Tài liệu bổ trợ ngữ văn 9

- Hồ Chí Minh không những là chí sĩ yêu nước, nhà cách mạng vĩ đại, người còn danh nhân văn hóa thế giới. Văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh” được trích trong “Hồ Chí Minh văn hóa Việt Nam” của tác giả Lê Anh Trà. Đây là văn bản thuộc chủ đề hội nhập với toàn thế giới, bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc. Nội dung của văn bản chủ yếu đề cập đến phong cách làm việc, phong cách sống của Chủ tịch Hồ Chí Minh mà nổi bật là vẻ đẹp văn hóa với sự kết hợp hài hòa giữa tinh hoa văn hóa dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại.

- Văn bản giúp ta hiểu sâu hơn về vẻ đẹp văn hóa trong phong cách của Bác Hồ nhờ cách đan xen giữa kể và bình luận của tác giả, nhờ cách chọn lọc những chi tiết tiêu biểu trong lối sống của Người như nơi ở, làm việc, thức ăn, mà Người thường dùng, trang phục mà Người thường mặc Tác giả còn sử dụng nghệ thuật so sánh, đối lập để làm nổi bật vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh. Lối sống của Người rất gần gũi với lối sống của các nhà hiền triết phương Đông. Người đã tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại trên cơ sở văn hóa Việt Nam. Mọi tinh hoa văn hóa nhân loại, dân tộc được Người tiếp thu và khúc xạ thành vẻ đẹp văn hóa vừa giàu tính quốc tế lại vừa đậm bản sắc văn hóa Việt Nam. Đây là bài học cho mỗi chúng ta trong việc tiếp thu văn hóa nước ngoài giai đoạn hòa nhập với khu vực và quốc tế.

 

doc73 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1370 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tài liệu bổ trợ ngữ văn 9, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 Tiết 1: Phong cách Hồ Chí Minh I. Nội dung kiến thức cần nắm - Hồ Chí Minh không những là chí sĩ yêu nước, nhà cách mạng vĩ đại, người còn danh nhân văn hóa thế giới. Văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh” được trích trong “Hồ Chí Minh văn hóa Việt Nam” của tác giả Lê Anh Trà. Đây là văn bản thuộc chủ đề hội nhập với toàn thế giới, bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc. Nội dung của văn bản chủ yếu đề cập đến phong cách làm việc, phong cách sống của Chủ tịch Hồ Chí Minh mà nổi bật là vẻ đẹp văn hóa với sự kết hợp hài hòa giữa tinh hoa văn hóa dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại. - Văn bản giúp ta hiểu sâu hơn về vẻ đẹp văn hóa trong phong cách của Bác Hồ nhờ cách đan xen giữa kể và bình luận của tác giả, nhờ cách chọn lọc những chi tiết tiêu biểu trong lối sống của Người như nơi ở, làm việc, thức ăn, mà Người thường dùng, trang phục mà Người thường mặc… Tác giả còn sử dụng nghệ thuật so sánh, đối lập để làm nổi bật vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh. Lối sống của Người rất gần gũi với lối sống của các nhà hiền triết phương Đông. Người đã tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại trên cơ sở văn hóa Việt Nam. Mọi tinh hoa văn hóa nhân loại, dân tộc được Người tiếp thu và khúc xạ thành vẻ đẹp văn hóa vừa giàu tính quốc tế lại vừa đậm bản sắc văn hóa Việt Nam. Đây là bài học cho mỗi chúng ta trong việc tiếp thu văn hóa nước ngoài giai đoạn hòa nhập với khu vực và quốc tế. II. Bài tập 1. Vấn đề chủ yếu được nói tới trong văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh” là gì ? A.Tinh thần chiến đấu dũng cảm của Chủ tịch Hồ Chí Minh B. Phong cách làm