Giáo án Vật lí Lớp 7 - Tiết 35: Ôn tập học kì I - Trường THCS Phúc Than

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

Tiếp tục củng cố kiến thức cơ bản về: Định luật Ôm, định luật ôm cho

đoạn mạch nối tiếp và song song.

2. Kỹ năng:

Biết vận dụng những kiến thức trên để giải các bài tập đơn giản và giải thích

các hiện tượng liên quan.

3. Thái độ:

Cẩn thận, trung thực, có ý thức xây dựng bài học, yêu thích môn học.

4. Định hướng năng lực:

a) Năng lực chung: HS được rèn năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao

tiếp hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

b) Năng lực đặc thù: HS được rèn năng lực khoa học (quan sát, thực

hành, tổng hợp.)

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: hệ thống các bài tập ôn tập.

2. Học sinh: Ôn tập các kiến thức đã học về Định luật Ôm, định luật ôm

cho đoạn mạch nối tiếp và song song.

pdf4 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 169 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lí Lớp 7 - Tiết 35: Ôn tập học kì I - Trường THCS Phúc Than, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: - Lớp 9A5 Tiết 35: ÔN TẬP HỌC KÌ I Định luật ôm, định luật ôm cho đoạn mạch nối tiếp và song song. I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Tiếp tục củng cố kiến thức cơ bản về: Định luật Ôm, định luật ôm cho đoạn mạch nối tiếp và song song. 2. Kỹ năng: Biết vận dụng những kiến thức trên để giải các bài tập đơn giản và giải thích các hiện tượng liên quan. 3. Thái độ: Cẩn thận, trung thực, có ý thức xây dựng bài học, yêu thích môn học. 4. Định hướng năng lực: a) Năng lực chung: HS được rèn năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. b) Năng lực đặc thù: HS được rèn năng lực khoa học (quan sát, thực hành, tổng hợp...) II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: hệ thống các bài tập ôn tập. 2. Học sinh: Ôn tập các kiến thức đã học về Định luật Ôm, định luật ôm cho đoạn mạch nối tiếp và song song. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: - Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề - Phương pháp học tập theo nhóm nhỏ - Phương pháp thực hành luyện tập, Thực nghiệm, trực quan. 2. Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật làm TN, thảo luận nhóm IV.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong bài. 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động Cho học sinh chơi trò chơi “Ai nhanh hơn” - GV giới thiệu luật chơi. - Tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi. Câu hỏi: Câu 1: Phát biểu định luật Ôm? Viết hệ thức của định luật, nêu rõ tên, đơn vị các đại lượng trong hệ thức? Câu 2: Viết các công thức tính: Cường độ dòng điện, hiệu điện thế, điện trở tương đương của đoạn mạch gồm hai điện trở mắc nối tiếp? Câu 3: Viết các công thức tính: Cường độ dòng điện, hiệu điện thế, điện trở tương đương của đoạn mạch gồm hai điện trở mắc song song? HOẠT ĐỘNG 2: Luyện tập Hoạt động của GV và HS Nội dung - GV nêu câu hỏi - HS lần lượt trả lời các câu hỏi của GV để nhắc lại kiến thức. Câu 1: Phát biểu định luật Ôm? Viết hệ thức của định luật? Câu 2: Viết các công thức tính: Cường độ dòng điện, hiệu điện thế, điện trở tương đương của đoạn mạch gồm hai điện trở mắc nối tiếp? Câu 3: Viết các công thức tính: Cường độ dòng điện, hiệu điện thế, điện trở tương đương của đoạn mạch gồm hai điện trở mắc song song? - GV ghi lại các công thức liên quan I. Lý thuyết - Định luật Ôm: I = R U - Đoạn mạch nối tiếp R1 nt R2 I = I1 = I2 U = U1 + U2 Rtđ = R1 + R2 - Đoạn mạch song song R1//R2 I = I1 + I2 U = U1 = U2 1 2 1 1 1 tdR R R = + Bài 1: Cho đoạn mạch gồm hai điện trở mắc nối tiếp với nhau R1 = R2 = 20 . Cường độ dòng điện chạy trong mạch bằng 0,5A. a, Tính điện trở tương đương của mạch điện. b,Tính hiệu điện thế của đoạn mạch. - GV HD nhanh, y/c HS làm việc cá nhân 4p - HS tóm tắt - Làm BT cá nhân - 01 HS lên bảng, dưới lớp đổi vở kiểm tra, trao đổi cách làm và kết quả. - Theo dõi bài, nhận xét bài của bạn và II. Bài tập Bài 1: Tóm tắt: R1 nt R2 R1 = R2 = 20  I = 0,5A a, Rtđ = ? b, U = ? Giải: a, Điện trở của mạch điện: R1 nt R2=> Rtđ = RĐ + R1= 40 b, Hiệu điện thế của đoạn mạch: U I= U= I.R = 0,5.40=20(V) R  kết luận của GV. - GV nhận xét, chốt phương pháp giải, lưu ý sai lầm - GV giao BT 2 Bài 2: Cho đoạn mạch gồm hai điện trở mắc song song với nhau R1 = R2 = 20 . Cường độ dòng điện chạy trong mạch bằng 0,5A. a, Tính điện trở tương đương của mạch điện. b,Tính hiệu điện thế của đoạn mạch. - y/c HS thực hiện tóm tắt và làm tương tự trong 4’ - Làm BT cá nhân - 01 HS lên bảng, dưới lớp đổi vở kiểm tra cách làm và kết quả. - Theo dõi bài, nhận xét bài của bạn và kết luận của GV, chấm chéo theo thang điểm của GV. - GV nhận xét, chốt phương pháp giải, lưu ý sai lầm - GV giao BT 3,4. - Làm BT cá nhân 5’: 02 HS cùng bàn HS1 làm BT 3, HS2 làm BT 4 - 02 HS lên bảng, dưới lớp đổi vở kiểm tra cách làm và kết quả. - Theo dõi bài, nhận xét bài của bạn và kết luận của GV. Bài 3: Cho đoạn mạch gồm hai điện trở mắc nối tiếp với nhau R1 = 10 và R2 = 15 . Biết hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch là 36V. a) Tính điện trở tương đương của đoạn mạch? b) Tính cường độ dòng điện chạy qua mỗi điện trở? - HS phân tích và y/c làm cá nhân 2’ sau làm nhóm 2’. - Đại diện 1 nhóm báo cáo KQ Bài 4: Cho đoạn mạch gồm hai điện trở mắc song song với nhau R1 = 10 và R2 = 15 . Biết hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch là 18V. a) Tính điện trở tương đương của đoạn mạch? Bài 2: Tóm tắt: R1 // R2 R1 = R2 = 20  I = 0,5A a, Rtđ = ? b, U = ? Giải: a, Điện trở của mạch điện: R1 // R2=> 1 2td 1 2 R .R 20.20 R = 10( ) R +R 20 20 = =  + b, Hiệu điện thế của đoạn mạch: U I= U= I.R = 0,5.10=5(V) R  KQ: Bài 3: a) Rtđ = 25 b) I1 = I2 = I = 0,72A Bài 4: a) Rtđ = 6 b) I1 = 1,8A I2 = 1,2A c) R3 nt (R1 // R2)  Rtđ = 16 b) Tính cường độ dòng điện chạy qua mỗi điện trở? HOẠT ĐỘNG 3: Vận dụng - GV bổ sung Bài 4 c) Cho R3 = 10 mắc thêm nối tiếp với cặp R1 // R2 Tính điện trở tương đương của đoạn mạch? - GV HD HS phân tích và y/c làm cá nhân 2’ sau làm nhóm 2’. - GV nhận xét, Kết luận - Giáo viên yêu cầu HS tóm tắt nội dung bài học, kiến thức cần nắm trong bài. - Giáo viên chốt lại kiến thức cơ bản. HOẠT ĐỘNG 4: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo. - Giải BT vận dụng định luật ôm gồm những bước nào? Khi tóm tắt bài toán đặc biệt chú ý mối quan hệ các điện trở vì sao? - Tổ chức cho HS trao đổi và rút ra kết luận. - GV nhấn mạnh những lỗi hay mắc phải trong quá trìn giải bài tập và trình bày bài toán dạng này. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Học và làm lại các bài tập - BTVN: Bài 1 (SGK - 32) - GV HD về nhà - Chuẩn bị cho tiết ôn tập theo kế hoạch: Công thức tính điện trở, công suất điện.

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_vat_li_lop_7_tiet_35_on_tap_hoc_ki_i_truong_thcs_phu.pdf
Giáo án liên quan