Giáo án Vật lí Lớp 6 - Tiết 11: Lực kế - Phép đo lực trọng lượng và khối lượng - Trường THCS Mường Mít

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Viết được công thức tính trọng lượng P = 10.m, nêu được ý nghĩa và đơn vị

đo P, m

- Đo được lực bằng lực kế.

- Vận dụng được công thức P = 10.m làm bài tập, rèn kĩ năng trình bày bài giải.

2. Phẩm chất. Nhân ái, trung thực, trách nhiệm, yêu nước.

3. Năng lực

a) Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác

b) Năng lực đặc thù: Năng lực tìm hiểu tự nhiên, năng lực thực nghiệm, năng lực vận

dụng, trao đổi thông tin

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên. Chuẩn bị cho mỗi nhóm : 1 lực kế lò xo, máy chiếu

2. Học sinh. Một sợi dây để buộc quyển sách.

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT

1. Phương pháp: Thuyết trình ,vấn đáp, hoạt động nhóm, thực hành.

2. Kĩ thuật: Kĩ thuật động não, chia nhóm, kĩ thuật giao nhiệm vụ

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.

1. Ổn định.

2. Kiểm tra bài cũ.

? Khi một lò xo bị kéo dãn thì lực đàn hồi tác dụng lên đâu? Lực đàn hồi phụ

thuộc vào những yếu tố nào

pdf4 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 28/04/2023 | Lượt xem: 153 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lí Lớp 6 - Tiết 11: Lực kế - Phép đo lực trọng lượng và khối lượng - Trường THCS Mường Mít, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 17/11(6D); 18/11(6BC); 21/11(6A) Tiết 11 : LỰC KẾ - PHÉP ĐO LỰC TRỌNG LƯỢNG VÀ KHỐI LƯỢNG I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Viết được công thức tính trọng lượng P = 10.m, nêu được ý nghĩa và đơn vị đo P, m - Đo được lực bằng lực kế. - Vận dụng được công thức P = 10.m làm bài tập, rèn kĩ năng trình bày bài giải. 2. Phẩm chất. Nhân ái, trung thực, trách nhiệm, yêu nước. 3. Năng lực a) Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác b) Năng lực đặc thù: Năng lực tìm hiểu tự nhiên, năng lực thực nghiệm, năng lực vận dụng, trao đổi thông tin II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên. Chuẩn bị cho mỗi nhóm : 1 lực kế lò xo, máy chiếu 2. Học sinh. Một sợi dây để buộc quyển sách. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: Thuyết trình ,vấn đáp, hoạt động nhóm, thực hành.. 2. Kĩ thuật: Kĩ thuật động não, chia nhóm, kĩ thuật giao nhiệm vụ IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 1. Ổn định. 2. Kiểm tra bài cũ. ? Khi một lò xo bị kéo dãn thì lực đàn hồi tác dụng lên đâu? Lực đàn hồi phụ thuộc vào những yếu tố nào 3. Bài mới. HOẠT ĐỘNG 1: KHỚI ĐỘNG - Chiếu hình ảnh cung tên ở mở bài - Vào bài mới: Tại sao khi mua bán người ta có thể dung lực kế làm một cái cân -> Để trả lời câu hỏi này cô và các em sẽ đi tim hiểu bài hôm nay. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KỸ NĂNG MỚI Hoạt động của GV - HS Nội dung cần đạt GV: yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK - Đọc nội dung thông tin. - GV: Để đo lực người ta dùng dụng cụ gì. - GV: Có nhiều loại lực kế. loại lực kế thường dùng là lực kế lò xo... - GV: Phát lực kế cho các nhóm - Yêu cầu nghiên cứu cấu tạo rồi điền vào câu C1 (Cho HS thảo luận trong 1 phút ) - GV chiếu nội dung câu C1 - HS: Nghiên cứu cấu tạo của lực kế lò I - Tìm hiểu lực kế. 