việc và nếp sống của Chủ tịch Hồ Chí Minh C. Tình cảm của người dân Việt Nam đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh D. Trí tuệ tuyệt vời của Chủ tịch Hồ Chí Minh 2. ý nào nói đúng nhất quan điểm cốt lõi của phong cách Hồ Chí Minh được nêu trong bài viết? A. Biết kết hợp hài hòa giữa bản sắc văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại B. Đời sống vật chất giản dị kết hợp hài hòa với đời sống tinh thần phong phú C. Có sự kế thừa vẻ đẹp trong cách sống của các vị hiền triết xưa D. Am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân trên thế giới. 3. Theo tác giả để có được vốn tri thức sâu rộng về văn hóa Chủ tịch Hồ Chí Minh đã làm gì ? A. Nắm vững phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ B. Học tập, tiếp thu có chọn lọc, phê phán C. Đi nhiều nơi, làm nhiều nghề D. Cả A,B,C đều đúng 4. Theo tác giả, quan niệm thẩm mỹ về cuộc sống của Chủ tịch Hồ Chí Minh là gì ? A. Phải tạo cho mình một lối sống khác đời, hơn người B. Có hiểu biết cao sâu để được người đời tôn sùng C. Đã là con người phải có đạo đức hoàn toàn trong sáng D. Cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên, thanh cao. 5. Trong bài viết, để làm nổi bật vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh, tác giả không sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? A. Kết hợp giữa kể, bình luận, chứng minh B. Sử dụng phép đối lập C. Sử dụng phép nói quá D. So sánh và sử dụng nhiều từ Hán Việt 6. Sau khi học văn bản này, em rút ra được bài học gì cho bản thân trong việc học tập và tiếp thu văn hóa nước ngoài? Gợi ý: Cần trau dồi, học tập tốt các kiến thức văn hóa cơ bản vì đó là những tri thức nền để ta tiếp thu văn hóa nhân loại. Học tập và tiếp thu văn hóa nước ngoài là rất cần thiết trong quá trình hội nhập quốc tế nhưng phải có ý thức chọn lọc, ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, phải biết kết hợp văn hóa nhân loại với văn hóa dân tộc. Tiết 2: Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật I. Nội dung kiến thức cần nắm Khi sử dụng biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh, cần lưu ý mấy điểm sau: 1. Dù sử dụng hình thức kể chuyện, tự thuật hay đối thoại thì cũng phải tuân thủ mục đích của văn bản thuyết minh là cung cấp tri thức khách quan về đối tượng, sự vật. Vì vậy, không nên quá lạm dụng các biện pháp nghệ thuật mà dẫn tới sự nhầm lẫn về phương thức biểu đạt. 2. Các hình ảnh ẩn dụ hay nhân hóa được dùng trong văn bản thuyết minh đều phải xuất phát từ đặc trưng bản chất của đối tượng, đều là sản phẩm của trí tưởng tượng hình thành trên cơ sở nhận thức về đối tượng. Như vậy mới tránh được tình trạng thiếu khách quan, thiếu chính xác trong bài thuyết minh. 3. Việc dùng lời thoại trong văn bản thuyết minh không có vai trò khắc họa hình tượng nhân vật như trong văn bản tự sự. Đây chỉ là một trong các hình thức được sử dụng để chuyển tải những thông tin về đối tượng đang được thuyết minh. 4. Chỉ nên sử dụng các biện pháp nghệ thuật như so sánh, ẩn dụ, nhân hóa... ở một số kiểu văn bản thuyết minh, nhất là thuyết minh về các danh lam thắng cảnh, về danh nhân... Có những loại văn bản thuyết minh không nên sử dụng hình ảnh nghệ thuật như thuyết minh về một phương pháp, một cách thức. II. Bài tập 1. Khi nào cần thuyết minh sự vật một cách hình tượng, bóng bẩy? A. Khi thuyết minh các đặc điểm