Đề tài Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học cơ sở

Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lí nhà trường gồm 10 tiêu chí, 30 chỉ số.

Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên và học sinh gồm 5 tiêu

chí với 15 chỉ số.

Tiêu chuẩn 3: Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học gồm 6 tiêu chí với

18 chỉ số.

Tiêu chuẩn 4: Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội gồm 3 tiêu

chí với 9 chỉ số.

 

ppt22 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1006 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học cơ sở, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TRƯỜNG THCS Hải Tân, tháng 11 năm 2013 NỘI DUNG: - Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lí nhà trường gồm 10 tiêu chí, 30 chỉ số. Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên và học sinh gồm 5 tiêu chí với 15 chỉ số. Tiêu chuẩn 3: Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học gồm 6 tiêu chí với 18 chỉ số. Tiêu chuẩn 4: Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội gồm 3 tiêu chí với 9 chỉ số. Tiêu chuẩn 5: Hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục gồm 12 tiêu chí với 36 chỉ số. - Thu thập, xử lí và phân tích các minh chứng. - Đánh giá mức độ đạt được theo từng tiêu chí. - Phiếu đánh giá tiêu chí. Điều 10: Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý nhà trường: Cơ cấu tổ chức bộ máy nhà trường theo quy định của Điều lệ trường THCS và các quy định của Bộ GD&ĐT Có Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng và các hội đồng. b. Có tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, Công đoàn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội TNTP Hồ Chí Minh và các tổ chức xã hội khác. c. Có các tổ chức chuyên môn và tổ văn phòng. 2. Lớp học, số học sinh, điểm trường theo quy định của điều lệ trường Trung học. Lớp học được tổ chức theo quy định; Số học sinh trong một lớp theo quy định; Địa điểm của trường theo quy định. 3. Tổ chức Đảng CS Việt Nam, Công đoàn, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đội TNTP Hồ Chí Minh, các tổ chức xã hội khác và các hội đồng hoạt động theo quy định của Điều lệ trường TH và quy định của pháp luật. Hoạt động đúng quy định; Lãnh đạo, tư vấn cho Hiệu trưởng thực hiện nhiệm vụ thuộc trách nhiệm và quyền hạn của mình; c. Thực hiện rà soát, đánh giá các hoạt động sau mỗi học kỳ. 4. Cơ cấu tổ chức và việc thực hiện nhiệm vụ của các tổ chuyên môn, tổ Văn phòng theo quy định tại Điều lệ trường trung học. Có cơ cấu tổ chức theo quy định; Có kế hoạch hoạt động của tổ theo tuần, tháng, học kì, năm học và sinh hoạt tổ theo quy định; c. Thực hiện các nhiệm vụ của tổ theo quy định. 5. Xây dựng chiến lược phát triển của nhà trường: Chiến lược được xác định rõ ràng bằng văn bản, được cấp quản lý trực tiếp phê duyệt, được công bố công khai dưới hình thức niêm yết tại nhà trường hoặc đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương, trên website của nhà trường. b. Chiến lược phù hợp với mục tiêu giáo dục của cấp học được quy định tại Luật Giáo Dục, với các nguồn lực của nhà trường và định hướng phát triển kinh tế- xã hội của địa phương. c. Rà soát, bổ sung, điều chỉnh chiến lược của nhà trường phù hợp với định hướng phát triển KT- XH của địa phương theo từng giai đoạn. 6. Chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, của địa phương và sự lãnh, chỉ đạo của cơ quan quản lí giáo dục các cấp; đảm bảo Quy chế thực hiên dân chủ trong hoạt