Văn bản hán văn trích tuyển (giáo trình dùng cho sinh viên ngành ngữ văn, lịch sử và Việt Nam học)

Việt Nam và Trung Hoa là hai quốc gia có mối liên hệ về lịch sử và văn hóa

đặc biệt, trong quá trình tồn tại, phát triển của hai đất nước này đã diễn ra sự giao lưu

và tiếp xúc văn hoá một cách sâu sắc. Dấu ấn của quá trình tiếp xúc ấy đã để lại trên

nhiều phương diện như văn hoá, văn học, nghệ thuật, quan niệm thẩm mỹ, nhưng

tiêu biểu nhất là về mặt văn tự, thể hiện qua lớp từ Hán Việt phong phú về số lượng,

đa dạng về ngữ nghĩa, góp phần làm giàu thêm vốn từ vựng của tiếng Việt chúng ta,

đặc biệt nó được lưu giữ trong kho tàng sách Hán Nôm đồ sộ, góp phần phản ánh một

cách sinh động mọi mặt đời sống văn hoá, văn minh Việt Nam.

Mục đích và thực tiễn nghiên cứu hệ thống văn bản Hán Nôm là quá trình góp

phần bảo vệ và phát huy di sản văn hoá dân tộc theo định hướng hiện đại, dân tộc,

khoa học và đại chúng, là cơ sở giúp cho các nhà nghiên cứu, quản lý hoạch định

được những chính sách đúng đắn về việc bảo tồn, phát huy vốn cổ văn hoá Việt Nam.

Vì vậy, di sản Hán Nôm và hệ thống văn bản chữ Hán, chữ Nôm cần được xem là đối

tượng quan trọng, là những cứ liệu lịch sử xác thực cho những chuyên ngành cơ bản

của khoa học xã hội.