cụ thể, dễ thấy của đối tượng B. Khi thuyết minh các đặc điểm trừu tượng, không dễ thấy của đối tượng C. Khi muốn cho văn bản thuyết minh được sinh động, hấp dẫn D. Khi muốn trình bày rõ diễn biến của sự việc, sự kiện. 2. Đọc các đoạn văn bản sau và trả lời câu hỏi: Đoạn 1: Kinh đô Huế dịu dàng, kín đáo, thầm lặng, nên thơ như dòng nước Hương Giang trôi êm ả, như tán phượng vĩ lao xao trong thành nội, như đồi thông u tịch buổi chiều hôm xứ Huế. Đi thăm kinh thành Huế du khách sẽ thấy lòng mình thanh thản, tự hào và dễ bị chìm đắm trong sự quyến rũ bởi các công trình kiến trúc tráng lệ mà khiêm nhường, e ấp hòa quyện trong cảnh mây, nước, cỏ hoa, đất trời tạo nên những cảm xúc tuyệt mĩ cho thơ ca và họa, nhạc. Đoạn 2: Vào những ngày nắng đẹp, nước sông Giăng trong xanh và có thể nhìn thấy đáy sông. Không khí trong lành. Thiên nhiên yên tĩnh. Ngược dòng sông Giăng, hai bên bờ là những rừng cây nguyên sinh, cây cối xanh tươi. ẩn hiện dưới những tán lá xanh là những thảm hoa đủ màu sắc. Càng vào sâu nước càng chảy xiết hơn, cây cối hai bên rậm rạp và đa dạng hơn. Du khách có thể bắt gặp đàn khỉ có đến mấy chục con xuống sông uống nước, chúng nhảy cả lên bè nứa của dân địa phương, có lúc còn tò mò lôi đồ đạc của những người đi bè ra ngắm nghía. Từ Phà Lài ngược dòng chừng hơn 10km, dòng sông thu hẹp hơn. Vào dịp cuối xuân, đầu hạ du khách có dịp ngắm những đàn bướm trắng, bướm vàng có đến hàng ngàn con dập dờn trên các vách đá. a. Mỗi đoạn văn bản trên thuyết minh về đối tượng nào? Tính chất thuyết minh thể hiện ra sao? Chỉ rõ đặc điểm của từng đối tượng thuyết minh? b. Phát hiện những biện pháp nghệ thuật có trong từng đoạn văn bản. Tác dụng của những biện pháp nghệ thuật ấy đối với việc biểu đạt nội dung thuyết minh? Tuần 2 Tiết 1: Các phương châm hội thoại I. Nội dung, kiến thức cần nắm 1. Phương châm về chất - Trong giao tiếp, không nói những điều mà mình không tin là đúng vì sẽ không có lợi đối với người đối thoại. - Cũng không nói những điều mà mình không có bằng chứng sát thực vì sẽ làm giảm hiệu lực của thông tin, độ tin cậy đối với thông tin sẽ không chắc chắn. 2. Phương châm về lượng Trong giao tiếp cần cung cấp cho người tham gia hội thoại lượng thông tin đúng như đòi hỏi của mục đích hội thoại, không được nói thiếu hoặc thừa thông tin. - Nếu lời nói chỉ có những nội dung mà người hỏi đã biết là nói thiếu về lượng thông tin. 3. Phương châm quan hệ - Khi giao tiếp, cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề. Nếu người giao tiếp nói lạc đề, cuộc thoại sẽ không có kết quả. - Trong giao tiếp, người nhận tin phải nắm được nghĩa thực của câu nói ở người phát tin thì giao tiếp mới có hiệu quả. 4. Phương châm cách thức Khi giao tiếp, phải chú ý nói ngắn gọn, rõ ràng, tránh cách nói mơ hồ làm giảm hiệu quả giao tiếp. 5. Phương châm lịch sự - Trong giao tiếp, cần chú ý tới sự tế nhị, khiêm tốn và tôn trọng người khác. Tế nhị là cách trình bày vấn đề khéo léo, dễ nghe, không xúc phạm người khác. Khiêm tốn là không tự đề cao mình. Tôn trọng người khác là thái độ nhã nhặn khi nói, khi đối thoại với mọi người. - Phương châm lịch sự yêu cầu mỗi người trong khi giao tiếp phải giữ được thể diện của mọi người và của bản thân. II. Bài tập 1. Những câu sau đã vi phạm phương châm hội thoại nào? Hãy sửa lại. a. Bố mẹ mình đều là giáo viên dạy học. b. Chú ấy chụp ảnh cho