SKKN Một số giải pháp của giáo viên "không chuyên" trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Hóa học 8 ở trường THCS Sùng Phài - Cấn Xuân Khanh

1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến “Một số giải pháp của giáo viên “không chuyên” trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Hóa học 8 ở trường THCS Sùng Phài”

Lúc sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu của dân tộc Việt Nam có dạy: "Dù khó khăn đến đâu cũng phải cố gắng thi đua dạy thật tốt, học thật tốt". Thực hiện lời dạy của Bác, cán bộ giáo viên nhân viên trong nhà trường nói chung và bản thân tôi nói riêng luôn quyết tâm phấn đấu thi đua dạy thật tốt góp phần xây dựng nhà trường ngày càng trong sạch, vững mạnh, chất lượng giáo dục mũi nhọn năm sau phải cao hơn năm trước. Đứng trước cơ hội và thử thách lớn lao, bản thân tôi luôn tự nhủ phải đẩy mạnh công tác bồi dưỡng học sinh giỏi trong nhà trường để góp phần nhỏ bé của mình nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh.

Trên cơ sở đó, đã thôi thúc tạo cho tôi một động lực là mạnh dạn đăng ký và tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi môn Hóa học 8. Trong quá trình thực hiện, tôi luôn nghĩ phải tìm cho mình một giải pháp, một hướng đi, một phương pháp dạy học phù hợp và có hiệu quả nhất đối với học sinh, đó chính là sáng kiến kinh nghiệm: "Một số giải pháp của giáo viên không chuyên trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Hóa học 8 ở trường THCS Sùng Phài".

 

doc35 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 25/04/2023 | Lượt xem: 156 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu SKKN Một số giải pháp của giáo viên "không chuyên" trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Hóa học 8 ở trường THCS Sùng Phài - Cấn Xuân Khanh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TAM ĐƯỜNG TRƯỜNG THCS SÙNG PHÀI THUYẾT MINH SÁNG KIẾN Một số giải pháp của giáo viên "không chuyên" trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Hóa học 8 ở trường THCS Sùng Phài. Tác giả: CẤN XUÂN KHANH Trình độ chuyên môn: Cao đẳng sư phạm kỹ thuật công nghiệp – Tin học Chức vụ: Tổ trưởng tổ tự nhiên Nơi công tác: Trường THCS Sùng Phài – huyện Tam Đường – tỉnh Lai Châu Sùng Phài, ngày 07 tháng 03 năm 2015 I. THÔNG TIN CHUNG 1. Tên sáng kiến Một số giải pháp của giáo viên “không chuyên” trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Hóa học 8 ở trường THCS Sùng Phài. 2. Tác giả Họ và tên: Cấn Xuân Khanh Năm sinh: 1982 Nơi thường trú: Số nhà 031 – Tổ 10 – Phường Đoàn Kết – TP. Lai Châu – tỉnh Lai Châu Trình độ chuyên môn: Cao đẳng sư phạm kỹ thuật công nghiệp – Tin học Chức vụ công tác: Tổ trưởng tổ Tự nhiên Nơi làm việc: Trường THCS Sùng Phài – huyện Tam Đường – tỉnh Lai Châu Điện thoại: 01655851968 Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100% 3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: môn Hóa học 8 4. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ ngày 25 tháng 09 năm 2013 đến ngày 26 tháng 04 năm 2015. 