pdf117 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 536 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Văn bản hán văn trích tuyển (giáo trình dùng cho sinh viên ngành ngữ văn, lịch sử và Việt Nam học), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN ---o0o--- VÕ MINH HẢI VĂN BẢN HÁN VĂN TRÍCH TUYỂN (Giáo trình dùng cho sinh viên ngành Ngữ văn, Lịch sử và Việt Nam học) Quy Nhơn, 2009 1 MỤC LỤC Mục lục 1 Mấy lời phi lộ 2 1 Văn bản Hán văn – Những vấn đề tổng quát 3 2 Thủ châu đãi thố 7 3 Khắc chu cầu kiếm 15 4 Học nhi thời tập chi 22 5 Lục ngôn lục tế 29 6 Tứ cảnh chi nội bất trị 33 7 Hải điểu 42 8 Ái liên thuyết 52 9 Nam quốc sơn hà 64 10 Cáo tật thị chúng 69 11 Tụng giá hoàn kinh sư 75 12 Thiên đô chiếu 80 13 Hưng Đạo đại vương 87 14 Bình Ngô đại cáo 94 15 Lam Sơn thực lục tự 108 Tài liệu tham khảo chính 115 2 MẤY LỜI PHI LỘ Giáo trình Văn bản Hán văn trích tuyển được biên soạn dựa trên cơ sở của hệ thống bài giảng về văn bản Hán văn Trung Hoa và Hán văn Việt Nam mà chúng tôi đã trình bày tại các lớp sinh viên khoa Ngữ văn, Đại học Quy Nhơn từ khoá 24 đến nay. Đối tượng phục vụ chính của giáo trình này là sinh viên ngành Sư phạm Ngữ văn, Lịch sử, Cử nhân khoa học Ngữ văn, Lịch sử và Việt Nam học của các khoa Ngữ văn, Lịch sử, Trường Đại học Quy Nhơn. Đây là học phần thứ 2 (năm thứ hai), tiếp sau học phần Hán văn cơ sở (năm thứ nhất) và là tiền đề cho học phần Văn bản Nôm ở năm thứ ba. Những dữ liệu được sử dụng để minh giải các văn bản trong tập sách này đã được chúng tôi chọn lọc kỹ lưỡng, góp phần bổ sung thêm kiến thức về văn học, lịch sử và văn hoá, xã hội cho sinh viên ngành khoa học xã hội. Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã nhận đươc sự quan tâm, giúp đỡ của lãnh đạo nhà trường, phòng Khoa học-Công nghệ và Hợp tác quốc tế, trường Đại học Quy Nhơn, quý thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn và bộ môn Ngôn ngữ - Hán Nôm, đặc biệt là sự quan tâm, giúp đỡ, hướng dẫn, phản biện về chuyên môn của thầy giáo - Giảng viên Huỳnh Chương Hưng (bộ môn Hán Nôm) và sự động viên quý báu của quý thầy giáo - ThS. Lê Từ Hiển (bộ môn Văn học Phương Đông), TS. Mai Xuân Miên (bộ môn Phương pháp dạy học Ngữ văn) và các bạn sinh viên, xin cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn chân thành. Vì hệ thống tư liệu và thời gian còn hạn chế nên việc biên soạn giáo trình Văn bản Hán văn trích tuyển sẽ không tránh khỏi những sai sót, kính mong quý thầy cô cùng đồng nghiệp, độc giả bổ sung và chỉ chính. Chúng tôi chân thành cảm ơn. Trọng thu, Kỷ Sửu, 2009 Soạn giả cẩn chí 3 Bài 1 VĂN BẢN HÁN VĂN - NHỮNG VẤN ĐỀ TỔNG QUÁT I. Văn bản cổ văn Hán Nôm Việt Nam, di sản văn hoá và phương hướng tiếp cận cơ bản 1. Văn bản cổ văn Hán Nôm - Một di sản văn hoá Việt Nam Việt Nam và Trung Hoa là hai quốc gia có mối liên hệ về lịch sử và văn hóa đặc biệt, trong quá trình tồn tại, phát triển của hai đất nước này đã diễn ra sự giao lưu và tiếp xúc văn hoá một cách sâu sắc. Dấu ấn của quá trình tiếp xúc ấy đã để lại trên nhiều phương diện như văn hoá, văn học, nghệ thuật, quan niệm thẩm mỹ, nhưng tiêu biểu nhất là về mặt văn tự, thể hiện qua lớp từ Hán Việt phong phú về số lượng, đa dạng về ngữ nghĩa, góp phần làm giàu thêm vốn từ vựng của tiếng Việt chúng ta, đặc biệt nó được lưu giữ trong kho tàng sách Hán Nôm đồ sộ, góp phần phản ánh một cách sinh động mọi mặt đời sống văn hoá, văn minh Việt Nam. Mục đích và thực tiễn nghiên cứu hệ thống văn bản Hán Nôm là quá trình góp