Tiết 2. Bài 3: ĐO THỂ TÍCH CHẤT LỎNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nêu được một số dụng cụ đo thể tích với GHĐ và ĐCNN của chúng.
- Xác định được GHĐ và ĐCNN của bình chia độ.
- Đo được thể tích chất lỏng bằng bình chia độ.
2. Kĩ năng:
- Hstb-y: Biết cách sử dụng dụng cụ đo thể tích chất lỏng, quan sát TN.
- Hsk-g: Biết cách sử dụng dụng cụ đo thể tích chất lỏng, quan sát và tổng hợp kiến thức.
3. Thái độ: Rèn tính trung thực, tỉ mỉ, thận trọng khi đo thể tích chất lỏng và
báo cáo kết quả đo thể tích chất lỏng.
4. Năng lực, phẩm chất:
* Năng lực:
- Năng lực tự chủ và tự học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
* Phẩm chất: Chăm chỉ, chủ động, siêng năng, trách nhiệm
II. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:
* Phương pháp: Trực quan, thuyết trình, vấn đáp, hoạt động nhóm, thực hành thí
nghiệm.
* Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, chia nhóm, tổ chức thảo luận, kĩ thuật giao nhiệm vụ.
III.CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
* Đối với cả lớp: Bình chia độ, cốc nước.
* Đối với mỗi nhóm HS: Bảng 3.1 tr.14 SGK. Chai, lọ, bình chia độ hoặc ca
đong có ghi sẵn dung tích.
2. Học sinh: Đọc và chuẩn bị trước bài 3 SGK Vật Lí 6.
IV. T Ổ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Trải nghiệm, khám phá.
GV: Cho 2 HS cùng dự đoán thể tích nước trong ly.
HS: Dự đoán kết quả.
GV: Làm thế nào để biết chính xác thể tích nước ở trong ly.
HS: HS dự đoán câu trả lời.
Đặt vấn đề: Để biết chính xác lượng nước trong ly là bao nhiêu ta phải sử dụng
dụng cụ đo gì và cách đo ra sao, cô và các em sẽ tìm hiểu bài hôm nay.
51 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 241 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Vật lí Lớp 6 - Chương trình học kì I - Năm học 2020-2021 - Trường PTDTBT THCS Tà Hừa, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Ngày giảng: 9/9/2020 – 6B; 12/9/2020 – 6A
CHƯƠNG I: CƠ HỌC
Tiết 1. Bài 1+2: ĐO ĐỘ DÀI
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nêu được đơn vị và một số dụng cụ đo chiều dài.
- Biết cách xác định giới hạn đo (GHĐ), độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của dụng cụ đo.
2. Kỹ năng:
- Hstb-y: Xác định được GHĐ và ĐCNN của dụng cụ đo độ dài. Xác định được
độ dài trong một số tình huống thông thường.
- Hsk-g: Rèn luyện kĩ năng đo chính xác độ dài của vật và ghi kết quả. Biết tính
giá trị trung bình của đo độ dài.
3. Thái độ: Rèn tính cẩn thận, ý thức hợp tác trong hoạt động thu thập thông tin
4. Năng lực, phẩm chất:
* Năng lực:
- Năng lực tự chủ và tự học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
* Phẩm chất: Chăm chỉ, chủ động, siêng năng, trách nhiệm
II. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:
* Phương pháp: Trực quan, thuyết trình, vấn đáp, hoạt động nhóm, thực hành.
* Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, chia nhóm, tổ chức thảo luận, giao nhiệm vụ.
III. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
Đối với cả lớp: Thước thẳng, thước cuộn, thước dây.
Đối với mỗi nhóm HS: Bảng 1.1 tr.8 SGK.
2. Học sinh: Đọc và chuẩn bị trước bài 1 SGK vật lí 6.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Trải nghiệm, khám phá.
GV: Cho 2 HS dùng tay đo độ dài của cạnh bàn.
HS: Làm thí nghiệm theo yêu cầu của GV.
GV: Kết quả của hai bạn không giống nhau. Vậy làm thế nào để có thể thống
nhất được chính xác độ dài của cạnh bàn.
HS: Dùng thước đo.
* ĐVĐ: Để có thể thống nhất được chính xác độ dài của cạnh bàn hay kiểm tra
câu trả lời của bạn có đúng hay không chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài hôm nay.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới:
Hoạt động GV- HS Nội dung bài dạy
? Nhắc lại các đơn vị đo độ dài đã học.
- Yêu cầu HS đọc phần 1.