động của nhà trường: Thực hiện các chỉ thị, Nghị quyết của cấp uỷ Đảng; Thực hiện chế độ báo cáo định kì, báo cáo đột xuất theo quy định; Đảm bảo Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường. 7. Quản lí hành chính, thực hiện các phong trào thi đua: a.Có đủ hồ sơ phục vụ hoạt động giáo dục của nhà trường theo quy định của Điều lệ trường trung học; b. Lưu trữ đầy đủ, khoa học hồ sơ, văn bản theo quy định của Luật Lưu trữ; c. Thực hiện các cuộc vận động, tổ chức và duy trì phong trào thi đua theo hướng dẫn của ngành và quy định của nhà nước. 8. Quản lí các hoạt động giáo dục, quản lí cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh: Thực hiện tốt nhiệm vụ quản lí các hoạt động giáo dục và quản lí học sinh theo Điều lệ trường trung học; b. Quản lí các hoạt động dạy thêm, học thêm theo duy định của Bộ GD&ĐT; c. Thực hiên tuyển dụng, đề bạt, bổ nhiệm, quản lí cán bộ, giáo viên và nhân viên theo quy định của Luật cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Lao động, Điều lệ trường trung học và các quy định khác của pháp luật. 9. Quản lí tài chính, tài sản của nhà trường: Có hệ thống các văn bản quy định về quản lí tài chính, tài sản và lưu trữ hồ sơ chứng từ theo quy định; b. Lập dự toán, thực hiện thu chi, quyết toán, thống kê, báo cáo theo quy định; c. Công khai tài chính, thực hiện công tác tự kiểm tra tài chính theo quy định. 10. Đảm bảo ANTT, an toàn cho HS và cho CB, GV, NV; phòng chống bạo lực học đường, phòng chống dịch bệnh, phòng tránh các hiểm hoạ thiên tai, dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm, các tệ nạn XH của nhà trường: Có phương án đảm bảo ANTT, phòng chống tai nạn thương tích, cháy nổ, Các hiểm hoạ thiên tai, dịch bệnh, ngộ độc, các tệ nạn XH của nhà trường; b. Đảm bảo an toàn cho HS và cho CB, GV, NV trong nhà trường; c. Không có hiện trượng kì thị, vi phạm về giới, bạo lực trong nhà trường. Điều 11: Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên và học sinh: Năng lực của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trong quá trình triển khai các hoạt động giáo dục: Có số năm dạy học theo quy định của Điều lệ trường trung học; Được đánh giá hằng năm đạt từ loại khá trở lên theo Chuẩn hiệu trưởng; Được bồi dưỡng, tập huấn về chính trị và quản lí GD theo quy định. 2. Số lượng, trình độ đào tạo của GV theo điều lệ trường trung học: Số lượng và cơ cấu giáo viên đảm bảo để giảng dạy các môn bắt buộc theo quy đinh; b. Giáo viên làm công tác Đoàn, phụ trách Đội, GV làm công tác tư vấn cho HS theo quy định; c. Đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn. 3. Kết quả đánh giá, xếp loại giáo viên và việc đảm bảo các quyền lợp của giáo viên: Xếp loại chung cuối năm học của giáo viên đạt từ loại TB trở lên trong đó có ít nhất 50% xếp loại khá trở lên theo Quy định về chuẩn nghề nghiệp GV THCS; b. Có ít nhất 15% giáo viên dạy giỏi cấp huyện trở lên; c. GV đảm bảo các quyền lợi theo Quy định của Điều lệ trường trung học và PL. 4. Số lượng, chất lượng và việc đảm bảo các chế độ, chính sách đối với đội ngũ nhân viên của nhà trường: Số lượng nhân viên đảm bảo theo quy định; Nhân viên kế toán, văn thư, y tế, viên chức làm công tác thư viện, thiết bị dạy học có trình độ trung cấp trở lên theo đúng chuyên môn; các nhân viên khác Được bồi dưỡng về nghiệp vụ theo vị trí công việc; c. Nhân viên thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao và được đảm bảo chế độ, chính sách theo quy định. 5. HS của nhà trường đáp ứng theo yêu cầu