Giáo án Vật lí Lớp 7 - Tiết 21+22 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Phúc Than

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Mô tả thí nghiệm tạo ra dòng điện, nhận biết có dòng điện( bóng đèn

bút thử điện sáng, đèn pin sáng, quạt quay .); Nêu được dòng điện là dòng các

điện tích dịch chuyển có hướng.

- Nêu được tác dụng chung của nguồn điện; tạo ra dòng điện và nhận biết

các nguồn điện thường dùng với 2 cực của chúng (cực dương, cực âm của pin

hay ác quy

- Mắc, kiểm tra để đảm bảo 1 mạch điện kín gồm pin, bóng đèn pin, công

tắc, dây nối hoạt động, đèn sáng.

2. Kỹ năng:

- Nhận biết có dòng điện qua thí nghiệm trên lớp

- Biết làm thí nghiệm, dùng bút thử điện .

- Có kỹ năng mắc, kiểm tra để đảm bảo1mạch điện kín gồm pin, bóng

đèn pin, công tắc, dây nối hoạt động, đèn sáng.

3. Thái độ: - Trung thực, kiên trì, hoạt động nhóm, có ý thức an toàn khi

sử dụng điện.

4. Định hướng năng lực:

a) Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải

quyết vấn đề và sáng tạo

b) Năng lực đặc thù:

- Năng lực nhận biết khoa học vật lí, năng lực vận dụng kiến thức, kỹ

năng đã học.