5. Đơn vị áp dụng sáng kiến Tên đơn vị: Trường THCS Sùng Phài – huyện Tam Đường – tỉnh Lai Châu Địa chỉ: Bản Cư Nhạ La – xã Sùng Phài – huyện Tam Đường – tỉnh Lai Châu Điện thoại: 02313.751.789 Email: c2sungphaitd.laichau@moet.edu.vn II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN 1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến “Một số giải pháp của giáo viên “không chuyên” trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Hóa học 8 ở trường THCS Sùng Phài” Lúc sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu của dân tộc Việt Nam có dạy: "Dù khó khăn đến đâu cũng phải cố gắng thi đua dạy thật tốt, học thật tốt". Thực hiện lời dạy của Bác, cán bộ giáo viên nhân viên trong nhà trường nói chung và bản thân tôi nói riêng luôn quyết tâm phấn đấu thi đua dạy thật tốt góp phần xây dựng nhà trường ngày càng trong sạch, vững mạnh, chất lượng giáo dục mũi nhọn năm sau phải cao hơn năm trước. Đứng trước cơ hội và thử thách lớn lao, bản thân tôi luôn tự nhủ phải đẩy mạnh công tác bồi dưỡng học sinh giỏi trong nhà trường để góp phần nhỏ bé của mình nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh. Trên cơ sở đó, đã thôi thúc tạo cho tôi một động lực là mạnh dạn đăng ký và tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi môn Hóa học 8. Trong quá trình thực hiện, tôi luôn nghĩ phải tìm cho mình một giải pháp, một hướng đi, một phương pháp dạy học phù hợp và có hiệu quả nhất đối với học sinh, đó chính là sáng kiến kinh nghiệm: "Một số giải pháp của giáo viên không chuyên trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Hóa học 8 ở trường THCS Sùng Phài". 2. Phạm vi triển khai thực hiện Học sinh tham gia bồi dưỡng môn Hóa học lớp 8 ở trường THCS Sùng Phài – huyện Tam Đường – tỉnh Lai Châu. 3. Mô tả sáng kiến 3.1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến 3.1.1. Thực trạng - Xã Sùng Phài là một xã nằm trong chương trình 135 thuộc xã nghèo của huyện Tam Đường, có diện tích 1900,2 ha với tổng số hộ 390 hộ gia đình bằng 1904 nhân khẩu với 03 dân tộc anh em sinh sống trên địa bàn đó là H’mông, Dao, Kinh. Trong đó, dân tộc H’mông là 256 hộ bằng 1286 nhân khẩu chiếm 67,5%; dân tộc Dao 119 hộ bằng 618 khẩu chiếm 32,4%, dân tộc Kinh chiếm 3 khẩu bằng 0,1%; Tỷ lệ hộ nghèo toàn xã là 121 hộ chiếm 31,0%. Xã Sùng Phài gồm 8 bản, bản xa nhất cách trung tâm khoảng 12 km, giao thông đi lại gặp nhiều khó khăn nhất là những ngày mưa, gió rét. Trong những năm qua, kết quả thi học sinh giỏi cấp huyện ở trường THCS Sùng Phài đối với các bộ môn nói chung và môn Hóa học 8 nói riêng đạt điểm rất thấp, chưa có học sinh đạt giải môn văn hóa. Đó là một trong những băn khoăn, trăn trở lớn nhất của tôi về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Bản thân tôi đã công tác ở trường THCS Sùng Phài được 10 năm nay, là một giáo viên tâm huyết tôi cũng đã nhận thấy được một số thuận lợi và khó khăn trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường như sau: a. Thuận lợi Được sự quan tâm và sự chỉ đạo sát sao của Chi bộ, Ban giám hiệu nhà trường và các đoàn thể đã luôn ủng hộ, quan tâm đến công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, kịp thời động viên, góp ý kiến xây dựng về công tác chuyên môn. Từ đầu năm học nhà trường đã xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi cho các khối 6,7,8,9. Nhà trường đã khảo sát, lựa chọn học sinh trong đội tuyển và phân công những giáo viên có trình độ, năng lực, nhiệt tình phụ trách các môn bồi dưỡng theo quy định. Các em học sinh được chọn vào đội tuyển đều chăm ngoan, tinh thần học tập và rèn luyện tương đối tốt. Bản thân còn trẻ, nhiệt tình, trách nhiệm với công việc được giao. Khoảng cách từ nhà đến trường là 2 km nên cũng rất thuận lợi trong quá trình đi