Giáo án Vật lí Lớp 7 - Tiết 11: Độ cao của âm - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Pha Mu

I.MỤC TIÊU:

1.Kiến thức:

- Nêu được mối liên hệ giữa độ cao và tần số của âm.

- Sử dụng được thuận ngữ âm cao (âm bổng), âm thấp (âm trầm) và tần số khi so sánh hai âm.

2. Phẩm chất:

- Tự lập, tự tin, tự chủ.

3. Năng lực :

a) Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực quản lý.

b) Năng lực chuyên biệt: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi.

II. CHUẨN BỊ:

1.Giáo viên:

1 dây cao su, 1 giá TN, 1 con lắc đơn có chiều dài 20 cm.

1 con lắc đơn có chiều dài 40 cm, 1 đĩa phát âm có 3 hàng lỗ vòng quanh, 1 mô tơ 3V-6V 1 chiều, 1 mảnh phim nhựa, 1 lá thép (0,7x15x300)mm.

 2. Học sinh: Vở ghi, dụng cụ học tập.

 

doc3 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 04/05/2023 | Lượt xem: 150 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lí Lớp 7 - Tiết 11: Độ cao của âm - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Pha Mu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy:14/11/2020 Tiết 11 ĐỘ CAO CỦA ÂM I.MỤC TIÊU: 1.Kiến thức: - Nêu được mối liên hệ giữa độ cao và tần số của âm. - Sử dụng được thuận ngữ âm cao (âm bổng), âm thấp (âm trầm) và tần số khi so sánh hai âm. 2. Phẩm chất: - Tự lập, tự tin, tự chủ. 3. Năng lực : a) Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực quản lý. b) Năng lực chuyên biệt: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. II. CHUẨN BỊ: 1.Giáo viên: 1 dây cao su, 1 giá TN, 1 con lắc đơn có chiều dài 20 cm. 1 con lắc đơn có chiều dài 40 cm, 1 đĩa phát âm có 3 hàng lỗ vòng quanh, 1 mô tơ 3V-6V 1 chiều, 1 mảnh phim nhựa, 1 lá thép (0,7x15x300)mm. 2. Học sinh: Vở ghi, dụng cụ học tập. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT 1. Phương pháp: Hoạt động nhóm, luyện tập thực hành,dạy học trực quan, gợi mở- vấn đáp, pp giải quyết vấn đề 2. Kĩ thuật: Thảo luận nhóm, đặt câu hỏi, động não IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Tổ chức lớp: 2. Kiểm tra bài cũ ? Các nguồn âm có đặc điểm nào giống nhau? Chữa bài tập 10.1 và 10 .2 (SBT) ? Chữa bài tập số 3 và trình bày kết quả bài tập 10 .5 (SBT) - 2 Học sinh lên bảng trả lời câu hỏi, HS khác chú ý lắng nghe, nêu nhận xét. 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG Cây đàn bầu chỉ có 1 dây tại sao người nghệ sĩ khi gảy đàn lại khéo léo rung lên làm cho bài hát khi thanh thót (âm bổng), lúc thì trầm xuống lại làm xao xuyến lòng người. Vậy nguyên nhân nào làm âm trầm, bổng khác nhau? HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KỸ NĂNG MỚI Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức -GV bố trí TN hình 11.1 (tr31 SGK) HS làm thí nghiện theo nhóm -GV: +Hướng dẫn HS cách xác định 1 dao động. +Hướng dẫn HS cách xác định số dao động của vật trong thời gian 10 giây.Từ đó tính số dao động trong 1 giây . -GV: Yêu cầu HS lên kéo con lắc ra khỏi vị trí cân bằng và yêu cầu HS đếm số dao động trong 10 giây làm TN với 2 con lắc 20 cm và 40 cm lệch một góc như nhau. -Yêu cầu HS đọc dòng thông báo SGK trang 31 để trả lời câu hỏi tần số là gì? -GV: (thông báo)... -Tần số dao động của con lắc a, b là bao nhiêu? -HS: 1 phút điền vào phần nhận xét, tham gia phát biểu trên lớp. -Yêu cầu HS hoàn thành phần nhận xét, gọi 1,2 HS đọc phần nhận xét. -GV: Chốt lại nhận xét đúng, yêu cầu HS ghi vở. -Yêu cầu HS các nhóm làm TN theo hình 11.3. Gọi 2-3 HS lên