ĐỀ 1: Nguyễn Bá Học có câu: “ Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông”. Cảm nghĩ của em về câu nói ấy.
Trong cuôc sống , đôi lúc chúng ta phải đối đầu với những khó khăn, thử thách. Biết tin tưởng vào bản thân, luôn dũng cảm là một trong những thứ cần phải có . Nguyễn Bá Học có câu: “ Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông .” Vậy câu nói ấy có ý nghĩa như thế nào, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu.
“Đừơng đi “ là khỏang cách giữa điểm xuất phát và đích mà ta cần nổ lực vượt qua để về đến nơi. Nó có thể là một con đường bằng phẳng , dễ dàng nhưng cũng có khi rất nguy hiểm với nhiều chướng ngại vật khó khăn . “Núi” là nơi có độ cao và có nhiều dốc khúc khủyu . Như chúng ta đã biết , leo đựoc lên đến đỉnh là đã khó nhưng khi xuống nuí lại càng khó hơn . Với những ngọn núi cao , dốc thăm thẳm , quanh co thì sẽ rất khó để chúng ta vượt qua . Còn “sông “ là nơi có đô sâu và có nhiều dòng nước chảy qua .Có những con sông rất đẹp và thơ mộng với hình dáng uốn luơn mềm mại , với dòng nước chảy từ tốn , nhẹ nhàng , bãi bờ vui tươi , màu nắng và màu nước rất quyến rũ lòng người. Mặc khác lại có những con sông rất dữ dội với nhiều đá , dòng nước thì chảy siết như muốn cuốn trôi mọi thứ đi. Con người thật bé nhỏ biết bao trước cảnh thiên nhiên bao la , rộng lớn! “ E , ngại “ là nhưng từ dùng để chỉ thái độ ngại ngùng , nhút nhát với những chứong ngại vật trước mắt . Câu nói của Nguyễn Bá Học có nghĩa là đường đi khó khăn với nhiều núi sông ngăn cách , nếu ta cứ e sợ , ngại ngùng thì nó vẫn sẽ rất khó đối với ta . Câu nói khuyên ta đừng nên nhục chí mà hãy cố gáng hết mình thì việc khó sẽ trở nên dễ dàng.
Thật vậy , đường đi khó , không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông. Nếu ta tin tưởng vào chính mình , không e ngai khó khăn thì dù vật cản có khó đến mức nào thì chúng ta cũng sẽ vượt qua được . Trong cuộc sống , ai cũng mong có được sự thành công . Nhưng nó không bao giờ tự đến với ta mà chúng ta cần phải luôn tự tin , kiên trì , dũng cảm vượt qua ngững chông gai thì chắc hẳn cánh cửa đi đến thành công sẽ mở rộng chào đón ta . Còn nếu cứ e dè , tự ti . không dám đối mặt vớu nhưng thử thách thì ta sẽ không bao giờ tiến bộ được . Khi đã đánh mật niềm tin . sự quyết tâm thì ta sẽ trở thành người không có ý chí , không có nghị lực , không thể sống tự lập và có thể bỏ qua nhiều cơ hội tốt đẹp. Nhiều bạn trẻ vì sống quá đầy đủ , được chở che từ nhỏ nên khi đối diện với khó khăn thì không thể sống bằng chính khẳ năng của mình.
Ai cũng muố mình có đựơc thành công nhưng lại có nhiều người không dám đối đầu với thử thách mà chỉ muốn trốn tránh, bỏ cuộc. Th ực tế, trong xã hội hiện nay , có không ít người luôn tự ti , không dám thể hiện năng lực của mình . Vậy những người ấy sẽ đóng góp dược gì cho dất nươc khi cứ sống mãi trong vỏ ốc của chính mình . Nhưng ngược lại , có nhiều người không ngại chông gai , không quản gian khổ mà vượt lên chính mình . Chẳng hạn như những bạn ở cùng núi xa xôi, phương tiện đi lại không thuận lợi mà trường lại cách nhà rất xa , có khi cả bốn . năm cây số. Muốn đi học , các bạn ấy phải đi bộ nhiều giờ liền và có khi phải vượt qua sông , suối mới đến được lớp học. Nhưng với một lòng quyết tâm, các bạn vẫn băng sông , vượt suối để hằng ngày được cáp sách tới trường. Những ban học sinh ấy đúng là tấm gương để chúng tâm học tập.
20 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1397 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghị luận xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghị luận xã hội
ĐỀ 1: Nguyễn Bá Học có câu: “ Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông”. Cảm nghĩ của em về câu nói ấy.