phần bảo vệ và phát huy di sản văn hoá dân tộc theo định hướng hiện đại, dân tộc, khoa học và đại chúng, là cơ sở giúp cho các nhà nghiên cứu, quản lý hoạch định được những chính sách đúng đắn về việc bảo tồn, phát huy vốn cổ văn hoá Việt Nam. Vì vậy, di sản Hán Nôm và hệ thống văn bản chữ Hán, chữ Nôm cần được xem là đối tượng quan trọng, là những cứ liệu lịch sử xác thực cho những chuyên ngành cơ bản của khoa học xã hội. Văn bản Hán Nôm là dấu ấn lịch sử, là di sản văn vật quan trọng đánh dấu sự phát triển của văn minh, văn hoá Việt Nam trong lịch trình tồn tại và tiến triển. Sự cần thiết phải bảo tồn và phiên dịch hệ thống văn bản tư liệu hiện có của chúng ta là một nhiệm vụ quan trọng có tính cấp bách. Trong số những thể loại văn bản hiện tồn, nhiều nhà nghiên cứu đã phân chia theo nhiều lĩnh vực với nhiều tiêu chí khác nhau như: Lịch sử, văn học, địa lý, y học, văn hoá, xã hội, phong tục, Tuy nhiên, số lượng tư liệu Hán Nôm được phiên dịch và giới thiệu hiện nay chưa nhiều, còn nhiều vấn đề cần thảo luận và thống nhất thêm về khoa học văn bản. Vì vậy, việc học tập, giới thiệu và tiếp cận hệ thống di sản này là yêu cầu thiết thực đối với sinh viên Ngữ văn, Lịch sử, Việt Nam học và các ngành khoa học xã hội khác. 4 2. Những phương hướng tiếp cận cơ bản Do hoàn cảnh lịch sử đặc biệt, trong một thời gian dài ta đã sử dụng ngôn ngữ văn tự Hán để tạo nên các loại văn bản, sau đó sử dụng chúng để tạo ra chữ Nôm và Việt hoá chúng trên nhiều phương diện. Do đó, Hán văn cổ Việt Nam là một sản phẩm mang tính văn hoá của cha ông chúng ta. Vì vậy, phương thức tiếp cận cần phải đảm bảo tính khoa học, lôgic, người sử dụng và nghiên cứu cũng cần phải trang bị một hệ thống kiến thức cơ bản về ngôn ngữ văn tự Hán, ngữ pháp Hán cổ, điển cố, thi liệu, thể loại văn bản Hán ngữ cổ, Hệ thống văn bản này có niên đại quá xa chúng ta, nội dung lại gắn với nhiều nội dung mang tính lịch sử, văn hóa, chính trị, xã hội,... Vì vậy, khi tiếp cận với hệ thống văn bản này, chúng ta phải hoàn toàn thống nhất với cách nghĩ, cách tư duy ngôn ngữ, đặc trưng văn bản để tạo cơ sở cho việc đào sâu nghiên cứu về chúng. Qua bề mặt ngôn ngữ, người nghiên cứu phải đi tìm cái triết lý ẩn sâu trong các tầng nghĩa của văn tự. Vì vậy, người học cần xác định rõ mục đích, yêu cầu của môn học. Học chữ Hán, nghiên cứu về Hán ngữ cổ, cố nhiên chúng ta phải có một quá trình tích luỹ lâu dài, có sự hiểu biết về lịch sử, văn hoá, triết học, văn chương cổ trung đại Trung Hoa, Việt Nam, nhất là ở phương diện thi pháp thể hiện qua các cách dụng điển, kê cổ, dẫn sự, Học Hán Nôm cố nhiên cũng cần thiết phải trang bị những kiến thức cơ bản về cú pháp, từ pháp Hán văn cổ và Việt văn cổ. Nhìn từ góc độ thực hành minh giải văn bản, người học cần nắm những quy tắc cấu tạo từ, trật tự từ, tạo câu, phổ biến nhất là quy luật sử dụng, ý nghĩa, chức năng của hư tự. Tóm lại, việc đề ra phương hướng tiếp cận văn bản Hán Nôm cần phải dựa trên thực tiễn giảng dạy và học tập bộ môn. Nghiên cứu cổ văn không thể là công việc giản đơn, tiến triển nhanh chóng như học một sinh ngữ hiện đại, nó cần một quá trình, thời gian và công phu rèn luyện thật sự chuyên cần và có phương pháp. Do đó, đồng thời với quá trình giảng dạy lý thuyết là sự bồi dưỡng cho người học, người nghiên cứu lòng yêu mến những giá trị cổ xưa, những di sản bất hủ của cha ông. II. Cấu trúc của Văn bản Hán Văn trích truyện 1. Giáo trình Văn bản Hán văn trích tuyển được biên soạn dựa trên những yêu cầu thực tiễn