Bài giảng môn Ngữ văn 10 - Cách làm bài văn thuyết minh


3. 1. Phương pháp nêu định nghĩa:
VD: Giun đất là động vật có đốt, gồm khoảng 2500 loài, chuyên sống ở vùng đất ẩm.

Phương pháp liệt kê:
VD: Cây dừa cống hiến tất cả của cải của mình cho con người: thân cây làm máng, lá làm tranh, cọng lá chẻ nhỏ làm vách, gốc dừa già làm chõ đồ xôi, nước dừa để uống, để kho cá, kho thịt, nấu canh, làm nước mắm

 

ppt38 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 590 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng môn Ngữ văn 10 - Cách làm bài văn thuyết minh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÁCH LÀM BÀI VĂN THUYẾT MINHI - Lý thuyết văn thuyết minh1. Khái niệm:  Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong đời sống nhằm cung cấp tri thức về: đặc điểm, tính chất, nguyên nhâncủa các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.2. Yêu cầu: - Tri thức trong văn bản thuyết minh phải khách quan, xác thực, hữu ích cho mọi người. - Văn thuyết minh cần trình bày chính xác, rõ ràng, chặt chẽ, hấp dẫn. * Trong văn bản thuyết minh có thể kết hợp sử dụng yếu tố miêu tả, biện pháp nghệ thuật làm cho đối tượng thuyết minh được nổi bật, hấp dẫn. 3. 1. Phương pháp nêu định nghĩa: VD: Giun đất là động vật có đốt, gồm khoảng 2500 loài, chuyên sống ở vùng đất ẩm. 3. Phương pháp thuyết minh: 3. 2. Phương pháp liệt kê: VD: Cây dừa cống hiến tất cả của cải của mình cho con người: thân cây làm máng, lá làm tranh, cọng lá chẻ nhỏ làm vách, gốc dừa già làm chõ đồ xôi, nước dừa để uống, để kho cá, kho thịt, nấu canh, làm nước mắm 3. 4. Phương pháp dùng số liệu: VD: Một tượng phật ở Nhạc Sơn, Tứ Xuyên, Trung Quốc, cao 71m, vai rộng 24m, trên mu bàn chân tượng có thể đỗ 20 chiếc xe con”. 3. 3. Phương pháp nêu ví dụ: VD: Người ta cấm hút thuốc ở tất cả những nơi công cộng, phạt nặng những người vi phạm (ở Bỉ, từ năm 1987, vi phạm lần thứ nhất phạt 40 đô la, tái phạm phạt 500 đô la)3. 6. Phương pháp phân loại, phân tích: VD: Muốn thuyết minh về một thành phố, có thể đi từng mặt: vị trí địa lý, khí hậu, dân số, lịch sử, con người, sản vật 3. 5. Phương pháp so sánh: VD: Biển Thái Bình Dương chiếm một diện tích lớn bằng ba đại dương khác cộng lại và lớn gấp 14 lần diện tích biển Bắc Băng Dương là đại dương bé nhất.Bước 1: + Xác định đối tượng thuyết minh. + Sưu tầm, ghi chép và lựa chọn các tư liệu cho bài viết + Lựa chọn phương pháp thuyết minh phù hợp + Sử dụng ngôn từ chính xác, dễ hiểu để thuyết minh làm nổi bật các đặc điểm cơ bản của đối tượng. 4.Cách làm bài văn thuyết minh - Bước 2: Lập dàn ý - Bước 3: Viết bài văn thuyết minhKhi đối tượng thuyết minh là một đồ vật thì nội dung thuyết minh thường là:II - Cách làm một số dạng đề văn thuyết minh - Cấu tạo của đối tượng - Các đặc điểm của đối tượng - Tính năng hoạt động - Cách sử dụng, cách bảo quản - Lợi ích của đối tượng 2. Khi thuyết minh về một loài vật, nội dung thuyết minh thường là- Nguồn gốc- Đặc điểm- Hình dáng- Lợi ích 4, Khi đối tượng thuyết minh là một danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, thì nội dung thuyết minh thường là: - Vị trí địa lí. - Những cảnh quan làm nên vẻ đẹp đặc sắc của đối tượng. - Những truyền thống lịch sử, văn hoá gắn liền với đối tượng. - Cách thưởng ngoạn đối tượng. 