Trong cuôc sống , đôi lúc chúng ta phải đối đầu với những khó khăn, thử thách. Biết tin tưởng vào bản thân, luôn dũng cảm là một trong những thứ cần phải có . Nguyễn Bá Học có câu: “ Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông .” Vậy câu nói ấy có ý nghĩa như thế nào, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu. “Đừơng đi “ là khỏang cách giữa điểm xuất phát và đích mà ta cần nổ lực vượt qua để về đến nơi. Nó có thể là một con đường bằng phẳng , dễ dàng nhưng cũng có khi rất nguy hiểm với nhiều chướng ngại vật khó khăn . “Núi” là nơi có độ cao và có nhiều dốc khúc khủyu . Như chúng ta đã biết , leo đựoc lên đến đỉnh là đã khó nhưng khi xuống nuí lại càng khó hơn . Với những ngọn núi cao , dốc thăm thẳm , quanh co thì sẽ rất khó để chúng ta vượt qua . Còn “sông “ là nơi có đô sâu và có nhiều dòng nước chảy qua .Có những con sông rất đẹp và thơ mộng với hình dáng uốn luơn mềm mại , với dòng nước chảy từ tốn , nhẹ nhàng , bãi bờ vui tươi , màu nắng và màu nước rất quyến rũ lòng người. Mặc khác lại có những con sông rất dữ dội với nhiều đá , dòng nước thì chảy siết như muốn cuốn trôi mọi thứ đi. Con người thật bé nhỏ biết bao trước cảnh thiên nhiên bao la , rộng lớn! “ E , ngại “ là nhưng từ dùng để chỉ thái độ ngại ngùng , nhút nhát với những chứong ngại vật trước mắt . Câu nói của Nguyễn Bá Học có nghĩa là đường đi khó khăn với nhiều núi sông ngăn cách , nếu ta cứ e sợ , ngại ngùng thì nó vẫn sẽ rất khó đối với ta . Câu nói khuyên ta đừng nên nhục chí mà hãy cố gáng hết mình thì việc khó sẽ trở nên dễ dàng. Thật vậy , đường đi khó , không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông. Nếu ta tin tưởng vào chính mình , không e ngai khó khăn thì dù vật cản có khó đến mức nào thì chúng ta cũng sẽ vượt qua được . Trong cuộc sống , ai cũng mong có được sự thành công . Nhưng nó không bao giờ tự đến với ta mà chúng ta cần phải luôn tự tin , kiên trì , dũng cảm vượt qua ngững chông gai thì chắc hẳn cánh cửa đi đến thành công sẽ mở rộng chào đón ta . Còn nếu cứ e dè , tự ti . không dám đối mặt vớu nhưng thử thách thì ta sẽ không bao giờ tiến bộ được . Khi đã đánh mật niềm tin . sự quyết tâm thì ta sẽ trở thành người không có ý chí , không có nghị lực , không thể sống tự lập và có thể bỏ qua nhiều cơ hội tốt đẹp. Nhiều bạn trẻ vì sống quá đầy đủ , được chở che từ nhỏ nên khi đối diện với khó khăn thì không thể sống bằng chính khẳ năng của mình.Ai cũng muố mình có đựơc thành công nhưng lại có nhiều người không dám đối đầu với thử thách mà chỉ muốn trốn tránh, bỏ cuộc. Th ực tế, trong xã hội hiện nay , có không ít người luôn tự ti , không dám thể hiện năng lực của mình . Vậy những người ấy sẽ đóng góp dược gì cho dất nươc khi cứ sống mãi trong vỏ ốc của chính mình . Nhưng ngược lại , có nhiều người không ngại chông gai , không quản gian khổ mà vượt lên chính mình . Chẳng hạn như những bạn ở cùng núi xa xôi, phương tiện đi lại không thuận lợi mà trường lại cách nhà rất xa , có khi cả bốn . năm cây số. Muốn đi học , các bạn ấy phải đi bộ nhiều giờ liền và có khi phải vượt qua sông , suối mới đến được lớp học. Nhưng với một lòng quyết tâm, các bạn vẫn băng sông , vượt suối để hằng ngày được cáp sách tới trường. Những ban học sinh ấy đúng là tấm gương để chúng tâm học tập. Là một thế hệ tương lai của đất nước , chúng ta phải sống và làm việc hết mình , tự tin và không được gục ngả trước rào cản . Ngay từ trên ghế nhà trường , mỗi cá nhân cần phải không ngừng học tập , trau dồi . rèn luyện kiến thức , giao lưu học hỏi để chuẩn bị cho mình một hành trang tri thức vững chác khi bước vào con đường đòi đầy chông gai và thử thách . Xã hội cần xây dựng và phát huy lối học tập , giáo dục ý thức cá nhân , hình thành tính tự tin cho mọi người và biểu dương những cá nhân dám nghĩ dám làm, có những đóng góp tích cực cho cộng đồng.Đường đi nào cũng có nhiều chông gai , thử thách . Hãy đặt niềm tin vào bản thân , luôn quyết tâm , kiên trì , dù núi có cao bao nhiêu , sông có sâu , hung bao như thế nào thì chúng ta cũng sẽ vượt qua. Bạn , tôi , chúng ta hãy cùng nhau đối đầu với khó khăn và đi đến một tương lai tương sáng .
