Kế hoạch nâng cao chất lượng bộ môn ngữ văn 9

- Môn Ngữ văn là một môn học khoa học cơ bản trong hệ thống các môn học trong hệ thống các môn học ở bậc THCS . Nó giữ một vị trí quan trọng trong nội dung chương trình học tập của học của học sinh. Qua môn học góp phần giáo dục và hình thành đạo đức, ước mơ lý tưởng, cho học sinh để giúp các em trở thành con người toàn diện.

- Ngữ văn 9 là môn học cuối cấp của bậc THCS nên có một vị trí hết sức quan trọng: vừa phải tổng kết được những kiến thức, kỹ năng được học tập và rèn luyện trong bốn năm học, vừa chuẩn bị tốt kiến thức để tạo tâm thế tốt cho kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT hoặc đi vào cuộc sống.

- Vị trí quan trọng của bộ môn Ngữ văn 9 được thể hiện rõ nhất về thời gian, thời lượng rất lớn của nó: Cả năm học có 175 tiết ( mỗi tuần 5 tiết ) giờ dạy như vậy là lớn hơn bất cứ môn học nào của lớp 9 và Ngữ văn lớp 6, 7, 8.

2. Đánh giá học sinh:

* Ưu điểm.

- Đa số các em đều yêu thích môn học, có phương pháp học tâp và xác định động cơ học tập đúng đắn.

- Qua kiểm tra đầu năm học đẫ có 100% các em đã đủ sách giáo khoa và vở bài tập. Nhiều em đã tích cực mua thêm tài liệu tham khảo để phục vụ việc học tập của bản thân.

* Hạn chế.

- Đa số các em chưa nắm chắc phương pháp làm bài, cách thức lập luận khi thực hiện vào bài viết của mình.

- Phần đọc thêm và nghiên cứu tài liệu chưa thành phong trào thi đua sâu rộng trong các lớp.

- Chữ viết của các em còn xấu chưa chịu rèn luyện, khâu đọc học sinh cũng còn yếu , khả năng hiểu từ và nắm chắc vốn từ cũng còn nhiều hạn chế

