I. Mục tiêu:
· Kiểm tra đọc lấy điểm:
-Nội dung: các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9.
-Kĩ năng đọc hiểu: Trả lời được 1 đế 2 câu hỏi về nội dung bài đọc, hiểu được ý nghĩa của bài đọc.
· Viết được những điểm cần ghi nhớ về: tên bài, tên tác giả, nội dung chính, nhân vật của các bài tập đọc là truyện kể từ tuần 1 đến tuần 3.
· Tìm đúng các đoạn thơ có giọng đọc như yêu cầu. Đọc diễn cảm được đoạn văn đó.
II. Đồ dùng dạy học:
· Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9.
· Phiếu kẻ sẵn bảng ở BT2 (đủ dùng theo nhóm 4 HS ) và bút dạ.
III. Hoạt động trên lớp:
33 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1248 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án tuần 10 lớp 4, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 10:
( Tập đọc)TIẾT 1
I. Mục tiêu:
Kiểm tra đọc lấy điểm:
-Nội dung: các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9.
-Kĩ năng đọc hiểu: Trả lời được 1 đế 2 câu hỏi về nội dung bài đọc, hiểu được ý nghĩa của bài đọc.
Viết được những điểm cần ghi nhớ về: tên bài, tên tác giả, nội dung chính, nhân vật của các bài tập đọc là truyện kể từ tuần 1 đến tuần 3.
Tìm đúng các đoạn thơ có giọng đọc như yêu cầu. Đọc diễn cảm được đoạn văn đó.
II. Đồ dùng dạy học:
Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9.
Phiếu kẻ sẵn bảng ở BT2 (đủ dùng theo nhóm 4 HS ) và bút dạ.
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Giới thiệu bài:
-Nêu mục dích tiết học và cách bắt thăm bài học.
2. Kiểm tra tập đọc:
-Cho HS lên bảng gắp thăm bài đọc.
-Gọi 1 HS đọc và trả lời 1,2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
-Gọi HS nhận xét bạn vừa đọc và trả lời câu hỏi.
-Cho điểm trực tiếp từng HS .
3. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1:
-Gọi HS đọc yêu cầu.
-Yêu cầuGV trao đổi và trả lời câu hỏi.
+Những bài tập đọc như thế nào là truyện kể?
+Hãy tìm và kể tên những bài tập đọc là chuyện kể thuộc chủ điểm Thương người như thể thương thân (nói rõ số trang).
GV ghi nhanh lên bảng.
-Phát phiếu cho từng nhóm. Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận và hoàn thành phiếu, nhóm nào xong trước dán phiếu lên bảng. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
-Kết luận về lời giải đúng.
-Lần lượt từng HS gắp thăm bài (5 HS ) về chỗ chuẩn bị:cử 1 HS kiểm tra xong, 1 HS tiếp tục lên gắp thăm bài đọc.
-Đọc và trả lời câu hỏi.
-Đọc và trả lời câu hỏi.
-Theo dõi và nhận xét.
-1 HS đọc thành tiếng yêu cầu trong SGK.
-2 HS ngồi cùng bàn trao đổi.
+Những bài tập đọc là truyện kể là những bài có một chuỗi các sự việc liên quan đến một hay một số nhân vật, mỗi truyện điều nói lên một điều có ý nghĩa.
+Các truyện kể.
*Dế mèn bênh vực kẻ yếu: phần 1 trang 4,5 , phần 2 trang 15.
*Người ăn xin trang 30, 31.
-Hoạt động trong nhóm.
-Sửa bài
Tên bài
Tác giả
Nội dung chính
Nhân vật
Dế mèn bênh vực kẻ yếu
Tô Hoài
Dế Mèn thấy chị Nhà Trò yếu đuối bị bọn nhện ức hiếp đã ra tay bênh vực.
Dế Mèn, Nhà Trò, bọn nhện.
Người ăn xin
Tuốc-ghê-nhép
Sự thông cảm sâu sắc giữa cậu bé qua đường và ông lão ăn xin.
Tôi (chú bé), ông lão ăm xin.
Bài 3:
-Gọi HS đọc yêu cầu.
-Yêu cầu HS tìm các đọan văn có giọng đọc như yêu cầu.
