Bài giảng Đánh giá & Quản lý Chất lượng Giáo dục - ThS. Nguyễn Duy Mộng Hà

Mục tiêu môn học

Hướng dẫn sinh viên hiểu, phân tích, tổng hợp và đánh giá những vấn đề liên quan đến đánh giá và quản lý chất lượng GD ở Việt Nam và trên thế giới.

Vận dụng kiến thức và kỹ năng được học thực hành đánh giá chất lượng một số mặt tại một cơ sở GDĐH ở Việt Nam

Xây dựng ý thức về tầm quan trọng của chất lượng GD thời hội nhập và thái độ tích cực trong việc tham gia đóng góp vào các hoạt động cải tiến và nâng cao chất lượng giáo dục

ppt52 trang | Chia sẻ: lienvu99 | Ngày: 27/10/2022 | Lượt xem: 182 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Đánh giá & Quản lý Chất lượng Giáo dục - ThS. Nguyễn Duy Mộng Hà, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đánh giá & Quản lý Chất lượng Giáo dục ThS. Nguyễn Duy Mộng Hà Trưởng Phòng KT&ĐBCL Trường ĐH KHXH&NV – ĐHQG-HCM Giờ tiếp SV: Chiều thứ 2 Email: ndmongha@yahoo.de ĐT: 0919694811 Môn học Mục tiêu môn học Hướng dẫn sinh viên hiểu, phân tích, tổng hợp và đánh giá những vấn đề liên quan đến đánh giá và quản lý chất lượng GD ở Việt Nam và trên thế giới. Vận dụng kiến thức và kỹ năng được học thực hành đánh giá chất lượng một số mặt tại một cơ sở GDĐH ở Việt Nam Xây dựng ý thức về tầm quan trọng của chất lượng GD thời hội nhập và thái độ tích cực trong việc tham gia đóng góp vào các hoạt động cải tiến và nâng cao chất lượng giáo dục Thông tin chung về môn học Số đơn vị học trình: 2 tín chỉ (30 tiết) Phân bổ thời gian: - Lên lớp + thảo luận: 25 tiết - Thực hành: 5 tiết Phần lý thuyết (5 buổi) PHẦN I : CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC, ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG GD PHẦN II : QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG GD PHẦN III : CÁC MÔ HÌNH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG GD ĐH TRÊN THẾ GIỚI (2 buổi) PHẦN IV : QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG GD ĐH Ở VIỆT NAM Thực hành (1 buổi) Đánh giá SV Chuyên cần, thảo luận, thuyết trình: 20% Thực hành nhóm (lấy điểm giữa kỳ): 30% Kiểm tra cuối kỳ: 50% PHẦN I CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC VÀ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC Tài liệu học tập Phạm Thành Nghị.Quản ly chất lượng GDĐH. NXB ĐHQG Hà Nội, 2000. Tham khảo: - Chất lượng là gì ? Chất lượng giáo dục là gì? Làm thế nào để xác định được chất lượng giáo dục? Vì sao phải quan tâm đến chất lượng giáo dục ? CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC Thảo luận Bạn hãy thử định nghĩa chất lượng của 1 sản phẩm/đồ dùng/món hàng mà bạn đang sử dụng (điện thoại di động, laptop, đồng hồ, giày dép,) Bạn hãy thử định nghĩa chất lượng của 1 dịch vụ (nhà hàng/quán ăn, tour du lịch, 1 khóa học .) Nhóm 1: cellphone có chất lượng