của việc dạy và học bộ môn Ngữ văn Hán Nôm theo tinh thần đổi mới chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo và chương trình đạo tạo Sư phạm Ngữ văn, Cử nhân khoa học Ngữ văn, Lịch sử, Việt Nam học của Trường Đại học Quy 5 Nhơn. Đây là một trong những giáo trình Ngữ văn Hán Nôm đầu tiên được biên soạn dựa trên phương pháp tích hợp giữa ngôn ngữ Hán văn cổ, văn học cổ trung đại, lịch sử và văn hoá. 2. Hệ thống văn bản được tuyển giảng trong giáo trình được chia thành hai phần cơ bản: Văn bản Hán văn Trung Hoa (từ bài 2 đến bài 8), Văn bản Hán văn Việt Nam (từ bài 9 đến bài 15). Hệ thống văn bản được tuyển chọn trong giáo trình này được phân bố từ đơn giản đến phức tạp, gắn liền với những kiến thức văn hoá cần thiết của các sinh viên chuyên ngành xã hội. Những văn bản được chọn giảng là những văn bản Hán văn tiêu biểu trong văn học, lịch sử Trung Hoa và Việt Nam. Đó có thể là văn bản thơ, cáo, chiếu, tản văn lịch sử, triết học. Nhìn chung, tất cả những văn bản này đều mang những giá trị đặc biệt về văn học, lịch sử và triết học. Mỗi bài tuyển văn được chúng tôi phân chia thành 5 mục khác nhau: I. Chính văn; II. Giới thiệu về tác giả tác phẩm (hoặc thể loại); III. Chú giải từ ngữ; IV. Ngữ pháp; V. Bài tập thực hành. Trong mỗi bài giảng, vì yêu cầu của bộ môn và xu hướng đổi mới phương pháp giảng dạy, chúng tôi đã từng bước bổ sung những kiến thức về lịch sử, từ cổ Hán Việt, điển cổ, thi liệu và dẫn liệu là những trích đoạn trong thơ cổ điển, truyện Nôm Việt Nam. Đây cũng là sự minh chứng cho quá trình xuyên thấm, ảnh hưởng của những ngữ liệu cổ văn trong văn hoá và ngôn ngữ văn học Việt Nam. 3. Với tên gọi Văn bản Hán văn trích tuyển, thông qua giáo trình này, chúng tôi mong muốn góp thêm một số tư liệu về văn bản, quá trình minh giải văn bản ngõ hầu giúp cho các bạn sinh viên và những người yêu mến cổ văn có thêm được những tư liệu cần thiết bổ sung cho kiến văn của mình. Đặc biệt, để tạo nên tính xác thực và khoa học, chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu, minh giải văn bản theo hướng liên ngành, đối chiếu so sánh. Tuy nhiên, trong quá trình chúng tôi biên soạn những đơn vị kiến thức được xem là bổ trợ chúng tôi đều giải thích rõ ràng, những kiến thức bắt buộc, chúng tôi đưa vào phần Ghi chú và Từ đồng âm. Trong phần chính văn, phần dịch nghĩa là do chúng tôi phiên âm dịch nghĩa dựa trên sự đối chiếu với các bản dịch nghĩa của các nhà nghiên cứu khác. Riêng đối với phần dịch văn, chúng tôi tuyển chọn những bài dịch mẫu mực của các nhà nghiên cứu tiền bối như một sự tri ơn và kính trọng những người đã mở đường cho bộ môn. III. Một số vấn đề cần lưu ý 1. Điều kiện tiên quyết khi học giáo trình này là sinh viên đã có những kiến thức cơ bản về vấn đề ngôn ngữ văn tự Hán, cấu tạo chữ Hán, bộ thủ, ngữ nghĩa, cú 6 pháp, từ pháp, trong học phần Hán văn cơ sở. Vì vậy, trong giáo trình này, chỉ giới thiệu từ ngữ, giải thích ý nghĩa, gợi ý dịch nghĩa còn công việc còn lại là do sinh viên chủ động nghiên cứu. 2. Vấn đề học tập Hán Nôm không chỉ bó hẹp trong những kiến thức được cung cấp ở trên lớp mà nó còn rất cần đến sự chuyên chú, kiên trì và hứng thú của người học. Vì vậy, yêu cầu thiết yếu đối vơi người học là quá trình thực hành. Thông qua những gợi ý của chúng tôi trong mục Bài tập thực hành, các bạn sinh viên có thể tìm hiểu thêm trong các tài liệu tham khảo cần thiết cho bộ môn. Văn tuyển Hán Nôm là những tác phẩm có giá trị không chỉ về văn chương mà còn tiêu biểu về học thuật, đại diện cho các trường phái nghiên cứu, tư tưởng triết học khác nhau. Do đó, yêu cầu người học phải tự trang bị cho mình một hệ thống kiến thức cơ bản về Hán Nôm trong qua quá trình tự nghiên cứu, nhất là các kiến thức về văn, sử, triết trong văn học và văn hoá trung đại Trung Hoa và Việt Nam. 7 Bài 2 THỦ CHÂU ĐÃI THỐ I. Chính văn 守 株 待 兔 宋 人 有 耕 田 者. 