-Gọi HS phát biểu ý kiến.
-Nhận xét, kết luận đọc văn đúng.
-Tổ chức cho HS đọc diễn cảm các đoạn văn đó.
-Nhận xét khen thưởng những HS đọc tốt.
-1 HS đọc thành tiếng.
-Dùng bút chì đánh dấu đoạn văn tìm được.
-Đọc đoạn văn mình tìm được.
-Chữa bài (nếu sai).
-Mỗi đoạn 3 HS thi đọc .
a. Đoạn văn có giọng đọc thiết tha:
Là đoạn văn cuối truyện người ăn xin:
Từ tôi chẳng ……….chút gì của ông lão.
b.Đoạn văn có giọng đọc thảm thiết:
Là đoạn nhà Trò (truyện dế mèn bênh vực kẻ yếu phần 1) kể nổi khổ của mình:
Từ năm trước ………..bắt em , vặt chân, vặt cánh ăn thịt em.
a. Đoạn văn có giọng đọc mạnh mẽ, răn đe:
Là đoạn Dế Mèn đe doạ bọn nhện, bênh vực Nhà Trò Trò (truyện dế mèn bênh vực kẻ yếu phần 2):
4. Củng cố – dặn dò:
-Nhận xét tiết học. Yêu cầu những HS chưa có điểm kiểm tra đọc, đọc chưa đạt về nhà luyện đọc.
-Dặn HS về nhà ôn lại quy tắc viết hoa.
Rút kinh nghiệm:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Tốn
LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu:
Giúp HS củng cố về:
-Nhận biết góc nhọn, góc vuông, góc tù, góc bẹt.
-Nhận biết đường cao của hình tam giác.
-Vẽ hình vuông, hình chữ nhật có độ dài cho trước.
-Xác định trung điểm của đoạn thẳng cho trước.
II. Đồ dùng dạy học:
-Thước thẳng có vạch chia xăng-ti-mét và ê ke (cho GV và HS).
III.Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định:
2.KTBC:
-GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS vẽ hình vuông ABCD có cạnh dài 7 dm, tính chu vi và diện tích của hình vuông.
-GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
3.Bài mới :
a.Giới thiệu bài:
-Trong giờ học toán hôm nay các em sẽ được củng cố các kiến thức về hình học đã học.
b.Hướng dẫn luyện tập :
Bài 1
-GV vẽ lên bảng hai hình a, b trong bài tập, yêu cầu HS ghi tên các góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt có trong mỗi hình.
C
B
M
A
B
A
D C
-GV có thể hỏi thêm:
+So với góc vuông thì góc nhọn bé hơn hay lớn hơn, góc tù bé hơn hay lớn hơn ?
+1 góc bẹt bằng mấy góc vuông ?
Bài 2
-GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ và nêu tên đường cao của hình tam giác ABC.
-Vì sao AB được gọi là đường cao của hình tam giác ABC ?
-Hỏi tương tự với đường cao CB.
-GV kết luận: Trong hình tam giác có một góc vuông thì hai cạnh của góc vuông chính là đường cao của hình tam giác.
-GV hỏi: Vì sao AH không phải là đường cao của hình tam giác ABC ?
Bài 3
-GV yêu cầu HS tự vẽ hình vuông ABCD có cạnh dài 3 cm, sau đó gọi 1 HS nêu rõ từng bước vẽ của mình.
-GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 4
-GV yêu cầu HS tự vẽ hình chữ nhật ABCD có chiều dài AB = 6 cm, chiều rộng AD = 4 cm.
-GV yêu cầu HS nêu rõ các bước vẽ của mình.
-GV yêu cầu HS nêu cách xác định trung điểm M của cạnh AD.
A B
M N
D C
-GV yêu cầu HS tự xác định trung điểm N của cạnh BC, sau đó nối M với N.
-GV: Hãy nêu tên các hình chữ nhật có trong hình vẽ ?
-Nêu tên các cạnh song song với AB.
4.Củng cố- Dặn dò:
-GV tổng kết giờ học.
-Dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau.
-2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
-HS nghe.
-2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
a) Góc vuông BAC; góc nhọn ABC, ABM, MBC, ACB, AMB ; góc tù BMC ; góc bẹt AMC.
b) Góc vuông DAB, DBC, ADC ; góc nhọn ABD, ADB, BDC, BCD ; góc tù ABC.
