I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức:
- Suy luận để xây dựng được công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch gồm hai điện trở mắc nối tiếp: R12 = R1 + R2¬ và hệ thức: U1: U2 = R1: R2 từ các kiến thức cũ.
- Mô tả được cách bố trí TN kiểm tra lại các hệ thức suy ra từ lý thuyết.
- Vận dụng được các kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng và giải bài tập về đoạn mạch mắc nối tiếp.
2. Kĩ năng:
- Kĩ năng thực hành sử dụng các dụng cụ đo điện: Vôn kế, ampe kế.
- Kĩ năng bố trí, tiến hành lắp ráp TN.
- Kĩ năng suy luận lôgíc.
3. Thái độ:
- Vận dụng các kiến thức được học để giải thích một số hiện tượng đơn giản có liên quan trong thực tế.
- Yêu thích môn học.
4. Năng lực, phẩm chất:
4.1. Năng lực:
- Năng lực chung: năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, chủ động sáng tạo
- Năng lực chuyên biệt: HS được rèn năng lực tính toán, năng lực thực nghiệm, năng lực vận dụng, trao đổi thông tin
4.2. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, tự lập.
II. CHUẨN BỊ.
1. GV: Nguồn điện,vôn kế, ampe kế, điện trở mẫu, 6 , 10 , 16 . Dây nối
2. HS : Theo hướng dẫn tiết trước
4 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 28/04/2023 | Lượt xem: 261 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lí Lớp 9 - Tiết 5: Đoạn mạch nối tiếp - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Mường Than, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20/09/2020
Ngày giảng: 22/09(9C) - 23/09(9E) - 24/09(9B)
Tiết 5- Bài 4: ĐOẠN MẠCH NỐI TIẾP.
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức:
- Suy luận để xây dựng được công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch gồm hai điện trở mắc nối tiếp: R12 = R1 + R2 và hệ thức: U1: U2 = R1: R2 từ các kiến thức cũ.
- Mô tả được cách bố trí TN kiểm tra lại các hệ thức suy ra từ lý thuyết.
- Vận dụng được các kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng và giải bài tập về đoạn mạch mắc nối tiếp.
2. Kĩ năng:
- Kĩ năng thực hành sử dụng các dụng cụ đo điện: Vôn kế, ampe kế.
- Kĩ năng bố trí, tiến hành lắp ráp TN.
- Kĩ năng suy luận lôgíc.
3. Thái độ:
- Vận dụng các kiến thức được học để giải thích một số hiện tượng đơn giản có liên quan trong thực tế.
- Yêu thích môn học.
4. Năng lực, phẩm chất:
4.1. Năng lực:
- Năng lực chung: năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, chủ động sáng tạo
- Năng lực chuyên biệt: HS được rèn năng lực tính toán, năng lực thực nghiệm, năng lực vận dụng, trao đổi thông tin
4.2. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, tự lập.
II. CHUẨN BỊ.
1. GV: Nguồn điện,vôn kế, ampe kế, điện trở mẫu, 6, 10, 16. Dây nối
2. HS : Theo hướng dẫn tiết trước
III. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC.
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
? Trong một đoạn mạch gồm 2 bóng đèn mắc nối tiếp cường độ dòng điện chạy qua mỗi bóng đèn có mối quan hệ như thế nào với cường độ dòng điện mạch chính?
Đs:
? Hiệu điện thế ở hai đâu đoạn mạch mắc nối tiếp có mối liên hệ như thế nào với hiệu điện thế ở hai đâu mỗi bóng đèn?
Đs :
3. Bài mới.
* Hoạt động 1: Khởi động.
- Đèn trang trí là một vật dụng không thể thiếu trong các ngày lễ tết, hội. Có nhiều loại, nhiều màu sắc.chúng được vận dụng dựa trên nguyên tắc của đoạn mạch mắc nối tiếp. Cụ thể chúng ta sẽ tìm hiểu bài học hôm nay
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
Hoạt động của GV- HS
Nội dung cần đạt
HĐ 1: Cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong đoạn mạch mắc nối tiếp
* Phương pháp: Thảo luận, vấn đáp, thuyết trình, thực hành.
* Kĩ thuật : Kĩ thuật đặt câu hỏi, hỏi đáp.
* Năng lực : Hợp tác, giao tiếp, tự học.
- GV: I qua mỗi bóng đèn có mối liên hệ gì với I mạch chính?
- U hai đầu đoạn mạch có mối liên hệ gì với hiệu điện thế hai đầu mỗi bóng đèn?
- GV vẽ hình 4.1 lên bảng và yêu cầu cá nhân trả lời C1
- GV nhấn mạnh hệ thức (1) và (2) vẫn đúng với đoạn mạch gồm 2 điện trở mắc nối tiếp.
- GV chốt lại hai điện trở mắc nối tiếp giữa chúng có một điểm chung
- GV y/c HS thảo luận nhóm trả lời C2
I. Cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong đoạn mạch mắc nối tiếp
1. Nhớ lại kiến thức lớp
- Các dụng cụ trên được mắc nối tiếp
I1 = I2
U = U1+U2
C1: Trong mạch điện H 4.1 có:
R1 nt R2 nt (A)
2. Đoạn mạch gồm 2 điện trở mắc nối tiếp
* C2.