田 中 有 株, 兔 走 觸 株 折 頸 而 死. 因 釋 其 耒 而 守 株 冀 復 得 兔. 兔 不 可 復 得 而 身 為 宋 國 笑. (韓 非 子 - 五 蠹) Phiên âm THỦ CHÂU ĐÃI THỐ Tống nhân hữu canh điền giả. Điền trung hữu châu, thố tẩu xúc châu chiết cảnh nhi tử. Nhân thích kỳ lỗi nhi thủ châu, ký phục đắc thố. Thố bất khả phục đắc nhi thân vi Tống quốc tiếu. (Hàn Phi Tử - Ngũ đố) Dịch nghĩa ÔM GỐC CÂY ĐỢI CON THỎ Trong số những người nước Tống, có người đang cày ruộng. Trong ruộng có một gốc cây, con thỏ chạy, va đầu vào gốc cây gãy cổ mà chết. Nhân đó, bèn bỏ cày ôm lấy gốc cây, mong sẽ bắt được thỏ thêm lần nữa. Thỏ không thể bắt thêm lần nữa mà bản thân thì bị người nước Tống chê cười. Minh Hải dịch Dịch văn ÔM CÂY ĐỢI THỎ Người nước Tống đang cày ruộng. Giữa ruộng có một gốc cây to. Có con thỏ chạy đến va phải gốc cây, gãy cổ mà chết. anh ta thấy thế, bỏ cả cày, cứ ôm lấy gốc cây mà đợi, mong được con nữa. Thỏ không bắt được nữa mà bản thân thì bị người nước Tống chê cười. PGS. Trương Chính dịch II. Giới thiệu tác giả, tác phẩm 1. Về tác giả Hàn Phi 韓 非 Hàn Phi 韓 非, sinh vào khoảng năm 280 (?) và mất năm 233 TCN, là công tử của nước Hàn 韓 國 (1 trong 7 nước thời Chiến Quốc 戰 國 時). Tiểu sử của ông được sử gia Tư Mã Thiên 司 馬 遷 kể lại khá chi tiết, chính xác trong Sử ký 史 記 (Mục Thân Bất Hại – Hàn Phi liệt truyện 伸 不 害 - 韓 非 列 傳). 8 Hàn Phi và Lý Tư 李 斯 (Thừa tướng của nước Tần 秦 thời vua Tần Thuỷ Hoàng 秦 始 皇 帝) là bạn đồng môn. Đồng thời cùng là học trò của Tuân Tử 荀 子 (tức Tuân Khanh 荀 卿), một học giả có uy tín thời bấy giờ, là chủ soái của trường phái Pháp gia 法 家 cuối thời Chiến Quốc. Là học trò lớn nhất của Tuân Tử, Hàn Phi được đánh giá là người phát triển tư tưởng của Tuân Tử, là đại biểu xuất sắc nhất của trường phái Pháp gia thời Tiên Tần 先 秦. Lý thuyết của ông được Tần Thuỷ Hoàng (Doanh Chính 嬴 正) sử dụng để thống nhất Trung Quốc. Về sau, học thuyết này còn trở thành một hệ thống lý thuyết cơ bản của nền quân chủ phong kiến Trung Hoa 中 華 trong hơn 2000 năm tồn tại nhưng bao giờ cũng được che giấu dưới cái vẻ bề ngoài của Nho gia 儒 家. Đó chính là lý luận “dương Nho âm pháp 陽 儒 陰 法” mà Lục Giả 陸 賈 đã hiến kế cho Hán Cao Tổ 漢 高 祖 Lưu Bang 劉 邦 (Tây Hán 西 漢). 2. Về tác phẩm Hàn Phi Tử 韓 非 子 Sách Hàn Phi Tử 韓 非 子 (còn được gọi là Hàn Tử 韓 子) là một trong những công trình học thuật vĩ đại, quan trọng bậc nhất của nền chính trị học cổ điển Trung Hoa. Bộ sách hiện còn truyền lại bao gồm có 20 quyển, được chia thành 55 thiên. Sự sắp đặt các thiên khá tạp loạn, không tuân thủ theo một nguyên tắc nhất định nào. Những thiên quan trọng như: Hiển học 顯 學, Cô phẫn 孤 憤, Thuế nan 說 難, Ngũ đố 五 蠹, được đưa lên trên. Những thiên nào kém quan trọng hoặc còn nghi ngờ không phải do Hàn Phi viết thì được xếp phía dưới. Theo PGS. Phan Ngọc, đây là một tác phẩm hết sức độc đáo, sự độc đáo ấy được thể hiện trên mấy phương diện sau: Về phương diện chính trị, Hàn Phí Tử là một bộ sách quan trọng nhất của Chính trị học 政 治 學 cổ điển Trung Hoa và cũng là một trong những tác phẩm đầu tiên của Chính trị học thế giới. Về phương diện tư tưởng: Công trình đã góp phần xác lập trường phái Pháp gia, một trong 4 trường phái lớn nhất của nền