I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: Kể tên được một số môi trường truyền âm. Nêu được một số thí dụ về sự
truyền âm trong các môi trường khác nhau: rắn, lỏng, khí .
2.Kĩ năng: Làm thí nghiệm để chứng minh âm truyền qua các môi trường nào? Tìm ra
phương án thí nghiệm để chứng minh được càng xa nguồn âm biên độ dao động càng nhỏ -
> âm phát ra nhỏ.
3.Thái độ: Giáo dục tính tự giác, trung thực cho học sinh
4. Định hướng năng lực:
a) Năng lực chung: tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực
tự quản lí, năng lực hợp tác.
b) Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ
II. CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên:
Tranh phóng H13.3; 2 trống, 2 quả cầu bốc, một nguồn âm, một bình nước.
2. Học sinh: Vở ghi, dụng cụ học tập.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp: Hoạt động nhóm, luyện tập thực hành,dạy học trực quan, gợi mở- vấn
đáp, pp giải quyết vấn đề
2. Kĩ thuật: Chia nhóm, đặt câu hỏi, động não
4 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 04/05/2023 | Lượt xem: 299 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lí Lớp 7 - Tiết 14: Môi trường truyền âm - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Pha Mu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Ngày soạn: 13/11/2019
Ngày dạy: 16/11/2019
TIẾT 14: MÔI TRƯỜNG TRUYỀN ÂM
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: Kể tên được một số môi trường truyền âm. Nêu được một số thí dụ về sự
truyền âm trong các môi trường khác nhau: rắn, lỏng, khí ...
2.Kĩ năng: Làm thí nghiệm để chứng minh âm truyền qua các môi trường nào? Tìm ra
phương án thí nghiệm để chứng minh được càng xa nguồn âm biên độ dao động càng nhỏ -
> âm phát ra nhỏ.
3.Thái độ: Giáo dục tính tự giác, trung thực cho học sinh
4. Định hướng năng lực:
a) Năng lực chung: tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực
tự quản lí, năng lực hợp tác.
b) Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ
II. CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên:
Tranh phóng H13.3; 2 trống, 2 quả cầu bốc, một nguồn âm, một bình nước.
2. Học sinh: Vở ghi, dụng cụ học tập.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp: Hoạt động nhóm, luyện tập thực hành,dạy học trực quan, gợi mở- vấn
đáp, pp giải quyết vấn đề
2. Kĩ thuật: Chia nhóm, đặt câu hỏi, động não
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Tổ chức lớp:
2. Kiểm tra bài cũ
- Độ to của âm phụ thuộc vào nguồn âm như thế nào?
- Đơn vị đo độ to của âm, chữa bài tập 12.1; 12.2?
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG 1. Hoạt động khởi động
GV Đặt vấn đề:...Vậy tại sao lại áp tai xuống đất thì nghe được mà đứng hoặc ngồi lại
không nghe thấy được.
HS: Tìm ra phương án trả lời cho mình
HOẠT ĐỘNG 2.Hoạt động hình thành kiến thức
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT
HOẠT ĐỘNG 1: Nghiên cứu môi trường truyền âm
- GV:Yêu cầu học sinh nghiên cứu thí
nghiệm 1 ở hình 13.1 (SGK)
Thí nghiệm gồm những dụng cụ nào ?
2
GV:YC hs làm thí nghiệm theo nhóm
- HS: tiến hành thí nghiệm theo nhóm rồi
trả lời câu hỏi C1, C2.
- Người ta tiến hành thí nghiệm như thế
nào.
- Dựa vào kết quả thí nghiệm các em đã thu
thập được yêu cầu các làm câu hỏi C1, C2.
- GV chốt lại câu trả lời của các nhóm.
- GV: Yêu cầu học sinh đọc thí nghiệm 2
SGK bố trí thí nghiệm như hình 13.2
- Cách tiến hành thí nghiệm như thế nào?
- Các nhóm tiến hành thí nghiệm rồi rút ra
kết luận trả lời câu hỏi C3
Một bạn đứng không nhìn vào bạn gõ, 1 bạn
đặt tai vào bàn.
Bạn gõ thì phải gõ khẽ (gõ nhẹ)
- Qua thí nghiệm yêu cầu HS trả lời câu C3
Y/cầu học sinh đọc SGK trả lời câu hỏi
+Âm truyền đến tai qua những môi trường
nào?
- Trong chân không âm có thể truyền qua
được không?
- GV; Yêu cầu học sinh tiềm hiểu thí
nghiệm ở hình 13.4 SGK để trả lời câu C5.
- Qua các th/ng các em rút ra kết luận gì?
Hãy điền vào chỗ trống kết luận trang 38
SGK
- GV:Có hiện tượng ở trong nhà ta nghe
được âm đài phát thanh truyền từ loa công
cộng đến tai ta sau âm phát ra từ đài phát
thanh ở trong nhà, mặc dù cùng một chương
trình. Vậy tại sao lại có hiện tượng đó ?
Âm truyền có cần thời gian không?
I.Môi trường truyền âm
Thí nghiệm 1: Sự truyền âm trong chất
khí.
C1: Quả cầu 2 dao động -> âm đã được
không khí truyền từ mặt trống thứ nhất
đến mặt trống thứ hai.