doc17 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1939 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch nâng cao chất lượng bộ môn ngữ văn 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng gd&đt tháI thụy Trường thcs thụy việt cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam Độc lập- Tự do- Hạnh phúc Kế hoạch nâng cao chất lượng bộ môn Ngữ văn 9 đặc điểm tình hình I. Những căn cứ xây dựng kế hoạch. 1. vị trí, chức năng, nhiệm vụ bộ môn. - Môn Ngữ văn là một môn học khoa học cơ bản trong hệ thống các môn học trong hệ thống các môn học ở bậc THCS . Nó giữ một vị trí quan trọng trong nội dung chương trình học tập của học của học sinh. Qua môn học góp phần giáo dục và hình thành đạo đức, ước mơ lý tưởng, cho học sinh để giúp các em trở thành con người toàn diện. - Ngữ văn 9 là môn học cuối cấp của bậc THCS nên có một vị trí hết sức quan trọng: vừa phải tổng kết được những kiến thức, kỹ năng được học tập và rèn luyện trong bốn năm học, vừa chuẩn bị tốt kiến thức để tạo tâm thế tốt cho kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT hoặc đi vào cuộc sống. - Vị trí quan trọng của bộ môn Ngữ văn 9 được thể hiện rõ nhất về thời gian, thời lượng rất lớn của nó: Cả năm học có 175 tiết ( mỗi tuần 5 tiết ) giờ dạy như vậy là lớn hơn bất cứ môn học nào của lớp 9 và Ngữ văn lớp 6, 7, 8. 2. Đánh giá học sinh: * Ưu điểm. - Đa số các em đều yêu thích môn học, có phương pháp học tâp và xác định động cơ học tập đúng đắn. - Qua kiểm tra đầu năm học đẫ có 100% các em đã đủ sách giáo khoa và vở bài tập. Nhiều em đã tích cực mua thêm tài liệu tham khảo để phục vụ việc học tập của bản thân. * Hạn chế. - Đa số các em chưa nắm chắc phương pháp làm bài, cách thức lập luận khi thực hiện vào bài viết của mình. - Phần đọc thêm và nghiên cứu tài liệu chưa thành phong trào thi đua sâu rộng trong các lớp. - Chữ viết của các em còn xấu chưa chịu rèn luyện, khâu đọc học sinh cũng còn yếu , khả năng hiểu từ và nắm chắc vốn từ cũng còn nhiều hạn chế. * Chất lượng năm học trước XL TS Giỏi Khá TB Yếu, kém SL % SL % SL % SL % 9A: 34 4 11,8 20 58,8 10 29,4 0 9B : 30 8 26,7 15 50,0 7 23,3 Cả khối 64 4 6,3 28 43,8 25 39,1 7 10,8 * Kết quả khảo sát đầu năm XL TS Giỏi Khá TB Yếu, kém SL % SL % SL % SL % 9A: 34 6 17,6 11 32,4 13 38,2 4 11,8 9B : 31 6 19,4 8 25,8 17 54,8 Cả khối 65 6 9,4 17 26,6 21 32,0 21 32,0 - Như vậy tỉ lệ học sinh giỏi bôn môn còn rất hạn chế, trong khi đó tỉ lệ học sinh yếu lại tương đối cao nên việc nâng cao chất lượng bộ môn sẽ là một nhiệm vụ hết sức nặng nề đối với giáo viên bộ môn. 3. Tình hình nhà trường, địa phương. * Thuận lợi: - Cơ sở vật chất và các điều kiện dạy học đã tương đối khang trang đầy đủ đáp ứng cơ bản được yêu cầu dạy và học. - Chính quyền địa phương có sự quan tâm hơn đến sự nghiệp giáo dục, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên và học sinh trong việc dạy và học. - Các bậc phụ huynh đã có sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức trong việc quan tâm đến việc học tập của con em mình. * Khó khăn: - Nhà trường còn thiếu các phòng chức năng của các bộ môn - Một số phụ huynh chưa đầu tư về thời gian và sách vở cho con em mình, nên nhiều em còn thiếu sách bài tập, vở bài tập, sách tham khảo, sách nâng cao... II. Phương hướng - Chỉ tiêu – Biện pháp. 1.Phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ. a. Đối với giáo viên. - Năng cao tinh thần trách nhiệm, khắc phục những khó khăn về cơ sở vật chất để luôn hoàn thành nhiệm vụ. - Phấn đấu đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi, có học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh. - Giáo dục cho học sinh ý thức học tập lòng yêu