lại để bồi dưỡng học sinh giỏi. Nhà trường có đầy đủ phòng học cho việc bồi dưỡng học sinh giỏi. Môn Hóa học lớp 8 là một môn mới được đưa vào đầu cấp trung học cơ sở nên là một trong những điều kiện thuận lợi để giáo viên bồi dưỡng và học sinh nắm bắt những cơ hội tạo tiền đề học tốt môn Hóa học ngay từ đầu cấp, tạo sự liên thông giữa Hóa học 8 và Hóa học 9. Là một giáo viên Công nghệ song bản thân tôi cũng có một chút kiến thức về Hóa học. Bên cạnh đó trong nhà trường còn có một đồng chí Phó Hiệu trưởng chuyên ngành Hóa, 02 đồng chí giáo viên cũng thuộc chuyên ngành Hóa nên rất thuận lợi trong quá trình trao đổi kiến thức bồi dưỡng. b. Khó khăn Học sinh trường THCS Sùng Phài chủ yếu là người dân tộc H’Mông và Dao, điều kiện kinh tế xã hội còn gặp rất nhiều khó khăn và thiếu thốn, nhận thức của các hộ gia đình và học sinh còn nhiều hạn chế, các em trong độ tuổi đi học thường phải ở nhà lên nương làm rẫy, chăn trâu, lấy củi nên gặp rất nhiều khó khăn trong việc học tập nhất là việc bồi dưỡng học sinh giỏi nói chung và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Hóa học lớp 8 nói riêng. Là một trong những kiến thức khoa học tự nhiên đòi hỏi phải thí nghiệm và thực hành nhiều đòi hỏi người học phải hiểu bản chất của hiện tượng hóa học, lập được công thức hóa học của chất, lập được phương trình phản ứng, tính toán được các đại lượng có liên quan và các đại lượng cần tìm trong một phản ứng. Bản thân tôi là một giáo viên Công nghệ không chuyên môn Hóa nên về phương pháp, kiến thức đôi khi còn gặp nhiều khó khăn. Nhận thức của một vài gia đình nhiều khi còn hạn chế trong việc cho con đi học, bồi dưỡng. 3.1.2. Đánh giá về các giải pháp cũ đã thực hiện a. Ưu điểm - Đã có sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu trường THCS Sùng Phài và các đoàn thể trong nhà trường về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. - Đã có kế hoạch bồi dưỡng. - Đã bố trí thời gian bồi dưỡng cho học sinh vào các buổi chiều. b. Nhược điểm - Chưa có tầm nhìn về công tác bồi dưỡng, kế hoạch bồi dưỡng chưa chi tiết, nội dung bồi dưỡng còn mơ hồ, lan man, dàn trải cả chương trình; tài liệu tham khảo chưa phù hợp. - Giáo viên chưa đầu tư thời gian vào nghiên cứu nội dung bồi dưỡng. - Thời gian bồi dưỡng trên trường còn quá ít, giáo viên chưa nhiệt tình cho công tác bồi dưỡng. - Thời gian bồi dưỡng nhiều khi hay trục trặc, thậm chí có buổi bồi dưỡng các em còn không đến được vì nhà xa, ở nhà phải phụ giúp gia đình. - Một số kiến thức nâng cao khó hiểu, trừu tượng nên học sinh tham gia bồi dưỡng cũng gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí còn nản, không muốn đi ôn luyện tiếp. 3.2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến 3.2.1. Tính mới của sáng kiến - Giáo viên phải nhiệt tình, tâm huyết trong công tác bồi dưỡng, có sự đầu tư về thời gian, các bài tập được viết theo chuyên đề, theo dạng bài dễ hiểu, phương pháp bồi dưỡng phù hợp và thường xuyên quan tâm động viên đến học sinh cố gắng phấn đấu. - Nội dung bồi dưỡng chủ yếu phải trọng tâm, trọng điểm, không lan man dàn trải, được viết có chọn lọc theo các dạng bài của từng chuyên đề mang tính cô đọng, hiệu quả, dễ hiểu đối với học sinh. - Sử dụng phương pháp bồi dưỡng phải thích hợp với đối tượng học sinh đi từ nội dung kiến thức đơn giản rồi mới đến kiến thức nâng cao phức tạp sao cho học sinh dễ hiểu và hứng thú học. - Quá