+Góc nhọn bé hơn góc vuông, góc tù lớn hơn góc vuông.
+1 góc bẹt bằng hai góc vuông.
-Là AB và BC.
-Vì dường thẳng AB là đường thẳng hạ từ đỉnh A của tam giác và vuông góc với cạnh BC của tam giác.
-HS trả lời tương tự như trên.
-Vì đường thẳng AH hạ từ đỉnh A nhưng không vuông góc với cạnh BC của hình tam giác ABC.
-HS vẽ vào VBT, 1 HS lên bảng vẽ và nêu các bước vẽ.
-1 HS lên bảng vẽ (theo kích thước 6 dm và 4 dm), HS cả lớp vẽ hình vào VBT.
-HS vừa vẽ trên bảng nêu.
-1 HS nêu trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét.
Dùng thước thẳng có vạch chia xăng-ti-mét. Đặt vạch số 0 của thước trùng với điểm A, thước trùng với cạnh AD, vì AD = 4 cm nên AM = 2 cm. Tìm vạch số 2 trên thước và chấm 1 điểm. Điểm đó chính là trung điểm M của cạnh AD.
-HS thực hiện yêu cầu.
-ABCD, ABNM, MNCD.
-Các cạnh song song với AB là MN, DC.
-HS cả lớp.
Rút kinh nghiệm:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Đạo đức
TIẾT KIỆN THỜI GIỜ (Tiết 1)
I/ MỤC TIÊU:
1/ Hiểu được:
-Thời giờ là cái quý nhất , cần phải tiết kiệm.
- Cách tiết kiệm thời giờ.
2/ Biết quý trọng và sử dụng thời giờ một cách tiết kiệm
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC :
SGK Đạo đức 4.
- Bảng phụ ,giấy màu cho mỗi học sinh ,giáy viết ,bút cho HS và nhóm .
- Các truyện àtấm gương về tiết kiệm thì giờ
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HOẠT ĐỘNG 1
Tìm hiểu việc làm nào là tiết kiệm thời giờ
- GV tổ chức HS làm việc theo nhóm cặp đôi.
+ Phát cho mỗi nhóm một tờ bìa 2 mặt xanh-đỏ .
+ Yêu cầu các nhóm đọc các tình huống , thảo luận tình huống nào là tiết kiệm thời giờ , tình huống nào là sự lãng phí thời giờ.
+ GV cần lần lượt đọc các tình huống , yêu cầu các nhóm giơ tấm bìa đánh giá cho mỗi câu :đỏ-tình huống tiết kiệm thời giờ ;xanh-tình huống láng phí thời giờ .
- HS làm việc cặp đôi .
+ Các nhóm nhận tờ bìa .
+ Thảo luận các yình huống theo hướng dẫn của GV.
+Lắng nghe các tình huống cà giơ tấm bìa theo đánh giá của nhóm .
Các tình huống:
Tình huống 1:Ngồi trong lớp ,Hạnh luôn chú ý nghe thầy giáo , cô giáo giảng bài. Có điều chưa rõ ,em tranh thủ hỏi ngay thầy cô và bạn bè (đỏ).
Tình huống 2: Sáng nào thức dậy ,Nam cũng nằm cố trên giường .Mẹ giục mãi mới chịu đánh răng ,rửa mặt (xanh).
Tình huống 3: Lâm có thời gian biểu quy định rõ giờ học ,giờ chơi ,giờ làm việc nhà và bạn luôn thực hiện đúng (đỏ).
Tình huống 4: Khi đi chăn trâu ,Thành thường vừa ngồi trên lưng trâu ,vừa tranh thủ học bài (đỏ).
Tình huống 5: Hiền có thói quen vừa ăn cơm ,vừa đọc truyện hoặec xem tivi(xanh).
Tình huống 6: Chiều nào Quang cũng đi chơi đá bóng .Tối về , lại xem tivi,đến khua mới bỏ sách vở ra học bài (xanh).
+ Có thể giải thích hai trường hợp 4 và 5 khác nhau.
Tình huống 4: biết làm việc hợp lý, sắp xếp hợp lí không để việc này lẫn việc khác.
