Giáo án Văn bản một thứ quà của lúa non: cốm Thạch Lam

I. Mục tiêu cần đạt :

-Giúp học sinh cảm nhận được phong vị đặc sắc, nét dẹp văn hóa trong một thứ quà độc đáo và giản dị của dân tộc.

-Thấy và chỉ ra được sự tinh tế nhẹ nhàng mà sâu sắc trong lối viết văn tùy bút của Thạch Lam.

II. Chuẩn bị:

-Thầy: Giáo án, sgk, bảng phụ.

-Trò: Soạn bài.

III. Tiến trình:

1. Ổn định: (1phút)

2. Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh: (1phút)

3. Bài mới: (40 phút)

Giới thiệu bài: Khi ca ngợi về quê hương, đất nước nhà thơ Nguyễn Đình Thi đã viết:

Việt Nam đất nước ta ơi

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn.

Biển lúa mênh mông ấy là thành quả mồ hôi công sức của người nông dân Việt Nam.Với sự khéo léo của đôi bàn tay cùng với đức tính cần cù sáng tạo, từ lúa người Việt Nam đã làm ra nhiều sản vật độc đáo như bánh chưng, bánh giầy. Tiết học này cô trò chúng ta sẽ theo Thach Lam về với làng Vòng Hà Nội để thưởng thức một đặc sản dân tộc nữa được làm từ lúa đó là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.

 