1) Lực kế là gì? * Để đo lực người ta dùng lực kế 2) Mô tả 1 lực kế lò xo đơn giản. C1: (1) lò xo (2) Kim chỉ thị xo, đọc C1, dùng từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu C1 - Đại diện nhóm trả lời. - GV: cho các nhóm nhận xét, thống nhất câu trả lời => GV: Chốt lại - GV: Yêu cầu HS HĐN ( 2’) tìm hiểu câu C2 ? Hãy tìm hiểu ĐCNN và GHĐ của lực kế theo nhóm. - HS: Tìm hiểu, đại diện nhóm trả lời C2 dựa vào lực kế của nhóm ( 3) Bảng chia độ GV chiếu nội dung câu C3 GV: Yêu cầu HS quan sát lại 2 hình vẽ ở đầu bài , đồng thời suy nghĩ trả lời câu C3 - Yêu cầu HS trao đổi - Thống nhất câu trả lời - HS: Thảo luận nhóm câu C3. - GV gọi đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét. - GV: Hướng dẫn HS cách điều chỉnh kim về số 0, cách đo trọng lượng , đo lực kéo GV: yêu cầu HS thực hành đo trọng lượng của cuốn sách vật lý 6 - HS: - Các nhóm thực hành đo - GV: Hướng dẫn HS cách cầm lực kế trong khi thực hành: - Đo lực kéo ngang, đo lực kéo xuống - Đo trọng lượng - GV: Cho hs trả lời C5.? Khi đo trọng lượng của một vật ta phải cầm lực kế ở tư thế như thế nào. Tại sao lại phải cầm như thế ? II - Đo 1 lực bằng lực kế 1) Cách đo lực. C3: (1) Vạch 0 (2) Lực cân bằng. ( 3) Phương. 2) Thực hành đo lực. C5: Khi đo phải cầm lực kế sao cho lò xo của lực kế nằm ở tư thế thẳng đứng, vì lực cần đo là trọng lượng có phương thẳng đứng - Gv: ? Trọng lực của một vật là gì? Đơn vị đo? - HS: Là trọng lượng của vật, đơn vị đo là Niutơn (N) - GV chiếu nội dung C6 - GV: Dựa vào kết quả C6, y/c hs tìm mối liên hệ giữa P và m? - HS: tìm mối liên hệ và đưa ra công thức - Gv: Giải thích các đại lượng trong CT. III- Công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng. C6: m = 100g thì P = 1N m = 200g thì P = 2N m = 1 kg thì P = 10 N * P = 10 .m Trong đó P là trọng lượng (N) m là khối lượng (kg) HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP - Đọc phần ghi nhớ - Yêu cầu HS đọc mục có thể em chưa biết ? Qua bài này ta cần nắm chắc được điều gì HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG - GV hướng dẫn C7, C8 về nhà ? Mối liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng - GV: ? 3,2 tấn = ...kg - P = 10.m =.....N IV. Vận dụng C7: Vì trọng lượng của một vật luôn luôn tỉ lệ với khối lượng của nó nên trên bảng chia độ của lực kế ta có thể không ghi P mà ghi khối lượng của vật - Thực chất cân bỏ túi chính là lực kế lò xo C9: 1 xe tải có m = 3,2 tấn tức là m = 3200 kg thì xe tải đó có P = 3200 . 10 = 32000N HOẠT ĐỘNG 5: MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG TẠO - YCHS đọc mục có thể em chưa biết . - Về nhà em hãy thử làm một cái lực kế và phải nhớ chia độ cho lực kế đó. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT HỌC SAU. - Chiếu nội dung hướng dẫn về nhà - Học thuộc phần ghi nhớ - Học bài theo câu hỏi sau: ? Nêu hệ thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng ? Lực kế là dụng cụ để đo đại lượng vật lý nào. - BT: 10 . 1 đến 10 . 4 trong SBT. - Đọc trước bài : Khối lượng riêng - bài tập: cách xác định khối lượng riêng của một vật như thế nào? - ? Công thức tính khối lượng riêng và giải thích D, m, V

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_vat_li_lop_6_tiet_11_luc_ke_phep_do_luc_trong_luong.pdf