Tình huống 5: Sai vì chồng chất việc nọ vào việc khác.
+ Nhận xét các nhóm làm việc tốt.
+ Tại sao phải tiết kiệm thì giờ? Tiết kiệm thì giờ có tác dụng gì? Không tiết kiệm thì giờ dẫn đến hậu quả gì?
- GV nhận xét chốt hoạt động 1.
HOẠT ĐỘNG 2:Em có biết tiết kiệm thì giờ?
- GV cho học sinh làm việc cá nhân.
- Yêu cầu mỗi học sinh viết ra thời gian biểu của mình vào giấy.
- GV tổ chức học sinh làm việc theo nhóm .
- GV tổ chức HS làm việc cả lớp.
- Yêu cầu 1-2 HS đọc thời gian biểu.
- Em có thực hiện đúng không .
- Em đã tiết kiệm thì giờ chưa?
- GV chốt hoạt động 2
HOẠT ĐỘNG 3:xem xử lý như thế nào?
- GV cho học sinh làm việc theo nhóm :
- Đưa ra 2 tình huống cho học sinh thảo luận:
- Tình huống1: Một hôm , khi Hoa đang ngồi vẽ tranh đang ngồi làm báo tường thì Mai rủ hoa đi chơi . Thấy Hoa từ chối , Mai bảo: “ Cậu lo xa quá, cuối tuần mới phải nộp cơ mà.”
- Tình huống 2: đến giờ làm bài, Nam đến rủ Minh học nhóm. Minh bảo Minh còn phải xem xong ti vi và đọc xong bài báo đã.
- Yêu cầu các nhóm chọn một tình huông đánh giá xem trong tình huống đó, bạn nào sai, nếu em là Hoa (trong TH1) và nam (TH2) em xử lý thể nào?
- Yêu cầu các nhóm sắm vai thể hiện các giải quyết.
- GV tổ chức cho các học sinh làm việc cả lớp.
- Yêu cầu các nhóm đóng vai xử lí tình huống(1 tình huống – 1 nhóm thể hiện)
- Em học tập ai trong hai trường hợp trên? Tại sao?
- GV nhận xét và chốt hoạt động 3.
HOẠT ĐỘNG 4:kể chuyện: “ tiết kiệm thì giờ”
- GV kể lại câu chuyện “ Một học sinh nghèo vượt khó”
- Thảo có phải là người biết tiết thì giờ hay không? Tại sao?
GV chốt : Trong khó khăn, nếu chúng ta biết tiết kiệm thời giờ chúng ta có thể làm được nhiều việc hợp lí và vượt qua được khó khăn.
- Yêu cầu HS kể một vài gương tốt biết tiết kiệm thì giờ.
Kết luận : tiết kiệm thì giờlà một đức tính tốt. Các em phải biết tiết kiệm thì giờ để học tập tốt hơn.
4/ Củng cố, Dặn dò: GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài : Hiểu thảo với ông bà , cha mẹ.
+ HS giải thích lắng nghe ý kiến.
- Học sinh trả lời các câu hỏi.
- HS tự viết ra thời gian biểu của mình.
- HS làm việc theo nhóm: lần lượt mỗi học sinh đọc thời gian biểu của mình cho cả nhóm , sau đó nhóm nhận xét xem công việc sắp xếp hợp lí chưa , bạn có thực hiện đúng thời gian biểu không .
- 4-5 em đọc thời gian biểu.
- HS trả lời.
- HS làm việc theo nhóm
- Đọc các tình huống lựa chọn một tình huống để giải quyết .
- 2 nhóm thể hiện 2 tình huống.
- Các nhóm khác sẽ nhận xét , bổ sung
- Học sinh trả lời.
- HS lắng nghe và trả lời câu hỏi.
- Thảo là người biết tiết kiệm thì giờ. Bạn tranh thủ học bài và sắp xếp công việc giúp đỡ bố mẹ rất nhiều.
- HS kể.
- HS lắng nghe.
Rút kinh nghiệm:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Thứ ba ngày tháng năm
( Chính tả)TIẾT 2
I. Mục tiêu:
Nghe- viết đúng chính tả bài, trình bày đẹp bài Lời hứa.
