Giáo án lịch sử 9 - Tiết 43, Bài 29: Cả nước trực tiếp chiến đấu chống mĩ cứu nước (1965 - 1973) (tt)

I/ Mục tiêu bài học: Giúp học sinh biết:

1. Kiến thức: Cuộc chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh ” của quân và dân miền Nam, chống chiến tranh phá hoại ở miền Bắc.

2. Tư tưởng: Giáo dục lòng yêu nước, tình cảm ruột thịt Bắc - Nam.

3. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích, đánh giá, sử dụng tranh ảnh.

II/ Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

- G: Kênh hình H.68 tr.146, H.69 tr.147. H70. tr.149.

- H: Tư liệu tham khảo.

III/ Tiến trình dạy và học:

* Kiểm tra bài cũ: (4 phút)

- Âm mưu và thủ đoạn của Mĩ trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ”. So sánh với chiến với chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.

- Những thắng lợi của quân và dân miền Nam trong cuộc chiến đấu từ 1965 - 1968?

1. Dạy và học bài mới:

Giới thiệu bài: (1 phút) SGV.

Bài mới:

 

doc3 trang | Chia sẻ: lienvu99 | Ngày: 05/11/2022 | Lượt xem: 148 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lịch sử 9 - Tiết 43, Bài 29: Cả nước trực tiếp chiến đấu chống mĩ cứu nước (1965 - 1973) (tt), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 29: Tiết 43: CẢ NƯỚC TRỰC TIẾP CHIẾN ĐẤU CHỐNG MĨ CỨU NƯỚC (1965 - 1973) (tt). I/ Mục tiêu bài học: Giúp học sinh biết: 1. Kiến thức: Cuộc chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh ” của quân và dân miền Nam, chống chiến tranh phá hoại ở miền Bắc. 2. Tư tưởng: Giáo dục lòng yêu nước, tình cảm ruột thịt Bắc - Nam. 3. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích, đánh giá, sử dụng tranh ảnh. II/ Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: - G: Kênh hình H.68 tr.146, H.69 tr.147. H70. tr.149. - H: Tư liệu tham khảo. III/ Tiến trình dạy và học: * Kiểm tra bài cũ: (4 phút) - Âm mưu và thủ đoạn của Mĩ trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ”. So sánh với chiến với chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”. - Những thắng lợi của quân và dân miền Nam trong cuộc chiến đấu từ 1965 - 1968? 1. Dạy và học bài mới: Giới thiệu bài: (1 phút) SGV. Bài mới: II. MIỀN BẮC VỪA CHIẾN ĐẤU CHỐNG CHIẾN TRANH PHÁ HOẠI LẦN THỨ NHẤT CỦA MĨ, VỪA SẢN XUẤT (1965 - 1968): Hoạt động 1: 1. Mĩ tiến hành chiến tranh không quân và hải quân phá hoại miền Bắc: (6 phút) Hoạt động của thầy và trò: Nội dung ghi bảng: Biết được cuộc chiến tranh không quân và hải quân phá hoại miền Bắc. Hoạt động: Cá nhân / Tập thể: Đế quốc Mĩ tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất như thế nào? Nhận xét hành động của đế quốc Mĩ? (H.68 tr.146) Mục tiêu phá hoại? Nhận xét? - 5/8/1964 dựng lên “sự kiện Vịnh Bắc Bộ” " ném bom miền Bắc. - 7/2/1965 lấy cớ “trả đũa”. " gây chiến tranh phá hoại miền Bắc. Hoạt động 2: 2. Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, vừa sản xuất: (6 phút) Trình bày được những thành tích của quân dân miền Bắc trong chiến đấu và sản xuất. Hoạt động: Cá nhân / Tập thể: Miền Bắc có chủ trương gì ngay khi Mĩ tiến hành chiến tranh phá hoại? * GDMT: Thắng lợi của nhân dân miền Bắc trong việc thực hiện nhiệm vụ vừa chiến đấu, vừa sản xuất? - Thắng lợi trên mặt trận chiến đấu? Kể chuyện Nguyễn Viết Xuân với câu nói nổi tiếng: “Nhằm thẳng quân thù mà bắn” (H.69 tr.147) - Kết quả? - Thắng lợi trên mặt trận sản xuất? G: Cung cấp số liệu minh họa. a. Chủ trương: - Chuyển mọi hoạt động sang thời chiến, quân sự hóa toàn dân. - Xây dựng kinh tế địa phương, phát triển nông nghiệp. b. Mặt trận chiến đấu: - Bắn rơi 3 243 máy