trình bồi dưỡng luôn luôn kiểm tra mạch kiến thức, kiểm tra bài tập về nhà của học sinh, chữa bài tập nhằm mục đích cho học sinh bồi dưỡng ghi nhớ chắc kiến thức, phân biệt được các dạng bài của từng chuyên đề và cách giải đối với từng dạng bài tập. 3.2.2. Sự khác biệt của giải pháp mới so với giải pháp cũ Giải pháp cũ Giải pháp mới Chưa có tầm nhìn về công tác bồi dưỡng, chưa có mục đích bồi dưỡng, chưa có kế hoạch bồi dưỡng chi tiết, nội dung bồi dưỡng còn mơ hồ, lan man, dàn trải cả chương trình; tài liệu tham khảo chưa phù hợp, thời gian bồi dưỡng trên trường còn quá ít và chưa nhiệt tình cho công tác bồi dưỡng Có tầm nhìn, có định hướng, có kế hoạch xây dựng chi tiết, các kiến thức bồi dưỡng bám sát vào khung bồi dưỡng học sinh giỏi của Sở GD&ĐT, đã có sự chọn lọc theo các dạng bài của từng chuyên đề, trong quá trình bồi dưỡng nhiệt tình, trách nhiệm, hy sinh và tâm huyết với công việc, quá trình bồi dưỡng khoa học Giáo viên đã quan tâm, tìm hiểu hoàn cảnh cụ thể của HS để có biện pháp phù hợp Rèn luyện được ý thức tự giác tự học ở nhà của HS, rèn cho HS cách ghi nhớ có chọn lọc, hiểu cách giải của từng dạng bài tập. 3.2.3. Các giải pháp đã được thực hiện 1. Giải pháp 1 Phải có tầm nhìn tổng quan về học sinh lớp 8 để chọn đội tuyển tham gia bồi dưỡng; 2. Giải pháp 2 Phải thật sự tâm huyết, nhiệt tình, trách nhiệm, biết hy sinh với công việc, phải có sự đầu tư miệt mài về thời gian để nghiên cứu các dạng bài tập hay về bồi dưỡng học sinh giỏi môn Hóa học lớp 8 (vì giáo viên không chuyên); 3. Giải pháp 3 Phải nắm chắc khung bồi dưỡng, giới hạn nội dung bồi dưỡng học sinh giỏi môn Hóa học 8 của Sở GD&ĐT ban hành để phù hợp với đối tượng học sinh theo vùng miền; Ví dụ: Đến tháng 2 thi cấp huyện nội dung từ bài chất, nguyên tử cho đến bài tính chất và ứng dụng của Hidro, nước. 4. Giải pháp 4 Sưu tầm các tài liệu có liên quan về nội dung bồi dưỡng môn Hóa học lớp 8. Một số tài liệu cụ thể dưới đây: 5. Giải pháp 5 Chọn lọc và xây dựng các chuyên đề, dạng bài trọng tâm bám sát khung bồi dưỡng học sinh giỏi môn Hóa học 8 sao cho phù hợp. Cụ thể như sau: 5.1. Chuyên đề 1. Lập phương trình hóa học 5.1.1. Dạng 1. Cho chất tham gia, chất sản phẩm tạo thành. Hãy lập phương trình hóa học và cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử của các chất trong phương trình phản ứng. Hướng giải: - Viết công thức hóa học các chất tham gia và các chất tạo thành (sản phẩm) - Cân bằng phương trình hóa học: chọn các hệ số sao cho số nguyên tử ở các chất tham gia và các chất tạo thành bằng nhau - Viết thành phương trình hóa học Ví dụ: Lập phương trình hóa học và cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử của các chất trong phương trình phản ứng sau: PT: FeS2 + O2 Fe2O3 + SO2 Giải Quan sát phương trình ta thấy nguyên tử oxi có chỉ số 3 và 2 nên ta quy đồng lên là 2 x 3 = 6. Lấy 6 chia cho 3 được 2 nên ta thêm hệ số 2 vào trước Fe2O3, đếm được 4 nguyên tử Fe trong phân tử Fe2O3 do đó ta thêm hệ số 4 vào trước FeS2, thêm 8 vào trước SO2. Tiếp theo ta đếm tổng số nguyên tử oxi vế phải là 22, mà vế trái của phương trình có 2 oxi nên ta thêm 11 vào trước O2 PT: 4FeS2 + 11O2 2Fe2O3 + 8SO2 Số phân tử FeS2 : số phân tử O2 : số phân tử Fe2O3 : số phân tử SO2 = 4:11:2:8 5.1.2. Dạng 2. Chọn hệ số và công thức thích hợp đặt vào những chỗ có dấu hỏi trong các phương trình phản ứng rồi cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử của các chất trong phương ứng hóa học. Hướng giải Trước hết ta cần nắm chắc tính chất hóa học của chất. Sau đó cần quan sát chất tham gia và chất tạo thành của phản ứng gồm những nguyên tố gì? có bao nhiêu nguyên tử của nguyên tố đó? Rồi cân bằng phương trình theo yêu cầu. Ví dụ: ? KClO3 ? KCl + ? Giải Quan sát ta thấy chất phản ứng gồm có nguyên tố K, Cl, O. Sau phản ứng tạo ra phân tử KCl nhưng chưa có oxi. Chính vì vậy sản phẩm tạo thành có thêm khí O2. Tương tự, ta quy đồng 2 x 3 = 6 nguyên tử oxi do đó thêm 2 vào trước KClO3 và thêm hệ số 2 vào KCl, thêm hệ số 3 vào trước O2. PT: 2 KClO3 2 KCl + 3 O2 5.2. Chuyên đề 2. Bài tập áp dụng định luật bảo toàn khối lượng Hướng giải: A + B C + D Theo định luật bảo toàn khối lượng: mA + mB = mC + mD mA, mB, mC, mD: lần lượt là khối lượng các chất A, B, C, D Ví dụ: Để đốt cháy m gam chất rắn A cần dùng 2,24 lít khí Oxi (ở đktc), thu được 1,12 lít khí CO2 (ở đktc) và 3,6 g H2O. Tính m ? Giải PT: A + O2 CO2 + H2O Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có: mA + mO2 = mCO + mHO m + . 32 = .44 + 3,6 => m = 2,6 gam 5.3. Chuyên đề 3. Lập công thức hóa học (gồm 6 dạng bài như sau) 5.3.1. Dạng 1. Lập công thức hóa học của hợp chất khi biết các hóa trị của chúng Hướng giải như sau: - Bước 1: Gọi công thức hóa học dạng chung là xy - Bước 2: Áp dụng quy tắc hóa trị ta có: a . x = b . y - Bước 3: Suy ra tỷ lệ = - Bước 4: Lấy x = b hay b' và y = a hay a' (nếu a', b' là những số nguyên đơn giản hơn so với a, b) - Bước 5: Kết luận công thức hóa học của hợp chất. Ví dụ: a) Lập công thức hóa học hợp chất của nguyên tố nhôm (III) liên kết với nguyên tố clo (I) b) Lập công thức hóa học hợp chất của nguyên tố Fe (III) liên kết với nhóm SO4 hóa trị II Giải a) Gọi công thức hóa học dạng chung là AlxCly Áp dụng quy tắc hóa trị ta có: III . x = I . y => x =1; y = 3 Vậy công thức hóa học là AlCl3 b) Gọi công thức hóa học dạng chung là Fex(SO4)y Áp dụng quy tắc hóa trị ta có: III.x = II.y => x =2; y = 3 Vậy CTHH là Fe2(SO4)3 5.3.2. Dạng 2. Lập công thức hóa học dựa vào phần khối lượng các nguyên tố hợp thành Hướng giải như sau: Giả sử lập công thức hóa học AxBy. Biết X phần khối lượng nguyên tố A kết hợp Y phần khối lượng B Chuyển thành tỷ lệ x : y = Ví dụ: Xác định công thức hóa học của một oxit của nhôm biết tỉ số khối lượng của hai nguyên tố nhôm và oxi bằng 4,5 : 4 Giải Gọi công thức hóa học dạng chung là AlxOy Ta có: x : y = => hay x = 2 và y = 3 Vậy công thức hóa học của oxit là Al2O3 5.3.3. Dạng 3. Lập công thức hóa học của hợp chất khi biết % về khối lượng các nguyên tố Hướng giải như sau: Gọi công thức hóa học dạng chung của hợp chất cần tìm là AxByCz Ta có tỉ lệ số mol các nguyên tố như sau: x : y : z = Trong đó MA, MB, MC là khối lượng mol nguyên tử của các nguyên tố A, B, C Ví dụ: Một hợp chất X có thành phần phần trăm về khối lượng là 40% Ca, 12% C và 48% O. Xác định công thức hóa học của X. Biết khối lượng mol của X là 100 g/mol. Giải Gọi công thức hóa học của X là CaxCyOz Ta có: x : y : z = = 1 : 1 : 3 Vậy công thức hóa học đơn giản của X là (CaCO3)n Mặt khác: (CaCO3)n = 100 g/mol (40 + 12 + 48)n = 100 g/mol Suy ra: n = 1 Vậy công thức hóa học cần tìm của X là CaCO3 5.3.4. Dạng 4. Tìm tên nguyên tố liên kết với oxi (trong hợp chất oxit) Hướng giải như sau: - Bước 1: Gọi công thức hóa học dạng chung của oxit là là xy - Bước 2: Áp dụng