Đề 2 : Giữa một vùng sỏi đá khô cằn, cây hoa dại vẫn mọc lên và nở những chùm hoa thật đẹp. Phát biểu những suy tưởng của anh (chị) được gợi ra từ hiện tượng nêu trên. Giữa một vùng sỏi đá khô cằn, cây hoa dại vẫn mọc lên và nở những chùm hoa thật đẹp. Hình ảnh ấy tạo một cảm giác cô đơn,lạc lõng thậm chí là bị đày đọa nhưng bông hoa bé nhỏ ấy vẫn kiên cường,hiên ngang.Nó chống chọi với những điều đó với tất cả sức lực nhỏ bé mà bền bỉ, như cánh chim bé nhỏ chao lượn giữa cơn giông bão tìm đường về tổ và cuối cùng nó đã chiến thắng. Chiến thắng tất cả những khó khăn, gian khổ ấy mà trở thành một đóa hoa đẹp, bừng cháy sức sống, nó vượt lên những sỏi đá khô cằn, giữa nắng gắt để trở thành một điểm chấm phá trên bức tranh hoang mạc nỏng bỏng và khắc nghiệt. Đó thực sự là một phép màu của Chúa, là một trong rất nhiều những điều kì diệu của cuộc sống này, như môt câu chuyện cổ tích. Và hơn nữa, đó còn là một trong những bài học giản dị, sâu sắc và cũng tuyệt vời nhất mà cuộc sống đã dành tặng cho chúng ta. Trong đời, ai chẳng đôi lần gục ngã trước những khó khăn, thách thức...Tất cả như đám mây đen khổng
lồ, che lấp những tia sáng của tương lai, làm cho chúng ta kiệt quệ,mỏi mòn,mất ý chí chiến đấu, muốn buông xuôi. Và đây cũng là lúc chúng ta đối mặt với chính mình, là thời khắc mà những quyết định sẽ ảnh hưởng đến quãng đời còn lại của chúng ta. Lòng dũng cảm,bãn lĩnh,sự quyết đoán...tất cả sẽ được thể hiện một cách rõ nét nhất. Kì diệu thay, có những người khi gặp khó khăn, trắc trở thì họ trở nên cứng rắn, mạnh mẽ hơn cho dù họ vẫn có thể thất bại nhưng họ đã cố gắng đến mức cuối cùng.Họ nhận thức được rằng,một khi họ buông xuôi, họ sẽ mất tất cả.Công sức học hành bấy lâu,tiền bạc,thời gian...những thứ đó sẽ tan biến cùng với đám mây đen đang vần vũ trên bầu trời. Họ đã được Thượng đế ban cho một món quà mà không phải ai cũng có : nghị lực. Với món quà đó,họ đã biến những nỗi tủi nhục,đắng cay thành một thứ vũ khí sắc bén mà không có một loại khí tài nào trên Trái đất này có thể sánh được. Họ đã vượt qua chông gai để xua tan đám mây đen ấy. Và ánh sáng đã trở lại, tâm hồn họ có thể bị chai sạn,rách nát nhưng nó đã trở nên mạnh mẽ và thiêng liêng hơn bao giờ hết. Họ biết rằng dù con đường có đẹp đến mức nào cũng phải trả giá bằng những mũi gai đau đớn,bằng máu và nước mắt... "Chặng đường nào trải bước trên hoa hồng Bàn chân cũng thấm đau vì những mũi gai Ðường vinh quang đi qua muôn ngàn sóng gió Lời hứa ghi trong tim mình Vẫn bước đi hiên ngang đầu ngẩng cao...." (trích bài hát "Đường đến ngày vinh quang") Nhưng cuộc sống đâu phải chỉ có những điều tuyệt vời như thế, bên cạnh đó vẫn có những kẻ hèn nhác,yếu đuối,chưa gì đã từ bỏ những ước mơ của mình.Họ sẵn sàng vứt bỏ tất cả hoài bão để sống một cuộc đời vô vị,chán ngắt thậm chí là tàn tạ,vật vờ.Họ như một chiếc bóng lẻ loi đơn chiếc cứ đi đi về về trong cái xã hội nhộn nhịp,năng động này.Suốt đời lẩn tránh, sống ủ rủ và khi về già, chắc chắn họ sẽ nuối tiếc những tháng ngày lãng phí, không sống hết mình. Hối tiếc vì đã chấp nhận làm một bông hoa úa tàn, khô héo, không tô điểm cho đời. Vâng, chúng ta sẽ vượt qua tất cả khó khăn,trắc trở. Cho dù con đường hoa hồng có nhiều gai đi thế nào chăng nữa thì nó vẫn là con đường của vinh quang,của thành công và theo một câu nói khá nổi tiếng thì trên con đường này " không có dấu chân của kẻ lười biêng". Thân xác có thể tả tơi,mỏi mòn nhưng ý chí ta vẫn