Ngữ văn - Tiết 39 từ trái nghĩa

- Kiến thức: học sinh cần nắm vững bản chất và công dụng của từ trái nghĩa.

- Tích hợp: tích hợp phần văn với hai bài thơ “Tĩnh dạ tứ” và “Hồi hương ngẫu thư” với phần tập làm văn luyện viết đoạn văn.

- Kĩ năng: có ý thức sử dụng từ trái nghĩa trong nói, viết một cách có hiệu quả.

=> Qua tiết học góp phần bồi dưỡng năng lực tu duy, năng lực cảm thụ, phân tích bình giá tác phẩm văn chương. Tạo không khí học tập hứng thú cho học sinh.

 

doc8 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 2651 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ngữ văn - Tiết 39 từ trái nghĩa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngữ văn - tiết 39 TỪ TRÁI NGHĨA I. Kết quả cần đạt: - Kiến thức: học sinh cần nắm vững bản chất và công dụng của từ trái nghĩa. - Tích hợp: tích hợp phần văn với hai bài thơ “Tĩnh dạ tứ” và “Hồi hương ngẫu thư” với phần tập làm văn luyện viết đoạn văn. - Kĩ năng: có ý thức sử dụng từ trái nghĩa trong nói, viết một cách có hiệu quả. => Qua tiết học góp phần bồi dưỡng năng lực tu duy, năng lực cảm thụ, phân tích bình giá tác phẩm văn chương. Tạo không khí học tập hứng thú cho học sinh. II. Chuẩn bị: - Học sinh: học thuộc bài cũ, soạn bài mới. - Giáo viên: giáo án điện tử, trình chiếu Powper Point III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học: 1. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là từ đồng nghĩa? Có bao nhiêu loại từ đồng nghĩa? Cho ví dụ. 2. Giới thiệu bài: Nếu tiết học trước các em tìm hiểu từ đồng nghĩa đó là những từ ngữ có nghĩa giống hoặc gần giống nhau, thì tiết học hôm nay các em sẽ làm quen với một loại từ mới: đó là từ trái nghĩa. Vậy thế nào là từ trái nghĩa và sử dụng nó có tác dụng như thế nào trong giao tiếp, trong văn chương. Cô cùng các em đi vào bài học tiết 39. 3. Bài mới: Môn ngữ văn - tiết 39 TỪ TRÁI NGHĨA Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Hình thành khái niệm từ trái nghĩa GV: yêu cầu HS đọc mục I (SGK) và nêu câu hỏi: - Ở bậc tiểu học các em đã tìm hiểu loại từ này. Dựa vào kiến thức đã học đó, các em hãy tìm các căp từ trái nghĩa trong 2 bản dịch thơ “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” và “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê”. GV: Chiếu hai bài thơ lên màn hình HS: Chỉ ra các cặp từ trái nghĩa GV: Sự trái nghĩa của các từ thường dựa trên một cơ sở nhất định để xét nghĩa, chẳng hạn như cao - thấp dựa trên cơ sở chiều cao; dài - ngắn dựa trên cơ sở chiều dài. Vậy các cặp từ trái nghĩa ngẩng - cúi; đi – về; già - trẻ dựa trên cơ sở tiêu chí nào ? HS: Dựa vào sự phân tích trên, tìm từ trái nghĩa với “già” trong “cau già”, “rau già”. Bài tập nhanh: HS: Tìm từ trái nghĩa với “xấu”; “lành”. GV: Hiện tượng trái nghĩa không phải bao giờ cũng xảy ra với toàn bộ ý nghĩa của một từ mà nó có tính chất bộ phận, tức là một từ có thể tham gia vào các dãy từ trái nghĩa khác nhau. Từ những phân tích trên, các em hãy cho biết thế nào là từ trái nghĩa ? HS: Tự rút ra và đọc ghi nhớ 1 Bài tập nhận diện: Cho HS làm bài tập 1 phần luyện tập ở SGK. GV: Chiếu bài