mình bằng máy ảnh. c. Ngựa là một loài thú bốn chân. 2. Trong chuyện cười sau, anh học trò đã vi phạm phương châm hội thoại nào? “ Một anh học trò gặp nhà sư dọc đường, anh thân mật hỏi thăm: - A Di Đà Phật! Sư ông vẫn khỏe chứ? Được mấy cháu rồi? Sư đáp: - Đã tu hành thì làm gì có vợ mà hỏi chuyện mấy con? - Thế sư ông già có chết không? - Ai già lại chẳng chết! - Thế sau này lấy đâu ra sư con? 3. Vận dụng phương châm hội thoại để phân tích lỗi và chữa lại cho đúng: a. Với cương vị là Quyền giám đốc xí nghiệp, tôi xin cảm ơn các đồng chí. b. Thấy bạn đến chậm, Hà liền nói: - Cậu có họ hàng với rùa phải không? Gợi ý: a. Vi phạm phương châm về lượng, phương châm lịch sự Thay mặt anh em trong xí nghiệp, tôi ... b. Vi phạm phương châm lịch sự Nhanh lên cậu, muộn lắm rồi. 4. Cách nói sau đây vi phạm phương châm hội thoại nào? Vì sao? Hãy chữa laị cho đúng. a. Đêm hôm qua cầu gãy. b. Họp xong bạn nhớ đi ra cửa trứơc. c. Lớp tớ, hai ngwời mua năm quyển sách. d. Người ta định đoạt lương của tôi anh ạ. e. Con bò ra đường cái rồi. g. Đem cá về kho nhé! 5. Trong giao tiếp, phép tu từ nào thường được sử dụng để đảm bảo phương châm lịch sự? Cho ví dụ và phân tích? - Nói giảm, nói tránh VD: Bác Dương thôi đã thôi rồi. - Nói quá VD: Ngàn tầm gửi bóng tùng quân Tuyết sương che chở cho thân cát đằng. - ẩn dụ: Đến đây mận mới hỏi đào... Tiết 2: Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh I. Nội dung kiến thức cần nắm Khi sử dụng yếu tố miêu tả trong VBTM cần lưu ý những điểm sau: 1. Việc sử dụng yếu tố miêu tả có thể thông qua cách dùng từ ngữ, hoặc thông qua cách dùng các hình ảnh có sức gợi lớn cùng những biện pháp nghệ thuật đặc sắc như so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, ước lệ... Tuy nhiên, khác với văn bản nghệ thuật, miêu tả trong văn bản thuyết minh cần đảm bảo tính chân thực, khách quan để đáp ứng được tính khoa học, khách quan trong tri thức của một văn bản thuyết minh. 2. Mục đích của miêu tả trong văn bản thuyết minh là nhằm khơi gợi sự cảm nhận cho người đọc, người nghe về đối tượng, giúp người đọc, người nghe hình dung về đối tượng rõ hơn, cụ thể hơn. Có nghĩa là miêu tả trong văn bản thuyết minh chỉ dừng lại ở việc tái hiện hình ảnh đối tượng ở một chừng mực nhất định, giúp cho người tiếp nhận hiểu rõ thêm về đối tượng mà thôi. 3. Trong quá trình thuyết minh, những câu văn có ý nghĩa miêu tả nên được sử dụng đan xen với những câu văn có ý nghĩa lý giải (lập luận giải thích), ý nghĩa minh họa (lập luận chứng minh). Sự đan xen này vừa giúp cho người viết tránh sa vào tình trạng lạc thể loại vừa tạo cách diễn đạt phong phú, linh hoạt, sinh động cho văn bản thuyết minh. II. Bài tập 1. Đọc văn bản sau và trả lơì câu hỏi ở huyện Hoàng Long tỉnh Ninh Bình có một khu rừng nguyên sinh: Cúc Phương. Gọi là nguyên sinh vì đây là một rừng cổ, cây mọc từ xa chưa bị con người chặt phá nên còn sót lại nhiều giống cây hiếm và động vật lạ mà các nơi khác không còn. Có những cây to hàng mấy người ôm không xuể, cao hàng 3- 4 chục mét. Đặc biệt có những cây xanh thẳng tắp to đến mười người ôm mới kín. Trong rừng có đến hàng trăm loại cây cỏ mà ta chưa biết hết tên. Chúng chằng chịt, quấn quýt thành những tấm lưới dày giữa các cây gỗ lớn. Ngay giữa trưa hè, mặt trời cũng không thể xuyên ánh sáng qua lớp cây cối rậm rạp mà xuống đến dưới mặt đất. Không có