I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Phát biểu được quy tắc bàn tay trái về chiều của lực từ tác dụng lên dây
dẫn thẳng có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường đều.
- Mô tả được thí nghiệm chứng tỏ tác dụng của lực điện từ lên đoạn dây
dẫn thẳng có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường.
2. Kỹ năng :
- Biết vận dụng quy tắc bàn tay trái biểu diễn lực điện từ tác dụng lên
dòng điện thẳng đặt vuông góc với đường sức từ, khi biết chiều đường sức từ và
chiều dòng điện.
- Vận dụng được quy tắc bàn trái để xác định một trong ba yếu tố khi biết
hai yếu tố kia.
3. Thái độ:
- Cẩn thận, trung thực, có ý thức xây dựng bài học, yêu thích môn học.
4. Định hướng năng lực:
a) Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải
quyết vấn đề và sáng tạo.
b) Năng lực đặc thù:
- Năng lực ngôn ngữ, năng lực khoa học
3 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 154 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lí Lớp 9 - Tiết 28: Lực điện từ - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Phúc Than, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 13/11/2019 – Lớp 9A5
Tiết 28: LỰC ĐIỆN TỪ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Phát biểu được quy tắc bàn tay trái về chiều của lực từ tác dụng lên dây
dẫn thẳng có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường đều.
- Mô tả được thí nghiệm chứng tỏ tác dụng của lực điện từ lên đoạn dây
dẫn thẳng có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường.
2. Kỹ năng :
- Biết vận dụng quy tắc bàn tay trái biểu diễn lực điện từ tác dụng lên
dòng điện thẳng đặt vuông góc với đường sức từ, khi biết chiều đường sức từ và
chiều dòng điện.
- Vận dụng được quy tắc bàn trái để xác định một trong ba yếu tố khi biết
hai yếu tố kia.
3. Thái độ:
- Cẩn thận, trung thực, có ý thức xây dựng bài học, yêu thích môn học.
4. Định hướng năng lực:
a) Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải
quyết vấn đề và sáng tạo.
b) Năng lực đặc thù:
- Năng lực ngôn ngữ, năng lực khoa học.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- 1 nam châm chữ U; 1 nguồn điện 6V;
- 1 đoạn dây dẫn AB bằng đồng; 1 biến trở loại 20 - 2A; 1 công tắc;
- 1 giá TN có 2 thanh kim loại ; 1 ampe kế có GHĐ 1,5A và ĐCNN 0,1A
2. Học sinh:
- Học bài, làm bài tập và tìm hiểu trước bài học.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp: Hoạt động nhóm, phương pháp giải quyết vấn đề, đàm thoại.
2. Kĩ thuật: hoạt động nhóm, kỹ thuật công não.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
? Lực từ là gì?
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động
Hoạt động của GV và HS Nội dung
- GV: Dòng điện tác dụng lực từ nên
kim nam châm, ngược lại nam châm có
tác dụng lên dòng điện không?
- HS: dự đoán.
- GV: đặt vấn đề vào bài.
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới
Hoạt động của GV và HS Nội dung
Nội dung 1: Tìm hiểu về lực điện từ
- GV:
+ Giới thiệu các dụng cụ thí nghiệm
27.1 - SGK.
+ Nêu các bước tiến hành và cách ghi lại
kết quả thí nghiệm:
B1: cho dòng điện chạy qua dây AB,
quan sát dây AB di chuyển.
B2: đổi chiều dòng điện qua dây AB,
quan sát dây AB di chuyển.
B3: đổi từ cực của Nam châm (đổi chiều
đường sức từ).
+ Yêu cầu một HS lên làm thí nghiệm.
HS dưới lớp quan sát và ghi kết quả.
- HS: cá nhân quan sát, ghi lại kết quả.
- GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm bàn
câu hỏi
?1: Nam châm có tác dụng lực lên dây
dẫn có dòng điện không?
- HS: báo cáo kết quả, nhóm khác nhận
xét, bổ sung.
- GV: chốt lại kiến thức về lực điện từ.
- GV: yêu cầu HS tiếp tục thảo luận
?2: chiều của lực điện từ phụ thuộc vào
những yếu tố nào?
- HS: báo cáo kết quả, nhóm khác nhận
xét, bổ sung.
- GV: chốt lại kiến thức về lực điện từ.
I. LỰC ĐIỆN TỪ
- Lực mà nam châm tác dụng lên
dây dẫn có dòng điện đặt trong từ
trường của nam châm gọi là lực
điện từ.
- Chiều của lực điện từ phụ thuộc
vào: chiều dòng điện và chiều của
đường sức từ.
Nội dung 2: Quy tắc bàn tay trái
- GV: Yêu cầu HS làm việc cá nhân,
nghiên cứu quy tắc bàn tay trái (SGK),
II. QUY TẮC BÀN TAY TRÁI
kết hợp quan sát hình 27.2.
- HS: cá nhân tìm hiểu, phát biểu quy tắc
- GV: chốt lại quy tắc. Yêu cầu HS:
Nắm vững cách xác định chiều của lực
điện từ khi biết chiều dòng điện và chiều
đường sức từ.
(SGK)
HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập
Hoạt động của GV và HS Nội dung
- GV: cho HS vận dụng quy tắc bàn tay
trái trên hình vẽ GV vẽ trên bảng.
- HS: cá nhân vận dụng.
- GV: Nhận xét, chốt lại kiến thức qua
các câu trả lời.
HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng (trên lớp)
Hoạt động của GV và HS Nội dung
- GV: Yêu cầu cá nhân HS tìm hiểu và
trả lời câu hỏi phần vận dụng - SGK.
- HS: cá nhân HS tìm hiểu và trả lời câu
hỏi C1, C2, C3 phần vận dụng.
- GV: yêu cầu HS trình bày và nhận xét
câu trả lời. -> chốt lại kiến thức.
- GV: Củng cố bài học.
III. VẬN DỤNG
HOẠT ĐỘNG 5: MỞ RỘNG
Hoạt động của GV và HS Nội dung
- GV: Giới thiệu về cách ký hiệu dạng
bài tập vận dụng quy tắc bàn tay trái.
Yêu cầu HS vận dụng trên hình vẽ.
- HS: nắm bắt, vận dụng.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Học thuộc ghi nhớ và quy tắc bàn tay trái.
- Tìm hiểu trước động cơ điện một chiều.
S
N
+
a)
•
F
c)
S
N
b)
F
File đính kèm:
- giao_an_vat_li_lop_9_tiet_28_luc_dien_tu_nam_hoc_2019_2020_t.pdf