Nội dung hướng dẫn học sinh tự học tại nhà môn Vật lí Lớp 8 - Trường PTDTBT THCS Tả Phìn

I. LÍ THUYẾT

Chuyển động cơ học là gì? Vật như thế nào được gọi là đứng yên? Giữa chuyển động và đứng yên có tính chất gì? Người ta thường chọn những vật nào làm vật mốc? Có mấy dạng chuyển động cơ học?

II. BÀI TẬP

Câu 1. Có một ôtô đang chạy trên đường. Trong các câu mô tả sau đây, câu nào không đúng?

A. Ôtô chuyển động so với mặt đường.

B. Ôtô đứng yên so với người lái xe.

C. Ôtô chuyển động so với người lái xe.

D. Ôtô chuyển động so với cây bên đường.

 

doc5 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 25/04/2023 | Lượt xem: 102 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nội dung hướng dẫn học sinh tự học tại nhà môn Vật lí Lớp 8 - Trường PTDTBT THCS Tả Phìn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HƯỚNG DẪN HỌC SINH ÔN TẬP MÔN: VẬT LÍ 8 Bài Hướng dẫn của giáo viên Yêu cầu cần đạt Tài liệu học tập TG hoàn thiện Chuyển động cơ học I. LÍ THUYẾT Chuyển động cơ học là gì? Vật như thế nào được gọi là đứng yên? Giữa chuyển động và đứng yên có tính chất gì? Người ta thường chọn những vật nào làm vật mốc? Có mấy dạng chuyển động cơ học? II. BÀI TẬP Câu 1. Có một ôtô đang chạy trên đường. Trong các câu mô tả sau đây, câu nào không đúng? A. Ôtô chuyển động so với mặt đường. B. Ôtô đứng yên so với người lái xe. C. Ôtô chuyển động so với người lái xe. D. Ôtô chuyển động so với cây bên đường. Câu 2. Người lái đò đang ngồi trên chiếc thuyền thả trôi theo dòng nước. Trong các câu mô tả sau đây, câu nào đúng? A. Người lái đò đứng yên so với dòng nước. B. Người lái đò chuyển động so với dòng nước. C. Người lái đò đứng yên so với bờ sông. D. Người lái đò chuyển động so với chiếc thuyền.  Câu 3. Khi nói Trái Đất quay quanh Mặt Trời, ta đã chọn vật nào làm mốc? Khi nói Mặt Trời mọc đằng Đông, lặn đằng Tây, ta đã chọn vật nào làm mốc? - Lấy được VD về chuyển động cơ học trong đời sống hàng ngày. - Nêu được ví dụ về tính tương đối của chuyển động và đứng yên, đặc biệt biết xác định trạng thái của vật đối với mỗi vật được chọn làm mốc. - Biết các dạng chuyển động cơ học thường gặp : Chuyển động thẳng, chuyển động cong, chuyển động tròn. SGK, vở ghi 15/3/2020 Vận tốc I. LÍ THUYẾT Nêu công thức tính vận tốc? Nêu rõ các đại lượng có trong công thức. II. BÀI TẬP Một máy bay với vận tốc 800km/h từ Hà Nội đến Thành phố Hồ Chí Minh. Nếu đường bay Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh dài 1400km, thì máy bay phải bay trong bao nhiêu lâu? - Viết được CT tính vận tốc và áp dụng vào làm được bài tập Chuyển động đều. Chuyển động không đều I. LÍ THUYẾT Thế nào là chuyển động đều, chuyển động không đều? Vận tốc trung bình của chuyển động không đều được tính theo công thức nào? Giải thích các đại lượng có trong công thức và đơn vị của từng đại lượng? II. BÀI TẬP Một người đi bộ đều quãng đường đầu dài 3km với vận tốc 2m/s. Ở quãng đường tiếp theo dài 1,95km người đó đi hết 0,5h. Tính vận tốc trung bình của người đó trên cả hai quãng đường. - Phát biểu được ĐN chuyển động đều và chuyển động không đều. - Biết được vận tốc trung bình - Biết áp dụng CT làm bài tập Biểu diễn lực I. LÍ THUYẾT Cách biểu diễn và kí hiệu véc tơ lực? II. BÀI TẬP Biểu diễn véc tơ lực sau: Trọng lực của một vật là 1500N và lực kéo tác dụng lên xà lan với cường độ 2000N theo phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải. Tỉ lệ xích 1cm ứng với 500N. - Biết được lực là đại lượng véctơ. - Biểu diễn được véctơ lực. Sự cân bặng lực. quán tính I. LÍ THUYẾT Câu 1. Hai lực cân bằng là gì? Câu 2. Quán tính là gì? Quán tính phụ thuộc như thế nào vào vật ? II. BÀI TẬP Câu 