Mỗi lần nghe bài hát Hò kéo pháo, lòng tôi lại bồi hồi xúc động và tự hào về
một thời oanh liệt của pháo binh Quân đội Nhân dân Việt Nam anh hùng, và
đồng thời cũng thầm cảm ơn nhạc sĩ Hoàng Vân đã sáng tác được một
bài hát "sống mãi
cùng năm tháng" ấy.Trong một đợt đưa cácnhạc sĩ ở thực tế binh chủng
pháo binh, tôi đã được nhạc sĩ Hoàng Vân kể lại những kỷ niệm không bao
giờ quên để viết nên ca khúc Hò kéo pháo.
Hồi đó, Hoàng Vân là học sinh Trường Thăng Long. 17 tuổi, anh tạm "xếp bút
nghiên" lên đường đi kháng chiến.
10 trang |
Chia sẻ: lienvu99 | Ngày: 07/11/2022 | Lượt xem: 225 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Âm Nhạc 8 - Tiết 6: ANTT Nhạc Sĩ Hoàng Vân Và Bài Hò Kéo Pháo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Âm Nhạc 8
Nhóm 5 – Lớp 8/7
Tiết 6
ANTT : Nhạc Sĩ Hoàng Vân Và Bài Hò Kéo Pháo
Mỗi lần nghe bài hát Hò kéo pháo , lòng tôi lại bồi hồi xúc động và tự hào về
một thời oanh liệt của pháo binh Quân đội Nhân dân Việt Nam anh hùng , và
đồng thời cũng thầm cảm ơn nhạc sĩ Hoàng Vân đã sáng tác được một
bài hát " sống mãi
cùng năm tháng " ấy.Trong một đợt đưa cácnhạc sĩ ở thực tế binh chủng
pháo binh , tôi đã được nhạc sĩ Hoàng Vân kể lại những kỷ niệm không bao
giờ quên để viết nên ca khúc Hò kéo pháo .
Hồi đó , Hoàng Vân là học sinh Trường Thăng Long. 17 tuổi , anh tạm " xếp bút
nghiên " lên đường đi kháng chiến .
2. Bài hát hò kéo pháo
Từ trường sĩ quan , Hoàng Vân được điều về làm chính trị viên một tốp văn công của Sư đoàn 312. Vào thời điểm quân ta đang chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ , thì anh được cử đi quan sát chiến trường để sau đó đưa " gánh hát " tới phục vụ các đơn vị tham gia chiến đấu .
Một hôm , Hoàng Vân được tận mắt nhìn thấy cảnh tượng hào hùng của các chiến sĩ pháo binh gò lưng kéo pháo vượt dốc núi cao hàng nghìn mét . Hàng trăm con người lưng cúi rạp , chân xoạc , tay bám vai ghì cùng hỗ trợ dây tời kéo khẩu trọng pháo nhích dần , nhích dần từng tấc một ngược lên đỉnh dốc theo một nhịp thống nhất : " Hò dô ta ... nào ! Hai ... ba nào !".
Giờ nghỉ , các chiến sĩ còn kể cho Hoàng Vân nghe biết bao tấm gương dũng cảm hy sinh của pháo thủ trong khi làm nhiệm vụ .
Khẩu pháo của Đại đội 801 đang đổ dốc Suối Reo . Pháo thủ Mận ghé vai vào bánh pháo , kết hợp với dây để ghìm khẩu pháo khỏi tụt xuống quá nhanh . Nhưng khẩu pháo vẫn cướp đà đè vào đùi Mận . Mọi người ráng hết sức kéo pháo ngược lên để cứu Mận . Pháo vẫn không nhúc nhích . Mận cố chịu đựng và khi thấy lâu quá , Mận nói với anh em :
- Thôi chân tôi đằng nào cũng hỏng , các đồng chí cứ cho bánh pháo lăn qua để kịp vào trận địa chiến đấu .
Lời nói chân thành thể hiện tấm lòng cao cả hy sinh vì chiến thắng ấy đã làm mọi người cảm động cố gắng hết sức kéo pháo lên , cứu được cả người lẫn pháo !
Hôm sau , lại một sự cố khác xảy ra . Khẩu pháo nặng gần hai tấn đang lên dốc thì đột nhiên dây tời đứt , kéo cả khối người xềnh xệch trên mặt đường .
- Cứu lấy pháo ! Còn người còn pháo !...
Kéo pháo vào đã vất vả , nhưng kéo pháo ra để bảo toàn lực lượng và đánh thắng theo mệnh lệnh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp , cũng là một kỳ tích . Chính trong hoàn cảnh khắc nghiệt ấy , phẩm chất anh hùng của người chiến sĩ cách mạng lại được bộc lộ .