luôn tồn tại một hạt giống - hạt giống của khát vọng và hoài bão - rồi nó sẽ đâm chồi nảy lộc, sẽ trở thành một đóa hoa dại đẹp đẽ để tiếp thêm sức mạnh cho chúng ta vượt qua những ghềnh thác cheo leo, đi đến bến bờ của những giấc mơ. Đau đớn, tủi nhục, nước mắt sẽ tan biến khi chúng ta đi hết con đường và chạm tay vào đỉnh vinh quang. Mặt trời sẽ chiếu sáng, vầng dương sẽ cài lên vai chúng ta vinh quang của những người chiến thắng, ta sẽ ngẩng cao đầu và tự hào vì chúng ta đã đấu tranh không mệt mỏi với những phút giây yếu mềm của bản thân và những gian nan chồng chất. Những bông hoa dại sau khi vượt qua những điều khắc nghiệt của thiên nhiên đã nở và... "Ngày đó, ngày đó sẽ không xa xôi Và chúng ta là người chiến thắng Ðường đến những ngày vinh quang không còn xa" Cuộc đời vẫn trôi đi, những khó khăn khác lại đến và chúng ta sẽ phải chiến đấu một cách ngoan cường. Hãy sống và đấu tranh sao cho đến lúc sức tàn lực kiệt, ta không phải hối tiếc về những tháng ngày tuổi trẻ bị hoài phí. Những gian truân, vất vả sẽ trở thành những chiến công bất diệt trong trái tim của mỗi conngười. Vì loài hoa dại kia sẽ úa tàn và chúng ta cũng không sống mãi, nhưng những dấu chân mà chúng ta đã in trên đường đời, những thành công trong cuộc sống sẽ tô thắm cho bước tranh cuộc sống muôn màu kia, như loài hoa dại ấy đã gợi nên sức sống cho vùng sỏi đá khô cằn.
VĂN THUYẾT MINH: Việt nam quê hương tôi
Vào một sớm xuân, đứng trên đỉnh núi ngắm nhìn cảnh bình minh thấy bầu trời đang chuyển từ xám sang hồng đỏ, nghe gió đưa về sự nồng ấm của thời khắc chuyển giao ngày và đêm, bạn sẽ không khỏi bâng khuâng và tình yêu non nước này mãi lâng lâng trong lòng...
Việt Nam vươn mình ra biển Đông bằng đầu tàu Cà Mau, mút chỉ địa đầu phía Bắc lại là những bản làng Lũng Cú, có khi nơi hẹp nhất chỉ là cái eo đất chưa tới 50km nhưng lại là một niềm tự hào lớn không chỉ được xác định trên bản đồ thế giới. Tuy rằng có lúc tôi muốn thoát khỏi nơi mình sinh sống và tìm đến những chân trời mới lạ. Song càng ngày tôi càng hiểu vì sao dải đất cong cong hình chữ S này như một hình ảnh nặng gánh trong tâm trí những người con xa quê. Lý do có thể chưa hẳn vì Việt Nam cảnh đẹp hữu tình, mà kết tinh trong vẻ đẹp đó còn có tâm hồn hết sức nghĩa tình, những con người giàu lòng mến khách, và một phong thái tự hào lẫy lừng về truyền thống bảo vệ và xây dựng đất nước.: “Bạn ơi hãy đến thăm quê hương chúng tôi//Ngắm mặt biển xanh xa tít chân trờINghe sóng vỗ dãt dào biển cả/Vút phi lao gió thổi trên bờ
Buồm vươn cánh vượt sóng ra ngoài khơi/Trong nắng hồng bừng lên sáng ngời
Trong con mắt bạn bè thế giới từng đặt chân đến Việt Nam dù chỉ một lần thì nơi đây thu hút họ bởi những vẻ đẹp choáng ngợp về cảnh sắc non nước và một nền văn hóa lâu đời giàu bản sắc dân tộc. Từ khắp nơi trên mảnh đất này, bạn có thể thấy một màu xanh của cây trái và những ruộng lúa chảy tràn từ thượng nguồn rừng núi ra tới cận bờ duyên hải. Sớm nắng ửng hồng ló dạng đỉnh đồng những ngôi chùa lưng chừng đỉnh núi chót vót cũng lại chỉ đường chân trời rạng rỡ những mũi thuyền căng phồng sức gió ra khơi đánh cá. Với rìa đất đai đầy màu sắc của nửa trăm tộc người anh em là sự trù phú của thiên nhiên ban tặng cho những bờ biển và thềm lục địa đẹp nhất nhì thế giới. Điểm xuyết những bờ biển dài trắng những cồn cát là những hàng dừa, những rặng phi lao rợp bóng mát rượi cả những trưa nắng gay gắt nhất…
