánh trăng”? - Chuẩn bị bài tiếp theo. Củng cố, dặn dò:

File đính kèm:

  • pptHoi giang 20-11(Anh trang).ppt
  • mp3Doc dien cam Anh trang.mp3
Giáo án liên quan