I. Đơn vị đo độ dài.
(HS tự ôn tập)
1. Ôn lại một số đơn vị đo độ dài.
- Các đơn vị đo độ dài là: Km, hm,
2
? Đơn vị đo lường hợp pháp của nước ta
là gì?
HS đọc mục 1 phần I SGK để trả lời.
? Đơn vị đo độ dài thường dùng nào lớn
hơn đơn vị mét?
? Đơn vị đo độ dài thường dùng nào
nhỏ hơn đơn vị mét?
Yêu cầu HS trả lời câu hỏi C1.
- GV chia 2 HS ngồi cùng bàn làm 1
nhóm để thực hiện câu hỏi C2, C3
HS: Ước lượng chiều dài bàn và độ dài
gang tay => Đo=> nhận xét giá trị ước
lượng và giá trị đo
? Khi dùng thước kiểm tra, ước lượng
của em có đúng khi dùng thước không?
dam, m, dm, cm, mm.
- Đơn vị chính là mét, kí hiệu : m
C1:
1m = 10dm;
1m = 100cm;
1cm =10mm;
1km = 1000m;
2. Ước lượng độ dài.
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi C4.
HS: a) Thước cuộn.
b) Thước kẻ.
c) Thước thẳng
? Dụng cụ đo độ dài gồm những dụng
cụ nào?
- GV y/c HS quan sát thước kẻ của HS
? Thước kẻ có số đo lớn nhất là bao
nhiêu.
HS trả lời 30cm
GV thông báo: Giới hạn đo (GHĐ)
? Hãy chỉ ra hai vạch liên tiếp nhau trên
thước tính từ vạch số 0. Hai vạch này có
độ dài bao nhiêu?
HS: Vạch số 0 và vạch kế số 0. Hai
vạch này có độ dài 1mm.
GV thông báo: độ chi nhỏ nhất (ĐCNN)
của thước.
- GV cho HS quan sát thước thẳng có
GHĐ 1m và ĐCNN 1cm. Hãy xác định
GHĐ và ĐCNN của thước?
- Yêu cầu cá nhân HS nhận xét và GV
nhận xét lại. Nếu HS chưa xác định
được GV có thể hướng dẫn lại cho HS.
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi C6, C7
II. Đo độ dài.
1. Tìm hiểu dụng cụ đo độ dài:
Các dụng cụ đo độ dài gồm:
Thước cuộn, thước kẻ, thước thẳng,
thước dây,...
2. Giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất
của thước.
- Giới hạn đo (GHĐ) là độ dài lớn
nhất ghi trên thước.
- Độ chi nhỏ nhất (ĐCNN) là độ dài
giữa hai vạch liên tiếp trên thước
C6:
a) Thước có GHĐ 20cm, ĐCNN 1mm
b) Thước có GHĐ 30cm, ĐCNN 1mm
c) Thước có GHĐ 1m và ĐCNN 1cm.
C7: Thợ may dùng thước dây để đo
chiều dài mảnh vải và số đo cơ thể
của khách hàng.
? Để chọn thước đo phụ hợp ta cần phải
làm gì trước tiên?
HS: Ước lượng độ dài cần đo.
- Yêu cầu HS quan sát lần lượt các hình
2.1, 2.2, 2.3 và trả lời các câu hỏi sau:
III. Cách đo độ dài:
- Ước lượng độ dài cần đo.
- Chọn thước có GHĐ và ĐCNN
thích hợp.
3
? Trong hình 2.1, hình nào vẽ vị trí đặt
thước đúng để đo chiều dài bút chì? cần
phải đặt thước như thế nào để đo chiều
dài của vật chính xác.
? Trong hình 2.2, hình nào vẽ cách đặt
mắt đúng để đọc kết quả đo? cần đặt mắt
đo như thế nào để đọc đúng kết quả.
? Trong hình 2.3, nếu đầu cuối của vật
không ngang bằng với vạch chia thì đọc
kết quả đo như thế nào?
Cá nhân HS trả lời các câu hỏi của GV
- GV yêu cầu cá nhân HS nhắc lại cách
đo độ dài.
- Đặt thước dọc theo chiều dài vật,
vạch số 0 ngang bằng với một đầu
vật.
- Đặt mắt nhìn theo hướng vuông
góc với cạnh thước tại đầu của vật.
- Đọc theo kết quả đo gần nhấ
Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố kiến thức.
- GV cho HS tổng hợp lại kiến thức bằng cách trả lời các câu hỏi sau:
? Đơn vị đo độ dài hợp pháp của nước ta là gì.