Thương hiệu uy tín (top hàng đầu thế giới), nguồn gốc sản xuất: Nhật bản Mẫu mã: đen, nhỏ gọn, bàn phím cảm ứng, Tính năng đa dạng: chat, internet, nhạc, game.. Độ bền của pin: lâu Giá cả phù hợp Media tốt (âm thanh rõ, hình ảnh sắc nét) Trọng lượng nhẹ Nhóm 2: Một nhà hàng có chất lượng Đồ ăn sạch sẽ, ngon , bày trí có chủ đề, có kiểm tra chất lượng vệ sinh, an toàn Thực đơn đa dạng, phong cách ẩm thực đặc trưng Nhân viên phục vụ tận tình, có ngoại hình Không gian thoáng và đẹp Nhà vệ sinh sạch sẽ Chỗ gửi xe an toàn Âm nhạc – giá cả hợp lý Tóm tắt thảo luận nhóm: 1 sản phẩm hay dịch vụ có chất lượng Sản phẩm/đồ dùng: thỏa mãn yêu cầu khách hàng tiềm năng, đặc tính kỹ thuật/ độ bền/ thể hiện chức năng/ hợp thời trang/đẹp- màu sắc/ giá cả/ thương hiệu,. Nhà hàng/ quán ăn: ăn ngon, thức ăn đa dạng, không gian bối cảnh, bàn ghế, âm nhạc, NV phục vụ, giá cả, thời gian phuc vụ nhanh, Chất lượng 1 khóa học ngoại ngữ GV (trình độ, PPGD) Giáo trình Nội dung chương trình học Phòng học Máy móc thiết bị Thời gian học Sĩ số Học phí GV phát âm chuẩn Thực hành kỹ năng Nhiệt tình Đảm bảo thời gian PP dạy: dễ hiểu, dễ nhớ, hoạt động đa dạng Tương tác tốt với SV Đầu ra: SV tiến bộ nhanh, hài lòng Đặc điểm khái niệm “Chất lượng“ Trừu tượng, phức tạp Khó định nghĩa, khó đo lường Đa dạng Tùy theo yêu cầu/nhu cầu người sử dụng Thay đổi theo thời gian Các cách tiếp cận chất lượng CL = xuất sắc (thuộc tính cơ bản, bẩm sinh, cái làm nên phẩm chất, giá trị hoặc mức hoàn thiện) CL = phù hợp các tiêu chuẩn CL = phù hợp mục đích sử dụng (hiệu quả), đáp ứng nhu cầu khách hàng CL= tập hợp đặc tính làm thỏa mãn nhu cầu đã nêu/tiềm ẩn ( phù hợp nhu cầu) CL= biến đổi về chất Đúc kết về Chất lượng Hai cách hiểu : (1) Hiểu theo nghĩa tuyệt đối , không lỗi, hoàn hảo (là thuộc tính chỉ để mô tả hơn là để đánh giá); (2) Hiểu theo nghĩa tương đối (là cái “tốt“, giá trị, mức độ, có tiêu chuẩn để đánh giá, đo lường khách quan) Là phương tiện, không phải là đích Chất lượng với khách hàng là tiêu điểm:Thỏa mãn nhu cầu khách hàng, thích hợp để sử dụng, đáp ứng nhiều hơn yêu cầu, mong muốn, kỳ vọng khách hàng “Tập hợp các đặc tính vốn có đáp ứng các yêu cầu “ (tính năng, đặc tính, giá cả, độ tin cậy, thích hợp, thẩm mỹ,...) Hệ thống quản lý chất lượng (đảm bảo sao cho phù hợp với các tiêu chí) Chất lượng Giáo dục Sự xuất sắc Quan điểm của giới hàn lâm Sự phù hợp với mục tiêu Quan điểm của ĐGN nhằm mục đích cải tiến Đạt mức tối thiểu Quan điểm của kiểm định Sự gia tăng giá trị Quan điểm của người học Sự đáng giá đồng tiền Quan điểm của chính phủ và dân chúng Sự hài lòng của khách hàng Quan điểm của người học và nhà tuyển dụng Chất lượng giáo dục Đáp ứng mục tiêu / yêu cầu người sử dụng So sánh kết quả đạt được với mục đích đặt ra trước khi hành động: quá trình biến