tư tưởng, triết học Trung Quốc (Nho 儒, Mặc 墨, Lão 老, Pháp 法). Về phương diện văn học: Nó là một tác phẩm cực kỳ hấp dẫn, thể hiện toàn bộ đời sống sinh hoạt của xã hội Trung Hoa cổ đại với mọi mối quan hệ thông qua vô số sự kiện và đầy tính thời sự. Theo các nhà nghiên cứu như Nguyễn Hiến Lê, Nguyễn Tôn Nhan, Nhượng Tống, giá trị lớn nhất của tác phẩm này là nó chứa đựng nhiều câu chuyện ngụ ngôn 9 hấp dẫn, sinh động và hàm súc, chứa đựng nhiều triết lý nhân sinh về cuộc sống. Với tính tư tưởng cao và nghệ thuật đặc sắc, sự kết hợp hoàn mỹ của ngôn từ và ý tưởng, nó đã khai mở trí tuệ cho người đọc, chứng tỏ giá trị văn học đặc sắc. Trong thiên Ngũ đố, Hàn Phi đã giải thích thời thượng cổ người ta đã dùng Đức trị 德 治 là đúng, vì lúc đó của nhiều, người ít. Bây giờ người đông, của hiếm thì sự tranh giành, mưu mô là điều tự nhiên. Đó cũng là một trong những lý do đưa đến Pháp trị 法 治. Bài ngụ ngôn ngắn Thủ châu đãi thố 守 株 待 兔 trên đây đã phê phán tính câu nệ, không biết thông biến, khi làm việc cần chú tâm vào công việc, không nên có tâm lý cầu may. Công trình biên khảo tiêu biểu về sách Hàn Phi Tử tại Trung Quốc đại lục 中 國 大 陸 khá nhiều, tiêu biểu là bộ Hàn Phi Tử tập thích 韓 非 子 集 釋 của Trần Kỳ Du 陳 琦 瑜, Thượng Hải Cổ Tịch xuất bản xã, 2002 và bộ Hàn Phi Tử Trí Tuệ Giảng Đường 韓 非 子 智 慧 講 堂 của Chu Quảng Vũ 周 廣 宇, Trung Quốc Trường An xuất bản xã. Về các bản dịch Việt ngữ, hiện nay đang lưu hành các bản sau: bản Hàn Phi Tử (do Nguyễn Hiến Lê dịch chú, Nxb Văn hoá, 1999), bản Hàn Phi Tử (do Nhượng Tống dịch chú, Nxb Tân Việt, 1956, Sài Gòn), Bản Hàn Phi Tử (do PGS. Phan Ngọc dịch, chú và bình luận, Nxb Thanh niên, 2000), bản Hàn Phi Tử (do Nguyễn Tôn Nhan dịch chú, chưa in). III. Chú giải từ ngữ 1. 守 Thủ Miên : - Coi, giữ, ôm, giữ không để mất Từ đồng âm: 取 Lấy 手 Tay 首 Cái đầu 守 舊 Thủ cựu: Giữ lấy cái cũ 守 信 Thủ tín: Giữ lấy lòng tin 守 匱 Thủ quỹ: Người giữ quỹ 守 禮 Thủ lễ: Giữ theo lễ 手 筆 Thủ bút: Chữ tự tay viết 手 工Thủ công: Làm bằng tay 手 下 Thủ hạ: thuộc hạ 手 語 Thủ ngữ: Lấy tay làm hiệu 首 科 Thủ khoa: Người đỗ đầu 首 領 Thủ lãnh: Người đứng đầu 首 相 Thủ tướng: Người đứng đầu một chính phủ 首 級 Thủ cấp: Theo lệ nhà Tần, hễ đánh giặc mà chém được một đầu người thì được thăng một cấp. Vì thế gọi đầu giặc là thủ cấp. 取 消 Thủ tiêu: Trừ bỏ đi 進 取 Tiến thủ: Vươn lên 守 口 如 瓶 Thủ khẩu như bình: Miệng kín như bưng 10 Thú : - Tên một chức quan 太 守 Thái thú: quan đứng đầu một quận ngày xưa 巡 守 Tuần thú: Đi tuần trong địa hạt mình quản lý 2. 株 Châu (chu) 木 Mộc : - Gốc cây (phần trên mặt đất) - Lượng từ dùng cho cây cối Từ đồng âm: 州 Khu vực 朱 Màu son 洲 Vùng đất 舟 Thuyền 週 Giáp vòng 珠 Ngọc 3. 待 Đãi 彳 Sách : - Đợi, chờ, đối xử, tiếp đãi 待 客 Đãi khách: Tiếp đãi khách khứa 待 時 Đãi thời: Chờ đợi thời cơ 款 待 Khoản đãi: Tiếp đãi hậu hĩ, thường là tổ chức tiệc tùng 待 詔 Đãi chiếu: Tên 1 chức quan trong Hàn Lâm Viện Ghi chú: Trong Hàn Lâm Viện 翰 林 院 có một chức vụ là Hàn Lâm Đãi Chiếu 翰 林 待 詔, đây là chức quan được xác lập từ thời Đường Huyền Tông 唐 玄 宗 Lý Long Cơ 李 隆 基, chuyên giữ việc văn chương, phê đáp, là bề tôi văn học tuỳ tùng, tức là người phục vụ, trợ lý công tác giấy tờ cho vua. Về sau lại đổi là Hàn Lâm Cung Phung 翰 林 供 奉, tức là Hàn Lâm Viện Cung Phụng 翰 林 院 供 奉. Đến đời nhà Minh 明, nhà Thanh 清 cũng có chức vụ Hàn Lâm Đãi Chiếu, phẩm trật là tòng cửu phẩm 從 九品. Ở Việt Nam chúng ta, nhà Hậu Lê 後 黎 mới dựng nước cũng đặt Hàn Lâm Viện nhưng không có chức vụ Đãi Chiếu mà chỉ có Đãi Chế 待 制, phẩm trật là tòng lục phẩm 從 六 品. Nhà Nguyễn 阮 cũng lập Hàn Lâm Viện, có chức hàm thấp nhất là tòng cửu phẩm, gọi là Hàn Lâm Viện Đại Chiếu, viên ngạch không cố định. 