Trải dài xuôi về Xích Đạo nhưng Việt Nam lại có những điều kiện tự nhiên khí hậu và gió mùa khác biệt giữa đôi miền Nam Bắc. Một mùa đông lạnh ẩm đặc trưng miền Bắc trái chiều với không khí đón Tết đến xuân về ấm nóng ở trong Nam. Nó không chỉ tạo ra những đồi chè xanh bát ngát, những ruộng lúa thẳng cánh cò bay hay trải ngút tầm mắt những lũy tre lượn quanh xóm làng. Thêm vào đó là những cốt cách con người, những sắc điệu văn hóa sống động cũng trở nên đa dạng ở mỗi vùng miền. Hàng bao đời gắn bó với cây lúa, cây tre cũng đã nhào nặn nên lớp lớp tính cách người Việt chịu thương chịu khó. Hay trong gian khổ đấu tranh dựng nước và giữ nước đã khiến Việt Nam là một cộng đồng gắn kết keo sơn và người người biết đến Việt Nam là dân tộc yêu chuộng hòa bình.Song trên tất cả là những cách cư xử khéo léo, bằng nhiêt tình cởi mở chào đón bạn bè bốn phương đến với đất nước, tinh thần Việt..Xuôi vào miền Nam Thành đồng Tổ quốc, dù đi giữa đèo Hải Vân ngăn cách bởi dãy Trường Sơn dặm dài kháng chiến, hay dạo quanh trên sông rạch giao thương tấp nập ở miền Tây đâu đâu cũng thấy những nụ cười thân thiện. Là khởi nguồn Tây nguyên đại ngàn hùng vĩ gập ghềnh thác suối. Là xứ sở mộng mơ cao nguyên và thành phố hoa Đà Lạt. Là sự dịu dàng trên dòng Hương, những chiều mưa mộng mơ Đại Nội. Dù khoác trên mình khố áo thổ cẩm riêng có hay tà áo dài truyền thống tha thướt thì vẫn làm say lòng người mỗi lần ghé chân qua.Đi qua hầu hết đau thương và xa cách, miền Bắc chào đón bạn bè với không gian trầm của một ngày tranh tối tranh sáng. Những hệ lụy của sự kín đáo kiêu kỳ, những sải chân đo đếm bằng tính đoan trang hiền dịu đang dần đứng giữa giao thoa văn hóa phương Đông và phương Tây. Gìn giữ văn hóa ngàn năm văn hiến cho thủ đô Hà Nội cũng là một nét tiêu biểu khiến du khách tới Việt Nam lưu tâm. Nơi đây những nét phù điêu trạm trổ trên sân rồng hoàng thành cổ cũng phảng phất uy phong, một mái đình rêu phong cũng mang dáng dấp thời gian đổi dời, một giọng ru hời bên cánh võng làm ngọt ngào cả trưa hè oi bức, những bức tường mái nhà phố cổ mỗi ngày thêm xô nghiêng.. Tất cả được thể hiện trong một bức tranh rất quý giá nhưng được xếp lại trong viện bảo tàng chưa được trùng tu.Nếu bước tới thềm văn hóa, ai đó cũng sẽ ghé qua chùa chiền và di tích đình đài và tắm gội tâm hồn giữa khoảng không thanh tịnh. Tiếng mõ chiêng đều đặn, những lời khấn rầm rì nơi cửa điện thiền giáo cũng là một sự giải phóng cho tâm hồn.
Đây đó trên đất Việt chào đón bạn bằng những sản vật phong phú, thì sẽ lại là phù du giữa đời sống chay tịnh nhưng tu hành đắc đạo nơi thiền môn Phật pháp. Hầu như tín ngưỡng rõ nét nhất mà bạn nên cảm nhận bằng tâm hồn, ấy là những chuyến hành hương bái lễ trong dịp Tết đến xuân về. Những khổ tục trần đời sẽ dần được gột rửa và thứ tha bằng thuyết pháp vô minh, đạo đế. Đó cũng là một sự giải thoát và trút đi gánh nặng tâm lý trong văn hóa tâm linh, tín ngưỡng của người Việt.Một Việt Nam đẹp giàu với vẻ tự nhiên hiếm có và bản sắc văn hóa đa dạng phong phú luôn mời gọi bạn bè bốn phương bằng cả nhiệt thành và thịnh tình hiếu khách. Trên mọi ngả giao lưu văn hóa, con người Việt Nam luôn được đánh giá cao bởi chính lịch sử lâu dài suốt chặng đường xây dựng tình hữu nghị thân ái. Cùng hành trình tiếp đón những cửa ngõ văn minh thế giới, người Việt trẻ cũng dần hình thành niềm tự hào dân tộc khi thực sự biết yêu thương quê hương mình. Như yêu thương một con người kĩu kịt chiếc đòn gánh quẩy đôi bồ Nam Bắc.
