I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức:
- Nêu được cách bố trí và tiến hành thí nghiệm khảo sát sự phụ thuộc của cường độ dòng điện(I) vào hiệu điện thế(U) giữa hai đầu dây dẫn.
- Vẽ và sử dụng được đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa I và U từ số liệu thực nghiệm.
- Nêu được sự phụ thuộc của I vào U giữa hai đầu dây dẫn.
2. Kĩ năng:
- Mắc mạch điện theo sơ đồ.
- Sử dụng các dụng cụ đo: Ampe kế, vôn kế.
- Sử dụng một số thuật ngữ khi nói về U và I.
- Kĩ năng vẽ và xử lí đồ thị.
3. Thái độ: Yêu thích môn học.
4. Năng lực, phẩm chất:
4.1. Năng lực
- Năng lực chung: năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, chủ động sáng tạo
- Năng lực chuyên biệt: HS được rèn năng lực tính toán, năng lực thực nghiệm, năng lực vận dụng, trao đổi thông tin
4.2. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, tự lập.
II. CHUẨN BỊCỦA GV- HS.
1. Giáo viên: Tranh vẽ hình 1.2 SGK/5; tiến hành trước các TN trong bài.
2. Học sinh:
- Một cuộn dây dẫn bằng Nikêlin có chiều dài 1m, đường kính 0,3mm.
- Một Ampekế, một vôn kế.
- Một nguồn điện; 7 đoạn dây nối.
4 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 28/04/2023 | Lượt xem: 381 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lí Lớp 9 - Tiết 1: Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Mường Than, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 6/9/2020
Ngày dạy: 8/9(9E; 9C) - 9/9(9B)
CHƯƠNG I: ĐIỆN HỌC
TIẾT 1. SỰ PHỤ THUỘC CỦA CƯỜNG ĐỘ
DÒNG ĐIỆN VÀO HIỆU ĐIỆN THẾ GIỮA HAI ĐẦU DÂY DẪN.
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức:
- Nêu được cách bố trí và tiến hành thí nghiệm khảo sát sự phụ thuộc của cường độ dòng điện(I) vào hiệu điện thế(U) giữa hai đầu dây dẫn.
- Vẽ và sử dụng được đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa I và U từ số liệu thực nghiệm.
- Nêu được sự phụ thuộc của I vào U giữa hai đầu dây dẫn.
2. Kĩ năng:
- Mắc mạch điện theo sơ đồ.
- Sử dụng các dụng cụ đo: Ampe kế, vôn kế.
- Sử dụng một số thuật ngữ khi nói về U và I.
- Kĩ năng vẽ và xử lí đồ thị.
3. Thái độ: Yêu thích môn học.
4. Năng lực, phẩm chất:
4.1. Năng lực
- Năng lực chung: năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, chủ động sáng tạo
- Năng lực chuyên biệt: HS được rèn năng lực tính toán, năng lực thực nghiệm, năng lực vận dụng, trao đổi thông tin
4.2. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, tự lập.
II. CHUẨN BỊCỦA GV- HS.
1. Giáo viên: Tranh vẽ hình 1.2 SGK/5; tiến hành trước các TN trong bài.
2. Học sinh:
- Một cuộn dây dẫn bằng Nikêlin có chiều dài 1m, đường kính 0,3mm.
- Một Ampekế, một vôn kế.
- Một nguồn điện; 7 đoạn dây nối.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:
1. Phương pháp: Thuyết trình ,vấn đáp, hoạt động nhóm, thí nghiệm trực quan.
2. Kĩ thuật : Kĩ thuật động não, kĩ thuật chia nhóm.
IV. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
? Đo I chạy qua vật dẫn và U giữa hai đầu bóng đèn cần dụng cụ gì. Nêu cách sử dụng dụng cụ đó?
? Nêu nguyên tắc sử dụng vôn kế và ampe kế?
- GV: Nhận xét và cho điểm.
3. Tổ chức các hoạt động dạy học
* Hoạt động 1: Khởi động.
? Để đo cường độ dòng điện chạy qua đèn và ghiệu điện thế giữa 2 đầu bóng đèn ta cần dụng cụ gì?
HS: Trả lời :
+ Đo I dùng Ampe Kế
+ Đo U dùng Vôn Kế
+ Mắc Ampe Kế nối tiếp với dụng cụ cần đo, vôn Kế song song với 2 đầu bóng đèn.
- Ở lớp 7 ta đã biết khi đặt hiệu điện thế vào bóng đèn càng lớn thì cường độ dòng điện qua bóng càng lớn và đèn càng sáng. Vậy cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn có tỉ lệ với hiệu điện thế vào hai đầu dây hay không?