待 時 而 動 Đãi thời nhi động: Đợi thời cơ mà hành động 待 價 而 沽 Đãi giá nhi cô: Đợi giá cao mà bán, người tài gặp được minh chủ thì hết lòng phò tá (trích Luận Ngữ 論 語, Tử Hãn 子罕). 4. 兔 Thố (Thỏ) 儿 Nhân : - Con Thỏ Phụ chú: 玉 兔 Ngọc Thố: Con thỏ ngọc, mặt trăng 金 烏 Kim ô: Con quạ lửa, mặt trời “Trải bao thỏ lặn, ác tà, ấy mồ vô chủ ai mà viếng thăm” (Truyện Kiều) 11 “Nỉ non đêm vắn tình dài, ngoài hiên thỏ đã non đoài ngậm sương” (Truyện Kiều) 兔 死 狗 烹 Thố tử cẩu phanh: Thỏ chết thì chó săn cũng bị nấu Nuôi chó cốt là để săn thỏ, nay thỏ hết thì chó cũng bị làm thịt, ý nói việc lợi dụng được thì lợi dụng, không có thì bắt tội. Đây là một trong những thủ đoạn của các quân vương ngày trước (Sử Ký). 5. 宋 Tống Miên : - Tên một nước thời Xuân Thu - Tên 1 triều đại (960 - 1279) - Họ Tống 6. 人 Nhân 人 Nhân : - Người 穿 井 得 一 人 Xuyên tỉnh đắc nhất nhân: Đào giếng được người 曾 參 殺 人 Tăng Sâm sát nhân: Ông Tăng Sâm giết người 7. 有 Hữu 月 Nguyệt : - Có, trái với không Từ đồng âm: 友 Bạn cùng chí hướng 右 Giúp đỡ, bên phải 8. 耕 Canh 耒 Lỗi : - Cái cày, cày ruộng Từ đồng âm: 更 Thay đổi 庚 Tên 1 can 埂 Cái hố nhỏ 羹 Thức ăn 漁 樵 耕 牧 Ngư tiều canh mục: 4 hạng người trong xã hội 耕 作 Canh tác: Cày cấy 耕 徵 Canh trưng: Cày cấy và nộp thuế 更 新 Canh tân: Đổi mới 更 改 Canh cải: Thay đổi 庚 帖 Canh thiếp: Tờ giấy viết tên họ, tuổi tác của cô dâu chú rể để thông báo cho hai bên được rõ trong lễ Vấn danh (Hôn lễ) . 9. 田 Điền 田 Điền : - Ruộng, đi săn 蒼 海 桑 田 Thương hải tang điền: Biến xanh hoá ruộng dâu 藍 田 Lam Điền: Địa danh, Sơn danh, tên 1 khu vực thuộc tỉnh Thiểm Tây, nơi có nhiều ngọc quý. 藍田 生 玉 Lam Điền sinh ngọc: Cha mẹ hiền từ sinh con tử tế 10. 中 Trung 丨Cổn : - Chính giữa Trúng - Đúng, bị - Đích xác 日 中 則 側 Nhật trung tắc trắc: Mặt trời đứng bóng rồi xế 中 流 擊 楫 Trung lưu kích tiếp: Giữa dòng đập mái chèo 中 庸 Trung dung: Không thái quá, không bất cập 12 11. 走 Tẩu 走 Tẩu : - Chạy, đi 行 走 Hành tẩu: Đi lại, tên 1 chức quan giúp việc trong các Bộ 走 馬 看 花 Tẩu mã khán hoa: Cưỡi ngựa xem hoa 走 馬 上 任 Tẩu mã thượng nhậm: Cưỡi ngựa nhậm chức quan 走 投 無 路 Tẩu đầu vô lộ: Chạy vào ngõ cụt 12. 觸 Xúc 角 Giác : - Húc, lấy sừng húc - Phạm vào, đụng tới - Tiếp xúc, cảm xúc 觸 言 Xúc ngôn: Lời nói đụng chạm đến người khác 觸 犯 Xúc phạm: Đụng chạm đến 促 進 Xúc tiến: Làm cho tiến triển nhanh 促 逼 Xúc bức: Cấp bách 13. 折 Chiết 扌Thủ : - Gãy, cong, bẻ gãy, vấp phải - Phán đoán, trừ bớt 折 桂 Chiết quế: Bẻ cành quế, thi đỗ, đỗ kỳ thi hương 折 柳 Chiết liễu: Bẻ cành liễu, chỉ sự tiễn biệt 折 腰 Chiết yêu: Cúi mình, khom lưng, chỉ sự xu phụ “Lăm le giật giải thanh vân, trèo trăng bẻ quế gọi xuân mở đường,” (Sơ kính tân trang) “Vẻ vang gấm lại thêm hoa, thoả lòng bẻ quế cung thiêm bấy lâu,” (Nhị Độ Mai) 14. 頸 Cảnh 頁 Hiệt : - Phía trước cổ, cổ trước, phía sau cổ gọi là Hạng 項 Từ đồng âm: 境 Bờ cõi 景 phong cảnh 警 Răn bảo 15. 釋 Thích 釆 Biện : - Buông, thả, giảng cho rõ nghĩa - Họ Thích Từ đồng âm: 適 Hợp, phù hợp 刺 Mũi nhọn 奭 Đỏ khé, tên người 倜 Tài năng lỗi lạc 戚 Bà con 放 釋 Phóng thích: Buông thả ra 解 釋 Giải thích: giảng rõ ý 注 釋 Chú thích: Giải thích ý nghĩa của câu văn 13 擊 刺 Kích thích: Bị tác động đến ngũ quan hoặc tinh thần 刺 客 Thích khách: Kẻ đi ám sát người khác 適 志 Thích chí: Tỏ ra rất bằng lòng, vui vẻ 親 戚 Thân thích: Họ nội và họ ngoại Dịch : - Chuyển đổi 16. 耒 Lỗi 耒 Lỗi : - Cái cày Từ đồng âm: 磊 Đá chồng lên, tài giỏi 儡 Bù nhìn 酹 Tưới rượu tế 17. 