thích bộ môn. b. Đối với học sinh. - Phải xác định cho mình động cơ học tập đúng đắn, nghiêm túc thực hiện nội quy học sinh trong việc học bài ở nhà và ở trường. - Tích cực học tập trên lớp, trong sách vở, và học ở bạn bè, tìm ra phương pháp học tập đúng đắn cho bản thân. 2. Chỉ tiêu bộ môn cuối năm. XL TS Giỏi Khá TB Yếu, kém SL % SL % SL % SL % 9A: 34 8 23,5 20 58,8 6 17,5 9B : 31 6 19,4 21 67,7 4 12,9 Cả khối 65 8 12,3 26 40 27 41,5 4 6,2 3. Biện pháp, giải pháp thực hiện - Chấp hành nghiêm chỉnh quy chế chuyên môn, tuyệt đối theo sự phân công của nhà trường. - Tích cực, tự giác, gương mẫu trong khi dự giờ đồng nghiệp để học hỏi và rút kinh nghiệm cho bản thân. - Nâng cao chất lượng bài soạn, tích cực nghiên cứu tài liệu phục vụ giảng dạy bộ môn. - Có kế hoạch làm mới và sử dụng đồ dùng day học. - Tăng cường kiểm tra học sinh, đặc biệt là vở bài tập, quá trình học tập ở nhà của các em. -Tổ chức các cuộc sinh hoạt chuyên môn đầy đủ, ý nghĩa, đề ra phương pháp giảng dạy tốt nhất. - Kết hực tốt với giáo viên chủ nhiệm, để có kế hoạch theo dõi và giáp dục các em. - Bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu theo đúng kế hoạch đề ra và phân công của nhà trường. * Với tình hình thực tế của nhà trường và địa phương cùng với tình hình thực tế của học sinh lớp học và khả năng của bản thân, hi vọng các chỉ tiêu đề ra cho năm học 2012-2013 sẽ hoàn thành đúng kế hoạch. Thụy Việt ngày 16 tháng 09 năm 2012 Người XD kế hoạch Trần Thị Mai Kế hoạch nâng cao chất lượng Yêu cầu chung: - Chương trình Ngữ văn 9 được xây dựng trên nguyên tắc chung của chương trình Ngữ văn THCS. Nó được cấu tạo theo đơn vị bài học. Mỗi bài là một chỉnh thể bao gồm đầy đủ ba phân môn : Văn học, Tiếng Việt, Tập làm văn. - M ôn Ngữ văn 9 có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu chung của trường THCS, chuẩn bị hành trang chdo học sinh bước lên bậc THPT. Vì vậy, giáo viên cần thông qua môn học để rèn luyện giúp các em biết sử dụng tiếng Việt như một công cụ để tư duy và giao tiếp. Kế hoạch năm: (nêu việc định làm các tháng). Xây dựng nền nếp học tập, làm bài tập ở lớp, ở nhà. Lớp cử ra đội ngũ cán sự bộ môn, hàng buổi dành 15 phút kiểm tra đánh giá việc làm bài tập và học bài cũ của học sinh. Xây dựng nhóm học tập ở lớp, ở nhà: Tổ chức cho học sinh xây dựng nhóm học tập theo thôn, xóm. Mỗi nhóm có một nhóm trưởng theo dõi và báo cáo với giáo viên, giáo viên thông qua đó mà nhắc nhở, uốn nắn các em. Kèm cặp học sinh: Giáo viên có kế hoạch kèm cặp học sinh thông qua bồi giỏi – phụ kém, cụ thể: Với học sinh giỏi: bồi dưỡng cho các em về các vấn đề , các dạng bài tập, kiến thức ở mức nâng cao, giao thêm bài tập khó về nhà cho các em. Với học sinh yếu kém: dành riêng những tiết đầu năm, các tiết học buổi hai để giúp các em nắm bắt được những kiến thức đơn giản, các kĩ năng đọc, viết, sửa lỗi chính tả. Công tác kiểm tra đánh giá: thường xuyên, trung thực, khách quan, có phân chia đối tượng. Nghiên cứu tài liệu tham khảo: việc nghiên cứu tài liệu tham khảo phảI trở thành nhu cầu của giáo viên. Ngoài SGK, SGV, giáo viên cần đọc và tìm hiểu những tài liệu liên quan phục vụ cho môn học được tốt hơn, bài giảng thêm phong phú, sinh động. Công tác chuẩn bị bài của giáo viên và học sinh: Giáo viên : + Đọc tài liệu tham khảo, soạn giáo án , làm bài tập đầy đủ trước một tuần + Sử dụng tốt các phương tiện dạy học, đồ dùng dạy học, ứng dụng CNTT + Tích cực đổi mới phương pháp + Đối với những bài tập dạng khó, cần trao đổi với đồng nghiệp để có cách giảI hay, phù hợp với trình độ học sinh. Học sinh: + Làm bài tập và soạn bài đầy đủ trước khi đến lớp + Tham khảo thêm tài liệu để vận dụng tốt bài vào