Giáo án Vật lí Lớp 7 - Tiết 16: Chống ô nhiễm tiếng ồn - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Kim

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Nêu được một số ví dụ về ô nhiễm do tiếng ồn. Kể tên được một số vật liệu cách

âm thường dùng để chống ô nhiễm do tiếng ồn.

2. Kỹ năng: Kể được tên một số vật liệu cách âm thường dùng để chống ô nhiễm do

tiếng ồn. Đề ra được một số biện pháp chống ô nhiễm do tiếng ồn trong những

trường hợp cụ thể.

3. Thái độ: Nghiêm túc, trách nhiệm, tự giác, trung thực và chăm học.

4. Định hướng năng lực

a)Năng lực chung: Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; Năng

lực giao tiêp và hợp tác; NL tính toán; NL thực hành.

b) Năng lực đặc thù: Ngôn ngữ, tính toán, khoa học.

II. CHUẨN BỊ

1. Chuẩn bị của GV: Tranh vẽ phóng to hình 15.1, 15.2, 15.3 (SGK).

2. Chuẩn bị của HS: Đọc trước bài học 15.

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT

1.Phương pháp: DH theo hướng: tìm tòi; giải quyết vấn đề; tương tác.

2. Kĩ thuật dạy học: Thảo luận; động não; chia sẻ nhóm đôi.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là âm phản xạ? Thế nào là tiếng vang?

3. Bài mới:

* Hoạt động 1: Khởi động:

Trong cuộc sống nếu thiếu âm thanh thì các bạn thấy thế nào?

Nếu tiếng ồn quá lớn và kéo dài bạn lại cảm thấy thế nào?

Bằng cách nào để có thể giảm thiểu những tiếng ồn không mong muốn?