pdf7 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 263 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lí Lớp 7 - Tiết 21+22 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Phúc Than, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 12/01/2020 Ngày giảng:; 13/01/2020 - 7A1; 16/01/2020 - 7A5,4; 18/01/2020 - 7A3,6 Tiết 21. DÒNG ĐIỆN - NGUỒN ĐIỆN I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Mô tả thí nghiệm tạo ra dòng điện, nhận biết có dòng điện( bóng đèn bút thử điện sáng, đèn pin sáng, quạt quay.); Nêu được dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng. - Nêu được tác dụng chung của nguồn điện; tạo ra dòng điện và nhận biết các nguồn điện thường dùng với 2 cực của chúng (cực dương, cực âm của pin hay ác quy - Mắc, kiểm tra để đảm bảo 1 mạch điện kín gồm pin, bóng đèn pin, công tắc, dây nối hoạt động, đèn sáng. 2. Kỹ năng: - Nhận biết có dòng điện qua thí nghiệm trên lớp - Biết làm thí nghiệm, dùng bút thử điện . - Có kỹ năng mắc, kiểm tra để đảm bảo1mạch điện kín gồm pin, bóng đèn pin, công tắc, dây nối hoạt động, đèn sáng. 3. Thái độ: - Trung thực, kiên trì, hoạt động nhóm, có ý thức an toàn khi sử dụng điện. 4. Định hướng năng lực: a) Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo b) Năng lực đặc thù: - Năng lực nhận biết khoa học vật lí, năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Tranh 19.1 → 19.3 ( SGK): acquy * Mỗi nhóm: 1 số loại pin (mỗi loại 1 chiếc), 1 mảnh tôn (80mm x 80mm), 1 mảnh nhựa (130mm x 180mm), 1 mảnh len, 1 bút thử điện, 1 bóng đèn pin, 1 khoá, dây nối. 2. Học sinh: - Đọc trước nội dung bài học III. CÁC PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: - Thuyết trình, vấn đáp, đặt và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm 2. Kĩ thuật: - Kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật đặt câu hỏi, hỏi đáp, động não, IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: ? Có mấy loại điện tích ? các vật nhiễm điện cùng loại, khác loại khi đặt gần nhau chúng có đặc điểm gì ? ? Thế nào là vật mang điện tích dương, điện tích âm ? ? Nêu sơ lược về cấu tạo nguyên tư ? Hoạt động 1: Khởi động - GV: Cho Hs nghiên cứu tình huống đầu bài Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới Hoạt động của GV và HS Nội dung - Quan sát tranh 19.1 SGK / 53 - Thước nhựa nhiễm điện gì? vì sao? - Hình C và D giống và tương tự nhau ở điểm nào? - Khi nước ngừng chảy vào bình B ta phả làm gì để nước lại chảy từ A → B? - Thảo luận nhóm làm C2. Vậy khi đèn bút thử điện ngừng sáng cần phải làm gì? Vì sao? → Thông báo: Tiếp tục cọ xát mảnh phim nhựa để cung cấp điện tích dịch chuyển từ tôn → bóng đèn bút thử điện → tạo thành dòng điện, tương tự như nước chảy thành dòng từ A → B - Nêu dấu hiệu nhận biết có dòng điện chạy qua các thiết bị * Chú ý: Khi cắm dây từ ổ điện → Các thiết bị mà không có dấu hiệu có dòng điện → không được tự sửa chữa nếu chưa ngắt nguồn, chưa biết cách sử dụng an toàn. - Thông báo: Kết luận về dòng điện. - Thông báo tác dụng, đặc điểm, cấu tạo, kí hiệu các cực của nguồn điện. - Ví dụ nguồn điện trong cuộc sống? chỉ ra cực âm, dương của pin, ắc qui? - Làm C3? - Giáo viên nhận xét, sửa sai khi cần thiết. - Nêu tên dụng cụ có trong bảng điện ? - Mắc mạch theo nhóm như hình 19.3 ? - Nếu đèn không sáng, phải kiểm tra, phát hiện chỗ hở mạch. 1 bạn ghi cách kiểm tra + Cách khắc phục I. Dòng điện C1: a, .....nước.... b, ....chảy..... * Nhận xét: dịch chuyển * Kết luận: Dòng điện là dòng các điện tích điện dịch chuyển có hướng II. Nguồn điện: C3: Pin tiểu, pin tròn, pin vuông, pin dạng cúc áo, acquy Các nguồn điện khác như: Dinamô, pin mặt trời, máy phát điện..... Bảng: Nguyên nhân mạch hở Cách khắc phục 1. Dây tóc đèn bị đứt 2. Đui đèn TX không tốt. 3. Các đầu dây - Thay bóng - Vặn lại đui. - Vặn chặt lại - Giáo viên kiểm tra hoạt động của các nhóm, giúp đỡ nhóm yếu. - Yêu cầu các nhóm ghi nguyên nhận mạch hở của nhóm, khắc phục sau khi sửa lại, đèn sáng. - Cách phát hiện và kiểm tra để đảm bảo mạch điện kín và đèn sáng. TX không tốt. 4. Dây đứt ngầm bên trong 5. Pin cũ các chốt nối. - Nối hoặc thay dây. - Thay pin HOẠT ĐỘNG 3 + 4: Luyện tập – Vận dụng Hoạt động của GV và HS Nội dung - Gọi HS đọc ghi nhớ - HD học sinh trả lời C4 - Gọi HS đọc và trả lời C5 * Ghi nhớ: III. Vận dụng. C4: Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng - Đèn điện sáng khi có dòng điện chạy qua - Quạt điện sáng khi có dòng điện chạy qua C5: Đèn pin, máy tính, đồng hồ, máy ảnh HOẠT ĐỘNG 5: MỞ RỘNG - Cho HS đọc: Mục có thể em chưa biết ? V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC CHO TIẾT HỌC SAU: - Học lí thuyết, làm các bài tập SBT - Đọc trước bài mới, vẽ bảng ghi kết quả thí nghiệm. - Chuẩn bị: 1 bóng đèn đui gài, xoắn, 2 pin, 1 bóng đèn pin cho mỗi nhóm. Ngày soạn: 01/02/2020 Ngày giảng: 03/02/2020 - 7A1; 6/02/2020 - 7A5,4; 8/02/2020 - 7A3,6 Tiết 22: CHẤT DẪN ĐIỆN VÀ CHẤT CÁCH ĐIỆN. DÒNG ĐIỆN TRONG KIM LOẠI I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Nhận biết trên thực tế vật dẫn điện là vật cho dòng điện đi qua, vật cách điện là vật không cho dòng điện đi qua. Kể tên 1 số vật dẫn điện (vật liệu dẫn điện) và vật cách điện (vật liệu cách điện) thường dùng. Biết được dòng điện trong kim loại là dòng các electron tự do dịch chuyển có hướng. 