ĐỀ:NÓN LÁ VIỆT NAM
Nón lá có lịch sử lâu đời đã khắc trên trống đồng Ngọc Lũ, trên thạp đồng Đào Thịnh vào khỏang 2500-3000 năm. Nón lá gần với đời sống tạo nhiều nét bình dị, đoan trang, yêu kiều, duyên dáng cho người con gái Việt Nam và thực tiễn với đời sống nông nghiệp, một nắng hai sương,. Nón lá ở Việt Nam có nhiều loại khác nhau qua từng giai đoạn lịch sử:
Nón dấu : nón có chóp nhọn của lính thú thời xa xưa Nón gò găng hay nón ngựa: sản xuất ở Bình Định làm bằng lá dứa đội khi cỡi ngựa Nón rơm : Nón làm bằng cộng rơm ép cứng Nón quai thao : người miền Bắc thường dùng trong lễ hội Nón Gõ : Nón gõ làm bằng tre ghép cho lính hồi xưa Nón lá Sen: cũng gọi là nón liên diệp Nón thúng: thứ nón lá tròn bầu giống cái thúng. Nón khua :Viên đẩu nón của người hầu các quan xưa Nón chảo : thứ nón mo tròn lên như cái chảo úp nay ở Thái Lan còn dùng Nón cạp: Nón xuân lôi đại dành cho người có tang Nón bài thơ : ở Huế thứ nón lá trắng và mỏng có lộng hình hay một vài câu thơ . …….. Tuy có nhiều chủng lọai nhưng phổ biến nhất vẫn là nón lá.Phải nói rằng người Việt Nam ta từ nông thôn đến thành thị đều từng dùng nón lá nhưng có mấy ai quan tâm đến nón có bao nhiêu vành,đường kính rộng bao nhiêu?.Nón lá tuy giản dị rẻ tiền nhưng nghệ thuật làm nón phải khéo tay.Với cây mác sắc,họ chuốt từng sợi tre thành 16 nan vành một cách công phu rồi uốn thành vòng tròn trịa bóng bẩy.Có được khung nón,người ta còn phải mua lá hay chặt lá non còn búp ,cành lá có hình nan quạt nhiều là đơn chưa xòe ra hẳn đem phơi khô.Lá non lúc khô có màu trắng xanh,người mua phải phơi lá vào sương đêm cho bớt độ giòn.người ta mở lá từ đầu đến cuống lá ,cắt bỏ phần cuối cùng,rồi dùng lưỡi cày nóng và búi giẻ hơ trên thanh hồng kéo lên lá nón thành tờ giấy dài và mỏng,nổi lên những đường gân nhỏ,lựa những lá đẹp nhất để làm vành ngòai của nón.Sau đó người ta dùng cái klhung hình chóp ,có 6 cây sườn chínhđể gài 16 cái vành nón lớn nhỏ khác nhau lên khung.lọai khung này thường do người chuyên môn làm để kích thước khi lợp lá và chằm nón xong co thể tháo nón ra dễ dàng.Những lá nón làm xong được xếp lên khung,giữa 2 lóp lá lót một lượt mo nang thật mỏng và được buộc cho chắc.Tiếp là công đọan khâu, bàn tay người thợ thoăn thoắt kluồn mũi kijm len xuống sao cho lỗ khâu thật kín .nguời thợ khéo còn có tài lẩn chỉ,khéo léo giấu những nút nổi vào trong.Chiếc nón khi hòan chỉnh vừa bền vừa đẹp ,soi lên ánh mặt trời thấy kín đều.Nón rộng đường kính 41cm,người ta phết phía ngòai lớp sơn dầu mỏng để nước mưa không qua các lỗ kim mà vào trong.Để có môt chiếc nón như thế phải trải qua 15 khâu,từ lên rừng hái lá,sấy lá,mở,ủi,chọn lá,chắm ,cắt lá v,,,v,,, Cũng chính vì mang đầy tính nghệ thuật mà con người luôn biết trân trọng sản vật văn hóa này.Ngay trog thời đại thông tin,tuy có số lượng không đông nhưng vẫn còn có những con người yêu văn hóa truyền thống mà bám trụ với nghề làm nón khó thì nhiều mà lời thì ít này.Họ đã cùng chung tay lập ra những làng nón truyền thống,nơi cung cấp số lượng lớn nón cho các tỉnh thành.Có thể kể đến làng Phú Cam còn gọi là phường Phước Vĩnh ,Ngay ở trung tâm thành phố Huế ,Trên bờ nam sông An Cựu.Làng Phú Cam nổi tiếng với nón bài thơ Huế đã xinh ở dáng lại nhã ở màu,mỏng nhẹ,soi lên ánh sáng thấy rõ những hình trổ giấy về phong cảnh Huếkèm theo lới thơ cài ở hai lớp lá.Hay xã Nghĩa Châu(Nghĩa Hưng) từ lâu nổi tiếng với nghề làm nón thanh thóat ,bền đẹp.Rồi nón Gò Găng ở Bình Định,Nón lá ở làng Chuông (Thanh Oai,Hà Tây), tất cả tô đẹp thêm cho nét