doc8 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1734 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Văn bản một thứ quà của lúa non: cốm Thạch Lam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Văn bản Một thứ quà của lúa non: Cốm Thạch Lam I. Mục tiêu cần đạt : -Giúp học sinh cảm nhận được phong vị đặc sắc, nét dẹp văn hóa trong một thứ quà độc đáo và giản dị của dân tộc. -Thấy và chỉ ra được sự tinh tế nhẹ nhàng mà sâu sắc trong lối viết văn tùy bút của Thạch Lam. II. Chuẩn bị: -Thầy: Giáo án, sgk, bảng phụ. -Trò: Soạn bài. III. Tiến trình: 1. ổn định: (1phút) 2. Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh: (1phút) 3. Bài mới: (40 phút) Giới thiệu bài: Khi ca ngợi về quê hương, đất nước nhà thơ Nguyễn Đình Thi đã viết: Việt Nam đất nước ta ơi Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn. Biển lúa mênh mông ấy là thành quả mồ hôi công sức của người nông dân Việt Nam.Với sự khéo léo của đôi bàn tay cùng với đức tính cần cù sáng tạo, từ lúa người Việt Nam đã làm ra nhiều sản vật độc đáo như bánh chưng, bánh giầy. Tiết học này cô trò chúng ta sẽ theo Thach Lam về với làng Vòng Hà Nội để thưởng thức một đặc sản dân tộc nữa được làm từ lúa đó là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay. ?Theo dõi sgk, kết hợp việc chuẩn bị bài, em hãy nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp của tác giả Thạch Lam. Gv: Ông là cây bút văn xuôi đặc sắc, thành viên của nhóm “Tự Lực văn đoàn” trước CM t8/1945 đây là nhóm văn ra đời năm 1933 là cơ quan ngôn luận hoàn toàn tự lực về mọi mặt, có nhà in riêng có nhà phê bình riêng, có hội đồng công nhận và trao giải thưởng , là đại biểu của văn học lãng mạngVN gđ nửa đầu thế kỷ XX. Đây còn là tổ chức tập hợp những nhà văn ưu tú của văn học dân tộc. Quan điểm nghệ thuật của Thach Lam có nhiều điểm sâu sắc và tiến bộ, gần với quan điểm của nhiều nhà văn hiện thực. Ông thường quan tâm đến những con người bình thường và cả những người nghèo khổ trong xã hội, với một tinh thần nhân đạo và sự cảm thông thấm thía. Thạch Lam đặc biệt tinh tế nhạy cảm khi nắm bắt và diễn tả những cảm xúc, cảm giác của con người trước thiên nhiên, cuộc sống và của chính mình, với một lối văn nhẹ nhàng trong sáng mà sâu lắng. Ông là cây bút sở trường về truyện ngắn. Với một số tác pẩm như “Gió lạnh đầu mùa”, “Hai đứa trẻ”…ở các lớp học trên các em sẽ được học. ?Không chỉ có sở trường về truyện ngắn Thạch Lam còn thành công trong thể văn nào. -Còn thành công trong tuỳ bút. GV: Vậy tuỳ bút là thể văn ntn chúng ta sẽ tìm hiểu trong phần 2 ?Em hiểu gì về thể văn tuỳ bút. -Gần với bút kí, kí sự ở yếu tố miêu tả, ghi chép những hình ảnh, sự việc mà nhà văn quan sát, chứng kiến, nhưng tuỳ bút thiên về biểu cảm, chú ý biểu hiện cảm xúc, tình cảm suy nghĩ của tác giả, ngôn ngữ giàu hình ảnh và chất trữ tình. Gv: Phần này các em về đọc kỹ trong sgk/161 để hiểu rõ về thể văn tuỳ bút. Gv: Văn bản “Một thứ quà của lúa non:Cốm” là một văn bản thuộc thể tuỳ bút. ?Hãy nêu xuất xứ bài tuỳ bút “ Một thứ quà của lúa non: Cốm” Gv: Được rút từ tập tuỳ bút “Hà Nội băm sáu phố phường” xuất bản 1943. ?Tập tuỳ bút này viết về nội dung gì. -Cảnh sắc và phong vị Hà Nội, đặc biệt là những thứ quà, những món ăn thường ngày khá bình dị nhưng lại đậm đà hương vị riêng, thể hiện sự tinh tế, khéo léo trong bản sắc văn hoá lâu đời của đất kinh kì. GV: Để hiêu rõ hơn nội dung bài tuỳ bút chúng ta cùng đọc văn bản. Gv hướng