Hiểu đọc nội dung bài.
Củng cố quy tắc viết hoa tên riêng.
II. Đồ dùng dạy học:
Giấy khổ to kể sẵn bảng BT3 và bút dạ.
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Giới thiệu bài:
-Nêu mục tiêu tiết học.
2. Viết chính tả:
-GV đọc bài Lời hứa. Sau đó 1 HS đọc lại.
-Gọi HS giải nghĩa từ trng sĩ.
-yêu cầu HS tìm ra các từ dễ lẫn khi viết chính tả và luyện viết.
-Hỏi HS về cách trính bày khi viết: dấu hai chấm, xuống dòng gạch đầu dòng, mợ ngoặc kép, đóng ngoặc kép.
-Đọc chính tả cho HS viết.
-Soát lỗi, thu bài, chấm chính tả.
3. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1:
-Gọi HS đọc yêu cầu.
-Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và phát biểu ý kiến.GV nhận xét và kết luận câu trả lời đúng.
-1 HS đọc, cả lớp lắng nghe.
-Đọc phần Chú giải trong SGK.
-Các từ: Ngẩng đầu, trận giả, trung sĩ.
-2 HS đọc thành tiếng.
-2 HS ngồi cùng bàn trao đổi thảo luận.
a/. Em bé được giao nhiệmvụ gì trong trò chơi đánh trận giả?
Em được giao nhiệm vụ gác kho đạn.
b/.Vì sao trời đã tối, em không về?
Em không về vì đã hứa không bỏ vị trí gác khi chưa có người đến thay.
c/. các dấu ngoặc kép trong bài dùng để làm gì?
Các dấu ngoặc kép trong bài dùng để báo trước bộ phận sau nó là lời nói của bạn em bé hay của em bé.
d/. Có thể đưa những bộ phận đặt trong dấu ngoặc kép xuống dòng, đặt sau dấu gạch ngang đầu dòng không? Vì sao?
-Không được, trong mẫu truyện trên có 2 cuộc đối thoại- cuộc đối thoại giữa em bé với người khách trong công viênvà cuộc đối thoại giữa em bé với các bạn cùng chơitrận giả là do em bé thuật lại với người khách, do đó phải đặt trong dấu ngoặc kép để phân biệt với những lời đối thoại của em bé với người khách vốn đã được đặt sau dấu gạch ngang đầu dòng.
*GV viết các câu đã chuyển hình thức thể hiện những bộ phận đặt trong ngoặc kép để thấy rõ tính không hợp lí của cách viết ấy.
(nhân vật hỏi):
-Sao lại là lính gác?
(Em bé trả lời) :
-Có mấy bạn rủ em đánh trận giả.
Một bạn lớn bảo:
-Cậu là trung sĩ.
Và giao cho em đứng gác kho đạn ở đây.
Bạn ấy lại bảo:
-Cậu hãy hứa là đứng gác cho đến khi có người đến thay.
Em đã trả lời:
-Xin hứa.
Bài 3:
-Gọi HS đọc yêu cầu.
-Phát phiếu cho nhóm 4 HS . Nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng. Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
-Kết luận lời giải đúng.
-1 HS đọc thành tiếng yêu cầu trong SGK.
-Yêu cầu HS trao đổi hoàn thành phiếu.
-Sửa bài (nếu sai).
Các loại tên riêng
Quy tắt viết
Ví dụ
1. tên riêng, tên địa lí Việt Nam.
Viết hoa chữ cái đầu vủa mỗi tiếng tạo thành tên đó.
-Hồ Chí Minh.
-Điện BiênPhủ.
-Trường Sơn.
…
1. tên riêng, tên địa lí nước ngoài.
-Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó. Nếu bộ phận tạo thành tên gồm nhiều tiếng thì giữa các tiếng có gạch nối
Lu-I a-xtơ.
Xanh Bê-téc-bua.
Tuốc-ghê-nhép.
Luân Đôn.
Bạch Cư Dị….
4. Củng cố – dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà đọc các bài tập đọc và HTL để chuẩn bị bài sau.
( LT&C)TIẾT 3
I. Mục tiêu:
Kiểm tra đọc (lấy điểm) (yêu cầu như tiết 1)
Kiểm tra các kiến thức cần ghi nhớ về: nội dung chính, nhân vật, giọng đọc của các bài là truyện kể thuộc chủ điểm Măng mọc thẳng.