tập 1 lên màn hình. Đây là bài tập không khó nên HS dễ dàng tìm được HS: Tìm được những từ trái nghĩa Hoạt động 2 HS thấy được tác dụng của việc sử dụng từ trái nghĩa. GV: Yêu cầu HS đọc mục II (SGK). Việc sử dụng từ trái nghĩa trong hai bản dịch thơ trên có tác dụng gì? HS: trả lời Bài tập nhanh: Dạng trò chơi xem hình đoán chữ HS: quan sát các bức tranh để tìm ra từng câu thành ngữ thích hợp (có sử dụng từ trái nghĩa) GV: Chiếu lần lượt từng bức tranh lên màn hình. Mỗi bức tranh làm cho các em liên tưởng đến câu thành ngữ nào ? - Bức tranh 1: Xanh vỏ đỏ lòng Bức tranh 3: Bảy nổi, ba chìm Hình thức hoạt động: thi đua, chia nhóm 4 HS GV: Quy định thời gian 30 giây đầu nhóm nào tìm đúng đáp án sẽ được điểm tối đa. Nếu sau 30 giây không trả lời được, GV sẽ đưa ra gợi ý (sau gợi ý sẽ bị trừ điểm) GV: Từ trái nghĩa xuất hiện nhiều trong thành ngữ và hàm chứa nhiều ý nghĩa. Vậy các em hãy cho biết ý nghĩa sâu xa của các thành ngữ đó GV: Từ những phân tích trên, các em hãy cho biết tác dụng của việc sử dụng từ trái nghĩa trong giao tiếp, trong văn chương. HS: Rút ra kết luận, đọc ghi nhớ II. Bài tập củng cố: GV: Chiếu khổ thơ lên màn hình. HS: Tìm các cặp từ trái nghĩa có trong khổ thơ và cho biết việc sử dụng các cặp từ trái nghĩa đó thể hiện dụng ý gì của tác giả. GV: Bình ngắn và đưa thêm bức tranh nổi tiếng của nghệ sĩ Phan Thoan chụp, lời thơ của nhà thơ Tố Hữu. Đây là bức tranh hiện thực sống động nhất về sự đối lập. Ngay từ khi đưa lên mặt báo, bức ảnh đã gây chấn động nước Mỹ. Bức ảnh này như ngầm khẳng định sự thất bại của đế quốc Mỹ hùng mạnh trước một dân tộc nhỏ bé nhưng bất khuất, anh hùng HS: Tìm thêm những câu ca dao tục ngữ thơ ca có sử dụng từ trái nghĩa (HS tìm theo nhóm) GV: Nhấn mạnh Ngoài tác dụng kể trên, từ trái nghĩa còn được coi là một phương thức để cấu tạo từ ghép tiếng Việt Ví dụ: Nổi - chìm, to - nhỏ, vui - buồn HS tự tìm thêm ví dụ và đặt câu Hoạt động 3: Luyện tập Bài tập 2: Luyện tập tìm từ và lựa chọn từ. GV: Chiếu sơ đồ lên màn hình HS: Nhìn sơ đồ để điền từ HS thảo luận theo nhóm bàn GV: tổ chức cuộc thi ai nhanh hơn. => Thảo luận, bổ sung, đưa ra đáp án Bài tập 3: Đây là bài tập không khó, HS dễ dàng tìm được Hình thức: hoạt động tiếp sức Mỗi em (trong mỗi bàn) điền một câu (10 câu 10 bàn) Em thứ nhất không điền được thì em thứ hai (trong cùng bàn) tiếp sức. Bài tập 4: (dạng bài tập sáng tạo - hoạt động cá nhân) GV: Đề tài quê hương rất rộng để định hướng cho các em, GV đưa ra một số bức tranh về quê hương để các em quan sát. Từ đó có thể làm nảy sinh các cặp từ trái nghĩa, trên cơ sở đó, các em có thể dễ dàng viết thành đoạn văn. GV: Gọi 3 em (1 giỏi, 1 khá, 1 trung bình) trình bày. Cả lớp nhận xét, giáo viên uốn nắn sửa chữa. Hoạt động 4: Dặn dò về nhà - Hoàn thiện bài tập 4. - Tìm thêm một số câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao, thơ có sử dụng từ trái nghĩa và tìm hiểu ý nghĩa. - Chuẩn bị tốt tiết luyện nói. I. Thế nào là từ trái nghĩa Bài 1: Đầu giường ánh trăng rọi Ngỡ mặt đất phủ sương Ngẩng đầu nhìn trăng sáng Cúi đầu nhớ cố hương Bài 2: Khi đi trẻ, lúc