đổi về chất Chất lượng – Quy mô – Hiệu quả Yêu cầu đặt ra Mục tiêu Đạt mục tiêu SV, GV, nhà trường, = chất lượng XH, CP, Người sử dụng lao động (nhà tuyển dụng) Chất lượng trường Đại học ? Thông tin về trường + - ? A Có CSVC tốt (phòng ốc, trang thiết bị,) x x B Có đội ngũ giáo sư đông đảo và nổi tiếng X X C Có ít công trình NCKH, bài viết KH, x x D Có trình độ SV đầu vào thấp x x x E Tỷ lệ SVTN có việc làm cao x x F Tỷ lệ SV tốt nghiệp thấp, bỏ học cao x x x G Có hệ thống thông tin tốt H Có hệ thông tổ chức, quản lý tốt I GV nhiệt tình hướng dẫn tư vấn SV J Tài liệu, giáo trình nghèo nàn K SV hài lòng nhiều L Có giá trị văn hóa trường học cao Các quan điểm về chất lượng giáo dục ĐH Quan điểm nguồn lực : đánh giá đầu vào (tuyển sinh, GV, CSVC, $...) Quan điểm sản phẩm : đầu ra (kiến thức, phẩm chất, nhân cách, kỹ năng ... thích ứng TTLĐ) Quan điểm giá trị gia tăng : đầu ra-đầu vào (đo) Quan điểm giá trị học thuật (GS, PGS, NCKH) Quan điểm văn hóa tổ chức: có các giá trị Quan điểm kiểm toán: thu thập đủ thông tin Chất lượng GD bao hàm tất cả các thành tố: đầu vào, quá trình, đầu ra (đầu vào là nhân tố chất lượng, không phải chỉ là điều kiện ĐBCL) Định nghĩa của tổ chức Đảm bảo chất lượng GDĐH Quốc tế: a. Chất lượng là tuân theo các chuẩn quy định ( cần bộ tiêu chí / tiêu chuẩn ) b. Chất lượng là đạt được các mục tiêu đề ra (từng lãnh vực, tùy bối cảnh KT-XH, nhà trường) Thảo luận Ai xác định mục tiêu GD? Ai tham gia vào quá trình thực hiện nhằm đạt mục tiêu? đánh giá việc đạt mục tiêu? Mục tiêu gì : Kỳ vọng SV khác kỳ vọng nhà tuyển dụng ? Ý kiến các chuyên gia? Nhà GD? Làm thế nào để xác định mục tiêu giáo dục? Làm thế nào để đạt mục tiêu giáo dục? Làm thế nào để đo được mức độ đạt mục tiêu giáo dục? Thang đo như thế nào? Làm gì sau khi đo lường kết quả đạt được? Chức năng nhiệm vụ cụ thể của từng thành viên/ bộ phận trong toàn bộ quá trình này? Ai xác định mục tiêu GDĐH ? HĐKH BM/Khoa/trường: vai trò chính Đội ngũ GV: tham gia góp ý NTD: đóng góp ý kiến CSV: đóng góp ý kiến SV: đóng góp ý kiến Viện nghiên cứu chuyên môn: đóng góp ý kiến Hiệp hội ngành nghề: đóng góp ý kiến Chính phủ/Bộ GD/: xác định một số quy định chung XH.. Mục tiêu, sứ mạng trường ĐH Giảng dạy, đào tạo nguồn nhân lực (mục tiêu CTĐT: kiến thức, kỹ năng, phẩm chất, thái độ, thể lực, thẩm mỹ,... ) Nghiên cứu khoa học (xây dựng & phát triển tri thức) Phục vụ cộng đồng (hợp tác với bên ngoài) Tổ chức và CSVC: điều kiện để thực hiện sứ mạng, mục tiêu Mục tiêu giáo dục gì? GD nhân cách, phẩm chất (kỷ luật, trách nhiệm,..), năng lực (tri thức, kỹ năng,...) VN : đức, tài; thể,mỹ; chân, thiện, mỹ; nhân, trí, dũng, liêm; cần, kiệm, liêm, chính UNESCO :định hướng giá trị, khả năng thích ứng, trí tuệ, sức khỏe, trách nhiệm công dân HH ĐH thế giới : sáng tạo, thích