II. Đồ dùng dạy học:
Giấy khổ to kể sẵn bảng BT2 và bút dạ.
Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc, HTL từ tuần 1 đến tuần 90có từ tiết 1)
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Giới thiệu bài:
-Nêu mục tiêu của tiết học.
2. Kiểm tra đọc:
-Tiến hành tương tự như tiết 1.
3. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 2:
-Gọi HS đọc yêu cầu.
-Gọi HS đọc tên bài tập đọc là truyện kể ở tuần 4,5,6 đọc cả số trang.GV ghi nhanh lên bảng.
-Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận để hoàn thành phiếu. Nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung (nếu có).
-Kết luận lời giải đúng.
-Gọi HS đọc phiếu đã hoàn chỉnh.
-Tổ chứ cho HS tho đọc từng đoạn hoặc cả bài theo giọng đọc các em tìm được.
-Nhận xét tuyên dương những em đọc tốt.
-1 HS đọc thành tiếng.
-Các bài tập đọc:
+Một người chính trực trang 36.
+Những hạt thóc giống trang 46.
+Nỗi vằn vặt của An-đrây-ca. trang 55.
+Chị em tôi trang 59.
-HS hoạt động trong nhóm 4 HS .
-Chữa bài (nếu sai).
-4 HS tiếp nối nhau đọc (mỗi HS đọc một truyện)
-1 bài 3 HS thi đọc.
Phiếu đúng:
Tên bài
Nội dung chính
Nhân vật
Giọng đọc
1. Một người chính trực
Ca ngợi lòng ngay thẳng, chính trực, đặt việc nước lên trên tình riêng của Tô Hiến Thành.
-Tô Hiến Thành
-Đỗ thái hậu
Thong thả, rõ ràng. Nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện tính cách kiên định, khảng khái của Tô Hiến Thành.
2. Những hạt thóc giống
Nhờ dũng cảm, trung thực, cậu bé Chôm được vua tin yêu, truyền cho ngôi báu.
-cậu bé Chôm
-Nhà vua
Khoan thai, chậm rãi, cảm hứng ca ngợi. Lời Chôm ngây thơ, lo lắng. Lời nhà vua khi ôn tồn, khi dõng dạc.
3.Nỗi nằn vặt của An-đrây-ca
Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca Thể hiện yêu thương ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với bản thân.
- An-đrây-ca
-mẹ An-đrây-ca
Trầm buồn, xúc động.
4. Chị em tôi.
Một cô bé hay nói dối ba để đi chơi đã được em gái làm cho tĩnh ngộ.
-Cô chị
-Cô em
-Người cha
Nhẹ nhàng, hóm hỉnh, thể hiện đúng tính cách, cảm xúc của từng nhân vật. Lời người cha lúc ôn tồn, lúc trầm buồn. Lời cô chị khi lễ phép, khi tức bực. Lời cô em lúc hồn nhiên, lúc giả bộ ngây thơ.
4. Củng cố – dặn dò:
-Hỏi: +Chủ điểm Măng mọc thẳng gợi cho em chủ điểm gì?
+ Những truyện kể các em vừa đọc khuyên chúng ta điều gì?
-Nhận xét tiết học.
-Dặn những HS chưa có điểm đọc phải chuẩn bị tố để sau kiểm tra và xem trước tiết 4.
Rút kinh nghiệm:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Tốn
LUYỆN TẬP CHUNG
I.Mục tiêu:
Giúp HS củng cố về:
-Thực hiện các phép tính cộng, trừ với các số tự nhiên có nhiều chữ số.
-Aùp dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng để tính giá trị của biểu thức bằng cách thuận tiện.
-Vẽ hình vuông, hình chữ nhật.
-Giải bài toán có liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
II. Đồ dùng dạy học:
-Thước có vạch chia xăng-ti-mét và ê ke (cho GV và HS).
III.Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định:
2.KTBC:
-GV gọi 3 HS lên bảng yêu cầu HS làm 3 phần của bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 47, đồng thời kiểm tra VBT về nhà của một số HS khác.
-GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
3.Bài mới :
a.Giới thiệu bài:
-GV: nêu mục tiêu giờ học và ghi tên bài lên bảng.
b.Hướng dẫn luyện tập :
Bài 1
-GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập, sau đó cho HS tự làm bài.
386 259 726 485 528 946 435 269
+ _ + _ 260 837 452 936 72 529 92 753 647 096 273 549 602 475 342 507
-GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng cả về cách đặt tính và thực hiện phép tính.
-GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2
-Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
-Để tính giá trị của biểu thức a, b trong bài bằng cách thuận tiện chúng ta áp dụng tính chất nào ?
-GV yêu cầu HS nêu quy tắc về tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của phép cộng.
-GV yêu cầu HS làm bài.
-GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3
-GV yêu cầu HS đọc đề bài.
-GV yêu cầu HS quan sát hình trong SGK.
-GV hỏi: Hình vuông ABCD và hình vuông BIHC có chung cạnh nào ?
-Vậy độ dài của hình vuông BIHC là bao nhiêu ?
-GV yêu cầu HS vẽ tiếp hình vuông BIHC.
-GV hỏi: Cạnh DH vuông góc với những cạnh nào ?
-Tính chu vi hình chữ nhật AIHD.
Bài 4
-GV gọi 1 HS đọc đề bài trước lớp.
-Muốn tính được diện tích của hình chữ nhật chúng ta phải biết được gì ?
-Bài toán cho biết gì ?
-Biết được nửa chu vi của hình chữ nhật tức là biết được gì ?
-Vậy có tính được chiều dài và chiều rộng không ? Dựa vào bài toán nào để tính ?
-GV yêu cầu HS làm bài.
-GV nhận xét và cho điểm HS.
4.Củng cố- Dặn dò:
-GV tổng kết giờ học
-Dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau.
-3 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
-HS nghe.
4 HS lên bảng làm, HS cả lớp làm bài vào bảng con.
-4 HS nhận xét.
-Tính giá trị của biểu thức bằng cách thuận tiện.
-Tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng.
-2 HS nêu.
-2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
-HS đọc thầm.
-HS quan sát hình.
-Có chung cạnh BC.
-Là 3 cm.
-HS vẽ hình, sau đó nêu các bước vẽ.
-Cạnh DH vuông góc với AD, BC, IH.
-HS làm vào VBT.
c) Chiều dài hình chữ nhật AIHD là:
3 x 2 = 6 (cm)
Chu vi của hình chữ nhật AIHD là
(6 + 3) x 2 = 18 (cm)
-HS đọc.
-Biết được số đo chiều rộng và chiều dài của hình chữ nhật.
-Cho biết nưả chu vi là 16 cm, và chiều dài hơn chiều rộng là 4 cm.
-Biết được tổng của số đo chiều dài và chiều rộng.
-Dựa vào bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó ta tính được chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật.
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
Bài giải
Chiều rộng hình chữ nhật là:
(16 – 4) : 2 = 6 (cm)
Chiều dài hình chữ nhật là:
6 + 4 = 10 (cm)
Diện tích hình chữ nhật là:
10 x 6 = 60 (cm2)
Đáp số: 60 cm2
-HS cả lớp.
Rút kinh nghiệm:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Lịch sử
CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN TỐNG XÂM LƯỢC
LẦN THỨ NHẤT (NĂM 981 )
I-MỤC TIÊU:
- Học xong bài này ,HS biết :
- Lê hoàn lên ngôi vua là phù hợp với yêu cầu của đất nước và hợp với lòng dân .
- Kể lại được diễn biến của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược
- Ý nghĩa thắng lợi của cuộc kháng chiến –yêu đất nước .
II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Hình trong sách giáo khoa phóng to .
- Phiếu học tập của học sinh.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
1-Ổn định :
2-KTBC: Tiết trước em học LS bài gì?
- Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng Đế vào năm nào ? Lấy hiệu là gì?
Nhận xét ,tuyên dương.
3-Bài mới: Giới thiệu
- Đinh Tiên Hoàng đã thống nhất đất nước và trị hơn 10 đến năm 979 Đinh Tiê
File đính kèm:
- TUAN 10-L4.doc