một con đường mòn qua rừng. Rừng Cúc Phương có rất nhiều động vật lạ. Đặc biệt ở đây có các giống cầy bay, sóc bay, heo vòi. Cầy bay giống như chó: hai bên thân có màng nối liền bốn chân lại, nhờ đó mà cầy có thể bay lượn được. Sóc bay cũng có màng nối liền chân với cổ. Heo vòi giống một con lợn nhỏ nhưng lại có vòi như vòi voi. Rừng Cúc Phương là một “Viện bảo tàng” thực vật, động vật của nước ta. Chúng ta cần giữ gìn và bảo vệ nó. a. Xác định đối tượng được thuyết minh trong văn bản. Nội dung của văn bản đã thuyết minh về đặc điểm nào của đối tượng? b. Xác định những câu văn có chứa yếu tố miêu tả trong văn bản và nêu rõ vai trò của những yếu tố miêu tả trong quá trình thuyết minh về đặc điểm của đối tượng? 2. Sử dụng yếu tố miêu tả kết hợp với các phương pháp thuyết minh để hoàn thành một đoạn văn thuyết minh trên cơ sở triển khai câu chủ đề sau: “Cây tre được sử dụng nhiều trong đời sống sinh hoạt hằng ngày của người Việt Nam”. Tuần 3 Tiết 1: Đấu tranh cho một thế giới hoà bình và tuyên bố thế giới... I. Nội dung kiến thức cần nắm 1. “Đấu tranh cho một thế giới hoà bình” - Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe doạ toàn thể loài người và sự sống trên trái đất. Cuộc chạy đua vũ trang vô cùng tốn kém đã cướp đi của thế giới nhiều điều kiện để phát triển, để loại trừ nạn đói, nạn thất học và khắc phục nhiều bệnh tật cho hàng trăm triệu con người. Đấu tranh cho hoà bình, ngăn chặn và xoá bỏ nguy cơ chiến tranh hạt nhân là nhiệm vụ thiết thân và cấp bách của toàn thể loài người. - Bài viết của Mac-ket đã đề cập đến vấn đề cấp thiết nói trên với sức thuyết phục cao bởi lập luận chặt chẽ, chứng cớ phong phú, xác thực, cụ thể và còn bởi nhiệt huyết của tác giả. 2. “Tuyên bố thế giới...” Bảo vệ quyền lợi, chăm lo đến sự phát triển của trẻ em là một trong những vấn đề quan trọng, cấp bách và có ý nghĩa toàn cầu. Bản tuyên bố của Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em ngày 30/09/1990 đã khẳng định điều ấy và cam kết thực hiện những nhiệm vụ có tính toàn diện vì sự sống còn, phát triển của trẻ em, vì tương lai của toàn nhân loại. II. Bài tập 1. Nội dung nào không được đặt ra trong văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hoà bình”? A. Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe doạ toàn bộ sự sống trên trái đất B. Nhiệm vụ cấp bách của toàn thể nhân loại là ngăn chặn nguy cơ đó C. Cần kích thích khoa học – kỹ thuật phát triển nhưng không phải bằng con đường chạy đua vũ trang D. Cần chạy đua vũ trang để chống lại chiến tranh hạt nhân. 2. Những luận cứ về các lĩnh vực y tế, thực phẩm, giáo dục,... được tác giả đưa ra trong bài viết nhằm mục đích gì ? A. Làm nổi bật sự tốn kém và tính chất phi lý của các cuộc chạy đua vũ trang B. Làm cho mọi người thấy chi phí cho những lĩnh vực này là rất tốn kém C. Làm cho mọi người thấy đây là những vấn đề mà các nước nghèo không thể cải thiện được D. Thể hiện sự hiểu biết sâu sắc của tác giả về vấn đề thời sự nóng bỏng. 3. Nhận định nào nói đúng nhất những nét đặc sắc nghệ thuật trong bài? A. Xác định hệ thống luận điểm, luận cứ rõ ràng B. Sử dụng phối hợp các phép lập luận khác nhau C. Có nhiều chứng cứ sinh động, cụ thể, giàu sức thuyết phục D. Kết hợp các nhận định trên. 4. Nhận định nào nói đúng nhất về tình trạng của trẻ em trên thế giới hiện nay? A. Trở thành nạn nhân của chiến