của quy định của Điều lệ trường trung học và của pháp luật: Đảm bảo quy định về tuổi học sinh; Thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của HS và quy định về các hành vi học sinh không được làm; c. Được đảm bảo các quyền theo quy định. Điều 12: Tiêu chuẩn 3: Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học: 1. Khuôn viên,cổng trường, biển trường, tường hoặc hàng rào bảo vệ, sân chơi, bãi tập theo quy định của Điều lệ trường trung học: Diện tích khuôn viên và các yêu cầu về xanh,sạch, đẹp, thoáng mát; Có cổng, biển tên trường, tường hoặc hàng rào bao quanh; Có sân chơi, bãi tập theo quy định. 2. Phòng học, bảng, bàn ghế cho giáo viên, học sinh: Số lượng, quy cách, chất lượng, thiết bị của phòng học, bảng trong lớp học đảm bảo quy định của Điều lệ trường trung học và quy định về vệ sinh trường học của Bộ Y tế; b. Kích thước, vật liệu, kết cấu, kiểu dáng, màu sắc của bàn ghế HS đảm bảo Quy định của Bộ GD&ĐT, Bộ KH&CN, Bộ Y tế; c. Phòng học bộ môn đảm bảo theo quy định. 3. Khối phòng, trang thiết bị văn phòng phục vụ công tác quản lí, dạy và học theo quy định của Điều lệ trường trung học: Khối phòng phục vụ học tập, hành chính- quản trị, nhà ăn, nghỉ... Có trang thiết bị y tế tối thiểu và tủ thuốc với các loại thuốc thiết yếu; Có các loại máy văn phòng phục vụ công tác quản lí và giảng dạy, máy Tính nối mạng Internet phục vụ các hoạt động giáo dục đáp ứng theo yêu cầu. 4. Công trình vệ sinh, nhà để xe, hệ thống nước sạch, hệ thống thoát nước, thu gom rác thải đáp ứng yêu cầu của hoạt động giáo dục: Có công trình vệ sinh riêng cho CB, GV, NV, HS, riêng cho nam và nữ, thuận lợi cho HS khuyết tật, vị trí phù hợp với cảnh quan trường học, an toàn, thân thiện, sạch sẽ; b. Có nhà để xe cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh; c. Có nguồn nước sạch đáp ứng nhu cầu sử dụng của CB,GV, NV,HS.. 5. Thư viện đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, học tập của CB, GV,NV và HS: Thư viện đạt tiêu chuẩn thu viện trường PT theo quy định, được bổ sung sách, báo, và tài liệu tham khảo hằng năm; b. Hoạt động đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, dạy học của CB,GV,NV và HS; c. Hệ thống công nghệ thông tin kết nối internet và website của nhà trường đáp ứng yêu cầu dạy, học và quản lí của nhà trường. 6. Thiết bị dạy học, đồ dùng dạy học và hiệu quả sử dụng TB, ĐDDH: Thiết bị dạy học tối thiểu phục vụ GD&HT đảm bảo; Việc sử dụng TBDH trong các giờ lên lớp và tự làm một số đồ dùng dạy học của GV đảm bảo quy định của Bộ GD&ĐT; c. Kiểm tra, sửa chữa, nâng cấp, bổ sung đồ dùng và thiết bị dạy học hằng năm. Điều 13: Tiêu chuẩn 4: Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội: 1. Tổ chức và hiệu quả hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh: BĐD cha mẹ học sinh có tổ chức, nhiệm vụ, quyền, trách nhiệm và hoạt động theo Điều lệ BĐD cha mẹ học sinh; b. Nhà trường tạo điều kiện thuận lợi để BDD cha mẹ Hshoạt động; c. Tổ chức các cuộc họp định kì và đột xuất giữa nhà trường với cha mẹ HS để tiếp thu ý kiến về quản lí của nhà trường, các biện pháp giáo dục HS, giải quyết các kiến nghị của cha mẹ HS, góp ý kiến cho HĐ của BĐD cha mẹ HS. 2. Nhà trường chủ động tham mưu với cấp uỷ Đảng, chính quyền và phối hợp với các tổ chức đoàn thể ở địa phương để huy động nguồn lực xây dựng trường và môi trường giáo dục: Chủ động tham mưu cho cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương về kế hoạch và các biện pháp cụ thể để phát triển nhà trường; b. Phối