quy tắc hóa trị ta có: a . x = II . y - Bước 3: Suy ra tỷ lệ = - Bước 4: Lấy x = 2 hay b' và y = a hay a' (nếu a', b' là những số nguyên đơn giản hơn so với a, II) - Bước 5: Suy ra công thức hóa học của hợp chất - Bước 6: Tìm % khối lượng của nguyên tố còn lại %mnguyên tố chưa biết = 100% - %mnguyên tố đã biết - Bước 7: Ta có tỷ lệ hay = - Bước 8: Suy ra, MA = = ... (đvC) - Bước 9: Kết luận nguyên tố A, công thức hóa học của oxit Ví dụ: Oxit của một nguyên tố hóa trị V chứa 43,67% nguyên tố đó. Xác định tên nguyên tố và tìm công thức hóa học của oxit trên. Giải: - Gọi công thức hóa học dạng chung của oxit là là xy - Áp dụng quy tắc hóa trị ta có: V . x = II . y - Suy ra = hay x = 2, y = 5 - Công thức hóa học của oxit là A2O5 - Ta có: %mO = 100% - %mA = 100% - 43,67 = 57,33% - Nên: hay Suy ra: 2.MA.57,33 = 43,67.5.16 => MA = 31 đvC Vậy A là phốt pho (P) và công thức hóa học của oxit là P2O5 5.3.5. Dạng 5. Lập công thức hóa học của hợp chất bằng sự đốt cháy (theo phương trình hóa học) Hướng giải như sau: - Viết phương trình hóa học dạng tổng quát - Tìm số mol khí CO2 suy ra số mol C = số mol CO2 - Tìm số mol H2O suy ra số mol H = 2 . số mol H2O - Tìm tỷ lệ nC : nH (đưa về phân số tối giản) - Suy ra công thức hóa học đơn giản, tìm khối lượng mol của chất cần tìm theo tỷ khối đã biết, tìm n. - Kết luận công thức phân tử của chất cần tìm. Ví dụ: Đốt cháy 7 gam chất X, thu được 11,2 lít khí CO2(đktc) và 9 gam hơi nước( đktc). Biết tỷ khối của X so với H2 là 14. Tìm công thức phân tử của X Giải PT: X + O2 CO2 + H2O nCO = = 0,5 mol Suy ra, nC = 0,5 mol nHO = = 0,5 mol nH = 1 mol => nC : nH = 0,5 : 1 = 1: 2 Vậy công thức hóa học đơn giản của X là (CH2)n Mà dX/H = = 14 Suy ra: MX = 14 . 2 = 28 g/mol Hay 14.n = 28 => n = 2 Vậy công thức hóa học của X là C2H4 5.3.6. Dạng 6. Lập công thức hóa học của hợp chất bằng phân tử khối Hướng giải như sau: - Gọi công thức hóa học dạng chung là AxBy - Viết và cân bằng phương trình hóa học theo x và y - Tính khối lượng theo phương trình và theo đầu bài của các chất có liên quan (Giả sử A', B' là 2 lượng chất đã biết ở đầu bài) - Áp dụng tính chất sau: mA' (theo PT) . mB' (theo đb) = mA' (theo đb) . mB' (theo PT) - Rút ra tỷ lệ - Kết luận công thức hóa học của hợp chất. Ví dụ: Khử 23,2 gam một oxit sắt nung nóng bằng khí H2 thu được 7,2 gam nước. Hãy xác định công thức của oxit sắt trên? Giải PT: FexOy + yH2 xFe + yH2O Theo pt: (56x + 16y)g 18y (g) Theo đầu bài: 23,2 g 7,2 g => 18. y. 23,2 = (56x + 16y).7,2 => hay x = 3, y = 4 Vậy công thức hóa học của hợp chất là: Fe3O4 5.4. Chuyên đề 4. Bài tập liên hệ thực tế 5.4.1. Dạng 1. Bài toán liên quan lượng phân bón cho ruộng đất không có tạp chất. Hướng giải chung: Dạng bài tập này ta áp dụng tính theo công thức hóa học + Bước 1: Tính %m của nguyên tố cần tìm + Bước 2: Tính khối lượng nguyên tố cần tìm 1. Ví dụ 1. Trong nông nghiệp người ta có thể dùng đồng(II) sunfat như một loại phân bón vi lượng để bón ruộng, làm tăng năng suất cây trồng. Nếu dùng 8g chất này thì có thể đưa vào đất bao nhiêu gam nguyên tố đồng? Giải % khối lượng nguyên tố đồng là: %mCu = = 40% Khối lượng nguyên tố đồng trong 8 g CuSO4 là: mCu = = 3,2 g Vậy lượng đồng được đưa vào đất ruộng là 3,2 g 2. Ví dụ 2. Để tăng năng suất cây trồng, một bác nông dân đến cửa hàng phân bón để mua phân đạm. Cửa hàng có các loại phân đạm sau: NH4NH3 (đạm 2 lá), (NH2)2CO (u rê); (NH4)2SO4 (đạm 1 lá). Theo em, nếu bác nông dân mua 500 kg phân đạm thì nên mua loại phân đạm nào là có lợi nhất? Tại sao? Giải: % khối lượng ni tơ trong 500 kg NH4NH3 là: % mN = 80% mN = = 400 kg % khối lượng ni tơ trong 500 kg (NH2)2CO là: % mN = 46,7% mN = = 233,5 kg % khối lượng ni tơ trong 500 kg (NH4)2SO4 là: % mN = 21,2% mN = = 10,6 kg Vậy em sẽ khuyên bác nông dân nên mua đạm 2 lá NH4NH3 vì có khối lượng đạm N là lớn nhất, sẽ tốt cho cây trồng. 