Giáo án Vật lí Lớp 9 - Tiết 24+25 - Năm học 2020-2021 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Mô tả được hiện tượng chứng tỏ nam châm vĩnh cửu có từ tính.

- Nêu được sự tương tác giữa các từ cực của hai nam châm.

- Mô tả được cấu tạo và hoạt động của la bàn.

2.Năng lực: HS được rèn năng lực quan sát, phân tích, năng lực tư duy sáng tạo.

3. phẩm chất: - HS có tính tự lập, tự tin , tự chủ ,trung thực, cẩn thận

- HS có tính tự lập, tự tin , tự chủ ,trung thực, cẩn thận

II. CHUẨN BỊ

1. Đối với GV

1.1. Dụng cụ:

Kim nam châm, giá đỡ, nam châm thẳng, nam châm chữ U, la bàn.

1.2. Ứng dụng CNTT

2. Đối với HS

Sgk, vở ghi, tìm hiểu bài học trước ở nhà.

pdf4 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 09/05/2023 | Lượt xem: 187 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lí Lớp 9 - Tiết 24+25 - Năm học 2020-2021 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 23/11/2020 CHƯƠNG II: ĐIỆN TỪ HỌC Tiết 24: NAM CHÂM VĨNH CỬU,TÁC DỤNG TỪ CỦA DÒNG ĐIỆN,TỪ TRƯỜNG. I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Mô tả được hiện tượng chứng tỏ nam châm vĩnh cửu có từ tính. - Nêu được sự tương tác giữa các từ cực của hai nam châm. - Mô tả được cấu tạo và hoạt động của la bàn. 2.Năng lực: HS được rèn năng lực quan sát, phân tích, năng lực tư duy sáng tạo... 3. phẩm chất: - HS có tính tự lập, tự tin , tự chủ ,trung thực, cẩn thận - HS có tính tự lập, tự tin , tự chủ ,trung thực, cẩn thận II. CHUẨN BỊ 1. Đối với GV 1.1. Dụng cụ: Kim nam châm, giá đỡ, nam châm thẳng, nam châm chữ U, la bàn. 1.2. Ứng dụng CNTT 2. Đối với HS Sgk, vở ghi, tìm hiểu bài học trước ở nhà. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP HĐ của HS HĐ trợ giúp của GV HĐ: KHỞI ĐỘNG - HS hoạt động theo nhóm - GV: Nêu mục tiêu cơ bản của chương. - GV: Bài học hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu các đặc điểm của nam châm vĩnh cửu mà em đã biết từ lớp 5 và lớp 7 . HĐ2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC I/ Từ tính của nam châm: 1. Thí nghiệm: - HS nhớ lại kiến thức cũ để có thể trả lời câu hỏi của GV + Nam châm hút sắt, nam châm có 2 cực Bắc và Nam + Đưa phương án loại sắt ra khỏi hỗn hợp( sắt, gỗ, nhôm, đồng nhựa, xốp) - Các nhóm thực hiện câu C1 + C1: Đưa thanh kim loại lại gần vụn sắt trộn lẫn vụn đồng, nhôm,.nếu thanh kim loại hút vụn sắt thì nó là nam châm - GV y/c HS nhớ lại các kiến thức bằng cách trả lời câu hỏi sau: + Nam châm là vật có đặc điểm gì? + Nêu phương án loại sắt ra khỏi hỗn hợp: Sắt, gỗ, đồng, nhôm, nhựa xốp - Y/c các nhóm tiến hành thí nghiệm C1 HĐ 3: LUYỆN TẬP - Cá nhận HS đọc SGK câu C2, nắm vững yêu cầu - Y/c HS đọc SGK để nắm vững y/c của câu C2. Gọi 1 HS nhắc lại nhiệm vụ. - Các nhóm thực hiện từng yêu cầu của câu 2. Cả nhóm chú ý quan sát trao đổi trả lời C2 + Khi đã đứng cân bằng kim nam châm nằm dọc theo hướng N – B + Khi đã đứng cân