dẫn đọc: chú ý giọng nhẹ nhàng, trầm ấm, truyền cảm nhấn vào các hình ảnh miêu tả. Gv đọc mẫu-hs đọc tiếp –nhận xét. ?Theo em tác giả đã dùng phương thức biểu đạt nào. Sử dụng các phương thức tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận. ?Phương thức chính trong bài tuỳ bút là gì. Phương thức biểu cảm, biểu hiện trực tiếp cảm xúc của tác giả. GV: Bài tuỳ bút có mạch cảm xúc và liên tưởng khá tự do, nhưng vẫn rất hợp lí. ?Dựa vào đó, em chia văn bản làm mấy đoạn? Nêu nội dung mỗi đoạn. - Hs phát hiện-nxét GV trình chiếu: Bố cục: ba đoạn. Đoạn1: Từ đầu đến “chiếc thuyền rồng” -Mùa thu gợi nhớ cốm. Đoạn2: Từ “Cốm là thức quà riêng biệt” đến kín đáo và nhũn nhặn” -Cốm-thức quà đạc sản của VN. Đoạn 3: Phần còn lại. -Cách thưởng thức cốm và lời nhắn nhủ của tác giả. GvĐể cảm nhận những giá trị đặc sắc của tphẩm ta chuyển sang phần pt. ?Cảm xúc đầu tiên của Thạch Lam được gợi lên từ hình ảnh nào trong thiên nhiên. -Từ hương thơm của lá sen khi cơn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên hồ. ?Cơn gió ấy báo hiệu điều gì. -Báo hiệu thời khắc chuyển mùa đã đến,hè qua thu tới. ?Đó còn là tín hiệu báo trước mùa nào đã đến. -Mùa của thức quà thanh nhã và tinh khiết. ?Em hiểu thanh nhã,tinh khiết là ntn. -thanh nhã: thanh tao và nhã nhặn có tính chất lịch sự mà giản dị. -tinh khiết: rất sạch, không lẫn một tạp chất nào. GV: Thức quà ấy ntn tác giả chưa vội nói ra mà tiếp tục dẫn dắt bằng lí lẽ ntn. -Các bạn có ngửi thấy khi đi qua cánh đồng xanh, ngửi thấy cái mùi thơm mát của bông lúa non không? ?Em thấy đây là cách dẫn dắt như thế nào . -Cách dẫn dắt tự nhiên,nhẹ nhàng nhưng lại rất hợp lí, sự liên tưởng rất giàu hình ảnh, nên thơ. ?Cách dẫn dắt như thế gợi trong lòng người đọc điều gì.(nhằm mục đích gì?) -Kích thích thêm trí tò mò của người đọc, cuốn người đọc vào cảm giác hồi hộp, ngóng trông vào thức quà thanh nhã, tinh khiết kia. ?Từ đó tác giả chuyển sang miêu tả cụ thể hạt thóc non bằng những hình ảnh nào. -Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. Dưới nắng giọt sữa dần đông lại. ?Em thấy cách miêu tả này có gì đặc biệt. -Miêu tả bằng các giác quan, đặc biệt là khứu giác để cảm nhận hương thơm thanh khiết, từ hương thơm của lá sen tác giả liên tưởng đến hương thơm của cánh đồng lúa,của hạt lúa non-chứng tỏ cách quan sát cực kì tinh tế, nhạy cảm. GV: Cùng miêu tả hương thơm nhưng hương thơm có sự khác nhau (thơm mát của lúa non, sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ) ?Miêu tả hương thơm khác nhau nhằm thể hiện điều gì. -Hạt lúa non trước khi được làm nên cốm nó đã được kết đọng tất cả những gì tinh tuý nhất từ muôn ngàn hoa cỏ ở đó có sắc nước hương trời-điều đó tưởng như vô lí nhưng lại hết sức hợp lí, sâu sắc. ?Qua đây em thấy cách dẫn nhập vào bài của Thạch Lam như thế nào. -Rất tự nhiên, nhẹ nhàng, gợi cảm. Tác giả đã huy động nhiều cảm giác để cảm nhận, từ ngữ chọn lọc tinh tế, câu văn có nhịp điệu, gần như một đoạn thơ văn xuôi, giúp ta thấy được hạt lúa được kết tinh từ những gì tinh tuý nhất của thiên nhiên, đất trời. GV: Từ hạt lúa non để trở thành hạt cốm còn cần đến công sức và sự khéo léo của con người. Vì vậy, tiếp liền sau đoạn mở đầu, tác giả nói đến những công đoạn của nghề làm cốm ở làng Vòng. ?Em hiểu gì về địa danh làng Vòng. ?Bằng quan sát của mình, tác giả đã giới thiệu công đoạn làm cốm ntn. Gv trình chiếu: Những công đoạn làm cốm: -Đợi lúc vừa nhất-người chuyên môn biết- gặt về . ?Em hiểu người chuyên môn là gì. -Người nắm được kỹ thuật về cách làm cốm ngon nhất. GV trình chiếu. -Một loạt cách chế biến, cách thức làm truyền tự đời này sang đời khác, bí mật trân trọng và khe khắt giữ gìn . ?Em thấy đây là cách giới thiệu như thế nào. (chỉ giới thiệu công đoạn chính) GV: Ngòi bút ThạchLam đẵ khéo dẫn dắt người đọc đến chiêm ngưỡng tài hoa của những người làm cốm, tác giả không đi vào miêu tả cụ thể, tỉ mỉ kỹ thuật hay công việc làm cốm,mà chỉ lưu ý rằng đó là cả một nghệ thuật,từ đó các cô gái Vòng làm ra thứ cốm dẻo, thơm, nổi tiếng, nức danh ba kỳ không cốm ở đâu thơm ngon, dẻo ngọt bằng. ?Vì vậy khi mùa cốm về người Hà Nội lại ngóng trông ai. -Cô hàng cốm xinh xinh, áo quần gọn ghẽ với cái dấu hiệu đặc biệt là cái đòn gánh hai đầu cong vút lên như chiếc thuyền rồng. ?Hình ảnh cô hàng cốm xinh xinh,áo quần gọn ghẽ có ỹ nghĩa gì. -Hình ảnh đó cho thấy cốm gắn liền với vẻ đẹp của người làm ra cốm là cô gái làng Vòng.Cốm đến với mọi người thật duyên dáng lịch thiệp.Vẻ đẹp của người tôn lên vẻ đẹp của cốm. ?Từ những lời văn trên em cảm nhận thế nào về tình cảm của tác giả. -yêu quí trân trọng cội nguồn trong sạch đẹp đẽ,giàu sắc thái văn hóa dân tộc của cốm. - GV: Như vậy với cách giới thiệu ngắn gọn ,hình ảnh liên tưởng độc đáo.ThạchLam đã giúp người đọc cảm nhận đầy đủ về cốm một thứ quà tinh túy của thiên nhiên được hình thành từ bàn tay khéo léo của người dân làng Vòng.Qua đó thể hiện tình yêu đối với cội nguồn. GV: Chính vì thế mà đối với người Việt Nam cốm Vòng đã trở thành một thức quà có giá trị ntn. -Thức quà đặc sản. ?Dưới con mắt của tác giả hình ảnh cốm hiện lên như thế nào. -Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh mang hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị, thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam. ?Em hiểu thức quà, thức dâng là như thế nào. Thức quà: hoa quả, bánh trái của người này cho người khác. Thức dâng: mang nghĩa nâng niu, trân trọng, thành kính. Gv: ở nhan đề bài tùy bút tác giả đặt “Một thứ quà của lúa non: Cốm” nhưng đến đây lại gọi cốm là thức quà, thức dâng. Vậy em hiểu thứ, thức là ntn? ?Câu hỏi thảo luận: ? Thứ quà, thức quà có nghĩa khác nhau ntn?Qua đó em nhận xét gì về cách dùng từ của Thach Lam. Thứ quà: mang ý nghĩa và sắc thái phân loại, phân biệt cốm với các loại quà khác. Thức quà: mang nghĩa diễn đạt, tính biểu cảm cao hơn đưa cốm lên vị trí trang trọng và đặc biệt. Qua đó chứng tỏ cách dùng từ của Thạch lam rất tinh tế,sâu sắc. ?Cái tên An Nam gợi em nhớ đến thời kỳ nào của đất nước. -Thời kỳ Bắc thuộc và Pháp thuộc. Đây là thời kỳ đen tối của dân tộc, dân ta phải đoạn tuyệt với những phong tục tốt đẹp. ?Mặc dù thế người dân An Nam vẫn có thái độ thế nào với cốm. -Vẫn bảo tồn đươc những nét đẹp truyền thống dân tộc trong đó có cốm. ?Vì thế mà người xưa đã dùng cốm để làm gì. - Làm quà sêu tết ?Em hiểu sêu tết là ntn -Là lễ vật dâng lên tổ tiên mà nhà trai mang đến nhà gái vào dịp lễ tết khi chưa cưới ? Như vậy quà sêu tết có ý nghĩa ntn. -Có ý nghĩa rất thiêng liêng nó là sợi dây tơ hồng nối kết tình yêu đôi lứa.? Trong lễ vật dâng lên tổ tiên ngoài cốm còn có hình ảnh nào nữa - Hồng (một loại quả có tai, khi chín màu đỏ sắc.) ?Trong dân gian có quan niệm ntn -Hồng, cốm tốt đôi. ?