bay, hàng nghìn giặc lái, 143 tàu chiến. - 1/11/1968 Mĩ ngừng ném bom. c. Mặt trận sản xuất: - Nông nghiệp: mở rộng diện tích, năng suất lao dộng tăng. - Công nghiệp: kịp thời sơ tán, ổn định sản xuất. - Giao thông: thông suốt. Hoạt động 3: 3. Miền Bắc thực hiện nghĩa vụ hậu phương lớn: (3 phút) Hoạt động: Cá nhân / Tập thể: Hậu phương miền Bắc đã chi viện cho miền Nam những gì? Bằng cách nào? * GDMT: Quan sát H.70 tr.149: Nhận xét tinh thần của nhân dân miền Bắc? Giáo dục tình cảm ruột thịt Bắc - Nam. - 5/1959 đường Hồ Chí Minh trên bộ, trên biển được khai thông. - Chi viện tăng gấp 10 lần. III. CHIẾN ĐẤU CHỐNG CHIẾN LƯỢC “VIỆT NAM HÓA CHIẾN TRANH” VÀ “ĐÔNG DƯƠNG HÓA CHIẾN TRANH” CỦA MĨ (1969 - 1973): Hoạt động 4: 1. Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh” của Mĩ: (6 phút) Hiểu được âm mưu và thủ đoạn của Mĩ trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh” Hoạt động: Cặp / Nhóm: (3 nhóm) Nội dung thảo luận: Nhóm 1: Hoàn cảnh Mĩ thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh”. Nhóm 2: Âm mưu và thủ đoạn của Mĩ trong “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh”. Nhóm 3: So sánh với chiến lược “Chiến tranh cục bộ”. " Các nhóm trình bày, bổ sung G nhận xét, chốt ý. a. Âm mưu: Tiến hành bằng quân đội Sài Gòn + hỏa lực, không quân và cố vấn Mĩ. " “Dùng người Việt đánh người Việt”. b. Thủ đoạn: - Mở rộng chiến tranh sang Cam-pu-chia và Lào " “Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”. - Đánh phá miền Bắc lần 2. Hoạt động 5: 2. Chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh” của Mĩ: (8 phút) Trình bày được những thắng lợi trên các mặt trận quân sự, chính trị chống chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh”. Hoạt động: Cá nhân / Tập thể: Những thắng lợi của quân và dân ta trên mặt trận chính trị? (Tình cảm nhân dân đối với Bác? + Giáo dục tinh thần chiến đấu cho nhân dân theo tấm gương của Bác) (2/9/1969 Bác Hồ mất) Những thắng lợi trên mặt trận quân sự? Liên hệ Nguyễn Thái Bình, Lê Thị Hồng Gấm. Sử dụng lược đồ. Giáo dục tình cảm chiến đấu của 3 nước Đông Dương. Những thắng lợi của quân và dân trên G: Chốt ý a. Mặt trận chính trị: - 6/6/1969 Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ra đời. - 24 - 25/4/1970 Hội nghị cấp cao 3 nước Đông Dương. b. Mặt trận quân sự: - 30/4 - 30/6/1970, quân đội Việt Nam + Cam-pu-chia đập tan cuộc hành quân xâm lược của 10 vạn quân Mĩ. - 12/2 - 23/3/1971, Việt Nam + Lào đánh tan cuộc hành quân “Lam Sơn - 719”. - Đô thị: Phong trào của nhân dân diễn ra liên tục: Huế, Sài Gòn - Nông thôn: Chống chiến tranh, chống “bình định”, phá “ấp chiến lược”. Hoạt động 6: 3. Cuộc tiến công chiến lược năm 1972: (8 phút) Biết được cuộc tiến công chiến lược 1972 của quân và dân ta, ý nghĩa. Hoạt động: Cá nhân / Tập thể: Cuộc tiến công chiến lược 1972 diễn ra như thế nào? - Thời gian - Hướng tiến công - Cường độ, quy mô, địa bàn - Kết quả - Ý nghĩa. Sơ kết. a. Diễn biến: - 30/3/1972 ta tiến công Quảng Trị " lan ra toàn miền Nam. - Chọc thủng 3 phòng tuyến mạnh nhất: Quảng Trị, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, tiêu diệt hơn 20 vạn địch. b. Ý nghĩa: Mĩ thừa nhận thất bại và tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh. 2. Củng cố - Dặn dò: (3 phút) - Những thắng lợi của quân và dân trong cuộc đấu tranh từ 1968 - 1973? - Tìm hiểu: + Cuộc tập kích không quân bằng máy bay B52 của Mĩ đối với miền Bắc. + Hiệp định Pa-ri 1973.

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_9_tiet_43_bai_29_ca_nuoc_truc_tiep_chien_dau.doc
Giáo án liên quan