? GHĐ và ĐCNN của thước là gì.
- GV cho HS xác định GHĐ và ĐCNN của dụng cụ đo độ dài.
Hoạt động 4: Vận dụng
GV chia lớp thành 3 nhóm.
Yêu cầu các nhóm thực hiện đo về dày
quyển sách vật lý và hướng dẫn HS tính giá
trị trung bình.
Từng nhóm HS thực hiện yêu cầu của GV
IV. Vận dụng:
Đo độ dài và bề dày sách vật lý
Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng (Hướng dẫn về nhà)
- GV cho HS tìm hiểu thêm về các đơn vị đo độ dài khác.
Đơn vị đo độ dài sử dụng trong thực tế:
1inh = 2,54cm.
1 dặm(mile) = 1609m.
1n.a.s ≈ 9461 tỉ km.
- GV yêu cầu HS đọc phần “Có thể em chưa biết”.
- Hướng dẫn về nhà: Về nhà làm bài tập 1.1 đến 1.4 và 2.1 đến 2.4 trong SBT.
Chuẩn bị bài 3: “Đo thể tích chất lỏng” và Ôn lại các kiến thức đã học.
Ngày giảng: 16/9/2020 – 6B; 19/9/2020 – 6A
4
Tiết 2. Bài 3: ĐO THỂ TÍCH CHẤT LỎNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nêu được một số dụng cụ đo thể tích với GHĐ và ĐCNN của chúng.
- Xác định được GHĐ và ĐCNN của bình chia độ.
- Đo được thể tích chất lỏng bằng bình chia độ.
2. Kĩ năng:
- Hstb-y: Biết cách sử dụng dụng cụ đo thể tích chất lỏng, quan sát TN.
- Hsk-g: Biết cách sử dụng dụng cụ đo thể tích chất lỏng, quan sát và tổng hợp kiến thức.
3. Thái độ: Rèn tính trung thực, tỉ mỉ, thận trọng khi đo thể tích chất lỏng và
báo cáo kết quả đo thể tích chất lỏng.
4. Năng lực, phẩm chất:
* Năng lực:
- Năng lực tự chủ và tự học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
* Phẩm chất: Chăm chỉ, chủ động, siêng năng, trách nhiệm
II. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:
* Phương pháp: Trực quan, thuyết trình, vấn đáp, hoạt động nhóm, thực hành thí
nghiệm.
* Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, chia nhóm, tổ chức thảo luận, kĩ thuật giao nhiệm vụ.
III.CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
* Đối với cả lớp: Bình chia độ, cốc nước.
* Đối với mỗi nhóm HS: Bảng 3.1 tr.14 SGK. Chai, lọ, bình chia độ hoặc ca
đong có ghi sẵn dung tích.
2. Học sinh: Đọc và chuẩn bị trước bài 3 SGK Vật Lí 6.
IV. T Ổ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Trải nghiệm, khám phá.
GV: Cho 2 HS cùng dự đoán thể tích nước trong ly.
HS: Dự đoán kết quả.
GV: Làm thế nào để biết chính xác thể tích nước ở trong ly.
HS: HS dự đoán câu trả lời.
Đặt vấn đề: Để biết chính xác lượng nước trong ly là bao nhiêu ta phải sử dụng
dụng cụ đo gì và cách đo ra sao, cô và các em sẽ tìm hiểu bài hôm nay.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới:
Hoạt động GV- HS Nội dung bài dạy
GV đặt câu hỏi:
? Nhắc lại các đơn vị đo thể tích đã
học.
I. Đơn vị đo thể tích. (HS tự học)
1. Ôn lại một số đơn vị đo thể tích
- Các đơn vị đo thể tích là: m3, dm3,
cm3, mm3.
5
GV thông báo:
Mỗi vật, dù to hay nhỏ đều chiếm một
thể tích trong không gian.
Đơn vị đo thể tích thường dùng là mét
khối (m3) và lít (l)
1l = 1dm3, 1ml = 1cm3 (1cc)
Yêu cầu HS trả lời câu hỏi C1.
- Đơn vị đo thể tích thường dùng là
mét khối (m3) và lít (l)
1l = 1dm3, 1ml = 1cm3 (1cc)
C1:
1) 1000dm3
2) 1000000cm3
3) 1000lít
4) 1000000ml
5) 1000000cc
Yêu cầu HS trả lời câu hỏi C2, C3, C4.
HS trả lời:
C2: Ca đong có GHĐ: 1 lít, ĐCNN: 0,5l
Can đong có GHĐ: 5 lít, ĐCNN: 1 lít.