về già Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao. Trẻ con nhìn lạ không chào Hỏi rằng: khách ở chốn nào lại chơi ? - Ngẩng > < cúi - Đi > < về - Trẻ > < già - Ngẩng > Dựa trên hoạt động của đầu theo hướng lên xuống - Đi > Dựa trên sự di chuyển - Trẻ > Dựa trên tuổi tác - Già (cau già, rau già) > < non (cau non, rau non) - Xấu → xấu > < xinh (hình dáng) xấu > < đẹp (hình thức, nội dung) xấu > < tốt (phẩm chất) - Lành → tính lành > < tính dữ áo lành > < áo rách vị thuốc lành > < vị thuốc độc - Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau. - Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau. - Chị em như chuối nhiều tàu Tấm lành che tấm ránh, đừng nói nhau nhiều lời - Số cô chẳng giàu thì nghèo Ngày ba mươi Tết thịt treo trong nhà - Ba năm được một chuyến sai Áo ngắn đi mượn, quần dài đi thuê - Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối. - Lành > < rách - Giàu > < nghèo - Đêm > < ngày - Sáng > < tối II. Sử dụng từ trái nghĩa - Tạo ra hình tượng tương phản gây ấn tượng mạnh. Người đọc thật xúc động trước nỗi niềm đau đáu, tấm lòng thiết tha gắn bó với quê hương của tác giả. - Bức tranh 2: Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược - Bức tranh 4: Lá lành đùm lá rách - Xanh vỏ đỏ lòng => Sự khác biệt giữa bên ngoài và bên trong, khuyên ta không nên nhìn hình thức mà vội vàng đánh giá nội dung. - Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược => Thiếu thống nhất, thiếu đoàn kết sẽ thất bại trong mọi việc. - Bảy nổi, ba chìm => Sự gian truân, vất vả. - Lá lành đùm lá rách => Khuyên ta đùm bọc, yêu thương, giúp đỡ nhau. - Tạo ra hình tượng tương phản gây ấn tượng mạnh. - Tăng hiệu quả biểu đạt Thiếu tất cả, ta rất giàu dũng khí Sống chẳng cúi đầu, chết vẫn ung dung Giặc muốn ta nô lệ, ta lại hóa anh hùng Sức nhân nghĩa mạnh hơn cường bạo (Tố Hữu) - Thiếu > < giàu - Sống > < chết - Nô lệ > < anh hùng - Nhân nghĩa > < cường bạo “O du kích nhỏ dương cao súng Thằng Mỹ lênh khênh bước cúi đầu Ra thế to gan hơn béo bụng Anh hùng đâu cứ phải mày râu” (Tố Hữu) - Nước non lận đận một mình Thân cò lên thác, xuống ghềnh bấy nay Ai làm cho bể kia đầy Cho ao kia cạn, cho gầy cò con (Ca dao) Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm với nước non Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn Mà em vẫn giữ tấm lòng son (Hồ Xuân Hương) - Tuổi lên mười con vẽ những đường cong Sông không thẳng, có khúc bồi khúc lở (Nguyễn Ngọc Phú) - Thật đau xót kiếp người chìm nổi Hòa bình rồi cha mẹ đã đi xa (Nguyễn Trọng Trung) III. Luyện tập Bài tập 2: Tìm từ trái nghĩa với từ in đậm - cá tươi - hoa tươi - ăn yếu - học lực yếu - chữ xấu - đất xấu Bài tập 3: Tìm các từ trái nghĩa thích hợp điền vào chỗ trống - Chân cứng đá… - Có đi có … - Gần nhà … ngõ - Mắt nhắm mắt … - Chạy sấp chạy … - Vô thưởng vô … - Bên … bên khinh - Buổi … buổi cái - Bước thấp bước … - Chân ướt chân … Bài tập 4: Viết đoạn văn ngắn về tình cảm quê hương có sử dụng từ trái nghĩa. - Trên > < dưới - Xanh > < trắng - Nghèo > < giàu

File đính kèm:

  • docCo Hue.doc
  • pptTu trai nghia - co Hue.ppt