5.4.2. Dạng 2. Bài toán liên quan đến lượng phân bón vào ruộng đất có tạp chất Hướng giải: + Bước 1: Tính % khối lượng phân bón nguyên chất bón vào ruộng %m nguyên chất = 100% - %m tạp chất + Bước 2: Tính khối lượng phân bón nguyên chất + Bước 3: Tính % khối lượng nguyên tố cần tìm có trong phân bón + Bước 4: Tính khối lượng nguyên tố cần tìm. + Bước 5: Kết luận theo yêu cầu của bài 1. Ví dụ 1. Ở một nông trường, người ta dùng muối đồng ngậm nước CuSO4.5H2O để bón ruộng. Người ta bón 25 kg muối trên 1 ha đất. Lượng đồng được đưa vào đất là bao nhiêu (với lượng phân bón nói trên). Biết rằng muối đó chứa 5% tạp chất. Giải Đổi 25 kg = 25000 g % nguyên chất khối lượng muối đồng ngậm nước là: 100% - 5% = 95% Khối lượng muối đồng nguyên chất ngậm nước là: = 23750 g % khối lượng nguyên tố đồng là: = 25,6% Khối lượng nguyên tố đồng trong 25 kg CuSO4.5H2O chứa 5% tạp chất được đưa vào đất là: mCu = = 6080 g = 6,08 kg Vậy lượng đồng được đưa vào đất là 6,08 kg 2. Ví dụ 2. Người ta bón 15 kg phân đạm urê (NH2)2CO vào một thửa ruộng. Tính khối lượng nitơ được bón cho cây. Biết rằng đạm u rê chứa 2% tạp chất. Giải Đổi 15kg = 15000 g % khối lượng đạm urê nguyên chất là: 100% - 2% = 98% Khối lượng đạm urê nguyên chất là: = 14700 g % khối lượng ni tơ có trong đạm urê là %mN = = 46,7% Khối lượng ni tơ được bón cho cây là: mN = = 6864,9 g = 6,8649 kg Vậy lượng ni tơ được bón cho cây là 6,8649 kg 5.5. Chuyên đề 5. Bài tập giải thích Hướng giải: Áp dụng các tính chất của chất đã được học để giải thích. 1. Ví dụ 1. Hãy giải thích vì sao 1 mol các chất ở trạng thái rắn, lỏng, khí tuy có số phân tử là như nhau và đều bằng 6,02.1023 phân tử nhưng lại có thể tích không bằng nhau? Giải Một mol các chất ở trạng thái rắn, lỏng, khí tuy có số phân tử là như nhau và đều bằng 6,02.1023 phân tử nhưng lại có thể tích không bằng nhau vì thể tích của 1 mol chất phụ thuộc vào kích thước của phân tử và khoảng cách giữa các phân tử của chất, mà các chất khác nhau thì kích thước và khoảng cách giữa các phân tử khác nhau. 2. Ví dụ 2. Hãy giải thích vì sao phân tử của hợp chất bao giờ cũng gồm từ 2 nguyên tử khác loại trở lên liên kết với nhau? Giải Hợp chất được tạo thành từ 2 nguyên tố trở lên. Phân tử là hạt vi mô đại diện cho chất, mà nguyên tử là hạt vi mô cấu tạo nên phân tử. Vậy phân tử của hợp chất phải gồm 2 nguyên tử trở lên và là những nguyên tử khác loại. Muốn tạo nên hợp chất, các nguyên tử khác loại này phải liên kết với nhau. 3. Ví dụ 3. Trong phản ứng hóa học, nguyên tử hay phân tử được bảo toàn? Tại sao có sự biến đổi phân tử này thành phân tử khác? Giải Trong phản ứng hóa học nguyên tử được bảo toàn và không bị chia nhỏ, còn phân tử được bảo toàn. Trong phản ứng hóa học liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử bị phá vỡ để hình thành các liên kết mới tạo ra các phân tử mới. 5.6. Chuyên đề 6. Bài tập tính theo PTHH 5.6.1. Dạng 1. Tìm lượng nguyên chất từ chất phản