học. + Có đầy đủ đồ dùng học tập theo qui định. Xây dựng mối quan hệ gia đình- nhà trường- xã hội để có biện pháp giáo dục, uốn nắn kịp thời. Kế hoạch cụ thể: * Tháng 9: ( làm gì- đối tượng bồi dưỡng- ai làm- kết quả). * Tháng 10: ( làm gì- đối tượng bồi dưỡng- ai làm- kết quả). Tháng 11: ( làm gì- đối tượng bồi dưỡng- ai làm- kết quả). * Tháng 12: ( làm gì- đối tượng bồi dưỡng- ai làm- kết quả). * Tháng 01: ( làm gì- đối tượng bồi dưỡng- ai làm- kết quả). * Tháng 02: ( làm gì- đối tượng bồi dưỡng- ai làm- kết quả). * Tháng 03: ( làm gì- đối tượng bồi dưỡng- ai làm- kết quả). * Tháng 04: ( làm gì- đối tượng bồi dưỡng- ai làm- kết quả). * Tháng 05: ( làm gì- đối tượng bồi dưỡng- ai làm- kết quả). I. Phần Văn học Tên thể loại Văn học Mục đích yêu cầu Chuẩn bị Kết quả *Văn bản nhật dụng Học sinh hiểu được: -Phải giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, tiếp thu tinh hoá văn hoá nhân loại. - Chống chiến tranh hạt nhân và bảo vệ hoà bình thế giới - Quyền được bảo vệ và chăm sóc trẻ em. -Tranh ảnh về chủ tịch HCM. - Bảng phụ *Truyện trung đại Việt Nam - Truyền kỳ mạn lục. - Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh. - Hoàng Lê nhất thống chí. - Truyện Kiều - Thấy được vẻ đẹp về tâm hồn, phẩm hạnh tốt đẹp của Vũ Nương và số phận oan trái của nàng dới chế độ phong kiến. - Cuộc sống xa hoa và nhũng nhiễu của vua chúa thời Trịnh - Lê. - Vẻ dẹp hào hùng của người anh hùng Quang Trung trong chiến công đại phá quân Thanh. - Hiểu được số phận nghiệt ngã và bi thảm của nàng Kiều; lên án xã hội phong kiến thô bạo; số phận bất hạnh của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến. - Giáo dục tinh thần nhân đạo, lòng cảm thương với những só phận đau khổ bất hạnh của con người. - Tác phẩm “Truyện Kiều” -Tác phẩm “Hoàng Lê nhất thốnh chí” - Bảng phụ * Thơ hiện đai Việt Nam. ( gồm 11 bài ) - Hiểu được hoàn cảnh ra đời của các bài thơ trong các thời kì lịch sử của dân tộc, từ cuộc kháng chiến chống Pháp, cuộc kháng chiến chống Mĩ đến thời kì sau năm 1975. - Học sinh nắm được chủ đề và đề tài chính củấ các tác phẩm: Chủ yếu các bài thơ đề cập đến tình đồng chí, tình đồng đội; tình yêu quê hương đất nước; tình yêu lao động. đã thể hiện được sự phong phú trong đời sống tình cảm của con người Việt Nam. - Giáo dục lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc. - Tranh ảnh về hai cuộc kháng chiến. - Bảng phụ - Các tập thơ liên quan Tên thể loại Văn học Mục đích yêu cầu Chuẩn bị Kết quả *Truyện ngắn hiện đại Việt Nam ( gồm 05 truyện ) - Hiểu được các truyện ngắn này đều tập trung thể hiện được đời sống và tình cảm của con người Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ cũng như thời hoà bình của dân tộc . - Đó là tình yêu làng, yêu nước của ông Hai ( truyện Làng ); tình yêu nước, thương con của ông Sáu (truyện Chiếc lược ngà ); tình yêu công việc và sự hi sinh thầm lặng của anh thanh niên ( truyện Lặng lẽ Sa Pa ); tình cảm sâu nặng, sự anh dũng của ba cô gái thanh niên xung phong ( truyện Những ngôi sao xa xôi ); sự trải nghiệm trong c/s của con người ( truyện Bến quê ) - Sưu tầm tranh ảnh về đất nước, con người Việt Nam qua các thời kì lịch sử ). - Tranh ảnh về các tác giả. - Bảng phụ * Thơ nước ngoài ( 01 bài ) Qua bài “ Mây và sóng” học sinh hiểu được ý nghĩa thiêng liêng của tình mẫu tử. - Vẽ tranh - Tập thơ của tác giả * Truyện hiện đại nước ngoài (gồm 05 truyện ) - Qua “Cố hương” học sinh thấy được tinh thần phê phán sâu sắc xã hội cũ và niềm tin trong sáng vào sự xuất hiện tất yếu của xã hội mới, cuộc sống mới ( Trung Quốc ). -Thông qua “Thời thơ ấu” học sinh thấy được tâm hồn tuổi thơ trong trắng bị hắt hủi thiếu tình thương (ở Nga ) thời Nga hoàng. - Thấy được cuộc sống gian khổ và tinh thần trách nhiệm lạc quan yêu thương con người của Rô-bin-xơn. Giáo dục lòng yêu thương con người, yêu bạn bè ( Bố của Xi- mông). Lòng yêu quý loài vật (Con chó Bấc ). - Giáo dục tình cảm, tình bạn quốc tế thiêng liêng cao cả. - Hiểu thêm về những nền văn học lớn, những tác giả lớn trên thế giới. - Chân dung Lỗ Tấn, Goor-ki, Mô-pa- xăng, Giăc- lơn- đơn, Đi- phô. - Sưu tầm các tác phẩm tiêu biểu của các nhà văn trên. Tên thể loại Văn học Mục đích yêu cầu Chuẩn bị Kết quả * Văn bản nghị luận ( 02 tác phẩm ) - Hiểu được sự cần thiết của đọc sách và tìm ra những phương pháp đọc sách có hiệu quả cho bản thân ( Bàn về đọc sách – Chu Quang Tiềm ) - Hiểu được những biểu hiện của văn nghệ, sự phản ánh của văn nghệ đặc biệt là sức mạnh của văn nghệ đối vớiđời sống con người ( Tiếng nói của văn nghệ- Nguyễn Đình Thi ) - Chân dung Nguyễn Đình Thi - Các bảng phụ Văn bản kịch ( 02 văn bản ) - Hiểu được thể loại kịch, so sánh được với các thể loại văn học khác. - Qua “ Bắc Sơn” thấy được những xung đột kịch gay gắt tác động đến tâm lí nhân vật làm thay đổi lập trường của nhân vật. - Qua “ Tôi và chúng ta” học sinh hiểu được cuộc đấu tranh gay gắt giữa những con người mạnh dạn đổi mới với những con người bảo thủ, lạc hậu. - Chân dung Nguyễn Huy Tưởng, Lưu Quang Vũ, - Sưu tầm tác phẩm kịch. II. Phần Tiếng Việt Tên thể loại Mục đích yêu cầu Chuẩn bị Kết quả Từ vựng - Hiểu được Thuật ngữ là gì, Thuật ngữ thường được dùng trong thể loại văn bản gì? - Thấy được từ vựng Tiếng Việt không ngừng được phát triển và những hình thức phát triển của từ vựng rất phong phú và đa dạng. - Giúp học sinh rèn luyện trau dồi vốn từ để nắm được đầy đủ và chính xác nghĩa của từ cũng như cách dùng từ. - Tổng kết được phần từ vựng đã được học từ lớp 6,7,8. - Từ điển - Bảng phụ Ngữ pháp - Nắm được các thành phần câu: + Thành phần phụ: Khởi ngữ + Thành phần biệt lập: - Thành phần tình thái - Thành phần cảm thán - Thành phần gọi đáp - Thành phần phụ chú - Sự liên kết chặt chẽ giữa các câu trong đoạn văn về nội dung và hình thức - Nắm được nghĩa của câu - Bảng phụ ghi các mẫu câu - Các đoạn văn mẫu * Hoạt động giao tiếp - Học sinh nắm được các phương châm hội thoại trong giao tiếp, đó là : + Phương châm về lượng. + Phương châm về chất + Phương châm quan hệ + Phương châm cách thức + Phương châm lịch sự - Từ đó biết vận dụng linh hoạt những phương châm giao tiếp vào hoạt động giao tiếp của bản thân và trong khi làm văn. - Hướng dẫn học sinh nắm chắc cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp. Biết vận dụng hai cách dẫn đó vào bài viết của mình. - Các mẫu câu - Bảng phụ - Sưu tầm những văn bản có cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp. III. Phần Tập làm văn Tên thể loại Mục đích yêu cầu Chuẩn bị Kết quả * Văn bản thuyết minh - Nắm được chắc hơn sâu hơn cao hơn thể loại văn thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật để tạo ra bài văn mang tính hấp dẫn sinh động. - Biết vận dụng các yếu tố đó vào bài viết của mình. - Sưu tầm các đoạn văn mẫu. - Văn bản mẫu. * Văn bản tự sự - Học sinh biết và vận dụng được vào bài viết của mình thể loại văn bản tự sự có kết hợp với yếu tố miêu tả và yếu tố nghị luận. - Hiểu được đối thoại, độc thoại trong văn bản tự sự là gì? - Đoạn văn mẫu. - Các bảng phụ. * Văn bản điều hành - Hiểu được biên bản là gì ? nắm được cách ghi một biên bản. - Hiểu được hợp đồng là gì ? Các loại hợp đồng, cách ghi hợp đồng. - Hiểu được mục đích yêu cầu của thư điện thăm hỏi, cách thức viết thư, điện. - Mẫu in sẵn một số văn bản mẫu. - Mẫu viết tay.

File đính kèm:

  • docNANG CAOCHAT LUONG.doc
Giáo án liên quan