C3: Chai nhựa đã biết sẵn thể tích, xi
lanh...
C4: Bình chia độ
a) GHĐ: 100ml, ĐCNN: 4ml
b) GHĐ: 250ml, ĐCNN: 50ml
c) GHĐ: 300ml, ĐCNN: 50ml
? Các dụng cụ nào có thể đo thể tích?
GV thông báo:
Các dụng cụ đo thể tích gồm:
Can đong, ca đong, bình chia độ, xi
lanh,...
- Y/c HS quan sát lần lượt các hình
3.3, 3.4, 3.5 và trả lời các câu hỏi sau:
? Trong hình 3.3, hình nào vẽ cách đặt
bình chia độ cho thể tích chất lỏng
chính xác.
? Cần phải đặt bình chia độ như thế
nào để đo thể tích chất lỏng chính xác.
? Trong hình 3.4, hình nào vẽ cách đặt
mắt đúng để đọc kết quả đo? cần đặt mắt
đo như thế nào để đọc đúng kết quả.
? Trong hình 3.5, nếu chất lỏng không
ngang bằng với vạch chia thì đọc kết
quả đo như thế nào.
- GV yêu cầu cá nhân HS nhắc lại cách
đo thể tích chất lỏng bẳng cách hoàn
thành câu hỏi C9.
- GV yêu cầu HS nhận xét và thông
báo cách đo thể tích chất lỏng.
II. Đo thể tích chất lỏng.
1. Tìm hiểu dụng cụ đo thể tích.
Các dụng cụ đo thể tích gồm:
Can đong, ca đong, bình chia độ, xi
lanh,...
2. Tìm hiểu cách đo thể tích chất
lỏng.
- Ước lượng thể tích cần đo.
- Chọn bình chia độ có GHĐ và
ĐCNN thích hợp.
- Đặt bình chia độ thẳng đứng.
- Đặt mắt nhìn ngang với độ cao mực
chất lỏng.
- Đọc theo kết quả đo theo vạch chia
gần nhất với mực chất lỏng.
6
Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố kiến thức.
- GV cho HS tổng hợp lại kiến thức đã học và quy đổi được các đơn vị đo thể
tích bằng cách trả lời các câu hỏi sau:
? Đơn vị đo thể tích thường dùng là đơn vị nào?
? 1m3 = ? dm3
2dm3 = ? lít
3lít = ? ml
1ml = ? cm3
? Dụng cụ nào dùng để đo thể tích chất lỏng?
Hoạt động 4: Vận dụng
GV chia lớp thành 3 nhóm.
Yêu cầu các nhóm thực hiện đo thể tích
chất lỏng và điền kết quả vào bảng 3.1
3. Thực hành
Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng (Hướng dẫn về nhà).
- GV giới thiệu cho HS để biết được “1 lít bằng bao nhiêu kg?” ta phải tìm hiểu về
khối lượng riêng của từng chất lỏng, vì mỗi chất lỏng sẽ có khối lượng riêng khác
nhau. Vì nước có khối lượng riêng là 1000kg/m3. Do đó 1 lít nước sẽ bằng 1kg gam.
Nhưng khối lượng riêng của rượu là 790kg/m3 nên 1 lít rượu chỉ bằng 790g rượu.
- HDVN: Làm bài tập 3.1 đến 3.8 (SBT). Chuẩn bị bài 4: “Đo thể tích vật rắn
không thấm nước” và Ôn lại các kiến thức đã học.
Ngày giảng: 23/9/2020 – 6B; 26/9/2020 – 6A
Tiết 3. Bài 4: ĐO THỂ TÍCH VẬT RẮN KHÔNG THẤM NƯỚC
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nêu được cách đo thể tích vật rắn không thấm nước và chìm trong nước.
2. Kĩ năng:
- Hstb-y: Nhận biết các dụng cụ đo thể tích, Xác định được thể tích chất lỏng.
- Hsk-g: Sử dụng bình chia độ, bình tràn đo được thể tích của vật rắn không
thấm nước và chìm trong nước.
3. Thái độ: Có tinh thần học tập tốt, trung thực.
4. Năng lực, phẩm chất:
* Năng lực:
- Năng lực tự chủ và tự học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
* Phẩm chất: Chăm chỉ, chủ động, siêng năng, trách nhiệm
II. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:
* Phương pháp: Trực quan, thuyết trình, vấn đáp, hoạt động nhóm, thực hành.
* Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, chia nhóm, tổ chức thảo luận, kĩ thuật giao nhiệm vụ.