3. Khi thuyết minh về một thể loại văn học, nội dung thuyết minh thường là: Nêu một định nghĩa chung về thể thơ- Nêu các đặc điểm của thể thơ: + Số câu, chữ.+ Quy luật bằng trắc.+ Cách gieo vần. + Cách ngắt nhịp.+ Cảm nhận về vẻ đẹp, nhạc điệu của thể thơ. 4, Khi đối tượng thuyết minh là một danh nhân văn hoá thì các nội dung thuyết minh thường là: - Hoàn cảnh xã hội. - Thân thế và sự nghiệp. - Đánh giá xã hội về danh nhân . Lưu ý : Trong các phần trên, phần thân thế, sự nghiệp chiếm vai trò chủ yếu, có dung lượng lớn nhất trong bài viết. 5. Khi giới thiệu một đặc sản thì nội dung thuyết minh thường là: - Nguồn gốc, ý nghĩa tên gọi món ăn, đặc sản. - Đặc điểm riêng của món ăn, đặc sản: dáng vẻ, màu sắc, hương vị. - Cách thức chế biến, thưởng thức.III. BỐ CỤC CHUNG CHO BÀI VĂN THUYẾT MINH VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC1. Mở bài: Giới thiệu khái quát tác phẩm tác giả (tránh dài, cầu kỳ, đi thẳng vào đối tượng cần thuyết minh). Chú ý nêu cả những tên gọi khác của tác phẩm (nếu có) 2. Thân bài: Thuyết minh chuẩn xác, đầy đủ, phong phú các khía cạnh nội dung - Tác giả: chú trọng đến những tình tiết tiểu sử ảnh hưởng đến sự nghiệp sáng tác hoặc đến nội dung/ nghệ thuật của tác phẩm được bàn luậnVd: Trương Hán Siêu từng là môn khách của Trần Hưng Đạo, là nhân chứng lịch sử của những chiến công oanh liệt thời nhà Trần -> Những cảm xúc chân thực và suy ngẫm sâu sắc về những chiến công ấy được thể hiện trong bài PSBĐ - Tác phẩm: + Hoàn cảnh sáng tác (nếu có) -> có ảnh hưởng gì đến nội dung/ nghệ thuật tác phẩm Vd: PSBĐ được sáng tác vào khoảng 50 năm sau thành công cuộc kháng chiến chống quân Nguyên -> một độ lùi thời gian đủ để suy ngẫm, đánh giá khách quan và đúng đắn một giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc - Nội dung · Bố cục tác phẩm, kèm theo khái quát nội dung của từng phần (Phú, cáo) · Tóm tắt nội dung câu chuyện (Chuyện chức phán sự đền Tản Viên) · Nêu chủ đề (thuộc phần Ghi nhớ), có phân tích ngắn gọn - Thể loại: phú, cáo, truyền kỳ là thể loại gì - Khái quát các giá trị nghệ thuật kèm theo phân tích dẫn chứng ngắn gọn- Ý nghĩa giáo dục – tính chất thời sự của tác phẩm (nghị luận xã hội): + Rút ra những bài học đạo đức, nhân cách nào từ các nhân vật, nội dung của tác phẩm + Liên kết tính gần gũi, tương đồng ở khía cạnh xã hội nào đó giữa các thời kỳ lịch sử: suy nghĩ trước các di tích lịch sử hoang phế, trước niêm tin về công lý của nhân dân mọi thời, về những nhức nhối của xh đương thời 3. Kết bài: - Đánh giá vị trí của tác phẩm, tác giả đối với văn học dân tộc Vd: Với “Chuyện chức PS đền TV” nói riêng, “Truyền kì mạn lục” nói chung, Nguyễn Dữ cùng với Lê Thánh Tông, Đoàn Thị Điểm đã mang đến cho văn xuôi tự sự trung đại một bước phát triển mới đầy tự hào. - Khẳng định giá trị vững bền của tác phẩm VD: Với những đóng góp quan trọng ở nhiều mặt, “Đại cáo bình Ngô” xứng đáng có được một vị trí đặc biệt trong nền văn học