Hình ảnh anh hùng Tô Vĩnh Diện lấy thân chèn pháo lại càng làm cho Hoàng Vân xúc động . Những nốt nhạc đầu tiên của bài Hò kéo pháo đã xuất hiện . Khi chủ đề của bài hát được hình thành , anh thức thâu đêm để viết .
- Trời về sáng , chợt có tiếng gà rừng gáy - nhạc sĩ tâm sự - làm tôi liên tưởng đến tiếng kèn chiến thắng rộn rã ... Thế là Hò kéo pháo được hoàn chỉnh phần cuối khi trời vừa sáng ! Hôm ấy , cả " gánh hát " chúng tôi luyện tập quên cả ăn , để kịp thời phục vụ cho bộ đội và dân công tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử . Bài hát giản dị , trong sáng , viết theo hình thức quen thuộc của một thể loại hò dân gian , nên được nhiều chiến sĩ yêu thích và dễ thuộc .
Cho tới hôm nay, mặc dù nhạc sĩ Hoàng Vân đã có thêm nhiều kiến thức âm nhạc đủ sức sáng tác đại hợp xướng Bài ca Điện Biên Phủ , nhưng ca khúc Hò kéo pháo vẫn là điểm khởi đầu của những thành công ấy . Bởi lẽ như nhạc sĩ Hoàng Vân tâm sự : " Nó là những giây phút đẹp nhất , xúc động nhất trước thiên anh hùng ca bất tử của chiến thắng Điện Biên Phủ , mà không dễ gì có được trong cuộc đời sáng tác âm nhạc của tôi ...".
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ - Điện Biên Phủ đã trở thành tiếng gọi quen thuộc và yêu mến của những người dân thuộc địa đang muốn giải phóng đất nước . Các chiến sĩ An- giê-ri đã sáng tạo ra động từ điện-biên-phu-ê ( diên biêen fuer ) từ những ngày còn trên núi O- rét . Động từ đó được hiểu là đánh cho kẻ địch không còn mảnh giáp như nước Việt Nam đã đánh thực dân Pháp ở Điện Biên Phủ .
Làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ là quân và dân ta với "56 ngày đêm ngủ hầm , mưa dầm , cơm vắt - máu trộn bùn non..." là những con dường hiện ra , là những con voi thép leo lên đỉnh núi cao ...
17 giờ ngày 13-3-1954, quân ta bắt đầu nổ súng vào trung tâm đề kháng Him Lam. Pháo binh ta - mà kẻ địch không thể tưởng tượng nổi có thể kéo vào Điện Biên - đã nổ giòn giã , áp đảo kẻ thù . Mấy hôm sau đó , tên quan nǎm chỉ huy trọng pháo của địch ở Mường Thanh đã tự sát . Chính hắn , là kẻ đã huênh hoang đội cái mũ đỏ lên đầu và tuyên bố : Nếu pháo binh Việt Minh vào đây , tôi sẽ đội cái mũ đỏ này cho họ nhìn thấy rõ hơn ...
Nhưng với quyết tâm " đánh chắc , thắng chắc " hàng trǎm tấn pháo và đạn của quân ta đã vượt qua hàng chục dốc cao , vực thẳm áp sát trận địa .
.
Kéo pháo vào , rồi lại kéo pháo ra . Rồi pháo lại vào .
Nhiều đoạn đường chỉ còn có sức người là khả nǎng duy nhất . Những ngón chân bấm vào đá sắc tóe máu , những làn dây tời đỏ , bầm vai chiến sĩ . Bánh pháo nhích lên từng đoạn , những con chặn được lao tới
Hò dô ta , nào !
Kéo pháo ta vượt qua đèo .
Hò dô ta nào ?
Kéo pháo ra vượt qua núi .
Bài hát hò kéo pháo - của nhạc sĩ trẻ Hoàng Vân - lập tức lan ra - và còn vang vọng tới hôm nay và mai sau , để nhắc nhở về một chặng đường gian khổ nhưng vinh quang . Và để nhắc nhở tới những bài hát im lặng trên con đường pháo ra , pháo vào hiểm trở , gập ghềnh ngày ấy .
Đó là bài hát của mồ hôi nhỏ giọt , của chung tấm lưng ướt đầm , của bàn tay siết vào dây tời , của những bắp thịt cuộn sóng ...
Đó là bài hát về con người - đại điện cho những con người - như nhà thơ Tố Hữu đã ngợi ca.
Những đồng chí chèn lưng cứu pháo
Nát thân , nhắm mắt còn ôm
Con người đó là Tô Vĩnh Diện .
Mỗi thử thách bất ngờ đặt ra - dẫu là đột ngột nhất - vẫn có người , dường như được chuẩn bị để giải quyết . Những thử thách của chiến tranh càng khốc liệt và chớp nhoáng hơn . Một lỗ châu mai địch , tưởng tắt ngấm , bỗng điên cuồng dội lựa vào xung kích , một khẩu liên thanh bị gãy càng khi giặc đang ồ ạt xông lên ...