tranh và bạo lực, của sự phân biệt chủng tộc, sự xâm lược chiếm đóng và thôn tính của nước ngoài B. Chịu đựng những thảm hoạ của đói nghèo, khủng hoảng kinh tế, của tình trạng vô gia cư, dịch bệnh, mù chữ, môi trường xuống cấp C. Có nhiều trẻ em chết mỗi ngày do suy dinh dưỡng, bệnh tật D. Kết hợp cả 3 nội dung trên. 5. Các nhiệm vụ đưa ra trong bản tuyên bố được xác định trên những cơ sở nào? A. Tình trạng thực tế của trẻ em trên thế giới hiện nay B. Những thuận lợi đối với nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em hiện nay C. Cả A và B đều đúng. D. Cả A và B đều sai. 6. Nên đánh giá như thế nào về các nhiệm vụ được đặt ra trong bản tuyên bố? A. Cụ thể và toàn diện B. Chưa đầy đủ C. Không có tính khả thi D. Không phù hợp với thực tế. 7. Dựa vào những cảm nhận của mình về nội dung bản tuyên bố được trích học, em hãy viết một bức thư gửi bạn ở một đất nước khác đang có chiến tranh (hoặc đói nghèo) để giới thiệu với các bạn niềm hạnh phúc của mình cũng như bày tỏ sự chia sẻ, động viên đối với các bạn. Tiết 2: Luyện tập văn thuyết minh I. Nội dung kiến thức cần nắm - Muốn cho văn bản thuýêt minh được sinh động, hấp dẫn người ta vận dụng thêm một số biện pháp nghệ thuật như kể chuyện, tự thuật, đối thoại theo lối ẩn dụ, nhân hoá hoặc các hình thức vè, diễn ca... - Các biện pháp nghệ thuật cần được sử dụng thích hợp, góp phần làm nổi bật đặc điểm của đối tượng thuyết minh và gây hứng thú cho người đọc. - Để thuyết minh cho cụ thể, sinh động, hấp dẫn, bài thuyết minh có thể kết hợp sử dụng yếu tố miêu tả. Yếu tố miêu tả có tác dụng làm cho đối tượng thuyết minh được nổi bật, gây ấn tượng. II. Bài tập 1. Cho đề bài sau: “Cây lúa Việt Nam” - Em hãy tìm hiểu đề, tìm ý và lập dàn ý cho đề bài trên. - Với đề bài này em sẽ sử dụng các yếu tố nghệ thuật nào? a. Tìm hiểu đề - Thể loại: Văn thuyết minh - Nội dung: Cây lúa Việt Nan b. Tìm ý và lập dàn ý: * MB: Giới thiệu chung về cây lúa (có thể sử dụng phương pháp định nghĩa, giải thích). * TB: - Họ hàng nhà lúa (kể tên các giống lúa, loại lúa...) - Nguồn gốc, xuất xứ của cây lúa (Việt Nam và Đông Nam á là quê hương của cây lúa nước, đầu tiên là lúa nương ra đời vào khoảng năm 2000 TCN...) - Quá trình sinh trưởng và phát triển (Ngâm ủ thóc mạ cây lúa... Đặc biệt là cây lúa sinh ra và lớn lên trong môi trường nước nhưng khi thu hoạch lại đúng vào mùa ráo...) - Vai trò và ý nghĩa của cây lúa trong đời sống của người dân VN + Là thức ăn chủ yếu trong đời sống (cơm tẻ là mẹ ruột) + Là sản phẩm xuất khẩu có giá trị (Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 trên thế giới) + Có thể chế biến thành những món ăn khác nhau (bún, phở, bánh...) + Hình ảnh 10 bông lúa vàng là biểu tượng của Hiệp hội các nước Đông Nam á (ASEAN). * KB: Tình cảm đối với cây lúa của bản thân. c. Các biện pháp nghệ thuật có thể sử dụng - So sánh: với các loại lương thực khác, cây lúa như là một người mẹ, nuôi sống con người; cơm tẻ là mẹ ruột... - Nhân hoá: Sử dụng hình thức tự thuật (cây lúa tự kể về mình) 2. Em hãy viết đoạn mở bài và kết bài cho đề bài trên. VD: - Đoạn MB: “Tôi là cây lúa VN. Đi khắp đất nước tôi, nơi đâu bạn cũng sẽ gặp những cánh đồng lúa trải dài tít tắp, mênh mông như biển. Cuộc đời của tôi là một câu chuyện dài và đầy thú vị.  - Đoạn kết bài: “ Cuộc đời tôi là dành cho con người. Ngày nay xã hội đã phát triển, đã có nhiều loại lương thực, thực phẩm mới phù hợp với cuộc sống hiện đại. Song mỗi người dân Việt Nam vẫn không thể không nhớ đến tôi, cần đến tôi. Tôi được đi vào thơ, ca, nhạc, hoạ và trở thành một hình ảnh giàu ý nghĩa của dân tộc Việt Nam”. Tuần 4 Tiết 1: Cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp I. Nội dung kiến thức cần đạt 1. Cách dẫn trực tiếp - Là trích dẫn nguyên văn từ ngữ hoặc câu văn, đoạn văn của người khác một cách nguyên vẹn không thêm bớt. - Khi dẫn trực tiếp, cần đặt phần được dẫn trong dấu ngoặc kép. VD: Bấy giờ, bà mẹ mới vui lòng nói: “Chỗ này là chỗ con ta ở đợc đây”. 2. Cách dẫn gián tiếp - Là nhắc lại lời hay ý của người hay nhân vật theo kiểu thuật lại, không giữ nguyên văn. - Khi dẫn gián tiếp, ta có thể và cần thay đổi một số từ ngữ như từ xưng hô, từ chỉ thời gian, địa điểm. VD: Bấy giờ bà mẹ mới vui lòng nói rằng đây là chỗ con bà ở được. II. Bài tập 1. Chuyển các lời dẫn trực tiếp sau sang lời dẫn gián tiếp: a. Nhân vật ông giáo trong truyện “Lão Hạc” thầm hứa sẽ nói với người con trai của Lão Hạc rằng: “Đây là cái vườn ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn, cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào”. b. Chiều hôm qua Hoàng tâm sự với tôi: “Hôm nay mình phải cố chạy cho đủ tiền để gửi cho con”. c. Nam đã hứa với tôi như đinh đóng cột: “Tối mai tôi sẽ gặp các bạn ở bến Nhà Rồng”. 2. Nhận định nào nói đầy đủ nhất dấu hiệu để nhận ra lời nói của nhân vật được dẫn ra trong các tác phẩm văn xuôi? A. Thường được viết tách ra như kiểu viết đoạn văn B. Có thêm dấu gạch ngang ở đầu lời nói C. Cả A và B đều đúng D. Cả A và B đều sai. 3. Chuyển các lời dẫn trực tiếp sau đây thành lời dãn gián tiếp có thay đổi cấu trúc ngữ pháp nhưng nội dung cơ bản và nghĩa biểu hiện không thay đổi: a. Trong báo cáo chính trị tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng, Hồ Chí Minh nêu rõ: “Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng”. b. Trong bài “Hịch tớng sĩ”, Trần Quốc Tuấn đã khẳng định: “Từ xưa các bậc trung thần nghĩa sĩ đã bỏ mình vì nước đời nào không có!”. c. Sau khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài, thầy giáo kết luận: “Đường tròn được xác định là đường tập hợp tất cả các điểm cách đều một điểm nào đó”. 4. Hãy nhận xét về các lời dẫn trực tiếp sau đây: a. Tôi sẽ gặp cô ấy và nói : Tôi không thể chịu nổi nữa rồi, sau muốn ra sao thì ra:”  b. “Tôi sẽ đi và sẽ đi mãi mãi” - Đã có lần tôi phải nói như vậy vì không nói khác được. 5. Hãy chuyển đoạn hội thoại sau thành một đoạn văn kể chuyện: “ Sinh dỗ dành: - Nín đi con, đừng khóc. Cha về, bà đã mất lòng cha buồn khổ lắm rồi. Đứa con ngây thơ nói: - Ô hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ? Ông lại biết nói, chứ không như cha tôi trước kia chỉ nín thin thít. Chàng ngạc nhiên gạn hỏi, đứa con nhỏ nói: - Trước đây, thường có một người đàn ông, đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả. Tiết 2: Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự I. Nội dung kiến thức cần nắm - Tóm tắt một văn bản tự sự là cách làm giúp người đọc và người nghe nắm được nội dung chính của văn bản đó. - Văn bản tóm tắt phải nêu được một cách ngắn gọn nhưng đầy đủ các nhân vật và sự việc chính, phù hợp với văn bản được tóm tắt. II. Bài tập 1. Dòng nào không phải là mục đích của việc tóm tắt văn bản tự sự? A. Để