7
III. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
Mỗi nhóm hs: Vật rắn không thấm nước; Một bình chia độ, 1 chai (lọ hoặc ca
đong); 1 bình tràn; 1 bình chứa; 1 xô đựng nước (dùng cho cả lớp).
2. Học sinh: Kẻ sẵn bảng 4.1 (kết quả đo thể tích vật rắn) vào vở.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Trải nghiệm, khám phá.
GV: Cho HS quan sát vật rắn không thấm nước và yêu cầu HS nêu cách xác định
thể tích của vật rắn đó.
HS: Dự đoán cách đo thể tích vật rắn không thấm nước.
ĐVĐ: Để biết chính xác thể tích vật rắn không thấm nước trên, cô và các em sẽ
cùng nhau tìm hiểu Bài 4: Đo thể tích vật rắn không thấm nước.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới:
Hoạt động GV- HS Nội dung bài dạy
- GV yêu cầu HS quan sát hình 4.2.
GV đặt câu hỏi:
? Khi chưa bỏ vật rắn vào bình chia độ
mực chất lỏng có thể tích bao nhiêu?
? Khi bỏ hòn đá chìm trong bình chia
độ thể tích nước là bao nhiêu?
? Phần thể tích tăng thêm như thế nào
với thể tích của vật?
Yêu cầu HS hoàn thành câu hỏi C2
- GV yêu cầu HS quan sát hình 4.3.
? Nêu dụng cụ
? Khi chưa thả vật rắn vào bình tràn
mực nước trong bình chứa như thế nào?
? Khi thả vật rắn vào bình tràn, có
hiện tượng gì xảy ra?
? Phần thể tích chất lỏng tràn ra như
thế nào với thể tích vật rắn?
Yêu cầu HS trả lời câu hỏi C2, C3.
- GV nhận xét và thông báo các cách
đo thể tích vật rắn không nước và
chìm trong nước.
I. Cách đo thể tích vật rắn không
thấm nước và chìm trong nước.
1. Dùng bình chia độ
2. Dùng bình tràn
Kết luận:
Để đo thể tích vật rắn không nước và
chìm trong nước có thể được đo bằng
hai cách:
- Thả chìm vật đó vào chất lỏng đựng
trong bình chia độ. Thể tích phần chất
lỏng dâng lên bằng thể tích của vật.
- Khi vật rắn không bỏ lọt bình chia
độ thì thả chìm vật đó vào trong bình
tràn. Thể tích của phần chất lỏng tràn
ra bằng thể tích của vật.
GV chia lớp thành 3 nhóm HS và phát
cho các nhóm dụng cụ thí nghiệm.
Yêu cầu HS thảo luận theo các bước.
- Tiến hành đo theo hướng dẫn của
bảng 4.1.
- HS báo cáo kết quả. Chú ý cách đọc giá
trị của V theo ĐCNN của bình chia độ.
II. Thực hành: Đo thể tích vật rắn.
- Bảng 4.1.
- Tính giá trị trung bình:
1 2 3
3
tb
V V V
V
+ +
=
8
Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố kiến thức.
? Để đo vật rắn không thấm nước ta phải làm như thế nào?
? Một bình chia độ chứa nước có thể tích 250cm3. Thả vật A vào bình chia độ,
mực nước dâng lên ở vạch chia độ 350cm3. Hãy xác định thể tích của vật A.
HS trả lời: Thể tích của vật A là: 350 – 250 = 100cm3
Hoạt động 4: Vận dụng
GV hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi C4.
Đặt một cái ca vào trong cái bát => đổ đầy nước vào ca =>thả vật chìm vào ca
=> phần thể tích chất lỏng tràn ra ngoài bát chính là phần thể tích vật rắn.
Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng (Hướng dẫn về nhà).
- Yêu cầu HS đọc phần có thể em chưa biết.
- Hướng dẫn về nhà:
+ Làm bài tập 4.1 đến 4.7 trong SBT.
+ Chuẩn bị bài 5: “Khối lượng – đo khối lượng” và Ôn lại các kiến thức đã học.
Ngày giảng: 30/9/2020 – 6B; 3/10/2020 – 6A
Tiết 4. Bài 5: KHỐI LƯỢNG – ĐO KHỐI LƯỢNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nêu được khối lượng của một vật cho biết lượng chất tạo nên vật
- Nêu được các đơn vị đo khối lượng, kể tên được các loại cân thường dùng.
2. Kỹ năng:
- Hstb-y: Biết đọc số chỉ khối lượng, biết sử dụng cân đồng hồ.