Đôi còn giúp ta liên tưởng tới điều gì -Đôi lứa - đó là cách chơi chữ chúng ta sẽ được học ở t58. ?Hình ảnh hồng, cốm được miêu tả như thế nào. -Màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già. ?Hình ảnh so sánh trên nhằm nhấn mạnh điều gì. - Nhấn mạnh sự hoà hợp tuyệt vời của màu sắc làm cho cốm được nâng lên tầm ngọc quý, góp phần vun xới cho biết bao đôi lứaViệt Nam bền lâu chung thuỷ,và nó đã trở thành thuần phong mĩ tục của người VN bởi cốm là thức tinh khiết của đất trời mang trong hương vị vừa thanh nhã vừa đậm đà của đồng quê nội cỏ nó rất thích hợp với việc lễ nghi của một xứ sở nông nghiệp lúa nước như nước ta. ?Màu sắc thì như vậy còn hương vị thì ntn. -Cốm thanh đạm, ngọt mát, dễ chịu -Hồng ngọt sắc Hai hương vị ấy nâng đỡ nhau gợi sự quấn quýt, giao hoà che trở cho nhau, tạo hạnh phúc lâu bền. Gv: ca dao đã có câu: Nếu em lòng dạ đổi thay, Cốm này bị mốc, hồng này long tai. Qua đó ta thấy cách so sánh của tác giả thật sắc sảo,t ài hoa đồng ta còn thấy được một phong cách ẩm thực rất sành điệu của Thạch Lam. ?Qua đây em thấy cách cảm nhận của tác giả về giá trị của cốm ntn. -Cảm nhận bằng cả tấm lòng trân trọng rất chân thực tinh tế ông không chỉ trân trọng hạt cốm mà còn trân trọngcả những tập quán có tính truyền thống mang bản sắc văn hoá Việt Nam. Không phải ai cũng nhận thấy giá trị đặc sắc chứa đựng trong những hạt cốm bình dị, khiêm nhường ấy. Phải yêu quê hương đất nước, yêu những sản vật của quê hương đất nước nhiều như Thạch Lam mới có thể phát hiện ra cái chân giá trị ấy của cốm. ?Từ cách cảm nhận đó làm cho cốm có giá trị ntn -Là thức quà đặc sản của VN Cùng với bánh chưng bánh giầy cốm đã trở thành lễ vật thiêng liêng là biểu tượng cho phẩm chất tâm hồn thanh tao, thuần khiết của dân tộc VN. ?Cốm đẹp là thế nhưng đáng tiếc những tục lệ đẹp từ cốm có còn nguyên vẹn không. -Cứ mất dần, thay dần bằng những thức bóng bẩy hào nhoáng và thô kệch bắt chước người ngoài, những kẻ mới giàu vô học không biết thưởng thức những vẻ cao quý kín đáo và nhũn nhặn. ?Em thấy lời bình luận trên có ý nghĩa gì. -Phê phán những kẻ học đòi bắt trước những cái hào nháng, thô kệch mà lãng quên thuần phong mĩ tục của dân tộc. Đồng thời thể hiện tình yêu sự trân trọng, nâng niu đối với truyền thống dân tộc của tác giả. Lời phê phán ấy nhẹ nhàng mà thấm thía, đến nay vẫn còn nguyên giá trị. GV: Cùng với tấm lòng nâng niu, giữ gìn, trân trọng ấy của tác giả thì ta phải thưởng thức cốm như thế nào. Chúng ta tìm hiểu phần 3 ?Theo tác giả thì chúng ta nên thưởng thức cốm ntn. -Không ăn vội, ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ ?ăn thong thả là thế nào -ăn từ từ chậm rãi đưa từng hạt cốm vào miệng vừa nhai vừa nhâm nhi. ?Tại sao phải ăn từ từ -Ăn như vậy mới cảm nhận được hết cái hương vị của cốm. ?Đó là những hương vị nào -Mùi thơm phức của lúa mới, hoa cỏ dại ven bờ. Trong cái xanh của cốm ta như cảm nhận được cái tươi mát của lá non. Ngọt dịu dàng thanh đạm của thảo mộc. ?Như vậy hương của cốm là thứ hương vị ntn -Hương vị của thiên nhiên, của hương đồng gió nội được nhào nặn dưới bàn tay khéo léo của những nghệ sĩ đồng xanh. ? Người ta thường gói cốm bằng loại lá nào -Lá sen già ?Tại sao không phải là lá giong lá chuối mà cứ phải là sen. - Đẻ tôn thêm hương vị của cốm trong thực tế ta thấy hoa và lá sen có hương vị thơm mát trong dân gian thường dùng để ướp trà tạo hương vị thơm mát, đậm đà.Vì vậy dùng lá sen để gói cốm thì hương vị thơm ngát của lá sen quyện vào hương cốm thì còn gì tuyệt vời hơn. ?Chính vì điều đó mà Thạch Lam đã khẳng định ntn -Chúng ta có thể nói rằng trời sinh lá sen để bao