而 Nhi 而 Nhi : - Thì, mà, là 18. 冀 Ký 八 Bát : - Mong mỏi, hy vọng Từ đồng âm: 寄 Gởi 既 Đã 記 Ghi chép 驥 Ngựa Ký Phụ chú: 寄 居 Ký cư: Ở nhờ 記 者 Ký giả: Phóng viên 既 往 Ký vãng: Đã qua 騏 驥 Kỳ Ký: Tên hai con ngựa giỏi 19. 復 Phục (Phúc) 彳 Sách : - Lại, đáp lại, thêm lần nữa Từ đồng âm: 伏 Che đậy, ẩn nấp 服Quần áo, đi theo 茯 Phục Linh Phụ chú: 復 讎 Phục thù: Trả thù 復 興 Phục hưng: Hưng thịnh lại 復 命 Phục mệnh: Báo xong việc 復 古 Phục cổ: Theo đời xưa 復 活 Phục hoạt: Chết rồi sống lại 復 書 Phục thư: Thư trả lời “Trời tây lãng đãng bóng vàng/ Phục thư đã thấy tin chàng đến nơi. Mở xem một bức tiên mai/ Rành rành Tích việt có hai chữ đề. Lấy trong ý tứ mà suy/ Ngày hai mươi mốt tuất thì phải chăng” (Truyện Kiều) 20. 得 Đắc 彳 Sách : - Được, đúng, trúng, hợp 21. 韓 Hàn 韋 Vi : - Họ Hàn, nước Hàn 22. 非 Phi 非 Phi : - Trái, không phải, lỗi lầm Phỉ - Chê bai, huỷ báng 23. 五 Ngũ 二 Nhị : - Số 5 24. 蠹 Đố 虫 Trùng : - Sâu mọt Ghi chú: 五 蠹 Ngũ đố: là năm loại sâu mọt của xã hội, đó là bọn Nho gia, Tung hoành gia, bọn Du hiệp, bọn trốn binh dịch và bọn làm nghề công thương chỉ biết đục khoét ngân khố quốc gia. 14 Theo PGS Phan Ngọc, ngũ đố bao gồm: bọn Cận thần, bọn Công thương, bọn nhà Nho, bọn theo Mặc (hiệp sĩ), bọn Du thuyết, Theo học giả Nguyễn Hiến Lê, ngũ đố bao gồm: Bọn Nho sĩ, bọn Biện sĩ, bọn Du hiệp, bọn Thị thần, bọn Công thương. IV. Ngữ pháp Cách sử dụng chữ Giả 者 1. Giả 者 đứng sau động từ, hình dung từ tạo thành nhóm từ tương đương với nhóm danh. 耕 田 者 Canh điền giả: Người cày ruộng 涉 江 者 Thiệp giang giả: Người qua sông 記 者 Ký giả: Người ghi chép 以 力 假 仁 者 霸, 霸 必 有 大 國. 以 德 行 仁 者 王 王 不 待 大 國 (孟 子 - 公 孫 丑 上) Dĩ lực giả nhân giả bá, bá tất hữu đại quốc. Dĩ đức hành nhân giả vương, vương bất đãi đại quốc. (Mạnh Tử - Công Tôn Sửu Thượng) Người mà dùng sức mạnh để giả thi hành điều nhân là Bá, hạng bá tất sẽ có đất nước lớn. Người mà lấy đức để thi hành điều nhân là Vương, bậc vương giả không đợi nước lớn (Sách Mạnh Tử - Thiên Công Tôn Sửu Thượng). 滅 六 國 者 六 國 也 非 秦 也 Diệt lục quốc giả lục quốc dã phi Tần dã: Kẻ tiêu diệt 6 nước chính là 6 nước vậy nào phải Tần đâu. 2. Câu phán đoán A 者 B 也 孝 者 德 之 本 也 Hiếu giả đức chi bản dã: Hiếu là gốc của đức vậy. 三 才 者 天 地 人 也 Tam tài giả Thiên Địa Nhân dã: Tam tài bao gồm: Thiên Địa Nhân. 君 者 舟 也 庶 人 者 水 也 Quân giả chu dã thứ nhân giả thuỷ dã: Vua là thuyền, dân là nước vậy. 教 育 者 陶 造 人 才 之 利 器 也 Giáo dục giả đào tạo nhân tài chi lợi khí dã: Giáo dục là lợi khí để đào tạo nhân tài (cho đất nước). V. Bài tập thực hành - Viết ra chữ Hán và giải thích ý nghĩa của những từ ghép có từ tố Trung 中. - Trình bày những hiểu biết của anh chị về trường phái Pháp gia và nhân vật Hàn Phi. - Đặt 5 câu theo cấu trúc A 者 B 也. 15 Bài 3 KHẮC CHU CẦU KIẾM I. Chính văn 刻 舟 求 劍 楚 人 有 涉 江 者. 其 劍 自 舟 中 墜 於 水, 遽 刻 其 舟 曰: 是 吾 劍 之 所 從 墜. 舟 止 從 其 所 刻 者 入 水 求 之. 舟 已 行 矣 而 劍 不 行, 求 劍 若 此 不 亦 惑 乎. (呂 氏 春 秋) Phiên âm KHẮC CHU CẦU KIẾM Sở nhân hữu thiệp giang giả. Kỳ kiếm tự chu trung truỵ ư thuỷ, cự khắc kỳ chu viết: “Thị ngô kiếm chi sở tòng truỵ”. Chu chỉ, tòng kỳ sở khắc giả nhập thuỷ cầu chi. Chu dĩ hành hỹ nhi kiếm bất hành, cầu kiếm nhược thử bất diệc hoặc hồ? (Lã Thị Xuân Thu) Dịch nghĩa KHẮC VÀO THUYỀN ĐỂ TÌM GƯƠM Có người nước Sở đi qua sông, cây gươm của ông ta từ trong thuyền rơi xuống nước, ngay lập tức ông ta đánh dấu vào mạn thuyền và nói rằng: “Đây là chỗ mà cây gươm của ta theo đó rơi xuống”. Thuyền dừng lại. Ông ta bèn the

File đính kèm:

  • pdfVanban Hán văn trichtuyen- ĐH Quy Nhơn.pdf