- Hsk-g: Sử dụng thành tạo các loại cân thường dùng trong thực tế.
3. Thái độ: Có tinh thần học tập tốt, hợp tác làm việc nhóm, trung thực.
4. Năng lực, phẩm chất:
* Năng lực:
- Năng lực tự chủ và tự học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
* Phẩm chất: Chăm chỉ, chủ động, siêng năng, trách nhiệm
II. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:
* Phương pháp: Trực quan, thuyết trình, vấn đáp, hoạt động nhóm, thực hành.
* Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, chia nhóm, tổ chức thảo luận, kĩ thuật giao nhiệm vụ.
III. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Cho các nhóm: 1 cân đồng hồ, 2 vật để cân.
2. Học sinh: Đọc trước bài mới. Mỗi nhóm: 1 chiếc cân bất kỳ, 3 vật để cân.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Trải nghiệm, khám phá.
GV: Đặt vấn đề giới thiệu bài học mới:
9
Các em đi mua 1kg đường cho mẹ, người bán hàng sẽ dùng dụng cụ gì để đo
chính xác khối lượng của đường cần mua?
HS: Dùng cân.
GV: Có rất nhiều loại cân. Loại cân nào thường được dùng ngoài tiệm tạp hóa
(chợ) là loại cân gì? Để giải quyết thắc mắc này cô và các em sẽ cùng nhau tìm
hiểu Khối lượng – đo khối lượng.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới.
Hoạt động GV- HS Nội dung bài dạy
- Làm cá nhân câu C1, C2
- HĐ nhóm bàn câu C3=> C6
GV nhận xét và thông báo:
- Mọi vật đều có khối lượng.
- Khối lượng của một vật chỉ lượng
chất chứa trong vật.
? Hãy kể tên các đơn vị đo khối lượng
mà em biết.
GV thông báo:
Trong hệ thống đo lường hợp pháp
của Việt Nam, đơn vị đo khối lượng
là kilogam (kí hiệu kg)
Kilogam là khối lượng của một quả
cân mẫu, đặt ở Viện Đo lường quốc tế
ở Pháp.
? Hoạt động nhóm làm bài tập sau:
Hãy đổi các đơn vị đo khối lượng sau:
a) 1g = ? Kg.
b) 1 tấn = ? kg.
c) 1 tạ = ? kg
d) 1 hg = ? kg.
GV giới thiệu cho HS:
Đơn vị hectôgam còn được gọi là lạng.
Đơn vị nhỏ hơn đơn vị gam là đơn vị
miligam – kí hiệu mg.
? 1 lạng = ? g.
1g = ? mg.
I. Khối lượng. Đơn vị khối lượng.
1. Khối lượng.
C1: Chỉ lượng sữa chứa trong hộp.
C2: Chỉ lượng bột giặc chứa trong túi.
C3: 397g là khối lượng.....
C4: 500g là khối lượng...
C5: Mọi vật đều có khối lượng.
C6: Khối lượng của một vật chỉ lượng
chất chứa trong vật.
2. Đơn vị khối lượng.
- Đơn vị đo khối lương: kg, hg dag g,
tấn, tạ , yến.
- Đơn vị chính là kilogam (kí hiệu kg).
Hãy đổi các đơn vị đo khối lượng:
Bài 1:
a) 1g = 1/1000 kg.
b) 1 tấn = 1000kg.
c) 1 tạ = 100kg.
d) 1hg = 1/10 kg.
Bài 2:
1 lạng = 100g
1g = 1000mg.
- GV chia lớp thành 3 nhóm. Giao cho
mỗi nhóm một cân, yêu cầu HS quan
sát cân đồng hồ và mô tả cấu tạo
- Giới thiệu cho HS núm điều khiển
để chỉnh kim cân về số 0.
- Giới thiệu vạch chia trên mặt cân
II. Đo khối lượng.
1. Tìm hiểu cân đồng hồ.
Đòn cân, đĩa cân, kim cân, ốc điều
chỉnh
2. Cách dùng cân đồng hồ để cân
một vật.
10
- Yêu cầu các nhóm thực hiện cân vật.
- Yêu cầu HS có thể nói phương pháp
cân từng loại.
- Yêu cầu HS trả lời C11 và có thể nói
phương pháp cân từng loại.
3. Các loại cân khác.
Chẳng hạn: Cân tạ, cân y tế, cân đòn,
cân đồng hồ.
Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố kiến thức.
- Khối lượng của một vật cho biết điều gì? Đơn vị đo khối lượng trong hệ thống
đo lường hợp pháp của nước Việt Nam là gì?