làm TN. HS: Làm TN theo nhóm.HS khác chú ý lắng nghe, phân biệt âm phát ra ở cùng một hàng lỗ khi đĩa quay nhanh, quay chậm. -GV: Hướng dẫn HS thay đổi vận tốc đĩa nhựa bằng cách thay đổi số pin. -Yêu cầu mỗi HS làm 3 lần để phân biệt âm và yêu cầu cá nhân HS hoàn thành C3. -Hướng dẫn HS giữ chặt 1 đầu thước trên mặt bàn-Quan sát hiện tượng-Rút ra nhận xét. -HS: +Đọc TN-Tiến hành TN +Bật nhẹ thép lá, quan sát trường hợp nào dao động nhanh hơn. -Từ kết quả TN 1,2,3 yêu cầu HS điền vào chỗ trống hoàn thành kết luận tr 32 -Gọi 3 em đọc kết luận. I.Dao động nhanh chậm, tần số *Thí nghiệm 1 - Đếm số dao động của 2 con lắc trong 10 giây, ghi kết quả vào bảng SGK tr 31. + Số dao động trong 1 giây gọi là tần số. + Đơn vị tần số là Héc (Hz) - Dao động càng nhanh, tần số dao động càng lớn. II.Âm cao (âm bổng), âm trầm ( âm thấp) *Thí nghiệm 2 + Đĩa quay nhanh: Âm bổng. + Đĩa quay chậm: Âm trầm. Thí nghiệm 3 C4: Phần tự do của thước dài dao động (chậm), âm phát ra (thấp). Phần tự do của thước ngắn dao động (nhanh), âm phát ra (cao). *Kết luận: Dao động càng nhanh (chậm), tần số dao động càng lớn (nhỏ) âm phát ra càng cao (thấp) HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP Hs hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi -Âm cao (âm bổng), âm thấp (âm trầm) phụ thuộc vào yếu tố nào? -Tần số là gì? Đơn vị? -Trong bộ dây đàn của đàn ghi ta có dây tiết diện to, dây tiết diện nhỏ. Vậy dây nào khi dao động phát ra âm trầm, dây nào phát ra âm bổng? HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG - Yêu cầu HS đọc C5, GV:YCHS HĐ nhóm(3 phút) HS thảo luận theo nhóm Trình bày kết quả thảo luận -Yêu cầu HS trao đổi C6 trong 1 phút. HĐ theo cặp đôi - Đại diên 1 hs trả lời -Hướng dẫn HS trả lời C7, kiểm tra bằng TN và yêu cầu HS giải thích. *GV chú ý: Có 3 loại âm phát ra đó là: +Tiếng của miếng nhựa chạm vào là tách tách. +Tiếng đĩa chạm vào miếng nhựa. Cả hai dao động đó tạo thành cột không khí dao động vì thế truyền đến tai có độ cao khác nhau. C5: Vật dao động có tần số 70 Hz dao động nhanh hơnvà vật dao động có tần số 50 Hz phát ra âm thấp hơn. C6: Dây đàn càng căng (căng nhiều ) →dao động nhanh→tần số lớn→âm cao. Dây đàn trùng (căng ít)→âm trầm. C7: Chạm miếng phim ở phần vành đĩa ( xa tâm) không khí sau hàng lỗ dao động nhanh →tần số lớn→âm cao. Chạm miếng phim ở xa vành đĩa (gần tâm) không khí sau hàng lỗ dao động chậm →tần số nhỏ→âm trầm. HOẠT ĐỘNG 5: MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG. 1)Thông thường, tai người có thể nghe được âm có tần số trong khoảng từ 20Hz đến 20000Hz. - Những âm có tần số dưới 20Hz gọi là hạ âm. - Những âm có tần số lớn hơn 20000Hz gọi là siêu âm. - Chó và 1 số động vật khác có thể nghe được những âm cao hơn hoặc thấp hơn 20.000 Hz. 2) có thể em chưa biết ? - Trước cơn bão thường có hạ âm, hạ âm làm con người khó chịu, cảm giác buồn nôn, chóng mặt, một số sinh vật nhạy cảm với hạ âm nên có biểu hiện khác thường. Vì vậy người xưa dựa vào dấu hiệu này để nhận biết các cơn bão. - Dơi phát siêu âm để săn tìm muỗi. Vì vậy, có thể chế tạo máy phát siêu âm bắt chước tần số siêu âm của dơi để đuổi muỗi. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT HỌC SAU. - Xem lại bài học trên lớp. - Học thuộc ghi nhớ kết hợp vở ghi - Dọc và chuẩn bị trước bài 12 độ to của âm

File đính kèm:

  • docgiao_an_vat_li_lop_7_tiet_11_do_cao_cua_am_nam_hoc_2020_2021.doc
Giáo án liên quan