hợp với các tổ chức đoàn thể, cá nhân của địa phương để xây dựng Môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh; Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tự nguyện, theo quy định của các tổ chức, cá nhân để xây dựng CSVC, tăng thêm phương tiện, thiết bị dạy học; khen thưởng HS học giỏi, HS có thành tích xuất sắc khác và hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn. 3. Nhà trường phối hợp với các tổ chức đoàn thể của địa phương, huy động sự tham gia của cộng đồng để giáo dục truyền thống lịch sử, văn hoá dân tộc cho HS và thực hiện mục tiêu, kế hoạch giáo dục. Phối hợp hiệu quả với các tổ chức, đoàn thể để giáo dục HS về truyền thống lịch sử, văn hoá dân tộc; b. Chăm sóc di tích lịch sử, cách mạng, công trình văn hoá; chăm sóc gia đình TBLS, gia đình có công với nước, Mẹ Việt Nam anh hùng ở địa phương; c. Tuyên truyền để tăng hiểu biết trong cộng đồng về nội dung, phương pháp dạy học, tạo điều kiện cho cộng đồng tham gia thực hiện mục tiêu và kế hoạch GD. Điều 14: Tiêu chuẩn 5: Hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục: Thực hiện CTGD, KHDH của Bộ, các quy định về chuyên môn của cơ quan quản lí giáo dục địa phương: Có kế hoạch hoạt động chuyên môn cho từng năm học, học kì, tháng, tuần; Thực hiện đúng kế hoạch thời gian năm học, kế hoạch giảng dạy và học tập từng môn học theo quy định; c. Rà soát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch năm học, kế hoạch giảng dạy và học tập hằng tháng. 2. Đổi mới PPDH nhằm khuyến khích sự chuyên cần, tích cực, chủ động, sáng tạo và có ý thức vươn lên, rèn luyện khả năng tự học của HS: Sử dụng hợp lí SGK; liên hệ thực tế khi giảng dạy, dạy học tích hợp; thực hiện cân đối giữa truyền thụ kiến thức và rèn luyện kĩ năng tư duy cho HS trong quá trình dạy học; b. Ứng dụng hợp lí CNTT trong dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá và hướng dẫn HS biết tự đánh giá kết quả học tập; c. Hướng dẫn học sinh học tập tích cực, chủ động, sáng tạo và biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn. 3.Thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục của địa phương: Có kế hoạch và triển khai thực hiện công tác phổ cập GD theo nhiệm vụ Được chính quyền địa phương, cơ quan QLGD cấp trên giao; b. Kết quả thực hiện PCGD đáp ứng với nhiệm vụ được giao; c. Kiểm tra, đánh giá công tác PCGD theo định kì để có biện pháp cải tiến, nâng cao hiệu quả công tác. 4. Thực hiện hoạt động BDHSG, giúp đỡ HS yếu, kém theo kế hoạch của Nhà trường và theo quy định của các cấp QLGD: Khảo sát, phân loại HS giỏi, yếu, kém và có biện pháp giúp đỡ HS vươn lên trong học tập ngay từ đầu năm học; b. Có các hình thức tổ chức bồi dưỡng HS giỏi, giúp đỡ HS yếu, kém sau mỗi HK; c. Rà soát, đánh giá để cải tiến hoạt động bồi dưỡng HSG, giúp đỡ HS yếu, kém sau mỗi HK. 5. Thực hiện nội dung GD địa phương, theo quy định của Bộ GD&ĐT: Thực hiện tốt nội dung GD địa phương, góp phần thực hiện mục tiêu môn học và gắn lí luận với thực tiễn; b. Thực hiện kiểm tra, đánh giá các nội dung GD địa phương theo quy định; c. Rà soát, đánh giá, cập nhật tài liệu, đề xuất điều chỉnh nội dung giáo dục địa phương hằng năm. 6. Tổ chức các hoạt động VHVN, TDTT, khuyến khích sự tham gia chủ động, tự giác của HS: Phổ biến kiến thức về một số hoạt động VH, VN, TT, trò chơi dân gian cho HS; b. Tổ chức một số hoạt động VH, VN, TT, trò chơi dân gian cho HS trong và ngoài nhà trường; c. Tham gia hội khoẻ Phù Đổng, hội thi VN, TT, các hoạt động lễ hội dân