Lần này , khẩu pháo đang xuống dốc . Xuống dốc càng thẳng và nguy hiểm hơn cả lên dốc . Những đôi mắt chǎm chú , những thân hình trai tráng gồng lên , những bắp chân phồng lên ghìm vào mặt đất thoai thoải . Tiếng chim rừng nghe trong trẻo như một mảng xanh trời . Lá xanh sắc mùa xuân vẫn che kín con đường chênh vênh của pháo .
Bỗng - sợi dây tời rǎng rắc vặn và rạn đứt . Một tiếng thét khô khan. Khẩu pháo cứ tụt dần xuống . Mọi người nhắm mắt lại : thôi đành hy sinh khẩu pháo . Một khẩu súng lớn lúc này đáng quý biết bao nhiêu . Nhưng không còn cách gì cứu vãn . Không ai có thể nghĩ ngay cách cứu khẩu pháo chỉ trong vài giây phút nữa sẽ vỡ tan trong vực thẳm .
Nhưng sao lại , khẩu pháo bỗng chồm tới , quặt ngang một chút rồi dừng hẳn ? Phúc quá , chắc là nó gặp một vật chắn bất ngờ nào đó ?
Vài ba giây sửng sốt , lặng đi , chiến sĩ bỗng ùa tới khẩu pháo . Và họ thấy ngay vật chắn đó .
Những đồng chí chèn lưng cứu pháo
Nát thân nhắm mắt còn ôm
Không một tiếng kêu rên . Một nụ cười méo mó trên đôi môi tóe máu . Chính tấm thân trai trẻ đó lao vào bánh pháo , ghìm nó lại và buộc nó rẽ ngang và dừng lại . Tấm áo trấn thủ đang đỏ dần màu máu ...
Không ai có thể biết người chiến sĩ nghĩ gì trong giây phút ấy . Người ta chỉ biết rằng không có anh chắc chắn là khẩu pháo sẽ không được góp sức vào chiến dịch lịch sử vĩ đại làm cho cái thung lũng Điện Biên trở thành đỉnh cao sáng ngời . Để cho những cái tên đơn sơ nhất bỗng nên thơ và lan truyền vượt ra ngoài biên giới .
Mường Thanh , Hồng Cúm , Him Lam
Hoa mơ lại trắng , vườn cam lại vàng
Trong viện bảo tàng quân đội - hiện vật về anh chỉ còn lại duy nhất tấm áo trấn thủ bạc thếch , với một tấm biển còn ghi dòng chữ : áo trấn thủ của đồng chí Tô Vĩnh Diện mặc trong lúc lấy thân mình chèn pháo , tháng 12-1953.
Thời gian đã đi qua rất nhiều .
Mỗi dịp nhớ lại Điện Biên , để kỷ niệm ngày chiến thắng có biết bao bài hát lại được vang lên . Không hiểu sao tôi vẫn thích nghe hơn cả , là bài hát " Hò kéo pháo " với âm thanh trầm lắng , xốc vác :
Hò dô ta nào , kéo pháo ta vượt qua đèo .
Hò dô ta nào . kéo pháo ta vượt qua núi
Có lẽ bởi vì cùng với bài hát hùng tráng , vang vọng đó , tôi còn nghe rõ mồn một bài hát lặng im về anh . Bài hát lặng im của tấm lưng áo trấn thủ đang oằn xuống dưới hàng ngàn cân sắt thép . Bài hát lặng im của nụ cười phảng phất trong ánh mắt cuối cùng gửi gắm đồng đội . Bài hát lặng im của tâm hồn tươi trẻ trong giây phút thử thách đã dứt khoát lấy mình làm điểm tựa . Phải chǎng , anh đã chuẩn bị từ lâu cho giây phút ấy ? Sự chuẩn bị đó cũng im lặng biết bao , bình thường biết bao , như lớp lớp tuổi trẻ đã và đang chuẩn bị cho mình .
Để mỗi thử thách vụt đến , thì những La Vǎn Cầu , Phan Đình Giót ... lại xuất hiện kịp thời . Không một giây tính toán , không một tiếng thét gào . Lặng im anh hiến dâng cả cuộc đời cho cách mạng . Chỉ còn để lại cho đời một tấm áo trấn thủ cũ kỹ , bạc màu . Một tấm áo nằm im trong khung kính viện bảo tàng .
Nhưng đó là sự lặng im đã hóa lời ca, không tiếng động , bay tới những trái tim trẻ tuổi của bao nhiêu thế hệ mới tiếp tận xa sau ...
CẢM ƠN CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ THEO DÕI PHẦN TRÌNH BÀY CỦA NHÓM 5
File đính kèm:
- bai_giang_am_nhac_8_tiet_6_antt_nhac_si_hoang_van_va_bai_ho.ppt