pdf3 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 27/04/2023 | Lượt xem: 266 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lí Lớp 7 - Tiết 16: Chống ô nhiễm tiếng ồn - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Kim, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 19/11/2019 (7A5) – 21/11 (7A7) - /11 (7A6) Tiết 16 : BÀI 15: CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Nêu được một số ví dụ về ô nhiễm do tiếng ồn. Kể tên được một số vật liệu cách âm thường dùng để chống ô nhiễm do tiếng ồn. 2. Kỹ năng: Kể được tên một số vật liệu cách âm thường dùng để chống ô nhiễm do tiếng ồn. Đề ra được một số biện pháp chống ô nhiễm do tiếng ồn trong những trường hợp cụ thể. 3. Thái độ: Nghiêm túc, trách nhiệm, tự giác, trung thực và chăm học. 4. Định hướng năng lực a)Năng lực chung: Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; Năng lực giao tiêp và hợp tác; NL tính toán; NL thực hành. b) Năng lực đặc thù: Ngôn ngữ, tính toán, khoa học. II. CHUẨN BỊ 1. Chuẩn bị của GV: Tranh vẽ phóng to hình 15.1, 15.2, 15.3 (SGK). 2. Chuẩn bị của HS: Đọc trước bài học 15. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1.Phương pháp: DH theo hướng: tìm tòi; giải quyết vấn đề; tương tác. 2. Kĩ thuật dạy học: Thảo luận; động não; chia sẻ nhóm đôi. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là âm phản xạ? Thế nào là tiếng vang? 3. Bài mới: * Hoạt động 1: Khởi động: Trong cuộc sống nếu thiếu âm thanh thì các bạn thấy thế nào? Nếu tiếng ồn quá lớn và kéo dài bạn lại cảm thấy thế nào? Bằng cách nào để có thể giảm thiểu những tiếng ồn không mong muốn? * Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới Hoạt động của GV và HS Nội dung - GV yêu cầu HS quan sát các hình 15.1; 15.2; 15.3 SGK và làm theo các yêu cầu sau: - GV yêu cầu đại diện 1 nhóm báo cáo kết quả C1, C2 và kết luận. GV tổ chức thảo luận: +Lấy ý kiến nhận xét, bổ sung và phát vấn của các nhóm khác. + GV thảo luận cùng HS về các câu trả lời của HS. - Nêu tên các tiếng ồn được miêu tả trong tranh? I. Nhận biết về ô nhiễm tiếng ồn C1: -Hình 15.1: vì tiếng ồn này không kéo dài -Hình 15.2,15.3: vì những tiếng ồn này to và kéo dài Kết luận: Tiếng ồn gây ô nhiễm là tiếng ồn to và kéo dài làm ảnh hưởng - Theo em hình nào trong các hình bên thể hiện tiếng ồn tới mức bị ô nhiễm? - Vì sao tiếng ồn ở hình 15.1 không được gọi là tiếng ồn gây ô nhiễm ? - Vì sao tiếng ồn ở hình 15.2, 15.3 lại bị gọi là tiếng ồn gây ô nhiễm ? - Cá nhân HS hoàn thiện kết luận SGK Kết luận:.to..kéo dài sức khoẻ và sinh hoạt .. GV nhận xét việc thảo luận và báo cáo của các nhóm. (có thể đánh giá bằng cho điểm nhóm báo cáo) GV chốt kiến thức: Tiếng ồn gây ô nhiễm là tiếng ồn to và kéo dài làm ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và sinh hoạt của con người. - GV yêu cầu HS đọc thông tin phần II SGK trang 43 rồi hoàn thiện các C3 và C4? - HS đọc SGK và thảo luận nhóm đôi - GV yêu cầu 1 HS báo cáo - GVtổ chức thảo luận +Lấy ý kiến của một vài HS khác về các câu trả lời của HS vừa báo cáo. +GV thảo luận cùng HS để hoàn thiện - GV chốt kt: GV nhận xét việc báo cáo và thảo luận của HS. (có thể đánh giá bằng cho điểm nhóm báo cáo) GV chốt kiến thức: Để chống ô nhiễm tiếng ồn cần: - Làm giảm độ to của âm phát ra. - Phân tán đường truyền âm. - Ngăn chặn đường truyền âm. Những vật việu dùng để làm giảm tiếng ồn gọi là những vật liệu cách âm. xấu đến sức khoẻ và sinh hoạt của con người. C2: Câu b,c, d. II.Tìm hiểu về các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn C3: -Tác động vào nguồn âm: Cấm bóp còi. -Phân tán trên đường truyền: Trồng cây xanh. -Ngăn không cho âm truyền đến tai: Xây tường chắn, tường làm bằng xốp, tường phủ dạ, đóng cửa C4: a. Kính, lá cây,... b. Gạch, gỗ, bêtông,. . * Hoạt động 3: Luyện tập và vận dụng C5: Hình 15. 2: Người thợ khoan phải có bảo hộ tai (Bông bịt tai,) và trong giờ làm việc không ồn quá 80 dB. Hình 15. 3: Ngăn cách giữa trường học và chợ bằng tường, đóng cửa kính, treo rèm, trồng cây xung quanh. Tốt nhất là không nên xây trường học gần chợ. C6: - Nhà ở cạnh chợ, nhà máy: Nhà phải gắn cửa kính, treo rèm. - Nhà ở sát đường lớn: Xây tường, trồng cây xanh, treo bảng”cấm bóp còi”, * Hoạt động 4: Tìm tòi mở rộng – Tích hợp BVMT - Đọc phần em chưa biết. - Tích hợp: Tìm hiểu những tác hại của tiếng ồn: + Về sinh lý, nó gây mệt mỏi toàn thân, nhức đầu, choáng váng, ăn không ngon, gầy yếu. Ngoài ra người ta còn thấy tiếng ồn quá lớn làm suy giảm thị lực. + Về tâm lý, nó gây khó chịu, lo lắng bực bội, dễ cáu gắt, sợ hãi, ám ảnh, mất tập trung, dễ nhầm lẫn, thiếu chính xác. - Phòng tránh ô nhiễm tiếng ồn: + Trồng cây: Trồng cây xung quanh trường học, bệnh viện, nơi làm việc, trên đường phố + Lắp đặt thiết bị giảm âm: Lắp đặt một số thiết bị giảm âm trong phòng làm việc như: thảm, rèm. + Đề ra nguyên tắc: Lập bảng thông báo quy định về việc gây ồn. Cùng nhau xây dựng ý thức giữ trật tự cho mọi người. + Các phương tiện giao thông cũ, lạc hậu gây ra những tiếng ồn rất lớn. Vì vậy, cần lắp đặt ống xả và các thiết bị chống ồn trên xe. Kiểm tra, đình chỉ hoạt động của các phương tiện giao thông đã cũ hoặc lạc hậu. + Tránh xa các nguồn gây tiếng ồn: Không đứng gần các máy móc, thiết bị gây ồn lớn như máy bay phản lực, các động cơ, máy khoan cắt, rèn kim loại Khi cần tiếp xúc với các thiết bị đó cần sử dụng các thiết bị bảo vệ (mũ chống ồn) và tuân thủ các quy tắc an toàn. Xây dựng các trường học, bệnh viện, khu dân cư xa nguồn gây ra ô nhiễm tiếng ồn. + Học sinh cần thực hiện các nếp sống văn minh tại trường học: Bước nhẹ khi lên cầu thang, không nói chuyện trong lớp học, không nô đùa, mất trật tự trong trường học, V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Giao nhiệm vụ về nhà: Học bài và làm bài tập 15.1- 15.5 (SBT). - Tiết sau ôn tập HKI. -------------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_vat_li_lop_7_tiet_16_chong_o_nhiem_tieng_on_nam_hoc.pdf
Giáo án liên quan