bọc cốm, cũng như trời sinh cốm nằm ủ trong lá sen. ?Hình ảnh cốm được bao bọc trong lá sen gợi em suy nghĩ gì. GV:câu hỏi này các em về suy nghĩ trả lời hôm sau cô kiểm tra. ?Cốm là đặc sản của VN, để giữ gìn sự thanh khiết và nhã nhặn của nó tác giả đã nhắc nhở điều gì -Hỡi các bà mua hàng! Chớ thọc tay mân mê món quà thần tiên ấy, nhẹ nhàng mà nâng đỡ, chút chiu, vuốt ve. -Kính trọng lộc trời, khéo léo của con người. Tiềm tàng nhẫn nại của thần lúa -Sự thưởng thức sẽ đẹp, trang nhã hơn nhiều lắm. ?Em thấy đây là những cử chỉ và thái độ ntn. - Cử chỉ trang nhã nhẹ nhàng, thanh lịch. Bởi cốm Vòng mang tinh hoa của đất TRàng An thanh lịch như thế không thể chấp nhậnbất cứ cách đối xử thô bạo, tầm thường, thiếu thanh lịch nào. ?Lời nhắc nhở đó có ý nghĩa ntn -Khuyên nhủ mọi người phải trân trọng nâng niu và giữ gìn thức quà đặc sản, truyền thống của dân tộc. Gv: Ăn cốm, thưởng thức cốm bằng cử chỉ ấy, tình cảm ấy, tấm lòng ấy thì phong cách ẩm thực mới được trang nhã và đẹp đẽ hơn. Phong cách thưởng thức ấy là một nét đẹp văn hóa của con người kinh kì xưa nay. Câu hỏi thảo luận:Qua cách cảm nhận và lời nhắn nhủ của tác giả về cách thưởng thức cốm,giúp em hiểu thêm gì về Thạch Lam. -Là người sành cốm,sành các món ẩm thực của Hà Nội. -Ca ngợi cốm là ca ngợi một nét đẹp văn hoá truyền thống.Điều đó cho thấy tình cảm đối với dân tộc thật tinh tế, sâu sắc. Gv chiếu tranh ?Em thấy bức tranh đã dựng lại hình ảnh nào. ?Bằng ngôn ngữ của mình em hãy mô tả lại cảnh đó. GV: Bài tùy bút đã thể hiện thành công giá trị nghệ thuật, nội dung đặc sắc nào chúng ta sang phần tổng kết. ?Tác giả đã thể hiện thành công những bút pháp nghệ thuật nào ?Nghệ thuật đó góp phần biểu hiện những nội dung gì. I.Vài nét về tác giả, tác phẩm. 1. Tác giả: (1910-1942)-Nguyễn Tường Vinh, Hà Nội. -Nhà văn nổi tiếng: tinh tế, nhạy cảm. 2. Tác phẩm : Trích tập tuỳ bút- “Hà Nội băm sáu phố phường”-1943 -giàu hình ảnh, trữ tình. II. Đọc,tìm bố cục: III.Phân tích. 1.Mùa thu gợi nhớ cốm. -Hương thơm lá sen-gió hạ. -Thức quà thanh nhã và tinh khiết. -Mùi thơm mát của lúa non. -Giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị, đông lại. ->Tự nhiên, nhẹ nhàng, gợi cảm -yêu quý trân trọng,cội nguồn. 2. Cốm- thức quà đặc sản Việt Nam. -Thức quà, thức dâng. - Quà sêu tết. - Cốm: Ngọc thạch quý; thanh đạm. - Hồng: Ngọc lựu già; ngọt sắc. - Thức quà đặc sản. -Tình yêu, sự trân trọng truyền thống dân tộc. 3. Cách thưởng thức cốm và lời nhắn nhủ của tác giả. a. Cách thưởng thức cốm. - Ăn từng chút ít, thong thả, ngẫm nghĩ. - Cảm nhận hưong vị thơm phức của lúa mới ... b. Lời nhắn nhủ. - Hãy nhẹ nhàng mà nâng đỡ, chút chiu mà vuốt ve. - Kính trọng lộc trời. - Phải trân trọng, gìn giữ nét đẹp văn hoá. IV. Tổng kết: 1. Nghệ thuật. - Quan sát tinh tế, nhạy cảm. - Ngôn ngữ chọn lọc, sự liên tưởng độc đáo. - Kết hợp nhuần nhuyễn các phương thức tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận. 2. Nội dung. - Giúp người đọc cảm nhận: + Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị, thanh khiết. + Truyền thống tốt đẹp của dân tộc. V. Luyện tập: 4.Củng cố: (1 phút ) Bài tùy bút “Một thứ quà của lúa non: Cốm” ra đời trong hoàn cảnh đất nước khi đó như thế nào?Qua đóthể hiện tình cảm gì của tác giả? 5.Hướng dẫn về nhà: (1 phút) -Làm bài tập trong sách giáo khoa,soạn bài “Sài Gòn tôi yêu”. III.Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docCopy of v7com thach lam.doc
  • pptv com.ppt