Từ hệ thức I =
Ta có
Trong đoạn mạch nối tiếp
,
Vậy
HĐ 2: . Điện trở tương đương của đoạn mạch nối tiếp
* Phương pháp: Thảo luận, vấn đáp, thuyết trình, thực hành, thảo luận nhóm,
* Kĩ thuật : Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật chia nhóm, động não, hỏi đáp.
* Năng lực : hợp tác, giao tiếp, tự học.
- GV y/c HS nghiên cứu nội dung mục 1.
- Điện trở tương đương của đoạn mạch là gì?
- HS đứng tại chỗ trả lời
+ Là R có thể thay thế cho đoạn mạch sao cho cùng U thì I chạy qua đoạn mạch vẫn có giá trị như trước. Kí hiệu: Rtđ
- GV y/c HS hoạt động cá nhân làm C3.
- HS đứng tại chỗ trả lời C3
- GV gợi ý: Gọi hiệu điện thế ở hai đầu đoạn mạch, hai đầu mỗi điện trở là U, , cường độ dòng điện chạy qua mạch là I.
- Viết hệ thức của U; U1; U2.
- Viết biểu thức tính U, U1 và U2 theo I và điện trở trong đoạn mạch
- GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm như trong SGK
- HS hoạt động theo nhóm => KL.
- GV theo dõi và kiểm tra các nhóm HS mắc mạch điện theo sơ đồ
- GV gọi một số HS phát biểu kết luận
- GV thông báo khái niệm I định mức như SGK
- HS phát biểu kết luận
II. Điện trỏ tương đương của đoạn mạch nối tiếp
1. Điện trở tương đương
+ R tương đương là R có thể thay thế cho đoạn mạch sao cho cùng U thì I chạy qua đoạn mạch vẫn có giá trị như trước. Kí hiệu: Rtđ
2. Công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch gồm 2 điện trở mắc nối tiếp(8 ph)
C3
U =U1 + U2 ,
I.Rtđ = I.R1 + I.R2
Rtđ = R1 + R2
3. Thí nghiệm kiểm tra(10 ph)
Các nhóm hoạt động nhóm TH theo yêu cầu SGK và rút ra KL.
4. Kết luận: SGK/12(2 ph)
* Hoạt động 3: Luyện tập
- GV y/c HS thực hiện C4.
- Trong đoạn mạch mắc nối tiếp nếu một thiết bị trong đoạn mạch bị hư hỏng thì các thiết bị khác có hoạt động không
C4.
- Không. Vì mạch điện hở.
- Không. Vì mạch điện hở.
- Không. Vì mạch điện hở
+ Không.
- GV y/c HS trả lời C5
- HS làm việc cá nhân.
? Điện trở tương đương của 3 điện trở mắc nối tiếp có quan hệ gì với các điện trở thành phần. Hãy khái quát thành công thức tính?
- KQ: 40.
60. Nó lớn hơn mỗi điện trở thành phần.
Rtđ = R1 + R2 + R3
* Hoạt động 4: Vận dụng.
- GV: Trong đoạn mạch gồm 2 điện trở mắc nối tiếp thì:
+ Cường độ dòng điện có đặc điểm gì.
+ Hiệu điện thế có đặc điểm gì.
+ Điện trở tương đương được tính như thế nào.
Yêu cầu HS làm bài 4.1
Đọc phần ghi nhớ
GV tóm lược nội dung tiết học, khắc sâu nội dung bài như phần ghi nhớ SGK
Trả lời câu hỏi trắc nghiệm sau:
Câu 1: Khi đặt vào hai đầu dây dẫn một hiệu điện thế 6V thì cường độ dòng điện qua nó là 0,5A.Nếu hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn là 24V thì cường độ dòng điện qua nó là: A. 1,5A. B. 2A. C. 3A. D. 1A.
Câu 2: Đặt hiệu điện thế U giữa hai đầu các dây dẫn khác nhau, đo cường độ dòng điện I chạy qua mỗi dây dẫn đó và tính giá trị U/I, ta thấy giá trị U/I
Càng lớn nếu hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn càng lớn.
Không xác định đối với mỗi dây dẫn.
Càng lớn với dây dẫn nào thì dây đó có điện trở càng nhỏ.
Càng lớn với dây dẫn nào thì dây đó có điện trở càng lớn.
* Hoạt đông 5: Tìm tòi, mở rộng
- Giải thích nguyên tắc hoạt động của đèn nháy
Dãy đèn trang trí gồm nhiều bóng đèn sợi đốt nhỏ mắc nối tiếp nhau. Trong dãy đèn trang trí có một bóng đèn gọi là bóng chớp. Trong bóng đèn này có gắn một băng kép (thanh lưỡng kim nhiệt). Băng kép này tạo thành một công tắc nhiệt C. Ban đầu công tắc này đóng nên khi nối dây đèn vào nguồn điện, dòng điện đi qua dây đèn khiến các đèn trong dãy sáng. Đèn sáng lên sẽ khiến công tắc C ngắt mạch. Do các đèn mắc nối tiếp nên các đèn trong dãy đều tắt. Sau đó đèn nguội đi, công tắc C lại đóng mạch và các đèn lại sáng lên. Quá trình này cứ thế lặp đi lặp lại khiến dãy đèn nháy tắt liên tục.
5. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ.
- Học kĩ phần ghi nhớ SGK và đọc mục có thể em chưa biết.
- Làm các bài tập 4.2 => 4.7(SBT) và đọc trước bài 5
File đính kèm:
- giao_an_vat_li_lop_9_tiet_5_doan_mach_noi_tiep_nam_hoc_2020.doc