2. Kỹ năng: - Mắc mạch điện đơn giản. Làm thí nghiệm xác định vật dẫn điện, vật cách điện. 3. Thái độ: - Thói quen sử dụng điện an toàn. 4. Định hướng năng lực: a) Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo b) Năng lực đặc thù: - Năng lực nhận biết khoa học vật lí, năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: - Giáo án - Đồ dùng dạy học cả lớp: Hãy đánh dấy (x) cho vật dẫn, ( 0) cho vật cách điện vào bảng sau: Nhóm Tên vật Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5 Nhóm 6 1. Dây đồng 2. Vỏ nhựa 3. Chén sứ 4. Ruột bút chì - Thiết bị cho mỗi nhóm: Bóng đèn đui ngạnh hoặc xoắn, phích cắm, dây dẫn, 2 pin, 1 bóng đèn pin, 1công tắc, 5 đoạn dây dẫn mỏ kẹp, 1 đoạn dây thép, 1 đoạn dây có vỏ bọc nhựa, 1 chén sứ. 2. Học sinh: - Chuẩn bị bài ở nhà. III. CÁC PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: - Thuyết trình, vấn đáp, đặt và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm 2. Kĩ thuật: - Kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật đặt câu hỏi, hỏi đáp, động não, IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: ? Dòng điện là gì ? Nguồn điện có đặc điểm gì Hoạt động 1: Khởi động * Tạo tình huống học tập như SGK. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới Hoạt động của GV và HS Nội dung Cho HS đọc thông tin mục 1 SGK / 55 ? ? Chất dẫn điện là gì ? Chất cách điện là gì - Cho HS quan sát hình 20.1 và làm C1 ? - Học sinh nhận xét → Giáo viên chốt lại nội dung của C1 - Giáo viên chốt lại đặc điểm vật dẫn điện, vật cách điện. - Nêu tên dụng cụ điện ở hình 20.2 (SGK) - Mắc mạch điện như hình 20.2 để xác định vật dẫn điện, vật cách điện ? - Hoạt động nhóm mắc mạch điện - Điền vào bảng theo yêu cầu của giáo viên? *Chú ý: Trước tiên cần chập 2 mỏ kẹp với nhau để chứng tỏ đèn sáng, sau đó mới dùng 2 mỏ kẹp chập vào vật cần xác định . - Giáo viên làm lại hoàn chỉnh thí nghiệm cho học sinh quan sát - Khi cắm phích điện vào ổ điện ta nên cầm vào phần nào ? Vì sao ? - Yêu cầu HS làm C2? - Với điều kiện nào không khí dẫn điện ? - Giáo viên chú ý sự an toàn khi dùng điện - HD HS làm C3 ? ? Nếu nguyên tử thiếu electron thì phân tử còn lại của nguyên tử mang điện tích gì ? I. Chất dẫn điện – chất cách điện - Chất dẫn điện: Là chất cho dòng điện đi qua ( vật liệu dẫn điện) - Chất cách điện: Là chất không cho dòng điện đi qua ( vật liệu cách điện) C1: dây tóc, dây trục, hai đầu dây đèn, chốt cắm .vỏ phích cắm, trục thuỷ tinh, vỏ dây điện C2: - Vật liệu dẫn điện: Cu, Fe, Al, Pb... - Vật liệu cách điện: Nhựa (chất dẻo), thuỷ tinh, sứ, không khí sạch và khô . C3: Trong mạng điện thắp sáng gia đình: Khi công tắt ngắt, giữa 2 chốt công tắc là không khí, đèn không sáng → không khí là chất cách điện. II. Dòng điện trong kim loại: 1. Êlectrôn tự do trong kim loại - Thông báo: đặc điểm electron tự do trong kim loại ? - Yêu cầu HS làm C4 ? - Gọi HS TL - HS trả lời → Giáo viên chốt lại nội dung đúng - Thông báo “ Các electron tự do ở mọi nơi trong dây dẫn nên khi đóng điện các electrôn tự do trong dây nhận được tín hiệu gần như cùng 1 lúc và đồng loạt chuyển động có hướng → ta nói nhanh như điện. - Yêu cầu HS làm C5 ? - Gọi HS TL - Cho HS quan sát hinh 20.4 và TL C6 - Gọi HS TL - Yêu cầu HS vẽ chiều mũi tên - Nêu kết luận SGK C4: - Hạt nhân nguyên tử: điện tích dương. - Các electrôn: điện tích âm. C5: Các êléctrôn tự do là vòng tròn nhỏ có dấu(-), phần còn lại của nguyên tử là hạt nhân mang điện tích dương (+) vì nguyên tử bị mất bớt êlectrôn. 2. Dòng điện trong kim loại C6: Cực âm đẩy, cực dương hút * Kết luận: .... (Êlectrôn tự do) ...(dịch chuyển có hướng).......... HOẠT ĐỘNG 3 + 4: Luyện tập – Vận dụng Hoạt động của GV và HS Nội dung - Đọc nội dung ghi nhớ của bài ? - Yêu cầu HS làm từ C7 → C9 ? * Ghi nhớ: sgk III. Vận dụng C7: B C8: C C9: C HOẠT ĐỘNG 5: MỞ RỘNG - Chất dẫn điện tốt nhất là bạc, tại sao trong thực tế lõi dây điện lại bằng đồng ? - Đọc phần có thể em chưa biết ? V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Học bài cũ - Bài tập từ 20.1 → 20.4 (SBT) - Đọc trước bài mới “Sơ đồ mạch điện, chiều dòng điện ”

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_vat_li_lop_7_tiet_2122_nam_hoc_2019_2020_truong_thcs.pdf
Giáo án liên quan