dân tộc cũng như trong lòng độc giả muôn đời. Thuyết minh về một số thể loại văn học dân gian Việt Nam Kết bài: Khẳng định lại giá trị của ca dao. IV. Thuyết minh về thể loại ca dao1. Dàn ý sơ lược Mở bài: Giới thiệu khái quát về ca dao Việt Nam Thân bài: - Trình bày định nghĩa về ca dao - Giới thiệu những đặc điểm của ca dao - Giới thiệu những nội dung lớn của ca dao Việt Nam. - Giới thiệu những nét đặc sắc về nghệ thuật của ca dao Việt Nam. - Đánh giá về vai trò và tác dụng của ca dao Việt Nam trong nền văn học của dân tộc và trong đời sống mọi người.* Mở bài: - Ca dao được coi là thơ trữ tình dân gian nhằm diễn tả thế giới nội tâm phong phú của con người. - Ca dao là thơ của vạn nhà, tấm gương soi của tâm hồn dân tộc. 2. Dàn ý chi tiết +Những tình cảm, tâm trạng của nhân vật trữ tình và cách thể hiện thế giới nội tâm của kiểu nhân vật này đều mang tính chung, phù hợp với lứa tuổi, gia đình, nghề nghiệp, + Xét về hình thức diễn xướng, ca dao có hai hình thức cơ bản nhất là hát cuộc và hát lẻ. * Thân bài: - Trình bày định nghĩa về ca dao. - Giới thiệu những đặc điểm của ca dao: + Ca dao (hay được gọi là thơ trữ tình – trò chuyện) diễn tả đời sống nội tâm của và con người trong các mối quan hệ gia đình và xã hội.+ Đề tài phản ánh của ca dao rất rộng bao gồm ca dao nghi lễ - phong tục, ca dao gắn liền với sinh hoạt gia đình, ca dao gắn với sinh hoạt cộng đồng. + Một số kiểu nhân vật trữ tình của ca dao là: người mẹ, người vợ, người con (trong quan hệ gia đình), chàng trai – cô gái (trong quan hệ tình yêu), người phụ nữ, người dân thường (trong quan hệ xã hội).+ Phản ánh những tình cảm cao đẹp, yêu thương tình nghĩa của con người trong các mối quan hệ: tình cảm gia đình (tình cảm cha mẹ với con cái, con cái với cha mẹ, vợ chồng), tình cảm xã hội (tình yêu đôi lứa, tình yêu quê hương đất nước, tình cảm với lao động sản xuất con người,).- Giới thiệu những nội dung lớn của ca dao Việt Nam: + Ca dao là tiếng hát than thân của con người về những nỗi khổ trong cuộc sống mà chủ yếu là nỗi khổ của người phụ nữ. Bên cạnh đó, ca dao là tiếng nói phản ánh chống lại cường quyền (vua, quan) và những hủ tục gây nhiều nỗi khổ cho con người (như tục ma chay, tục cưới hỏi,).+ Ca dao trào phúng là tiếng cười phê phán những thói hư tật xấu, những tính cách xấu của con người. + Ngôn từ ca dao thường trong sáng, gần gũi với lời ăn tiếng nói của nhân dân, đậm đà màu sắc dân tộc và địa phương. - Giới thiệu những nét đặc sắc về nghệ thuật của ca dao: + Ca dao chủ yếu sử dụng thể thơ lục bát hoặc lục bát biến thể (90% ca dao sưu tầm được). Trong ca dao còn có các thể thơ khác như song thất lục bát, vãn bốn, vãn năm. + Ca dao rất giàu biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ và đặc biệt rất nhiều hình ảnh biểu tượng được sử dụng. + Ca dao thường xuất hiện với những hình thức lặp lại: lặp kết cấu, lặp hình thức mở đầu là một dòng thơ hay cụm từ, từ; lặp hình ảnh. Cho nên, khi phân tích ca dao, phải xuất phát từ những hình thức lặp đó. + Ca dao được coi là cây đàn muôn điệu của tâm hồn dân tộc. Ca dao giúp a hiểu về tâm hồn, tính cách, lối sống. + Ca dao còn là kho tang kinh nghiệm quý báu để chúng ta ứng dụng trong đời sống với nhiều bài học đạo đức, bài học kinh nghiệm + Ca dao là nguồn tư liệu quý giá để các nhà thơ nhà văn sau này học tập và sử dụng một cách sáng tạo (mượn biểu tượng, thi liệu, cách diễn đạt). - Đánh giá về vai trò và tác dụng của ca dao: Kết bài: Ca dao cho ta bắt gặp “tất cả những khởi đầu thơ ca, cuộc du ngoạn trong tâm hồn nhân dân” ?