A. Kiến thức trọng tâm
* Nắm được cách làm một bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống.
* Có ý thức đúng đắn trước những hiện tượng đời sống.
- Xung quanh chúng ta hàng ngày có biết bao chuyện xảy ra. Có hiện tượng tốt, có hiện tượng xấu.
Vậy tất cả những gì xảy ra trong cuộc sống con người đều là hiện tượng đời sống.
1- Khái niệm
- Sử dụng tổng hợp các thao tác lập luận để làm cho người đọc hiểu rõ, hiểu đúng, hiểu sâu để đồng tình trước những hiện tượng đời sống, có ý nghĩa xã hội. Đó là nghị luận về một hiện tượng đời sống
2-Yêu cầu
a. Phải hiểu rõ, hiểu đúng, hiểu sâu bản chất hiện tượng. Muốn vậy phải đi sâu tìm tòi, giải thích.
b. Qua hiện tượng đó chỉ ra vấn đề cần quan tâm là gì? Trên cơ sở này mà phân tích, bàn bạc hoặc so sánh, bác bỏ. Nghĩa là phải biết phối hợp nhiều thao tác lập luận chỉ ra đúng, sai, nguyên nhân cách khắc phục, bày tỏ thái độ của mình.
c. Phải có lập trường tư tưởng vững vàng.
d. Diễn đạt giản dị, sáng sủa, ngắn gọn.
4 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 628 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghị luận về một hiện tượng đời sống, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2-Nghị luận về một hiện tượng đời sống
A. Kiến thức trọng tâm
* Nắm được cách làm một bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống.
* Có ý thức đúng đắn trước những hiện tượng đời sống.
- Xung quanh chúng ta hàng ngày có biết bao chuyện xảy ra. Có hiện tượng tốt, có hiện tượng xấu.
Vậy tất cả những gì xảy ra trong cuộc sống con người đều là hiện tượng đời sống.
1- Khái niệm
- Sử dụng tổng hợp các thao tác lập luận để làm cho người đọc hiểu rõ, hiểu đúng, hiểu sâu để đồng tình trước những hiện tượng đời sống, có ý nghĩa xã hội. Đó là nghị luận về một hiện tượng đời sống
2-Yêu cầu
a. Phải hiểu rõ, hiểu đúng, hiểu sâu bản chất hiện tượng. Muốn vậy phải đi sâu tìm tòi, giải thích.
b. Qua hiện tượng đó chỉ ra vấn đề cần quan tâm là gì? Trên cơ sở này mà phân tích, bàn bạc hoặc so sánh, bác bỏ.... Nghĩa là phải biết phối hợp nhiều thao tác lập luận chỉ ra đúng, sai, nguyên nhân cách khắc phục, bày tỏ thái độ của mình.
c. Phải có lập trường tư tưởng vững vàng.
d. Diễn đạt giản dị, sáng sủa, ngắn gọn.
3-Cách làm
- Trước khi tìm hiểu đề phải thực hiện ba thao tác
+ Đọc kĩ đề bài
+ Gạch chân các từ quan trọng
+ Ngăn vế (nếu có)
- Tìm hiểu đề
a1. Tìm hiểu về nội dung (đề có những ý nào)
a2. Thao tác chính (Thao tác làm văn)
a3. Phạm vi xác định dẫn chứng của đề bài
- Lập dàn ý
+ Mở bài đ Giới thiệu được hiện tượng đời sống cần nghị luận.
+ Thân bài đ Kết hợp các thao tác lập luận để làm rõ các luận điểm và bàn bạc hoặc phê phán, bác bỏ.
+ Kết bài đ Nêu ra phương hướng, một suy nghĩ mới trước hiện tượng đời sống.
B. Câu hỏi, bài tập
Câu hỏi
a-Thế nào là nghị luận về một hiện tượng đời sống
b-yêu cầu làm bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống
c- Nêu khái quát cách làm bài văn nghị luận vê một hiện tượng đời sống
Bài tập
“ Theo ban chỉ đạo tuyển sinh đại học năm 2004, sau hai đợt thi đã có 3186 thí sinh bị xử lí kỉ luật do vi phạm quy chế thi, trong đó có 2637 thí sinh bị đình chỉ thi, chủ yếu do mang và sử dụng tài liệu trong phòng thi . Hình thức mang tài liệu, phao thi ngày càng tinh vi, chúng được giấu trong thước kẻ, điện thoại di động, trong đế giày” . Anh (chị ) có suy nghĩ gì về thực trạng đó .