- GV giao cho HS đổi một số đơn vị đo khối lượng.
Hoạt động 4: Vận dụng
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi C13.
- HS: Số 5T có ý nghĩa cầu chỉ cho phép xe đi qua có khối lượng dưới 5 tấn.
Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng (Hướng dẫn về nhà).
- GV yêu cầu HS đọc phần “Có thể em chưa biết”, tìm hiểu thêm về một số
đơn vị đo khối lương khác ngoài đời sống, tìm hiểu thêm được về khối lượng
một số loài động vật trên Trái Đất.
- Hướng dẫn về nhà:
+ Về nhà làm bài tập 5.1 đến 5.6 trong SBT.
+ Chuẩn bị bài 6: “Lực – Hai lực cân bằng” và Ôn lại các kiến thức đã học.
Ngày giảng: 7/10/2020 – 6B; 10/10/2020 – 6A
Tiết 5. Bài 6: LỰC – HAI LỰC CÂN BẰNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Chỉ ra được lực đẩy, lực hút, lực kéo,...khi vật này tác dụng vào vật khác.
- Nêu được thế nào là hai lực cân bằng,
2. Kĩ năng:
- Hstb-y: Lấy được ví dụ về tác dụng đẩy, kéo của lực, lấy được ví dụ về vật
đứng yên dưới tác dụng của hai lực cân bằng
- Hsk-g:
+ Biết cách lắp các bộ phận thí nghiệm sau khi nghiên cứu hình vẽ và xác định
được các lực thông qua thí nghiệm.
+ Lấy được ví dụ về một số lực, lấy được ví dụ hai lực cân bằng và chỉ ra được
phương, chiều, độ mạnh, yếu của hai lực đó.
3. Thái độ: Nghiêm túc khi nghiên cứu hiện tượng, rút ra quy luật.
4. Năng lực, phẩm chất:
* Năng lực:
- Năng lực tự chủ và tự học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
* Phẩm chất: Chăm chỉ, chủ động, siêng năng, trách nhiệm
11
II. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:
* Phương pháp: Trực quan, thuyết trình, vấn đáp, hoạt động nhóm, thực hành.
* Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, chia nhóm, tổ chức thảo luận, kĩ thuật giao nhiệm vụ.
III. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
Mỗi nhóm: - Một chiếc xe lăn. - Một lò xo lá tròn.
- Một thanh nam châm. - Một quả gia trọng sắt.
- Một giá sắt.
2. Học sinh: Đọc trước bài mới, làm bài tập.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Trải nghiệm, khám phá.
GV dán hình hình ảnh lên bảng.
GV: Trong hình ai đẩy, ai kéo cái tủ.
HS: A đẩy, B kéo.
GV: Tác dụng đẩy và kéo lên cái tủ được gọi là gì?
HS: Dự đoán câu trả lời.
GV: Đặt vấn đề giới thiệu bài học mới:
Để trả lời câu hỏi này, cô cùng các em tìm hiểu bài hôm nay.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới.
Hoạt động GV- HS Nội dung bài dạy
- GV làm thí nghiệm. HS quan sát thí
nghiệm của gv.
- Yêu cầu HS nhận xét chung → GV
NXKQTN bằng cách làm lại TN kiểm
chứng.
I. Lực.
1. Thí nghiệm.
a) Thí nghiệm 1:
b) Thí nghiệm 2:
c) Thí nghiệm 3:
C4: a) (1)-lực đẩy (2)-lực ép.
b) (3)-lực kéo (4) lực kéo
c) (5)-lực hút.
2. Rút ra kết luận.
Khi vật này đẩy hoặc kéo vật kia, ta
nói vật này tác dụng lực lên vật kia.
- Yêu cầu HS nghiên cứu lực của lò
xo tác dụng lên xe lăn ở hình 6.2.
- GV làm lại thí nghiệm hình 6.1 buông
tay như hình 6.2, y/c HS quan sát.
II. Phương và chiều của lực.
Mỗi lực có phương và chiều xác định.
- GV yêu cầu HS quan sát hình 6.4 trả
lời các câu hỏi C6, C7, C8.
- GV nhấn mạnh trường hợp 2 đội
mạnh ngang nhau thì dây vẫn đứng
yên.
- GV hướng dẫn HS điền vào chỗ
trống câu C8.
- GV nhấn mạnh ý c, câu C8.
III. Hai lực cân bằng.
C6: ...
C7: Phương là phương dọc theo sợi
dây.
Chiều hai lực ngược nhau.