ứng, vận dụng, làm việc nhóm, tư duy, thông tin, hoài bão, phát triển,... Xác định mục tiêu, tiêu chuẩn/tiêu chí như thế nào? Tổng hợp, cân đối hài hòa ý kiến các bên liên quan, chú ý các bên quan trọng nhất Quan điểm hướng về người học và phục vụ nhu cầu xã hội Phối hợp việc xác định mục tiêu, chỉ số với chọn bộ tiêu chuẩn, tiêu chí, chỉ số phù hợp Tiêu chuẩn : - Mức độ yêu cầu và các điều kiện mà các cơ sở hay các ngành đào tạo phải đáp ứng để được kiểm định hay công nhận bởi một cơ quan KĐ hay ĐBCL. - bao hàm những đòi hỏi về CL, kết quả đạt được, tính hiệu quả, khả năng tài chính vững chắc, đầu ra, và sự bền vững (CHEA, 2001). Tiêu chí : Các chuẩn chi tiết dùng để kiểm định và công nhận một cơ sở hay ngành đào tạo. Tuân theo các quy định và luật lệ quốc gia (CHEA, 2001). Chỉ số thực hiện Kết quả (thường dưới dạng con số) các đầu ra của - nhà trường - các chương trình, các quá trình - hệ thống của nhà trường dữ liệu đầu vào và tốt nghiệp, hồ sơ nghiên cứu việc làm của sinh viên tốt nghiệp, chi phí trên đầu sinh viên tỷ lệ SV/GV khối lượng công việc của GV sự thích hợp SV quy mô lớp học, phòng thí nghiệm và các trang thiết bị khác, tài sản, thư viện, CNTT các nguồn lực khác phục vụ việc dạy-học (CHEA, 2001). Làm thế nào để đạt mục tiêu giáo dục? Xây dựng kế hoạch nội dung các công việc cần thực hiện theo mục tiêu đặt ra Giám sát quá trình thực hiện kế hoạch Phân công hợp lý, xác định vai trò của các bên tham gia Có phương pháp, phương tiện, điều kiện hỗ trợ thực hiện hiệu quả Làm thế nào để đo được mức độ đạt mục tiêu giáo dục? Thang đo? Xác định các mức độ của thang đo Thu thập minh chứng Đối chiếu so sánh thực tế với mục tiêu/yêu cầu - Ở VN, trên cơ sở chất lượng đánh giá, các trường đại học sẽ được xếp loại theo: 1. Chất lượng tốt. 2. Chất lượng đạt yêu cầu . 3. Chất lượng không đạt yêu cầu. - Bộ tiêu chuẩn AUN-QA có thang đo 7 mức cho việc đánh giá CTĐT Các bên tham gia trong tổ chức trường học Tham gia chính (Các khoa/BM) : - Người dạy (GV/GV chính, trợ giảng, GS/PGS) - Người học (SV, HVCH, NCS) - Người nghiên cứu (Đội ngũ GV, nghiên cứu viên) Hỗ trợ: - Các phòng/ban - Các trung tâm - Các đoàn thể Lãnh đạo, quản lý chung Các khoa/Bộ môn (tham gia D&H) Bộ phận hỗ trợ (hỗ trợ D&H, NCKH, phục vụ ) Mục Tiêu/ CTĐT Họat Động ĐT NC GV & SV HĐKKH Tổ chức HC Đào Tạo QL SV NC KH HT QT Tài vụ Quản trị Thiết Bị KT ĐB CL đoàn hội Công đoàn SĐH QL Dự án Y tế Trung Tâm . TC 1,3 2,4, 7 TC 5,6 TC 1,2 &5 TC 3 &4 TC 6 TC 7 TC 8 TC 9 TC 10 Các bên tham gia bên ngoài Chuyên nghiệp về đo lường đánh giá Các cơ quan kiểm định chất lượng giáo dục Các cơ quan tư vấn và đánh giá chất lượng giáo dục Góp ý, tư vấn chuyên môn ngành nghề - Nhà tuyển dụng - Viện nghiên cứu chuyên môn - Hiệp hội ngành nghề - Cựu SV Làm gì sau khi đo lường