văn hóa nón độc đáo của Việt Nam. Và rồi, tất nhiên,chiếc nón lá đi vào thơ ca nhẹ nhàng như mặc nhiên phải vậy. Nhà thơ Bích Lan đã từng miêu tả chịếc nón bài thơ Huế rằng: Ngưới xứ Huế yêu thơ và nhạc Huế Tà áo dài trong trắng nhẹ nhàng bay Nón bài thơ e lệ nép trong tay Thầm lặng bước những khi trời dịu nắng Và ngay cả trong ca dao: Nón này che nắng che mưa Nón này để đội cho vừa đôi ta Còn duyên nón cụ quai tơ Hết duyên nón lá quai dừa cũng xong Hình ảnh chiếc nón lá trong mắt nhà thơ là hình ảnh của người thiếu nữ thơ ngây trong tà áo dài thanh khiết,của người phụ nữ mộc mạc chân tình gắn đời với mảnh ruộng quê hương,của những mối tình thầm kín gửi qua bài thơ dấu trong nón lá. Mỗi chiếc nón có một linh hồn riêng ,một ý nghĩa riêng.hiện nay ,Việt Nam ta có đến hàng chục lọai nón cổ truyền khác nhau,chứng minh cho nền văn hóa và đậm sắc nghệ thuật.Đời sống văn minh,phát triển nhung nón lá Việt Nam vẫn thuần túy nguyên hình của nó :giản dị,duyên dáng.Ở bvất cứ nơi đâu,từ rừng sâu hẻo lánh,trên đồng ruộng mênh mông,dọc theo sông dài biển cả,đều thấy chiếc nón lá ngàn đời không đổi thay.
ĐỀ: THUYẾT MINH VỀ MỘT DANH LAM THĂNG CẢNH HAY DI TÍCH LỊCH SỬ Ở ĐỊA PHƯƠNG EM
Tháp Chàm Poklong Garai Tháp Poklong Garai là tên gọi chung cho một cụm tháp Chàm hùng vĩ và đẹp nhất còn lại ở Việt Nam. Tháp Pô Klong Garai là một tổng thể gồm ba tháp: tháp chính (cao 20,5m), tháp lửa (cao 9,31m), tháp cổng (cao 8,56m). Công trình này có trình độ kiến trúc, nghệ thuật, điêu khắc đạt đến đỉnh cao. Tháp đã được Bộ Văn hóa xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật năm 1979. Tháp Poklong Garai nằm trên đồi Trầu, thuộc phường Đô Vinh, cách trung tâm thị xã Phan Rang 9km về phía Tây Bắc, được xây dựng vào cuối thế kỷ 13 đầu thế kỷ 14 (thời vua Shihavaman, người Việt gọi là Chế Mân) để thờ vua Poklong Garai (1151-1205), vị vua đã có nhiều công lớn trong việc cai trị đất nước. Có một truyền thuyết kiên quan đến tháp Poklong Garai kể rằng ngày xưa ở Play Chakling[1] có hai ông bà tên Ôn Paxa và Muk Chakling dù đã cao niên nhưng chưa có con. Một lần ra biển mò cua bắt ốc ông bà thấy có một đứa bé đang trôi trên bọt nước bèn đem về nuôi và đặt tên là Karit. Karit lớn lên trở thành một cô gái xinh đẹp, nết na nên đươc nhiều người quý mến. Một hôm, Karit cùng cha vào rừng hái củi. Trời nóng nực, hai cha con khát nước nhưng chung quanh lại không có sông suối. Bỗng Karit thấy một tảng đá bên trên đọng ít nước trong, liền đến uống. Lạ thay nàng uống đến đâu nước trong đá tràn ra đến đó. Nhưng khi nàng đi gọi cha đến uống thì chẳng thấy giọt nước nào. Sau dạo đó Karit có thai và rồi sinh ra một cậu bé đã xấu xí lại rất hắu ăn. Ông bà đặt tên cho cậu là Jatol. Karit không chịu nổi lời đàm tiếu là gái chửa hoang nên bỏ đi để con lại cho ông bà nuôi. Đứa bé càng lớn càng xấu xí, mình lại đầy ghẻ chốc nên chẳng mấy đứa chịu chơi chung. Khi ông bà mất, cậu cũng vừa khôn lớn. Cậu cùng bạn là Pô Klonchanh đi buôn trầu. Một hôm trên đường về, Jatol thấy mệt nên nghỉ ở tảng đá bên đường. Pô Klonchanh về trước rồi đem cơm ra cho bạn. Khi trở lại Pô Klonchanh thấy có hai con rồng trắng đang liếm mình Jatol. Pô Klonchanh chạy đến thì hai con rồng biến mất và lạ thay Jatol đã trở thành một thanh niên tuấn tú, khôi ngô khác thường. Điềm lạ đó dần lan ra khắp miền và rồi đến tai vua Nuhol, người đang quản thủ Iaru[2]. Được biết Jatol sẽ là một vị thiên tài xuất chúng, vua Nuhol cho vời Jatol đến. Thấy đúng như lời đồn đại vua đã giữ Jatol lại và gả công