Giáo án Vật lí Lớp 6 - Tiết 28: Ôn tập học kì II - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Thị trấn Than Uyên

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- Ôn lại các kiến thức đã học từ đầu học kì 2 về ròng rọc, đòn bẩy, sự nở vì nhiệt của các chất, nhiệt kế, nhiệt giai.

2. Kĩ năng

- Vận dụng các kiến thức đã học để giải thích các hiện t¬¬ượng đơn giản có liên quan đến ứng dụng của sự nở vì nhiệt.

3. Thái độ

- Cẩn thận, nghiêm túc, hợp tác.

4. Định hướng năng lực

a) Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác.

b) Năng lực đặc thù: Năng lực tính toán, năng lực khoa học.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên:

- Nội dung ôn tập, phấn màu, thước thẳng, máy chiếu.

2. Học sinh:

- Ôn tập lại các nội dung đã học theo hướng dẫn.

 

doc3 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 25/04/2023 | Lượt xem: 110 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lí Lớp 6 - Tiết 28: Ôn tập học kì II - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Thị trấn Than Uyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: /06/2020 (6A2) TIẾT 28. ÔN TẬP HỌC KÌ II I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức - Ôn lại các kiến thức đã học từ đầu học kì 2 về ròng rọc, đòn bẩy, sự nở vì nhiệt của các chất, nhiệt kế, nhiệt giai. 2. Kĩ năng - Vận dụng các kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng đơn giản có liên quan đến ứng dụng của sự nở vì nhiệt. 3. Thái độ - Cẩn thận, nghiêm túc, hợp tác. 4. Định hướng năng lực a) Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác. b) Năng lực đặc thù: Năng lực tính toán, năng lực khoa học. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: - Nội dung ôn tập, phấn màu, thước thẳng, máy chiếu. 2. Học sinh: - Ôn tập lại các nội dung đã học theo hướng dẫn. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: - Đàm thoại, thuyết trình, hoạt động nhóm, thực hành. 2. Kĩ thuật: - Thảo luận nhóm đôi, nhóm lớn. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động - Nêu các kiến thức cơ bản đã được học trong năm học. - Trong học kì II chúng ta đã được học những kiến thức cơ bản nào? HS: Trả lời. GV: Hôm nay chúng ta sẽ cùng đi ôn tập lại các kiến thức. HOẠT ĐỘNG 2: Ôn tập Hoạt động của GV và HS Nội dung GV: Chiếu câu hỏi lên bảng yêu cầu HS HĐ cá nhân 5' trả lời các câu hỏi sau đó chia sẻ với bạn cùng bàn, GV gọi đại diện trả lời. 1. Dùng ròng rọc cố định và ròng rọc động có tác dụng gì? 2. Đòn bẩy giúp con người làm việc dễ dàng hơn như thế nào? 3. Nêu kết luận sự nở vì nhiệt của các chất: chất rắn, chất lỏng, chất khí? 4. Trong các chất rắn, lỏng, khí, chất nào nở vì nhiệt nhiều nhất, chất nào nở vì nhiệt ít nhất? 5. Tìm một thí dụ chứng tỏ sự co dãn vì nhiệt khi bị ngăn trở có thể gây ra những lực rất lớn. 6. Nhiệt kế hoạt động dựa trên hiện tượng nào? Hãy kể tên và nêu công dụng của các nhiệt kế thường gặp trong cuộc sống. I. Ôn tập 1. Dùng ròng rọc cố định giúp làm đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp. - Dùng ròng rọc động giúp làm lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật. 2. Muốn lực nâng vật nhỏ hơn trọng lượng của vật thì phải làm cho khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của lực nâng lớn hơn khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của trọng lượng vật. 3. Các chất rắn, lỏng, khí đều nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. Các chất rắn, lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau. 4. Chất khí nở vì nhiệt nhiều nhất, chất rắn nở vì nhiệt ít nhất. 5. 6. Nhiệt kế được cấu tạo dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt của các chất. – Nhiệt kế rượu dùng để đo nhiệt độ của khí quyển. – Nhiệt kế thuỷ ngân dùng trong phòng thí nghiệm. – Nhiệt kế y tế dùng để đo nhịêt độ cơ thể. GV: Chiếu câu hỏi lên bảng yêu cầu HS HĐ theo nhóm bàn 5' trả lời các câu hỏi sau đó GV gọi đại diện trả lời. ? Tại sao các tấm tôn lợp lại thường có dạng lượn sóng ? Chỗ tiếp nối hai đầu thanh ray đường tàu hỏa có để một khe hở. Tại sao người ta phải làm như thế ? Tại sao khi đun nước ta không nên đổ nước thật đầy ấm ? Tại sao quả bóng bàn bị móp khi nhúng vào nước nóng lại có thể phồng lên GV chốt lại. II. Bài tập 1. Các tấm tôn lợp thường có dạng lượn sóng là để khi trời nóng các tấm tôn có thể rãn ra mà ít bị ngăn cản, nên tránh được hiện tượng gây ra lực lớn, có thể làm rách tôn lợp. 2. Vì khi trời nóng, đường ray dài ra do đó nếu không để khe hở, sự nở vì nhiệt của đường ray sẽ bị ngăn cản gây ra lực rất lớn làm cong đường ray. 3. Khi đun nước ta không nên đổ nước thật đầy ấm, vì khi bị đun nóng nước trong ấm nở ra và tràn ra ngoài gây nguy hiểm. 4. Khi cho quả bóng bàn bị bẹp vào nước nóng, không khí trong quả bóng bị nóng lên, nở ra làm cho quả bóng phồng lên như cũ. HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập - GV hệ thống lại các kiến thức đã được ôn tập. HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng - Nêu một số ứng dụng về sự nở vì nhiệt của các chất? HS: Trả lời. - Có hai cốc thủy tinh chồng khít vào nhau. Một bạn học sinh định dùng nước nóng và nước đá để tách hai cốc ra. Hỏi bạn đó phải làm thế nào? HS: Cho nước đá vào cốc nằm bên trong để cốc này co lại, đồng thời nhúng cốc ngoài vào nước nóng để cốc này nở ra. GV nhận xét, chốt lại. HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Phải mắc các ròng rọc động và ròng rọc cố định như thế nào để với một số ít nhất các ròng rọc, có thể đưa một vật có trọng lượng P = 1600N lên cao mà chỉ cần một lực kéo F = 100N. Coi trọng lượng của các ròng rọc là không đáng kể. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Học bài, học thuộc các phần ghi nhớ. - Ôn lại các kiến thức đã được ôn tập. - Xem lại các bài tập đã chữa. - Tiết sau tiếp tục ôn tập.

File đính kèm:

  • docgiao_an_vat_li_lop_6_tiet_28_on_tap_hoc_ki_ii_nam_hoc_2019_2.doc
Giáo án liên quan