C2: Biên độ dao động của quả cầu bốc
ở trống 2 nhỏ hơn biên độ dao động của
quả cầu bốc ở trống 1.
=>Kết luận: Độ to của âm càng giảm
khi ở càng xa nguồn âm
Thí nghiệm 2: Sự truyền âm trong chất
rắn
C3: Âm truyền đến tai bạn C qua môi
trường rắn (gỗ)
Thí nghiệm 3: Sự truyền âm trong chất
lỏng
Qua thí nghiệm ta thấy được âm truyền
đến tai qua môi trường : Rắn, khí, lỏng.
Âm có truyền được trong chân không
C5: Môi trường chân không không
truyền âm.
Kết luận:
- Âm có thể truyền qua những môi trường
như rắn, lỏng , khí và không thể truyền qua
chân không.
- Các vị trí càng xa nguồn âm thì âm
3
nghe càng nhỏ.
- Vận tốc truyền âm
Các môi trường khác nhau thì âm
truyền đi vận tốc khác nhau.
HOẠT ĐỘNG 2: VẬN TỐC TRUYỀN ÂM
Phương pháp: Luyện tập thực hành,dạy học
trực quan, gợi mở- vấn đáp, pp giải quyết
vấn đề.
Kĩ thuật: Đặt câu hỏi và trả lời, động não
Năng lực: tự học, năng lực giải quyết vấn
đề, năng lực tư duy sáng tạo
-Âm truyền nhanh nhưng có cần thời gian
không?
-Trong môi trường vật chất nào âm truyền
nhanh nhất.
-Hãy giải thích tại sao ở TN2: Bạn đứng
không nghe thấy âm, mà bạn áp tai xuống
bàn lại nghe thấy âm?
-Tại sao ở trong nhà nghe thấy tiếng đài
trước loa công cộng?
-Âm truyền dù nhanh nhưng vẫn cần
thời gian.
-Thép truyền âm nhanh nhất không khí
truyền âm kém nhất.
-Gỗ là vật rắn truyền âm nhanh tốt hơn
không khí.
-Vì quãng đường từ loa công cộng đến
tai dài hơn nên thời gian truyền âm đến
tai dài hơn.
HOẠT ĐỘNG 3.Hoạt động luyện tập
Phương pháp: Luyện tập thực hành,dạy học
trực quan, gợi mở- vấn đáp, pp giải quyết
vấn đề,HĐ nhóm
Kĩ thuật: Đặt câu hỏi và trả lời, động não.
Thảo luận nhóm.
GV: cho hs làm câu hỏi trắc nghiệm
Hãy lựa chọn phương án trả lời đúng (ứng
với A, B, C hoặc D) để trả lời câu hỏi sau:
HS thảo luận theo nhóm
Câu 1. Âm không truyền được trong môi
trường nào sau đây?
A. Chất lỏng B. Chất rắn
C. Chất khí. D. Chân không
Câu 2. Chất nào dưới đây truyền âm tốt
nhất?
A. Chân không B. Chất khí
C. Chất rắn D. Chất lỏng
Câu 3 :Âm truyền đến tai qua môi trường
Câu 1. D
Câu 2. C
Câu 3. A
4
nào khi ta nghe thấy người khác gọi ta?
A. Không khí B. Chất lỏng
C. Chất rắn D. Chân không
HOẠT ĐỘNG 4.Hoạt động vận dụng
Phương pháp: Luyện tập thực hành,gợi mở-
vấn đáp, pp giải quyết vấn đề.
Kĩ thuật: Đặt câu hỏi và trả lời, động não
-Yêu cầu HS trả lời câu hỏi C7, C8.
HS làm việc cá nhân
-C7: Âm thanh xung quanh truyền đến
tai ta qua môi trường không khí.
C8:- Khi đi câu, người trên bờ phải đi
nhẹ để các không nghe thấy tiếng động,
cá không bơi đi.
-Khi đánh cá: Thả lưới, rồi người chèo
thuyền bơi xung quanh lưới, vừa chèo,
vừa gõ để cá nghe thấy tiếng động,
chạy vào lưới...
HOẠT ĐỘNG 5.Hoạt động tìm tòi , mở rộng.
Có thể em chưa biết:
- Sở dĩ âm truyền được trong các chất khí, lỏng , rắn và không truyền được trong
chân không, vì khi các nguồn âm dao động , nó sẽ làm cho các hạt cấu tạo nên chất rắn,
lỏng, khí ở sát nó cũng dao động theo. Những hạt này lại truyền dao động cho các hạt khác
ở gần chúng và cứ như thế dao động truyền đi xa Do đó, muốn âm truyền từ nguồn âm
đến tai ta nhất thiết phải có môi trường truyền âm như chất rắn, lỏng, khí
V HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ CHO TIẾT SAU
* Về nhà các em xem học thuộc phần ghi nhớ.
- Trả lời câu hỏi C1-> C10vào vở bài tập.
- Đọc phần có thể em chưa biết.
- Làm bài tập 13.1 -> 13.5 ở SBT.
- Chuẩn bị bài học mới.
File đính kèm:
- giao_an_vat_li_lop_7_tiet_14_moi_truong_truyen_am_nam_hoc_20.pdf