kết quả đạt được? Kết quả đạt được: - Mức độ đạt so với chuẩn tối thiểu, thành tích nổi bật, điểm mạnh - Mức độ dưới chuẩn: điểm yếu, hạn chế Phân tích nguyên nhân Lên kế hoạch khắc phục cải tiến Lên kế hoạch, mục tiêu đạt mức cao hơn Tiếp tục chu kỳ thực hiện, đo lường/đánh giá và cải tiến PLAN – DO – CHECK -ACT Các thuật ngữ (tham khảo) ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG THANH TRA CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN CHẤT LƯỢNG KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG Dùng “thước đo“ các tiêu chí, chỉ số, mục tiêu Hiệu quả học tập, chi phí, cơ hội học tập Xác định điểm mạnh/yếu Sự hài lòng của người dạy Sự hài lòng của người học Sự hài lòng của nhà tuyển dụng, xã hội, chính phủ, Lĩnh vực Nhà trường Người dạy Người học Chính phủ Xã hội Nhà tuyển dụng AI ĐÁNH GIÁ? KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG Thuật ngữ lâu đời nhất Bao gồm việc kiểm tra, đánh giá và loại bỏ các thành phẩm không thoả mãn các tiêu chuẩn đã đề ra C hấp nhận hay từ chối một sản phẩm , không có kế hoạch cải tiến/ nâng cao CL sản phẩm. LOẠI BỎ SAI SÓT CH Ấ T LƯ Ợ NG Đ Ề NGH Ị CƠ CH Ế QU Ả N LÝ QUÁ TRÌNH PHƯƠNG PHÁP LÀM VIỆC CÁC NGUỒN LỰC KSCL SẢN PHẨM LOẠI BỎ SẢN PHẨM KÉM NHẬN THỨC CỦA KHÁCH HÀNG THANH TRA CHẤT LƯỢNG Công việc của một nhóm người thuộc cơ quan hữu quan được cử tới Xem xét kỹ quá trình thực hiện + kiểm tra (thực hiện hợp lý, đúng kế hoạch không?) Không quan tâm sứ mạng, mục tiêu trường, cách thức đạt mục tiêu Quan tâm quá trình thực hiện kế hoạch tại 1 thời điểm nhất định Thường có biện pháp xử lý kết quả KIỂM TOÁN CHẤT LƯỢNG Mức độ cụ thể rất cao về các chi tiết CL Thường nhấn mạnh chất lượng đầu vào Tiếp cận theo danh mục kiểm tra, nhắm đến các thiếu sót Giảm thiểu tính sáng tạo và đa dạng của các cách tiếp cận khác nhau Thường do cơ quan kiểm toán độc lập KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG - Sử dụng nhiều ở Hoa kỳ - T ính chịu trách nhiệm ở đại học “một quá trình xem xét chất lượng từ bên ngoài được GDĐH sử dụng để nghiên cứu cẩn thận các trường cao đẳng / đại học và các chương trình đại học nhằm đảm bảo và cải tiến chất lượng” (CHEA, 2001 ; 2002). (đủ ĐK đạt mục tiêu + khả năng phát triển bền vững) Các bước Xác định sứ mạng Xác định chức năng trường Xác định mục tiêu Xây dựng hệ thống quản lý Thành lập một hệ thống kiểm định chất lượng Thành lập các cơ quan kiểm định ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG H ệ thống C hính sách T hủ tục, qui trình (quá trình thực hiện) H ành động và thái độ được xác định từ trước nhằm đạt được, duy trì, giám sát và củng cố chất lượng (Woodhouse, 1998; 1999; 1999a) Đánh giá (sự hài lòng của các bên) và cải tiến PLAN DO CHECK ACT NGĂN NGỪA SAI SÓT Trước khi thực hiện ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG CH Ấ T LƯ Ợ NG Đ Ề NGH Ị ĐBCL CƠ CH Ế QU Ả N LÝ QUÁ TRÌNH PHƯƠNG PHÁP LÀM VIỆC CÁC NGUỒN LỰC HT SỬA LỖI SẢN PHẨM NHẬN THỨC CỦA KHÁCH HÀNG Nguyên tắc ĐBCL P hổ biến, minh bạch s ứ mạng và mục đích của tổ chức cho tất cả mọi người trong tổ chức Có kế hoạch, chiến lược : công việc thực hiện được suy tính cẩn thận, rõ ràng và truyền đạt hết mọi người Tính [tự chịu] trách nhiệm của tất cả mọi người (tránh sự cố, giải quyết sự cố) Sự đồng tâm của mọi người, lưu trữ tài liệu Tất cả mọi người hiểu, sử dụng, và làm chủ hệ thống đang hoạt động đúng hướng nhằm duy trì và củng cố chất lượng Kế hoạch chiến lược là một vấn đề lớn: định hướng dài hạn và rõ ràng - có kế hoạch tiến tới chất lượng cao. QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TỔNG THỂ (Total quality management -TQM) CÁC CƠ CHẾ CƠ BẢN NHẰM ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG Sự xem xét của đồng nghiệp và các chuẩn mực từ bên ngoài về: trường, CTĐT, bộ môn và ngành học. đánh giá và thông qua kết quả cuối cùng nhấn mạnh vào các giá trị được bổ sung vào trong quá trình giáo dục. TQM: tập trung vào cải tiến chất lượng và sự hài lòng của khách hàng Báo cáo sử dụng các chỉ số thực hiện và tự chịu trách nghiệm theo chu kỳ Tham khảo tài liệu của Bộ: Giải thích từ ngữ 1. Chất lượng trường đại học là sự đáp ứng mục tiêu đề ra của trường đại học 2. Đảm bảo chất lượng giáo dục đại học là toàn bộ các chủ trương, chính sách, mục tiêu, cơ chế quản lý, các hoạt động, điều kiện nguồn lực, cùng những biện pháp khác để duy trì, nâng cao chất lượng giáo dục nhằm đáp ứng mục tiêu đề ra. 3. Tiêu chuẩn kiểm định chất lượng là yêu cầu mà trường đại học phải đáp ứng để hoàn thành mục tiêu đào tạo đề ra. Mỗi tiêu chuẩn có một số tiêu chí; mỗi tiêu chí được đo bằng 2 mức: Mức 1 là mức đạt được yêu cầu; mức 2 là mức đạt cao hơn yêu cầu. 4. Tự đánh giá : quá trình do chính trường ĐH căn cứ vào bộ tiêu chuẩn KĐCL để tiến hành tự xem xét, nghiên cứu và báo cáo về tình trạng chất lượng, hiệu quả các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, từ đó điều chỉnh các nguồn lực và quá trình thực hiện nhằm đáp ứng mục tiêu đào tạo đề ra. 5. Đánh giá bên ngoài là sự khảo sát của các chuyên gia ở ngoài trường đại học, nhằm xác định mức độ đáp ứng mục tiêu đề ra của trường đại học. 6. Kiểm định chất lượng trường đại học là hoạt động đánh giá bên ngoài nhằm công nhận trường đại học đáp ứng mục tiêu đào tạo đề ra . Chuẩn bị phần II: Đánh giá và quản lý Chất lượng Giáo dục Đánh giá CLGD Là gì ? Vì sao ? Những mặt nào? Ai tham gia ? Như thế nào ? Thời gian ? Mô hình Mục tiêu Thời gian Người tham gia Các mặt đánh giá Tiêu chí đánh giá Hoa kỳ Thái Lan Việt Nam

File đính kèm:

  • pptbai_giang_danh_gia_quan_ly_chat_luong_giao_duc_ths_nguyen_du.ppt