1. Quả cầu có khối lượng 0,2 kg được treo vào một sợi dây cố định. Hãy biểu diễn các véc tơ lực tác dụng lên quả cầu với tỉ lệ xích 1cm ứng với 1N. Câu 2. Giải thích hiện tượng: Tại sao khi nhảy từ bậc cao xuống chân ta bị gập lại? Tại sao xe ôtô đột ngột rẽ phải, người ngồi trên xe lại bị nghiêng về bên trái? - Nêu được hai lực cân bằng là gì? - Nêu được quán tính của một vật là gì? - Giải thích được một số hiện tượng thường gặp liên quan đến quán tính. Lực ma sát Có mấy loại lực ma sát? Lực ma sát xuất hiện khi nào? Lực ma sát có lợi hay có hại? Lấy ví dụ minh hoạ? - Nêu được ví dụ về lực ma sát trượt, lực ma sát lăn, lực ma sát nghỉ. - Đề ra được cách làm tăng ma sát có lợi và giảm ma sát có hại trong một số trường hợp cụ thể của đời sống, kĩ thuật. Áp suất I. LÍ THUYẾT Áp lực là gì? áp suất là gì? Viết công thức tính áp suất? Giải thích các đại lượng có trong công thức và đơn vị của chúng? II. BÀI TẬP Một người tác dụng lên mặt sàn một áp suất 1,7.104 N/m2. Diện tích của hai bàn chân tiếp xúc với mặt sàn là 0,03m2. Hỏi trọng lượng và khối lượng của người đó? - Biết được áp lực là gì? - Nêu được áp suất, đơn vị áp suất là gì? - Vận dụng được CT áp suất làm được bài tập Áp suất chất lỏng Câu 1. Đặc điểm của áp suất chất lỏng? Viết công thức tính? Giải thích các đại lượng có trong công thức và đơn vị của chúng Câu 2. Bình thông nhau có đặc điểm gì? - Biết sự tồn tại của áp suất trong lòng chất lỏng. Viết được công thức tính áp suất chất lỏng, nêu được tên và đơn vị các đại lượng có trong công thức. - Biết đặc điểm bình thông nhau Lực đẩy ác si mét I. LÍ THUYẾT Viết công thức tính lực đẩy Acsimet? Giải thích các đại lượng có trong công thức và đơn vị của chúng? Có mấy cách xác định lực đẩy Acsimet? II. BÀI TẬP Lực đẩy Ác – si – mét phụ thuộc vào A. Trọng lượng riêng của chất lỏng và của vật. B. Trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. C. Trọng lượng riêng và thể tích của vật D. Trọng lượng riêng của vật và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. - Viết được công thức tính độ lớn của lực đẩy Acsimét, nêu tên các đại lượng và đơn vị của các đại lượng có trong công thức. - Vận dụng giải thích các hiện tượng đơn giản thường gặp và giải các bài tập. Sự nổi Điều kiện để vật nổi, vật chìm, vật lơ lửng? Biết được khi nào vật nổi, vật chìm, vật lơ lửng. Công cơ học I. LÍ THUYẾT Khi nào có công cơ học? Viết công thức tính công? Giải thích các đại lượng có trong công thức và đơn vị của chúng? II. BÀI TẬP Người ta dùng một cần cẩu để nâng một thùng hàng có trọng lượng 25000N lên độ cao 12m. Tính công thực hiện được trong trường hợp này. - Phát biểu và viết được công thức tính công cơ học. Hiểu ý nghĩa các đại lượng trong công thức. - Vận dụng công thức tính công cơ học. Định luật về công I. LÍ THUYẾT Phát biểu định luật về công II. BÀI TẬP Một người công nhân dùng ròng rọc động để nâng một vật lên cao 7m với một lực kéo ở đầu dây tự do là 160N. Hỏi người công dân đó đã thực hiện một công bằng bao nhiêu? - Phát biểu được định luật về công dưới dạng - Vận dụng định luật để giải bài tập về mặt phẳng nghiêng, ròng rọc động. Công suất I. LÍ THUYẾT Công suất cho ta biết điều gì? Viết công thức tính công suất. giải thích rõ các đại lượng có trong công thức và đơn vị của chúng? II. BÀI TẬP Một con ngựa kéo một cái xe với một lực không đổi bằng 80N và đi được 4,5km trong nửa giờ. Tính công và công suất trung bình của con ngựa. - Biết được công suất là gì - Viết được biểu thức tính công suất, đơn vị công suất, vận dụng để giải các bài tập định lượng đơn giản.

File đính kèm:

  • docnoi_dung_huong_dan_hoc_sinh_tu_hoc_tai_nha_mon_vat_li_lop_8.doc