dễ ghi nhớ nội dung của văn bản B. Để giới thiệu cho người nghe biết nội dung của văn bản C. Giúp người đọc và người nghe nắm được nội dung chính của văn bản D. Thể hiện trình độ hiểu biết sâu rộng của người đọc. 2. Dòng nào nói đúng nhất yêu cầu của việc tóm tắt văn bản tự sự? A. Ngắn gọn nhưng đầy đủ B. Nêu được các nhân vật và sự kiện chính của tác phẩm C. Không thêm vào VB tóm tắt những suy nghĩ chủ quan của người tóm tắt D. Cả 3 nội dung trên. 3. Có 1 bạn học sinh tóm tắt truyện cười “ Mất rồi” như sau: “Một người có việc đi xa dặn con ai đến hỏi thì bảo mình đi vắng. Sợ con mải chơi quên mất, ông ta bèn viết giấy để lại cho con phòng khi có ai hỏi đến thì đưa ra thay cho việc trả lời. Đứa con nghịch làm cháy giấy. Có người khách lại chơi hỏi (bố) thì đứa con trả lời là (giấy) bị mất, hỏi (bố) mất bao giờ thì trả lời là (giấy) mất tối qua, hỏi vì sao mà mất (chết) thì trả lời là (giấy) bị cháy”. - Theo em, văn bản trên đây đã đạt yêu cầu chưa? Vì sao? Hãy tóm tắt lại theo cách của em sao cho gọn hơn. 4. Kể tóm tắt bằng văn bản viết về một sự việc xảy ra trong lớp (hoặc ở nhà em) theo những yêu cầu sau: - Kể tóm tắt trong khoảng 10 câu. - Kể tóm tắt trong khoảng 5 câu. 5. Em có thể tóm tắt truyện : Chiếc lá cuối cùng  của O.Hen.ri bằng một đoạn văn khoảng 5 câu không? “Giôn- xi ốm nặng và nằm đợi chiếc lá cuối cùng của cây thường xuân bên cửa sổ rụng, khi đó cô sẽ chết. Nhưng qua 1 đêm mưa gió phũ phàng, chiếc lá cuối cùng vẫn không rụng. Điều đó khiến Giôn-xi dần bình phục. Xiu- đi – một người bạn gái của Giôn-xi đã cho cô biết chiếc lá cuối cùng là do bác Bơ-men đã bí mật vẽ trong đêm mưa gió để cứu Giôn-xi trong khi chính cụ bị chết vì sưng phổi”. Tuần 5 Tiết 1: Chuyện người con gái Nam Xương I. Nội dung kiến thức cần nắm 1. Giá trị hiện thực Truyện đã phản ánh hiện thực về xã hội phong kiến Việt Nam với những biểu hiện bất công, vô lý. Đó là một xã hội dung túng cho quan niệm trọng nam khinh nữ, để cho Trương Sinh- một kẻ thất học, vũ phu ngang nhiên chà đạp lên giá trị nhân phẩm của người vợ hiền thục, nết na. Tuy nhiên, nếu Trương Sinh là thủ phạm trực tiếp gây ra cái chết của Vũ Nương thì nguyên nhân sâu xa lại do chính xã hội phong kiến bất công- xã hội mà ở đó người phụ nữ không thể đứng ra để bảo vệ cho giá trị nhân phẩm của mình và lời buộc tôi, gỡ tội cho người phụ nữ bất hạnh ấy lại phụ thuộc vào câu nói ngây thơ của đứa trẻ 3 tuổi. Đó là chưa kẻ tới một nguyên nhân gián tiếp khác nữa: do chiến tranh phong kiến. Dù không được miêu tả trực tiếp, nhưng cuộc chiến tranh ấy đã tác động hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp tới số phận từng nhân vật mà kết cục là 1 gia đình tan tác, chia ly. 2. Giá trị nhân đạo Biểu hiện trước hết ở thái độ ngợi ca, trân trọng vẻ đẹp của người phụ nữ thông qua hình tượng nhân vật Vũ Nương. Xuất thân từ tầng lớp bình dân nhưng ở Vũ Nương đã hội tụ đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam (đủ tam tòng tứ đức). Câu chuyện còn đề cao triết lý nhân nghĩa ở hiền gặp lành qua phần kết có hậu giống rất nhiều những câu chuyện cổ tích Việt Nam. Vũ Nương đã không chết, hay nói đúng hơn, nàng được sống một cuộc sống bình yên và tốt đẹp hơn ở chốn thuỷ cung. Có thể thấy rõ ước mơ của người xưa (cũng là của tác giả) về một xã hội công bằng, tốt đ

File đính kèm:

  • docBo tro 9.doc
Giáo án liên quan