gian do các cơ quan có thẩm quyền tổ chức. 7. Giáo dục, rèn luyện kĩ năng sống thông qua các hoạt động học tập, hoạt động tập thể và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho HS: Giáo dục các kĩ năng giao tiếp, nhận thức, ra quyết định, suy xét và giải quyết vấn đề, KN đặt mục tiêu, ứng phó, kiềm chế, hợp tác và làm việc theo nhóm cho HS; b. Giáo dục, rèn luyện KNS cho HS thông qua giáo dục ý thức chấp hành luật Gt, cách tự phòng, chống TNGT, đuối nước, các tai nạn thương tích khác; thông qua việc thực hiện các quy định về cách ứng xử có văn hoá, đoàn kết, thân ái, giúp đỡ lẫn nhau; c. Giáo dục và tư vấn về sức khoẻ thể chất và tinh thần, giáo dục về giới tính, tình yêu, hôn nhân, gia đìnhphù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi HS. 8. HS tham gia giữ gìn vệ sinh môi trường lớp học, nhà trường: Có kế hoạch và lịch phân công HS tham gia các HĐ bảo vệ, chăm sóc, giữ vệ sinh môi trường của nhà trường; b. Kết quả tham gia HĐ bảo vệ, chăm sóc, giữ gìn vệ sinh môi trường của HS đạt yêu cầu; c. Hằng tuần, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện giữ gìn vệ sinh môi trường của nhà trường. 9. Kết quả xếp loại học lực của HS hằng năm đáp ứng mục tiêu GD: Tỉ lệ học sinh xếp loại TB trở lên: ít nhất 90%; Tỉ lệ học sinh xếp loại khá: ít nhất 30%; Tỉ lệ học sinh giỏi: ít nhất 3%. 10. Kết quả xếp loại HK của HS hằng năm đáp ứng mục tiêu giáo dục: Tỉ lệ HS khá, tốt đạt ít nhất 90%; Tỉ lệ HS bị kỉ luật buộc thôi học có thời hạn không quá 1%; Không có HS bị truy cứu trách nhiệm hình sự. 11. Kết quả hoạt động giáo dục nghề phổ thông và hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh hằng năm: Các ngành nghề hướng nghiệp cho HS phù hợp với điều kiện phát triển KT -XH của địa phương; b. Tỉ lệ HS tham gia học nghề: Đạt ít nhất 80% trên tổng số học sinh; c. Kết quả xếp loại học nghề của học sinh: Đạt 90% loại TB trở lên. 12. Hiệu quả hoạt động giáo dục hằng năm của nhà trường: Tỉ lệ học sinh lên lớp, tỉ lệ tốt nghiệp ổn định hằng năm; Tỉ lệ học sinh bỏ học và lưu ban: không quá 1% HS bỏ học, không quá 2% HS lưu ban; c. Có HS tham gia và đoạt giải trong các kì thi HSG cấp huyện trở lên hằng năm. Thu thập, xử lí và phân tích các minh chứng: 1. Thế nào là minh chứng? Là những văn bản, hồ sơ, sổ sách, băng, đĩa, hiện vật đã và đang có của cơ sở giáo dục phù hợp với yêu cầu của các chỉ số trong từng tiêu chí. Minh chứng được sử dụng để chứng minh cho các phân tích, giải thích từ đó đưa ra các nhận định, kết luận trong báo cáo tự đánh giá. Thu thập minh chứng: MC được thu thập từ các nguồn: hồ sơ lưu trữ của CSGD, các cơ quan có liên quan, khảo sát, điều tra, phỏng vấn và quan sát các HĐGD của CSGD. MC phải có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo tính chính xác. Căn cứ vào yêu cầu của từng chỉ số trong các tiêu chí thuộc tiêu chuẩn đánh giá chất lượng GD, nhóm hoặc cá nhân tiến hành thu thập MC. b. Xử lí và phân tích minh chứng: MC đã thu thập cần được xử lí, phân tích trước khi dùng làm căn cứ hoặc minh hoạ cho các nhận định, kết luận trong báo cáo TĐG. Cần lựa chọn và sắp xếp MC phù hợp với yêu cầu của từng chỉ số. MC phù hợp được sử dụng trong mục mô tả hiện trạng của báo cáo TĐG. Mỗi MC chỉ được mã hoá một lần. MC dùng cho nhiều tiêu chuẩn, tiêu chí thì mang kí hiệu của tiêu chuẩn, tiêu chí được sử dụng lần thứ nhất. Mã MC được kí hiệu bằng chuỗi gồm 1 chữ cái (H), ba dấu gạch (-) và 6 chữ Số theo công thức: [Hn-a-bc-de]. Trong đó: + H: Hộp (cặp) đựng MC; + n: Số thứ tự của hộp (cặp) đựng MC được đánh số từ 1 đến hết; + a: Số thứ tự của tiêu chuẩn; + bc: Số thứ tự của tiêu chí (từ tiêu chí 1 đến 9, chữ b là số 0); + de: Số thứ tự của MC theo tiêu chí (MC thứ nhất viết 01, thứ 15 viết 15); Ví dụ: [H1-1-01-01]: Là MC thứ nhất của tiêu chí 1 thuộc tiêu chuẩn 1, đặt ở hộp 1. [H3-2-02-03]: Là MC thứ ba của tiêu chí 2 thuộc tiêu chuẩn 2, đặt ở hộp 3. [H9-5-04-01]: Là MC thứ nhất của tiêu chí 4 thuộc tiêu chuẩn 5, đặt ở hộp 9. c. Sử dụng và lưu trữ minh chứng: Mỗi phân tích, mô tả trong mục mô tả hiện trạng của báo cáo TĐG phải có MC đi kèm. Cần lựa chọn một hoặc vài MC phù hợp với yêu cầu của chỉ số và ghi kí hiệu được mã hoá vào sau mỗi phân tích, mô tả, nhận định. Mỗi MC chỉ cần một bản (kể cả những MC được dùng cho nhiều chỉ số, tiêu chí và tiêu chuẩn), không nhân thêm bản để tránh lãng phí. MC đã được mã hoá được lập thành danh mục mã minh chứng. Cần tập hợp, sắp xếp MC trong các hộp theo thứ tự mã hoá. Đối với những MC phức tạp, cồng kềnh (hệ thống hồ sơ, sổ sách, các văn bản, tài liệu có số lượng lớn và số trang nhiều, các hiện vật...) có thể lập các biểu, bảng tổng hợp, thống kê các dữ liệu, số liệu để thuận tiện cho việc sử dụng. Nếu có điều kiện thì chụp ảnh MC và lưu trữ trong đĩa CD. Trong trường hợp không tìm được MC cho một chỉ số, tiêu chí nào đó, hộii đồng TĐG cần nêu rõ nguyên nhân trong báo cáo TĐG. MC dùng trong báo cáo TĐG phải đầy đủ theo từng năm học và theo chu kì kiểm định chất lượng GDđược quy định tại Thông tư số 42/2012/TT-BGDĐT. 2. Đánh giá mức độ đạt được theo từng tiêu chí: Tiêu chí được xác định là đạt khi tất cả các chỉ số của tiêu chí đều đạt. Chỉ số được đánh giá là đạt khi tất cả các yêu cầu của chỉ số được xác định là đạt. b. Phiếu đánh giá tiêu chí do nhóm hoặc cá nhân viết. Mỗi tiêu chí có một phiếu đánh giá tiêu chí. c. Phiếu đánh giá tiêu chí gồm các nội dung: Mô tả hiện trạng, điểm mạnh, Điểm yếu, kế hoạch cải tiến chất lượng và TĐG mức độ đạt của tiêu chí. d. Quy trình viết và hoàn thiện phiếu đánh giá tiêu chí: Nhóm hoặc cá nhân ghi đầy đủ các nội dung trong phiếu; Nhóm công tác thảo luận nội dung của phiếu đánh giá để bổ sung; Hội đồng tự đánh giá xem xét, thảo luận các nội dung của từng phiếu. Nhóm hoặc cá nhân hoàn thiện phiếu đánh giá tiêu chí trên cơ sở ý kiến của hội đồng TĐG và gửi thư kí hội đồng tự đánh giá. d. Kết quả đánh giá từng tiêu chí được tổng hợp vào bảng kết quả TĐG. Trường:................. Nhóm:.................... PHIẾU ĐÁNH GIÁ TIÊU CHÍ Tiêu chuẩn:........................................................ Tiêu chí:.............................................................. a/......................................................................... b/........................................................................... c/......................................................................... Mô tả hiện trạng: (mục này có mã minh chứng kèm theo) Điểm mạnh:................................................... Điểm yếu:....................................................... Kế hoạch cải tiến chất lượng:..................... Tự đánh giá: 5.1. Xác định trường đạt hay không đạt từng chỉ số của tiêu chí Chỉ số a: Đạt (hoặc không đạt) Chỉ số b: Đạt (hoặc không đạt) Chỉ số c: Đạt (hoặc không đạt) 5.2. Tự đánh giá tiêu chí: Đạt (hoặc không đạt). Xác nhận của nhóm trưởng ...ngày....tháng...năm...... Người viết (Kí và ghi rõ họ tên)

File đính kèm:

  • pptTAP HUAN CONG TAC TU DANH GIA.ppt
Giáo án liên quan