Tình trạng ô nhiễm môi trường sống với trách nhiệm của người dân
Tin học với thanh niên
C- Đề kiểm tra
a- Anh ( chị ) có suy nghĩ và hành động như thế nào trước tình hình tai nạn giao thông hiện nay.
b- Anh ( chị ) có suy nghĩ gì và hành động như thế nào trước hiểm hoạ của căn bệnh HIV/AIDS.
c- Môi trường sống đang hủy hoạị
D – Hướng dẫn trả lời câu hỏi, bài tập, đề kiểm tra
Câu hỏi : ( a, b, c dựa vào phần kiến thức trọng tâm để trả lời )
Bài tập :
a- Sau khi vào đề bài viết cần đạt được các ý :
-Hiểu bản tin của báo Tuổi Trẻ như thế nào ?
+ Những con số biết nói về việc làm tiêu cực của thí sinh dự thi vào Đại học. Đó là việc mang tài liệu phòng thi.
+ Phao thi : Đề giải sẵn.
+ Tinh vi : tỉ mỉ, chính xác đến mức cao, những chi tiết nhỏ nhưng rất khéo léo.
- Suy nghĩ gì ?
+ Vấn đề cần bình luận : Đây là thực trạng đạo đức, vi phạm vào vấn đề thi cử cần phải lên án.
+Khẳng định vấn đề : nhận xét đúng đắn, không che dấu sự thật.
+ Mở rộng :
* Xuất phát từ ý thức cá nhân, dối trá, lừa lọc để được vào Đại học. Sự cố ý này thuộc về phạm trù đạo đức cần lên án.
* Chúng ta đào tạo những con người có năng lực thực sự chứ không đào tạo những người dối trá, thấp hèn, dốt nát
* Con đường tiến thân của “kẻ sĩ hiện đại” là năng lực, tri thức hiện đại kết hợp với đạo lí. Những thí sinh nsỳ đều không có cả hai điều ấy, cần phải lên án.
* Đào tạo nhân tài không thể chấp nhận những viêc làm gian lận trong thi cử.
+ Làm thế nào để khắc phục đựoc ?
* Mỗi thí sinh phải có ý thức.
* Gia đình và xã hội phải có trách nhiệm.
* Quản lí chặt chẽ trong thi cử . Đặc biệt nói không với tiêu cực trong thi cử. Tất cả phải phát động trong toàn dân.
+ Nêu ý nghĩa của vấn đề.
b-Sau khi vào đề bài viết cần đạt được các ý.
- Tình trạng ô nhiễm môi trường sống hiện nay như thế nào?
+ ở các thành phố chất thải công nghiệp và động cơ xe ô tô, xe máy các loại làm chết các dòng sôngvà vẩn đục bầu khí quyển như thế nào?
` + ở nông thôn các làng nghề thủ công, dùng bao ni lông, hằng ngày đổ rác thải bừa bãi.
+ Nguồn nước bị cạn kiệt . + Người dân thiếu ý thức, trách nhiệm: rừng đầu nguồn bị phá, cây cối thưa dần.
+ Hệ thống lò gạch ở.
- Suy nghĩ.
+ Vấn đề cần bình luận: Thông báo khẩn cấpvề ô nhiễm môi trường đồng thời đòi hỏi, kiến nghị cá nhân, tập thể có biện pháp cải thiện môi trường, bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta.
+ Khẳng định vấn đề: Đúng.
+ Mở rộng vấn đề
* Làm thế nào để hạn chế ô nhiễm môi trường? Tác dụng vào ý thức của mỗi người dân, tập thể, chính quyền các cấp. Mặt khác phải có giải pháp khoa học để cứu vãn tình trạng ô nhiễm.
* Phê phán những việc làm ảnh hưởng tới môi trường.
* Mở rộng mạng lưới truyền thông, thông tin đại chúng.
.
c-Sau khi vào đề bài viết cần đạt được các ý.
- Vai trò của tin học đối với thanh niên được thể hiện như thế nào?
+ Tin học cung cấp những kiến thức càn thiết cho tuổi trẻ, những tin tức, thành tựu nhiều mặt trong nước, ngoài nước. Nó lưu giữ, cung cấp cho ta nhiều tin, tư liệu cần thiết của cổ kim, Đông , Tây.
+ Nó mở đường vào khoa học hiện đại.
+ Phục phụ kịp thời, nhanh nhạy.
- Suy nghĩ về trách nhiệm của thanh niên.
+ Đến với tin học là yêu cầu quan trọng.
+ Thanh niên (tuổi trẻ) phải thành thạo về tin học.
+ Tin học mở đường nhưng chỉ với ai say sưa, tìm tòi, nghiên cứu sáng tạo.
+ ý nghĩa của tin học với đời sống con người .
Với mọi người.
Với thanh niên.
Nhất là trong thời kì hội nhập.
Đề kiềm tra:
a- Sau khi vào đề bài viết cần đạt được các ý.
- Xác định vấn đề cần bàn bạc.
+ Tai nạn giao thông đây là vấn đề bức xúc đặt ra đối với mọi phương tiện, mọi người tham ra giao thông nhất là giao thông trên đường bộ.
+ Vấn đề ấy đặt ra đối với tuổi trẻ học đường. Chúng ta phải suy nghĩ và hành động như thế nào để làm giảm tới mức tối thiểu tai nạn giao thông.
