Nghị luận về một tư tưởng đạo lí

A Kiến thức trọng tâm

* Biết cách viết một bài văn về tư tưởng đạo lí.

* Có ý thức tiếp thu những quan niệm đúng đắn và phê phán những quan niệm sai lầm.

 1- Khái niệm

 Quá trình kết hợp những thao tác lập luận để làm rõ những vấn đề tư tưởng, đạo lí trong cuộc đời.

- Tư tưởng, đạo lí trong cuộc đời bao gồm:

+ Lí tưởng (lẽ sống)

+ Cách sống

 

doc5 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 489 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghị luận về một tư tưởng đạo lí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1- Nghị luận về một tư tưởng đạo lí A Kiến thức trọng tâm * Biết cách viết một bài văn về tư tưởng đạo lí. * Có ý thức tiếp thu những quan niệm đúng đắn và phê phán những quan niệm sai lầm. 1- Khái niệm Quá trình kết hợp những thao tác lập luận để làm rõ những vấn đề tư tưởng, đạo lí trong cuộc đời. - Tư tưởng, đạo lí trong cuộc đời bao gồm: + Lí tưởng (lẽ sống) + Cách sống + Hoạt động sống + Mối quan hệ trong cuộc đời giữa con người với con người (cha con, vợ chồng, anh em và những người thân thuộc khác). ở ngoài xã hội có các quan hệ trên, dưới, đơn vị, tình làng nghĩa xóm, thầy trò, bạn bè... 2-Yêu cầu a . Hiểu được vấn đề cần nghị luận là gì Ví dụ: “Sống đẹp là thế nào hỡi bạn” - Muốn tìm thấy vấn đề cần nghị luận, ta phải qua các bước phân tích lí, giải để xác định được vấn đề, với đề trên đây ta thực hiện. + Thế nào là sống đẹp? * Sống có lí tưởng đúng đắn, cao cả phù hợp với thời đại, xác định vai trò trách nhiệm. * Có đời sống tình cảm đúng mực, phong phú và hài hoà. * Có hành động đúng đắn. - Suy ra: Sống đẹp là sống có lí tưởng đúng đắn, cao cả, cá nhân xác định được vai trò trách nhiệm với cuộc sống, có đời sống tình cảm hài hoà phong phú, có hành động đúng đắn. Câu thơ nêu lí tưởng và hướng con người tới hành động để nâng cao giá trị, phẩm chất con người. b. Từ vấn đề nghị luận đã xác định, người viết tiếp tục phân tích, chứng minh những biểu hiện cụ thể của vấn đề, thậm chí so sánh, bàn bạc, bác bỏ... nghĩa là biết áp dụng nhiều thao tác lập luận. c. Phải biết rút ra ý nghĩa vấn đề d. Yêu cầu vô cùng quan trọng là người thực hiện nghị luận phải sống có lí tưởng và đạo lí. 3- Cách làm a. Bố cục: Bài nghị luận về tư tưởng đạo lí cũng như các bài văn nghị luận khác gồm 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài. b. Các bước tiến hành ở phần thân bài. Phần này phụ thuộc vào yêu cầu của thao tác. Những vấn đề chung nhất. - Giải thích khái niệm của đề bài (ví dụ đề đã dẫn trên, ta phải giải thích sống đẹp là thế nào?) - Giải thích và chứng minh vấn đề đặt ra (tại sao phải đặt ra vấn đề sống có lí tưởng, có đạo lí và nó thể hiện như thế nào. - Suy nghĩ (cách đặt vấn đề ấy có đúng? hay sai). Mở rộng bàn bạc bằng cách đi sâu vào vấn đề nào đó - một khía cạnh. Ví dụ làm thế nào để sống có lí tưởng, có đạo lí hoặc phê phán cách sống không có lí tưởng, hoài bão, thiếu đạo lí.) phần này phải cụ thể, sâu sắc tránh chung chung. Sau cùng của suy nghĩ là nêu ý nghĩa vấn đề. B- Câu hỏi và bài tập Câu hỏi : Nghị luận vể một tư tưởng đạo lí là gì ? Yêu cầu làm bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí Nêu khái quát cách làm bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí . Bài tập : a-“Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường . không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống” (Lép-Tôi-xtôi ) . Anh (chị )hiểu câu nói ấy thế nào và có suy nghĩ gì trong quá trình phấn đấu tu dưỡng lí tưởng của mình . b- Gốt nhận định : “Một con người làm sao có thể nhận thức được chính mình . Đó không phải là việc của tư duy mà là của thực tiễn . Hãy ra sức thực hiện bổn phận của mình, lúc đó bạn lập tức hiểu được giá trị của chính mình” Anh (chị ) hiểu và suy nghĩ gì . c- Bác Hồ dạy : “Chúng ta phải thực