ứng Hướng giải: % m chất nguyên chất = 100% - % tạp chất m nguyên chất = (% nguyên chất x m chất phản ứng)/100 Các bước tiếp theo tính theo PTHH bình thường theo lượng chất đã biết Ví dụ: Đốt cháy 1 kg than trong khí oxi, biết trong than có 5% tạp chất không cháy. a) Tính thể tích khí oxi (đktc) cần thiết để đốt cháy 1 kg than trên? b) Tính thể tích khí cácbonic (đktc) sinh ra trong phản ứng? Giải Đổi 1 kg = 1000 g % m C nguyên chất = 100% - 5% = 95% m C nguyên chất = = 950 g n C nguyên chất = = 79,2 mol PT: C + O2 CO2 Theo PT: nO= nC = 79,2 mol VO= 79,2 x 22,4 = 1774,08 lít Theo PT: nCO= nC = 79,2 mol VCO= 79,2 x 22,4 = 1774,08 lít 5.6.2. Dạng 2. Bài toán cho biết một lượng chất của một trong 2 phương trình Tìm lượng chất phản ứng hoặc sản phẩm theo chiều thuận và tìm lượng chất theo chiều ngược lại trong phương trình còn lại Hướng giải - Viết các phương trình phản ứng - Tính số mol lượng chất đã biết - Tính theo phương trình hóa học thông qua 2 phương trình Ví dụ: Khi nung nóng kali clorat KClO3 (có chất xúc tác), chất này bị phân hủy tạo thành kali clorua và khí oxi. Tính khối lượng kali clorat cần thiết để sinh ra một lượng oxi đủ để đốt cháy hết 3,6 g cacbon. Giải PT1: 2KClO3 2KCl + 3O2 PT2: C + O2 CO2 Số mol C là: = 0,3 mol Theo PT2: nO = nC = 0,3 mol Theo PT1: nKClO = . nO = 0,2 mol Khối lượng KClO3 là: 0,2 x 122,5 = 24,5 g 5.6.3. Dạng 3. Bài toán hỗn hợp liên quan 2 phương trình Hướng giải: Tìm số mol của các lượng chất đã biết. Căn cứ vào lượng chất của một phương trình ta suy ra lượng chất của phương trình còn lại. Ví dụ: Đốt cháy hỗn hợp bột Mg và bột Al cần 33,6 lít khí O2 (ở đktc). Biết rằng khối lượng Al là 2,7g. Thành phần phần trăm của 2 kim loại Al và Mg là bao nhiêu? Giải PT1: 2Mg + O2 2MgO PT2: 4Al + 3O2 2Al2O3 Ta có: Số mol của oxi là: n = = 1,5 mol nAl = = 0,1 mol Theo PT2: n= nAl = x 0,1 = 0,075 mol Số mol O2 còn lại ở phản ứng 1 là: 1,5 – 0,075 = 1,425 mol Theo PT1: nMg = 2n = 2.1,425 = 2,85 mol Khối lượng Mg là: 2,85.24 = 68,4 g %mAl = x 100% = 3,8% %mMg = 100% - 3,8% = 96,2% 5.7. Chuyên đề 7. Bài tập toán dư Cách nhận biết: Bài toán nếu cho biết 2 lượng chất trong một phản ứng. Tính khối lượng hoặc thể tích chất tạo thành, chất nào còn thừa và thừa bao nhiêu? Hướng giải: - Tính số mol của 2 lượng chất đã biết - Viết phương trình phản ứng, cân bằng phương trình hóa học - Lập tỉ số: so sánh với + Nếu > thì B phản ứng hết, A còn dư. Khối lượng (thể tích) sản phẩm hoặc chất tham gia tính theo số mol B theo đề bài Tính số mol dư của A = số mol A (theo đề bài) – x số mol AtheoPTHH + Nếu = thì A, B đều phản ứng hết. Khối lượng (thể tích) sản phẩm hoặc chất tham gia tính theo số mol A hoặc số mol B theo đề bài. + Nếu < thì A phản ứng hết, B còn dư. Khối lượng (thể tích) sản phẩm hoặc chất tham gia tính theo số mol A theo đề bài Tính số mol dư của B = Số mol B (theo đề bài) – x số mol BtheoPTHH Ví dụ: Đốt cháy 6,2 g phốt pho trong bình chưa 6,72 lít oxi (đktc). Hãy cho biết sau khi cháy: a) Phốt pho hay oxi, chất nào còn thừa và khối lượng là bao nhiêu? b) Chất nào được tạo thành và khối lượng là bao nhiêu? Giải Ta có: nP = = 0,2 mol nO = = 0,3 mol a) PT: 4 P + 5O2 2P2O5 4 mol 5 mol 2 mol 0,2 mol 0,3 mol x mol Lập tỉ số: => Phốt pho phản ứng hết, Oxi còn thừa và số mol thừa là: 0,3 – = 0,05

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_cua_giao_vien_khong_chuyen_trong_cong.doc