Vậy vấn đề cần bàn luận là: Vai trò trách nhiệm từ suy nghĩ đến hành động của tuổi trẻ học đường góp phần làm giảm thiểu tai nạn giao thông.
- Khẳng định vấn đề: Vấn đề đặt ra lúc này và mãi mãi về sau là hoàn toàn phùhợp với mong muốn của mọi người.
- Mở rộng vấn đề (có nhiều cách: giải thích + chứng minh, lật ngược vấn đề, hoặc tiếp tục bàn bạc, đào sâu mọt chi tiết nào đó).
Vi dụ: Giải thích và chứng minh.
+ Tại sao tuổi trẻ học đường cần có suy nghĩ và hành động đúng để góp phần làm giảm thiểu tai nạn giao thông. Vấn đề này đòi hỏi suy nghĩ và hành động như thế nào?
* Tai nạn giao thông nhất là giao thông đường bộ đang diễn ra thành vấn đề lo ngại của xã hội.
* Cả xã hội đang hết sức quan tâm. Giảm thiểu tai nạn giao thông đây là cuộc vận đọng lớn của toàn xã hội.
* Tổi trẻ học đường là một lực lượng đáng kể trực tiếp tham gia giao thông. Vif thế tuổi trẻ học đường cần suy nghĩ và hành động phù hợp để góp phần làm giảm thiểu tai nạn giao thông.
Suy nghĩ và hành động như thế nào?
+ Bản thân chấp hành tốt luật lệ giao thông ( không đi dàn hàng ngang ra đường, không đi xe máy tới trường, không phóng xe đạp nhanh hoặc vượt ẩu, chấp hành các tín hiệu chỉ dẫn trên đường giao thông. Phương tiện bảo đảm an toàn
+ Vận động mọi người chấp hành luật lệ giao thông.
+ Tham ra nhiệt tình vào các phong trào tuyên truyền cổ động hoặc viết báo nêu điển hình người tốt , việc tốt trong việc giữ gìn an toàn giao thông.
-
+ Vấn đề an toàn giao thông luôn phải đặt ra. Vì ngày nào chúng ta cũng phải tham ra giao thông.
+ An toàn giao thông góp phần giữ gìn an ninh trật tự xã hội và đảm bảo hạnh phúc gia đình.
+ Bất cứ trường hợp nào, ở đâu phải nhớ “an toàn là bạn tai nạn là thù”.
+ An toàn giao thông không chỉ có ý nghĩa xã hội mà còn có ý nghĩa quan hệ quốc tế nhất là trong thời buổi hội nhập này.
+ Ta thật xót xa trước tình cảnh những mái đầu xanh còn thơ dại phải lìa mẹ lìa cha. Thần chết đã cướp các em trong một tai nạn bất ngờ.
+ Những trẻ thơ trắng khăn tang trên đầu vì phải vĩnh biệt người cha, người mẹ, những người thân yêu trong gia đình vì một tai nạn giao thông. Rất mong những cảnh ấy không diễn ra trong cuộc đời. Chúng ta hãy suy nghi và hành động thiết thực, đúng đắn góp phần làm giảm thiểu tai nạn giao thông.
b- Sau khi vào đề bài viết cần đạt được các ý.
- Giới thiệu vấn đề: ở thế kỉ 21 chúng ta chứng kiến nhiều vấn đề hệ trọng. Trong đó hiểm họa căn bệnh HIV/AIDS là đáng chú ý.
- Những con số biết nói.
Mỗi phút đồng hồ của một ngày trôi đi có khoảng 10 người bị nhiễm HIV.
ở những nơi bị ảnh hưởng nặng nề, tuổi thọ của người dân bị giảm sút nghiêm trọng.
HIV dang lây lan báo động ở phụ nữ, chiếm một nử số người bị nhiễm trên toàn thế giới.
Khu vực Đông Âu và toàn bộ Châu á.
- Làm thế nào để ngăn chặn hiểm họa này?
Đưa vấn đề AIDS lên vị trí hàng đầu trong chương trình nghị sự của mỗi quốc gia.
Mỗi người phải tự ý thức để tránh xa căn bệnh này.
Không kì thị phân biệt đối xử với những người mắc bệnh AIDS.
Mở rộng mạng lưới tuyên truyền.
c-Môi trường sống đang bị hủy hoại.
Sau khi vào đề bài viét cần đạt được các ý.
- Môi trường sống bao gồm những vấn đề gì (nguồn nước, nguồn thức ăn, bầu không hkí, cây xanh trên mặt đất).
- Môi trường sống đang bị đe dọa như thế nào?
Nguồn nước.
Nguồn thức ăn.
Bầu không khí.
Rừng đầu nguồn.
- Trách nhiệm của mỗi chúng ta.
File đính kèm:
- NGHI LUAN VE HIEN TUONG DOI SONG.doc