C8: (1)-cân bằng; (2)- đứng yên;
(3)-chiều; (4)-phương;
(5)-chiều.
12
Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố kiến thức:
GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm bàn trả lời câu hỏi sau:
Nhận biết các tác dụng dưới đây có phải tác dụng lực không và nếu có thì
là những lực nào?
a) Dùng tay ấn vào tường.
b) Cầm quyển sách.
c) Quyển sách nằm yên trên bàn.
HS: Hoạt động nhóm bàn 2 HS trả lời:
a) Có tác dụng lực. Lực ép của bàn tay.
b) Có tác dụng lực. Lực nâng của bàn tay.
c) Có tác dụng lực của hai lực cân bằng. lực nâng của mặt bàn và lực hút của
Trái Đất.
Hoạt động 4: Vận dụng
GV hướng dẫn HS về nhà làm C9, C10 phần vận dụng
Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng (Hướng dẫn về nhà)
- Yêu cầu HS đọc phần “Có thể em chưa biết”.
- Về nhà làm bài tập 6.1 đến 6.5 trong SBT.
Chuẩn bị bài 7: “Tìm hiểu kết quả tác dụng của lực” và Ôn lại các kiến thức đã
học.
Ngày giảng: 14/10/2020 – 6B; 17/10/2020 – 6A
Tiết 6. Bài 7: TÌM HIỂU KẾT QUẢ TÁC DỤNG CỦA LỰC
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Biết được kết quả tác dụng của lực là làm cho vật bị biến đổi của chuyển động
và làm cho vật bị biến dạng, tìm được thí dụ để minh hoạ.
2. Kĩ năng:
- Hstb-y: Nêu được 01 ví dụ về tác dụng của lực làm vật bị biến dạng, 01 ví dụ về tác
dụng của lực làm biến đổi chuyển động (nhanh dần, chậm dần, đổi hướng).
- Hsk-g:
+ Nêu được một số thí dụ về lực tác dụng lên một vật làm biến đổi chuyển động
của vật đó hoặc làm vật dó biến dạng hoặc làm vật đó vừa biến đổi chuyển động
vừa biến dạng.
+ Biết phân tích TN, hiện tượng để rút ra quy luật của vật chịu tác dụng lực.
3. Thái độ: Nghiêm túc nghiên cứu hiện tượng vật lí, xử lí các thông tin thu
thập được.
4. Năng lực, phẩm chất:
* Năng lực:
- Năng lực tự chủ và tự học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
* Phẩm chất: Chăm chỉ, chủ động, siêng năng, trách nhiệm
13
II. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:
* Phương pháp: Trực quan, thuyết trình, vấn đáp, hoạt động nhóm, thực hành.
* Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, chia nhóm, tổ chức thảo luận, kĩ thuật giao nhiệm vụ.
III. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
Chuẩn bị cho mỗi nhóm: 1 xe lăn, 1 máng nghiêng, 1 lò xo xoắn, 1 lò xo lá tròn,
2 hòn bi, 1 sợi dây.
Cả lớp: 1 cái cung., 1 đề kiểm tra 15'/1HS
2. Học sinh: Học bài cũ, đọc trước bài mới
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Trải nghiệm, khám phá.
Kiểm tra 15 phút
Câu 1 (5 điểm)
Thế nào là hai lực cân bằng ?
Câu 2 (5 điểm)
Dùng các từ thích hợp như (lực đẩy, lực kéo, lực cân bằng, em bé, con
trâu) để điền vào các chỗ trống sau:
a. Trong khi cày, con trâu đã tác dụng vào cái cày một...........................
b. Khi một lực sĩ bắt đầu ném quả tạ, lực sĩ đã tác dụng vào quả tạ một ...........
c. Một em bé chăn trâu đang kéo sợi dây thừng buộc mũi trâu để lôi trâu đi,
nhưng trâu không chịu đi. Sợi dây thừng bị căng ra. Sợi dây thừng đã chịu tác
dụng của hai (1)..................................... Một lực do (2)......................tác dụng.
Lực kia do (3)...........................tác dụng.
Hướng dẫn chấm:
Câu Nội dung Điểm
1
(5 điểm)
Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau, có cùng
phương nhưng ngược chiều
5
2
(5 điểm)
a. lực kéo
b. lực đẩy
c. (1) - lực cân bằng ;
(2) - em bé;
(3) - con trâu
1
1
1
1
1
File đính kèm:
- giao_an_vat_li_lop_6_chuong_trinh_hoc_ki_i_nam_hoc_2020_2021.pdf