(Giéc – xen). Bởi thế, ca dao sẽ là thể loại còn sống mãi với thời gian. MB: Giới thiệu chung. - Là y phục riêng của người Việt nam. Chúng ta hãnh diện về chiếc áo dài và trân trọng nâng nó lên hàng quốc phục hoặc gọi tên một cách hình ảnh là chiếc áo dài quê hương. THUYẾT MINH VỀ CHIẾC ÁO DÀI VIỆT NAM * Nguồn gốc: -Không ai biết rõ chiếc áo dài nguyên thuỷ ra đời từ bao giờ, hình dáng ban đầu của nó ra sao? Trong cuốn sách Kể chuyện chín mùa, mười ba vua triều Nguyễn của ông Tôn Thất Bình (Nhà xuất bản Đà Nẵng, 1997) có ghi lại là chiếc áo dài được hình thành từ thời chúa Nguyễn Phúc Khoát. Như vậy, chiếc áo dài được ra đời từ thế kỉ thứ 18. Tuy ban đầu còn thô sơ nhưng đã rất kín đáo. 2.Thân bài: * Chất liệu:  Có thể may bằng nhiều loại vải, thông dụng là gấm, lụa, the Các quan chức thì mới cho dùng xen the, đoạn còn gấm vóc và các thứ rồng phượng thì dành cho các vua, chúa, vương công.  * Kiểu dáng chiếc áo:  Theo Tôn Thất Bình đã dẫn ý kiến của Lê Quí Đôn viết trong Phủ biên tạp lục để khẳng định rằng chúa Nguyễn Phúc Khoát là người đầu tiên phác thảo ra hình hài chiếc áo dài Việt Nam . Ngày xưa: Đối với người phụ nữ Việt Nam trước đây, trang phục dân tộc là chiếc áo tứ thân màu nâu non đi chung với váy đen, yếm trắng, đầu chít khăn mỏ quạ, thêm vào đó là những chiếc thắt lưng màu thiên lí hay màu đào. -Lễ phục thì có những tấm áo mớ ba. Đó là loại áo dài gồm 3 chiếc: ngoài cùng là chiếc áo tứ thân bằng vải the thâm màu nâu non hoặc tam giang; chiếc áo thứ hai có màu mỡ gà, chiếc thứ ba là màu cánh sen. Khi mặc những chiếc áo dài này, các cô thường chỉ cài cúc cạnh sườn. Phần từ ngực áo đến cổ chỉ lật chéo để lộ ba màu áo ra ngoài. Bên trong là chiếc yếm đào đỏ thắm, đầu đội nón quai thao trong rất duyên dáng, kín đáo. Viên cố đạo người Italia tên là Bôri sống ở Việt Nam từ năm 1616 đến năm 1621 đã viết một tập kí sự, trong đó ông ghi những nhận xét về phụ nữ Việt Nam như sau: “Ao quần của họ có lẽ kín đáo nhất vùng Đông Nam Á”. - Thường phục may áo cổ đứng, ngắn tay, cửa ống tay có thể rộng hẹp tuỳ ý. Ao thì từ hai bên nách trở xuống phải khâu kín, không cho xẻ mở.  - Lễ phục thì may áo cổ đứng dài tay , vải xanh, chàm hoặc đen, trắng tuỳ nghi. Cổ áo có thể viền và lót. Cũng kể từ thế kỉ 18, các phụ nữ biết thêu thùa hoa lá quanh cổ áo để tăng thêm vẻ đẹp, chất liệu vải ngày càng tốt hơn. Ngày nay: Chiếc áo dài được dần dần thay đổi và hoàn thiện hơn. Đầu thế kỉ 20, phụ nữ Việt Nam chỉ mặc có một chiếc áo dài, bên trong là chiếc áo cộc và thay chiếc váy bằng chiếc quần dài. Tuỳ theo lứa tuổi, chiều dài áo buông xuống dài ngắn khác nhau, lúc thì đến đầu lúc thì chấm bàn chân. Bà Trịnh Thục Oanh, hiệu trưởng trường nữ Trung học Hà Nội, đã làm một cuộc cách mạng cho chiếc áo dài Việt Nam . Bà thiết kế phần eo sao cho chiếc áo dài ôm sát đường cong mềm mại trên cơ thể người phụ nữ để tạo nên một sức hấp dẫn mới mẻ, tràn đầy xuân sắc. Cho đến nay, chiếc áo dài truyền thống tương đối ổn định.  * Ý nghĩa:  Giờ đây chiếc áo dài phụ nữ đã trở thành một tác phẩm mĩ thuật tuyệt vời. Đó là niềm tự hào của y phục dân tộc. Năm 1970, tại hội chợ quốc tế O-sa-ka (Nhật Bản) chiếc áo dài của phụ nữ Việt nam đã đoạt huy chương vàng về y phục dân tộc. Khách quốc tế trầm trồ và ngây ngất khi ngắm nhìn những vạt áo dài lả lơi như những cánh bướm trước gió. Nó vừa kín đáo, vừa e ấp, vừa khêu gợi được những nét đẹp kiều diễm, mảnh mai của người phụ nữ Việt Nam . - Chiếc áo dài ngoài vẻ đẹp văn hoá còn có một ý nghĩa đạo lí. Người xưa dạy rằng: Hai tà áo (hai vạt) tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu. Cái yếm che trước ngực nằm giữa những chiếc áo ngoài tượng trưng cho hình ảnh mẹ ôm ấp con vào lòng. Năm khuy cài nằm cân xứng trên năm vị trí cố định, giử cho chiếc áo ngay thẳng, kín đáo tượng trưng cho năm đạo làm người là: nhân, lễ, nghĩa, trí, tín. Khi mặc áo dài tứ thân người ta thường buộc hai vạt trước lại với nhau cho chiếc áo cân đối tượng trưng cho tình nghĩa vợ chồng chung thuỷ bên nhau. 3. KB: Ngày nay có nhiều kiểu áo thời trang của nước ngoài du nhập vào nước ta, nhưng trang phục truyền thống, chiếc áo dài dân tộc vẫn là một biểu tượng đẹp của người phụ nữ Việt Nam .  - Chiếc áo dài đã trở thành quốc phục. Đó là tâm hồn, cốt cách của người Việt gửi vào vẻ tha thướt, quyến rũ của chiếc áo   B. Thân bài: (thuyết minh về chiếc nón lá) - Hoàn cảnh ra đời của chiếc nón lá: (có lẽ từ ngàn xưa, với cái nắng chói trang của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nắng lắm mưa nhiều tổ tiên ta đã biết lấy lá kết vào nhau để làm vật dụng đội lên đầu để che nắng che mưa.dần dần nó được cải tiến thành những chiếc nón có hình dạng khác nhau.) THUYẾT MINH VỀ CHIẾC NÓN LÁ - THUYẾT MINH VỀ CHIẾC NÓN LÁ VIỆT NAM DÀN Ý:A.Mở bài: - Giới thiệu chiếc nón lá Việt Nam (Chiếc nón lá Việt Nam là một trong những vật dụng để che nắng che mưa duyên dáng và tiện lợi trở thành vật làm duyên đáng yêu cho những cô thiếu nữ ngày xưa, nó gắn bó với con người Việt Nam ta.)- Giới thiệu chất liệu và cách làm nón: - Tác dụng của chiếc nón lá:(chiếc nón có nhiều loại, ngày xưa trong triều đình hình ảnh anh lính quân cơ đội nón dấu, chiếc nón nhỏ vành chỉ che hết cái đầu, hình ảnh đó đã đi vào thơ ca đó sao : C. Kết bài: suy nghĩ về chiếc nón lá Việt Nam.( Nón lá xưa được sản xuất ở nhiều nơi như Hà Tây, Bắc Ninh, Quảng Bình ,Nam Định Hải Dương...Nay cuộc sống thời hiện đại văn hoá phương Tây tràn vào nước ta có rất nhiều nhà máy sản xuất ra biết bao mẫu mũ, ô, dù xinh đẹp và lộng lẫy, nhưng trên khắp các nẻo đường nông thôn đến thành thi, hình ảnh chiếc nón lá vẫn xuất hiện, chứng tỏ sự trường tồn của nó cùng thời gian, cả về giá tri sử dụng lẫn nét đẹp văn hoá thuần phong mĩ tục của dân tộc Việt Nam.)

File đính kèm:

  • pptvan thuyet minh.ppt