I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Hiểu được thể tích, chiều dài của 1 vật rắn tăng khi nóng lên, giảm khi lạnh đi. Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
2. Kĩ năng
- HS TB-Y: Biết đọc các biểu bảng để rút ra kết luận cần thiết.
- HS K-G: Giải thích được 1 số hiện tượng đơn giản về sợ nở vì nhiệt của chất rắn.
3. Thái độ
Rèn tính cẩn thận, trung thực, ý thức tập thể trong việc thu thập thông tin trong nhóm.
4. Định hướng năng lực
a) Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
b) Năng lực đặc thù: Năng lực nhận thức khoa học vật lý, năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- 1 quả cầu kim loại và 1 vòng kim loại.
- 1 đèn cồn, 1 chậu nước, khăn khô.
2. Học sinh
Đọc trước bài mới.
2 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 04/05/2023 | Lượt xem: 263 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lí Lớp 6 - Tiết 20: Sự nở vì nhiệt của chất rắn - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Pha Mu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 10/01/2020
Tiết 20: Bài 18
SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT RẮN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Hiểu được thể tích, chiều dài của 1 vật rắn tăng khi nóng lên, giảm khi lạnh đi. Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
2. Kĩ năng
- HS TB-Y: Biết đọc các biểu bảng để rút ra kết luận cần thiết.
- HS K-G: Giải thích được 1 số hiện tượng đơn giản về sợ nở vì nhiệt của chất rắn.
3. Thái độ
Rèn tính cẩn thận, trung thực, ý thức tập thể trong việc thu thập thông tin trong nhóm.
4. Định hướng năng lực
a) Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
b) Năng lực đặc thù: Năng lực nhận thức khoa học vật lý, năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- 1 quả cầu kim loại và 1 vòng kim loại.
- 1 đèn cồn, 1 chậu nước, khăn khô.
2. Học sinh
Đọc trước bài mới.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, hoạt động nhóm, thực hành.
2. Kĩ thuật: Chia nhóm, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: GV và HS sử dụng tiếng Anh để chào nhau
2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động
GV: Dựa vào tình huống SGK để đặt vấn đề
(nếu có điều kiện thì kể thêm vài điều về tháp Epphen và cho HS xem ảnh của tháp)
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: (15') Thí nghiệm về sự nở của chất rắn.
GV: Làm thí nghiệm như phần gợi ý vể cách thực hiện th/ng. Chỉ cho HS nhận xét hiện tượng (không yêu cầu tìm nguyên nhân)
- Yêu cầu HS ng/c trả lời câu hỏi C1, C2
- Điều khiển lớp thảo luận và trả lời.
HS: Làm việc cá nhân:
- Quan sát thí nghiệm.
- Trả lời câu hỏi C1, C2 (SGK).
- Trình bày theo yêu cầu của GV.
1. Làm thí nghiệm:
(SGK)
2. Trả lời câu hỏi:
C1: Vì quả cầu nở ra khi nóng lên.
C2: Vì quả cầu co lại khi lạnh đi.
Hoạt động2: (5') Rút ra kết luận.
GV: HD HS điền từ thích hợp vào chổ trống và điều kiển lớp thảo luận về kết quả điền từ.
HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV.
3. Kết luận:
C3: a. ... tăng ...
b. ... lạnh đi ...
Hoạt động 3: (8') So sánh sự nở vì nhiệt của các chất rắn khác nhau.
GV: HD HS đọc bảng ghi độ tăng chiều dài của một số chất rắn để rút ra nhận xét về sự nở vì nhiệt của các chất rắn khác nhau.
? các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt có giống nhau không.
HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV.
4. So sánh sự nở vì nhiệt của các chất rắn khác nhau:
Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập
- Đọc nội dung ghi nhớ của bài học.
- Các chất rắn nở vì nhiệt như thế nào?
- Vì sao khi mở các nút bình thuỷ tinh trong phòng thí nghiệm người ta thường hơ nóng miệng bình?
- Kể tên vài ứng dụng của sự nở vì nhiệt của chất rắn trong đời sống và kỉ thuật.
HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng
GV: Hướng dẫn và gợi ý cho HS vận dụng các kiến thức đã được nghiên cứu để trả lời các câu hỏi C5, C6, C7 (SGK)
HS: Thảo luận nhóm nhỏ, thực hiện theo yêu cầu của GV, bổ sung và hoàn chỉnh nội dung của các câu hỏi.
GV: Chốt ý chính.
5. Vận dụng:
C5: Phải nung nóng khâu dao, liềm vì khi được nung nóng, khâu nở ra dể lắp vào cán, khi nguội đi khâu co lại xiết chặt vào cán.
C6: Nung nóng vòng kim loại.
C7: Vào mùa hè nhiệt độ tăng lên, thép nở ra, nên thép dài ra (tháp cao lên)
HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
- YCHS đọc mục có thể em chua biết.
- Vận dụng kiến thức trả lời một số câu hỏi thực tế:
+ Tại sao tấm tôn lại có hình lượn sóng?
+ Tại sao khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày lại dễ nứt, tách côc?
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
* Bài cũ: - Học bài và nắm nội dụng ghi nhớ của bài học.
- Làm các bài tập trong SBTVL6 ( bài 18.2 - > 18.6)
- Tìm thêm các ví dụ về ứng dụng của sự nở vì nhiệt của chất rắn trong
đời sống thực tế.
File đính kèm:
- giao_an_vat_li_lop_6_tiet_20_su_no_vi_nhiet_cua_chat_ran_nam.docx