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động của GV- HS
Nội dung cần đạt
1. Tìm hiểu thí nghiệm
* Phương pháp: Thảo luận, vấn đáp, thuyết trình, thực hành, thảo luận nhóm,
* Kĩ thuật : Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật chia nhóm, động não, hỏi đáp.
* Năng lực : hợp tác, giao tiếp, tự học.
- Yêu cầu HS tìm hiểu sơ đồ hình 1.1
+ HS Tìm hiểu sơ đồ hình 1.1, nghe GV hướng dẫn cách mắc mạch điện.
? Kể tên, nêu công dụng và cách mắc của từng bộ phận trong sơ đồ.
? Chốt (+) của các dụng cụ đo điện có trong sơ đồ phải được mắc về phía điểm A hay điểm B
- GV hướng dẫn HS mắc mạch điện 1.1.
- Kiểm tra các nhóm mắc mạch điện.
- GV y/c HS đo I và U.
- HS hoạt động nhóm:
+ Các nhóm mắc sơ đồ H1.1 (SGK)
+ Tiến hành đo, ghi kết quả đo được vào bảng 1 (SGK).
- HS: Báo cáo kết quả
- Thảo luận câu C1 và trả lời
- GV thông báo dòng điện chạy qua vôn kế rất nhỏ nên có thể bỏ qua vì thế ampe kế đo được cường độ dòng điện chạy qua đoạn dây đang xét
I, Thí nghiệm( 15 ph )
1. Sơ đồ mạch điện:
A
B
K
+
-
2. Tiến hành thí nghiệm:
- C1: Khi tăng( hoặc giảm ) U bao nhiêu lần thì I cũng tăng hoặc giảm bấy nhiêu lần
2. Tìm hiểu Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện
vào hiệu điện thế
* Phương pháp: Thảo luận, vấn đáp, thuyết trình, thực hành, thảo luận nhóm,
* Kĩ thuật : Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật chia nhóm, động não, hỏi đáp.
* Năng lực : nêu và giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp, tự học.
- GV y/c HS quan sát hình 1.2.
- HS làm việc cá nhân đọc phần thông báo về dạng đồ thị trong SGK để trả lời câu hỏi GV đưa ra
+ Các điểm O; B; C; D; E gần như cùng nằm trên một đường thẳng đi qua gốc toạ độ.
- GV: Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của I vào U có đặc điểm gì.
- Yêu cầu HS thực hiện C2.
+ Thảo luận nhóm, nhận dạng đồ thị, rút ra KL
- Gợi ý:
+ Xác định các điểm biểu diễn.
+ Vẽ một đường thẳng đi qua gốc toạ độ đồng thời đi qua tất cả các điểm biểu diễn
? Nêu KL về quan hệ về mối quan hệ giữa U và I.
- GV nhấn mạnh nội dung KL và ghi bảng: U ~ I. Đọc kết luận ?
- GV chốt lại kiến thức.
II. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế
1. Dạng đồ thị
C2. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của I vào U có đặc điểm:
- Đồ thị cũng là 1 đường thẳng đi qua gốc tọa độ( U=0; I=0)
2. Kết luận: SGK/5
- KL: SGK
- Dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế ở hai đầu dây dẫn
* Hoạt động 3: Luyện tập
? Nêu sự phụ thuộc của I vào U giữa hai đầu dây dẫn.
? Nêu dạng đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của I vào U.
- Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ.
- Yêu cầu HS làm bài 1.1 và bài 1.2
Bài 1.1- SBT
I = 1,5A
Bài 1.2 - SBT
U = 1,6V
* Hoạt động 4: Vận dụng
- Yêu cầu HS thực hiện C3, C4
+ Các điểm O; B; C; D; E gần như cùng nằm trên một đường thẳng đi qua gốc toạ độ.
- C3: Hs hoạt động cá nhân
U = 2,5V => I = 0,5A
U = 3,5V => I = 0,7A
- C4: Học sinh hoạt động nhóm bàn lên bảng điền
kết quả lần 2: 0,125A
kết quả lần 3: 4V
kết quả lần 4: 5V
kết quả lần 5: 0,3A
* Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng
- Học kĩ phần ghi nhớ SGK và đọc mục có thể em chưa biết.
V. Hướng dẫn về nhà
- Về làm C3, C4 và các BT 1.1 1.4 (SBT - 3 )
- Hướng dẫn bài 1.3 – SBT
I = 0,15A là sai vì U giảm 2V chứ không phải giảm đi 2 lần
- Xem trước bài 2 Điện trở của dây dẫn- Định luật ôm.
File đính kèm:
- giao_an_vat_li_lop_9_tiet_1_su_phu_thuoc_cua_cuong_do_dong_d.doc