chúa Thakol cho. Năm 1167, vua Xulika ở thành Balcribanơi[3] băng hà mà không có người nối ngôi. Biết Jatol là một nhân tài, quần thần đã cho voi trắng rước về nối ngôi. Jatol lên làm vua, xưng là Pô Klong Garai. Sau 5 năm, ông dời đô ra Bal Hangâu. Bấy giờ, Panduranga[4], quê hương của ông bị quân Chân Lạp thường xuyên đánh phá. Pô Klong Garai phải mang quân vào Panduranga tiếp sức và dẹp loạn. Theo sử liệu Chăm thì vào năm Sửu, Chăm lịch, vua Pô Klong Garai từ Balcribanơi vào Panduranga xem địa thế để xây tháp kỷ niệm thưở hàn vi của mình. Khi đến vùng Balhul thì bị tướng Hakral người Miên đang cai quản hạt này ngăn cản. Vua Pôklong Garai không muốn xảy ra cuộc đổ máu vô ích nên thách tướng Miên thi tài xây tháp, ai xây xong trước sẽ thắng. Biết khó đánh thắng vua Pô Klong Garai bằng sức mạnh quân sự, Hakral đã chấp thuận. Vua Pô Klong Garai xây tháp trên đồi Balhla, còn tướng Hakral xây ở vùng Balhul[5]. Kết cục, bên vua Pô Klong Garai hoàn thành trước, tướng Hakral thua cuộc đành rút quân về.
………………………………………………………………………………………………………………….
ĐỀ: Thuyết minh về chiếc áo dài:
"Cho đến nay, vẫn chưa biết được nguồn gốc chính xác của chiếc áo dài. Nhưng nối ngược dòng thời gian, tìm về cội nguồn, hình ảnh chiếc áo dài với hai tà áo thướt tha đã được tìm thấy ở các hình khắc mặt trống đồng Ngọc Lũ cách đây vài nghìn năm".Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều có những văn hóa, nét đặc trưng của từng vùng miền và trang phục truyền thống riêng. Phụ nữ Nhật tự hào với Kimono, phụ nữ Hàn Quốc nổi tiếng với Hanbok, phụ nữ Ấn Độ để lại cho ta ấn tượng rất đặc biệt với bộ Sari. Còn phụ nữ Việt Nam, từ xưa đến nay vẫn mãi song hành với chiếc áo dài duyên dáng và thướt tha. Áo dài có rất nhiều loại. Nhưng sơ khai của chiếc áo dài xưa nhất là áo giai lãnh: cũng giống như áo tứ thân nhưng khi ,mặc thì hai thân trước để giao nhau mà không buộc lại. Vì sau này, phụ nữ phải làm việc đồng áng hay buôn bán nên áo giai lãnh được thu gọn lại thành áo tứ thân: gồm bốn vạt nửa trước phải, vạt nửa sau phải, vạt nửa sau trái. Nhưng với những người phụ nữ tỉnh thành nhàn nhạ, muốn có một kiểu áo dài dược cách tân thế nào đó dể giảm chế nét dân dã lao động và tăng dáng dấp sang trọng, khuê các. Thế là áo tứ thân được biến cải ở chỗ vạt nửa trước phải nay lại được thu bé trở lai thành vạt con; thêm một vạt thứ năm be bé nằm ở dưới vạt trước trở thành áo ngũ thân. Ngoài ra còn áo dài Le Mor của một họa sĩ vào đầu thập niên 1930, áo dài Lê Phổ của họa sĩ Lê Phổ được thiết kế vào năm 1934, áo dài với tay giác lăng vào thập niên 1960, áo dài miniraglan danh cho các nữ sinh… Khác với Kimono của Nhật Bản hay Hanbok của Hàn Quốc, chiếc áo dài Việt Nam vừa truyền thống lại vừa hiện đại, có thể mặc ở mọi lúc mọi nơi: dùng làm trang phục công sở, đồng phục đi học, mặc để tiếp khách trang trọng trong nhà… Việc mặc loại trang phục này không hề rườm rà hay cầu kì, những thứ mặc kèm đơn giản: mặc với một quần lụa hay vải mềm, dưới chân đi hài guốc, hay giày đều được; nếu cần trang trọng (như trang phục cô dâu) thì thêm ái dài và chiếc khăn đóng truyền thống đội đầu, hay một chiếc miện Tây tùy thích. Đây chính là điểm đặc biệt của thứ trang phục truyền thống này. Áo dài có thể nhiều màu nhưng có lẽ đẹp nhất vẫn là chiếc áo dài trắng thể hiện sự thuần khiết của người phụ nữ Việt Nam. Trong trường học, không gì đẹp mắt và thanh bình cho bằng mỗi sáng, từng nhóm nữ sinh trong bộ áo dài, thướt tha, xõa tóc dài chạy xe đạp đến
File đính kèm:
- VAN MAU 2.doc