hiện đức tính trong sạch, chất phác, hăng hái, cần kiệm, xóa bỏ hết những vết tích nô lệ trong tư tưởng và hành động” . Anh (chị ) hiểu và suy nghĩ gì C-Đề kiểm tra a- “Dân tộc ta chủ yếu sống bằng tìng yêu thương “ ( Tiến dưới lá cờ vẻ vang của Đảng _ Lê Duẩn ) Anh ( chị ) hiểu và có suy nghĩ gì về lời nhận định trên. b-“ Học để biết, học đẻ làm, học để chung sống, học đểtự khẳng định mình” ( unetsco) Anh ( chị ) hiểu và có suy nghĩ gì về lời nhận định trên. c- “ Đường đi khó không phải vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông”. Anh ( chị ) hiểu và có suy nghĩ gì về lời nhận định trên. D- Gợi ý trả lời câu hỏi, bài tập, đề kiểm tra Câu hỏi : ( a, b, c ) dựa vào kiến thức trọng tâm để trả lời. Bài tập : a .Sau khi vào đề bài viết cần đạt được các ý - Giả thích lí tưởng là gì ( Điều cao cả nhất, đẹp đẽ nhất, trở thành lẽ sống mà người ta mong ước và phấn đấu thực hiện). - Tại sao không có lí tưởng thì không có phương hướng + Không có mục tiêu phấn đáu cụ thể + Thiếu ý chí vươn lên để giành điều cao cả + Không có lẽ sống mà người ta mơ ước - Tại sao không có phương hướng thì không có cuộc sống + Không có phương hướng phấn đấu thì cuộc sống con người sẽ tẻ nhạt, sống vô vị, không có ý nghĩa , sống thừa + Không có phương hướng trong cuộc sống giống người lần bước trong đêm tối không nhìn thấy đường. + Không có phương hướng, con người có thể hành động mù quáng nhiều khi sa vào vòng tội lỗi ( chứng minh ) - Suy nghĩ như thế nào ? + Vấn đè cần bình luận : con người phải sống có lí tưởng. Không có lí tưởng, con người thực sự sống không có ý nghĩa. + Vấn đề đặt ra hoàn toàn đúng. + Mở rộng : * Phê phán những người sống không có lí tưởng * Lí tưởng của thanh niênta ngày nay là gì ( Phấn đấu đẻ có nội lực mạnh mẽ, giỏi giang đạt đỉnh cao trí tuệ và luôn kết hợp với đạo lí) * Làm thế nào để sống có lí tưởng + Nêu ý nghĩa của câu nói. b- Sau khi vào đề bài viết cần đạt được các ý - Hiểu câu nói ấy như thế nào ? + Thế nào là nhận thức ( thuộc phạm trù của tư duytrước cuộc sống. Nhận thức về lẽ sống ở đời, về hành động của người khác, về tình cảm của con người). + Tại sao con người lại không thể nhận thức được chính mình lại phải qua thực tiễn . * Thực tiễn là kết quả đẻ đánh giá, xem xét một con người . * Thực tiễn cũng là căn cứ để thử thách con người . * Nói như Gớt : “Mọi lí thuyết chỉ là màu xám, chỉ có cây đời mãi mãi xanh tươi.” - Suy nghĩ + Vấn đề bình luận là : Vai trò thực tiễn trong nhận thức của con người. + Khẳng định vấn đề : đúng + Mở rộng : Bàn thêm về vai trò thực tiễn trong nhận thức của con người. * Trong học tập, chon nghề nghiệp. * Trong thành công cũng như thất bại, con ngưoiừ biết rút ra nhận thức cho mình phát huy chỗ mạnh. Hiểu chính mình con người mới có cơ may thnàh đạt. + Nêu ý nghĩa lời nhận định của Gớt c- Sau khi vào đề bài viết cần đạt được các ý - Hiểu câu nói ấy như thế nào ? + Giải thích các khái niệm. * Thế nào là đức tính trong sạch ( giữ gìn bản chất tốt đẹp, không làm việc xấu ảnh hưởngđến đạo đức con người.) * Thế nào là chất phác ( chân thật, giản dị hòa với đời thường, không làm việc xấu ảnh hưởng tới đạo đức con người) * Thế nào là đức tính cần kiệm ( siêng năng, tằn tiện) + Tại sao con người phải có đức tính trong sạch, chất phác hăng hái cần kiệm? * Đây là ba đức tính quan trọng của con người : cần kiệm, liêm chính, chân thật ( liêm là trong sạch ). * Ba đức tính ấy giúp con người hành trình trong cuộc sống. * Ba đức tính ấy làm nên người có ích. - Suy nghĩ + Vấn đè cần bình luận là gì ? Bác nêu phẩm chất quan trọng, cho đó là mục tiêu để mọi người phấn đấu rèn luyện. Đồng thời Người yêu cầu xóa bỏ những biểu hiện của tư tưởng, hành động nô lệ, cam chịu trong mỗi chúng ta. + Khẳng định vấn đề : đúng + Mở rộng : * Làm thế nào để rèn luyện 3 đức tính Bác nêu và xóa bỏ tư