bằng trở lại, nam châm vẫn chỉ hướng N – B như cũ 2. kết luận - HS đọc kết luận trong SGK và ghi lại kết luận SGK + Kết luận: Bất kì nam châm nào cũng có 2 cực. Khi để tự do, cực luôn chỉ hướng Nam – Bắc - HS đọc phần thông báo SGK để ghi nhớ: - HS quan sát hình SGK kết hợp với nam châm có sẵn trong bộ thí nghiệm của các nhóm để nhận biết các nam châm - GV giao dụng cụ thí nghiệm cho các nhóm, nhắc HS chú ý theo dõi, quan sát để trả lời C2. - GV nhận xét kết luận cho HS ghi vở. Gọi HS đọc kết luận SGK và y/c HS ghi và vở - Gọi HS đọc phần thông báo SGK để ghi nhớ - Y/c HS quan sát hình SGK và nam châm có ở bộ thí nghiệm của các nhóm gọi tên các loại nam châm HĐ4: VẬN DỤNG II/Tương tác giữa hai nam châm. 1. Thí nghiệm + C3: Đưa cực N (cực bắc) của thanh nam châm lại gần kim nam châm, cực của kim nam châm bị hút về phía cực N (cực bắc) của thanh nam châm + C4: Đổi đầu của 1 trong 2 nam châm rồi đưa lại gần các cực cùng tên của 2 nam châm đẩy nhau các cực khác tên hút nhau 2. Kết luận - HS ghi kết luận: Khi đặt 2 nam châm gần nhau, các từ cực cùng tên đẩy nhau, các từ cực khác tên hút nhau - Y/c HS dựa vào hình 21.3 SGK và các y/c ghi trong câu C3, C4 làm TN theo nhóm. Gọi HS trình bày câu C3, C4 và nhận xét, cho HS ghi vở - Gọi HS nêu kết luận về tương tác giữa các nam châm qua TN  y/c ghi vở kết luận HĐ5:MỞ RỘNG, TÌM TÒI. HS: Y/c nêu cấu tạo và hđ  tác dụng của la bàn GV: Bộ phận chỉ hướng của la bàn là kim nam châm bởi vì tại mọi vị trí trên TĐ (trừ ở 2 địa cực) kim nam châm luôn chỉ hướng N–B địa lí la bàn dùng để xác định phương hướng dùng cho người đi biển, đi rừng, xác định hướng nhà V.HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Y/c HS nêu đặc điểm của NC đã tìm hiểu và hệ thống lại qua tiết học hôm nay - GV y/c HS về nhà: + Học bài + Trả lời lại các câu hỏi từ C1 C8 + Làm các bài tập 24.1 24.5 trong SBT + Nghiên cứu trước nội dung của bài 22 SGK Ngày giảng: 24/11/2020 TIẾT 25: TỪ PHỔ - ĐƯỜNG SỨC TỪ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Biết cách dùng mạt sắt để tạo ra từ phổ của thanh nam châm. 2.Năng lực: HS được rèn năng lực quan sát, phân tích, năng lực tư duy sáng tạo... 3. phẩm chất: - HS có tính tự lập, tự tin , tự chủ ,trung thực, cẩn thận - HS có tính tự lập, tự tin , tự chủ ,trung thực, cẩn thận II. CHUẨN BỊ 1. Đối với GV 1.1. Dụng cụ 1 thanh nam châm thẳng, 1 tấm nhựa trong có mạt sắt, 1 bút dạ, một số kim nam châm nhỏ có trục quay thẳng đứng. 1.2. Ứng dụng CNTT: Không ứng dụng 2. Đối với HS - Sgk, vở ghi, tìm hiểu bài học trước ở nhà. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của HS Trợ giúp của GV HĐ1: KHỞI ĐỘNG - HS hoạt động theo nhóm 5. HS sưu tầm các hiện tượng nhiễm từ trong đời sống hàng ngày HĐ2:HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI I: Từ phổ 1. Thí nghiệm - HS: Làm việc theo nhóm, dùng tấm nhựa phẳng và mạt sắt để tạo ra từ phổ của thanh nam châm, quan sát hình ảnh mạt sắt vừa được tạo thành trên tấm nhựa. C1: Mạt sắt được sắp xếp thành những đường cong nối từ cực này sang cực kia của nam châm. Càng xa nam châm, các đường này càng thưa. 2.Kết luận: SGK - HS: rút ra kết luận về sự sắp xếp của mạt sắt trong từ trường của thanh nam châm. - GV: Chia nhóm, giao dụng cụ thí nghiệm và yêu cầu HS nghiên cứu SGK để tiến hành thí nghiệm. Đến từng nhóm nhắc HS nhẹ nhàng rắc đều mạt sắt trên tấm nhựa và quan sát hình ảnh mạt sắt được tạo thành, kết hợp với quan sát hình 23.1 SGK để thực hiện C1. - GV: Có thể nêu câu hỏi gợi ý: ? Hãy cho biết, các đường cong do mạt sắt tạo thành đi từ đâu đến đâu ? Mật độ các đường mạt sắt ở xa nam châm thì sao - GV thông báo: Hình ảnh các đường mạt sắt trên hình 23.1 SGK được gọi là từ phổ. Từ phổ cho ta hình ảnh trực quan về từ trường. HĐ 3: LUYỆN TẬP II/ Đường sức từ 1. Vẽ và xác định chiều đường sức từ - HS: Làm việc theo nhóm, dựa vào hình ảnh các đường mạt sắt vẽ các đường sức từ của nam châm thẳng hình 23.2 SGK. Vẽ hình 23.2 - Từng nhóm dùng các kim nam châm nhỏ đặt nối tiếp với nhau trên một đường sức từ vừa vẽ được hình 23.3 SGK. - HS trả lời C2: Trên mỗi đường sức từ kim nam châm định hướng theo 1 chiều xác định - GV: Yêu cầu HS nghiên cứu hướng dẫn của SGK, gọi đại diện một nhóm trình bày trước lớp các thao tác phải làm để vẽ được một đường sức từ. - GV: Nhắc HS trước khi vẽ, quan sát kĩ để chọn một đường mạt sắt trên tấm nhựa và tô chì theo, không nên nhình vào SGK trước và chỉ dùng hình 23.2 SGK để đối chiếu với đường sức từ. -> GV thông báo: Các đường liền nét mà các em vừa vẽ được gọi là đường sức từ. - GV: hướng dẫn nhóm HS dùng các kim nam châm nhỏ, được đặt trên trục thẳng đứng có giá, hoặc dùng các la bàn đặt nối tiếp nhau trên một trong các đường sức từ. Sau đó gọi một vài HS trả lời C2. HĐ4: VẬN DỤNG 2. Kết luận: SGK - HS nêu được kết luận về các đường sức từ của thanh nam châm. - GV nêu vấn đề: Qua việc thực hành vẽ và xác định chiều đường sức từ, hãy rút ra các kết luận về sự định hướng của các kim nam châm trên một đường sức từ, về chiều của các đường sức từ ở hai đầu nam châm. - GV: Thông báo cho HS biết qui ước vẽ độ mau, thưa của các đường sức từ biểu thị cho độ mạnh, yếu của từ trường tại mỗi điểm. HĐ5:MỞ RỘNG TÌM TÒI GV: Tìm hiểu ĐST khoảng giữa nam châm hình móng ngựa . HS: - Vẽ đst khoảng giữa nam châm hình móng ngựa -Trả lời: Ở khoảng giữa hai từ cực của nam châm hình chữ U, các đst gần như song song với nhau. V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - GV hệ thống lại nội dung tiết học * Hướng dẫn về nhà - GV y/c HS về nhà: + Học bài + Trả lời lại các câu hỏi từ C1 C6 + Làm các bài tập trong SBT + Nghiên cứu trước nội dung của bài 24 SGK

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_vat_li_lop_9_tiet_2425_nam_hoc_2020_2021_truong_ptdt.pdf
Giáo án liên quan