tưởng, hành động nô lệ. * Phê phán những biểu hiện sai trái * Nêu ý nghĩa vấn đề. Đề kiểm tra : a- Giải thích, bình luận câu nói của cố Tổng Bí thư Lê Duẩn. - Giới thiệu lời nhận định một cách tự nhiên. - Khái quát nội dung lời nhận định - Nêu cách giải quyết và phạm vi dẫn chứng - Hiểu lời nhận định như thế nào + Quan niệm thế nào về tình yêu thương ( Mối quan hệ tốt đẹp, bình đẳng, dân chủ, nhường nhịn, chia sẻ giúp đỡ lẫn nhau giũa con người với con ngườimột cách chân thành) + Tại sao dân tộc ta chủ yếu sống bằng tình yêu thương : * Xuất phát từ truyền thống dân tộc,từ phẩm chất con người Việt Nam biết yêu thương, đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau. * Xuất phát từ đặc điểm của vùng cư dân nông nghiệp lại đối mặt với thiên nhiên khắc nghiệt ( mưa, bão ,hạn hán, lụt lội ) thường xuyên xảy ra. * Dân tộc ta phải đối mặt với nhiều kẻ thù xâm lược. Vì vậy con người phải trụ lại, đoàn kết yêu thương nhau để vượt qua, giữ vững cuộc sống bình yên cho mình. ( chứng minh bằng lịch sử dân tộc). - Suy nghĩ + Vấn đè cần bình luận : khẳng định phẩm chất của con người đất nước, tin tưởng vào sức mạnh của tình thương. + Khẳng định lời nhận định đúng đắn. + Mở rộng bàn bạc : * Làm thế nào để phát huy truyền thống, để đoàn kết yêu thương nhau ( lá lành đùm lá rách, thương ngừoi như thể thương thân, sống vì ý thức cộng đồng) * Phán đối hiện tượng chia rẽ, mất đoàn kết. + Nêu ý nghĩa vấn đề. Rút ra bài học rèn luyện về phẩm chất đạo đức, mình vì mọi người. b- Sau khi vào đề bài viết cần đạt được các ý. - Hiểu câu nói ấy như thế nào ? + Học là gì ? * Học để biết là học như thế nào ? * Học để làm là học như thế nào ? * Học để chung sống là học như thế nào ? * Học để khẳng định mình là học như thế nào ? + Tại sao học để biết để làm, để chung sống, để khẳng định và nó thể hiện như thế nào ? * Học để nhận thức những tri thức của nhan loại, từ đó biết làm biết hành động đúng, mới có thể chung sống và tồn tại ( chứng minh ). * Học để mọi người đều hiểu biết về nhau, để chung sống cùng nhau. * Học để trau dồi khoa học kĩ thuật, lẽ sống ở đời để làm tốt mọi việc, đối nhân xử thế và làm cho mình trưởng thành ( chứng minh ). - Suy nghĩ : + Xác định vấn đề : Đề cao vai trò học tập về khao học kĩ thuật, đạo đức lối sống. + Khẳng định : Đúng. Nó phù hợp với quy luật phát triển, mối quan hệ của đời sống con người. + Bàn bạc : * Không học có biết, có làm, có chung sống và khẳng định mình được không ? Không ! * Làm thế nào để học tốt ? * Phê phán một số hành vi, quan điểm sai trái và lạc lõng trong học tập. + Nêu ý nghĩa tác dụng của vấn đề c-`Sau khi vào đề, bài viết cần đạt được các ý. - Hiểu câu nói của Nguyễn Bá Học là như thế nào ? + Mượn hình ảnh đường đi không khó để diễn tả nội dung gì, vấn đề gì ? ( Đường đi khó, không vì ngăn sông cách núi - Cho dù ngăn sông cách núi nhưng con người vẫn khẳng định không khó. Điều này nhấn mạnh yếu tố tinh thần, tư tưởng quyết tâm của con người) + Vế thứ hai của câu nói “ Mà khó vì lòng người ngại núi e sông” . Thì ra tư tưởng của con người, tinh thần của con người rất quan trọng với mọi công việc. + Tại sao đường đi khó không vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông. * Tư tưởng, tinh thần của con người quyết định sự thành bại của công việc. * Trông thấy việc đã ngại thì không thể hoàn thành tốt. * Nếu con người có quyết tâm thì mọi việc không có gì khó ( chứng minh) - Suy nghĩ về vấn đề đặt ra. + Khẳng định câu nói đúng. + Mở rộng bàn bạc : Có nhiều trường hợp trong cuộc sống yếu tố tinh thần quyết định mọi sự thành đạt và cũng có trường hợp dẫn đến thất bại, không thành công. + Rút ra ý nghĩa sâu sắc từ câu nói này là xây dựng cho mỗi con người tư tưởng, tinh thần quyết tâm cao trước bất cứ một khó khăn nào, công việc nào.

File đính kèm:

  • docNGHI LUAN VE TU TUONG DAO LI.doc