I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Học sinh biết được mô hình quá trình xử lí thông tin trong máy tính.
- Học sinh biết cấu trúc chung của máy tính.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kĩ năng nghe, hiểu một số khái niệm và tìm hiểu về máy tính.
- Học sinh quan sát hình ảnh thực tế phân biệt được một số bộ phận quan trong
của máy tính
3. Thái độ:
- Tích cực, hăng hái và có ý thức xây dựng bài một cách nghiêm túc.
- Học sinh ngày một yêu thích môn học hơn
4. Định hướng năng lực:
a) Năng lực chung:
- Phát triển năng tự học, lực hợp tác, giao tiếp, giải quyết vấn đề
b) Năng lực đặc thù:
- Phát triển năng lực ngôn ngữ, năng lực công nghệ thông tin
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Giáo án Powerpoint và giáo án soạn, sách giáo khoa, sách giáo viên, một số
thiết bị có trong máy tính như bộ sử lý trung tâm, bộ nhớ, .
2. Học sinh:
- Đọc và nghiên cứu bài học trước.
- Giữ gìn các thiết bị của phòng máy
3 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 10/05/2023 | Lượt xem: 142 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học Lớp 6 - Tiết 6: Máy tính và phần mềm máy tính (Mục 1+2) - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Mít, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 09/01/2020 Lớp 6A2
11/01/2020 Lớp 6A1
TIẾT 6: MÁY TÍNH VÀ PHẦN MỀM MÁY TÍNH (mục 1+2)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Học sinh biết được mô hình quá trình xử lí thông tin trong máy tính.
- Học sinh biết cấu trúc chung của máy tính.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kĩ năng nghe, hiểu một số khái niệm và tìm hiểu về máy tính.
- Học sinh quan sát hình ảnh thực tế phân biệt được một số bộ phận quan trong
của máy tính
3. Thái độ:
- Tích cực, hăng hái và có ý thức xây dựng bài một cách nghiêm túc.
- Học sinh ngày một yêu thích môn học hơn
4. Định hướng năng lực:
a) Năng lực chung:
- Phát triển năng tự học, lực hợp tác, giao tiếp, giải quyết vấn đề
b) Năng lực đặc thù:
- Phát triển năng lực ngôn ngữ, năng lực công nghệ thông tin
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Giáo án Powerpoint và giáo án soạn, sách giáo khoa, sách giáo viên, một số
thiết bị có trong máy tính như bộ sử lý trung tâm, bộ nhớ, ...
2. Học sinh:
- Đọc và nghiên cứu bài học trước.
- Giữ gìn các thiết bị của phòng máy.
III. Phương pháp, kĩ thuật
1. Phương pháp
- Sử dụng phương pháp thuyết trình, vấn đáp, hoạt động nhóm đôi
2. Kĩ thuật
- Kĩ thuật gợi mở, chia sẻ
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
? Biểu diễn lại mô hình quá trình xử lý thông tin trong hoạt động thông tin của
con người
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động
? Hãy nêu một vài máy tính em biết
GV các máy tính tuy có kích thước khác nhau nhưng chúng lại có chung một
cấu trúc vậy cấu trúc chung đó là gì tiết học hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức kĩ năng mới
Nội dung (gợi ý) Hoạt động của giáo viên và học sinh
Hoạt động 1: Mô hình quá trình ba bước
1. Mô hình quá trình 3 bước
- Bất kỳ quá trình xử lý thông tin nào
cũng là một quá trình ba bước như trên.
- Để trở thành công cụ xử lý tự động
thông tin -> máy tính cần có các bộ phận
đảm nhận các chức năng tương ứng, phù
hợp với mô hình của quá trình ba bước
? Em hãy nêu từng bước tiến hành công
việc nào đó mà em thường làm ở nhà.
HS: trả lời, lấy VD. (Giặt quần áo, pha
nước...)
GV: Yêu cầu học sinh quan sát trên bảng
chiếu về một vài công việc được tiến
hành xử lý theo ba bước
HS: Quan sát
GV: KL: Bất kỳ quá trình xử lý thông tin
nào cũng là một quá trình 3 bước như
trên.
Máy tính là công cụ xử lý thông tin ->
máy tính cũng phải có các bộ phận đảm
nhận các chức năng tương ứng, phù hợp
với mô hình của quá trình ba bước
Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu trúc chung của máy tính
2. Cấu trúc chung của máy tính
a/ Bộ xử lý trung tâm (CPU)
- Bộ xử lý trung tâm (CPU) có thể được
coi là bộ não của máy tính.
- CPU thực hiện các chức năng tính toán,
điều khiển và phối hợp mọi hoạt động của
máy tính theo sự chỉ dẫn của chương
trình.
b/ Bộ nhớ
- Bộ nhớ trong: Lưu trữ chương trình và
dữ liệu trong quá trình máy tính làm việc.
+ Thành phần chính của bộ nhớ trong là
RAM. Khi máy tính tắt, toàn bộ thông tin
trong RAM sẽ bị mất đi
- Bộ nhớ ngoài: được dùng để lưu trữ lâu
dài chương trình và dữ liệu. Đó là: đĩa
cứng, đĩa mềm, đĩa CD/DVD, USB,
Thông tin lưu trữ trên bộ nhớ ngoài không
bị mất đi khi ngắt điện.
GV: Nêu vấn đề:
Cấu trúc chung của máy tính gồm 3 khối
chức năng chủ yếu: Bộ xử lí trung tâm,
bộ nhớ, các thiết bị vào ra.
Chương trình là tập hợp các câu lệnh,
mỗi câu lệnh hướng dẫn một thao tác cụ
thể cần thực hiện.
GV: Yêu cầu các nhóm thảo luận, trả lời
câu hỏi sau:
? Máy tính gồm những phần nào.
HS. Nhận xét nhóm đã trả lời, bổ sung
(nếu có).
GV. Cho học sinh quan sát bộ máy vi
tính
GV: Đưa ra các thành phần cơ bản của
máy tính
- Cho HS quan sát CPU đã được tháo
rời,
? CPU có chức năng gì?
HS: trao đổi, thảo luận, trả lời.
Đơn vị đo thông tin: bit, byte, kilobyte,
megabyte, gigabyte
c/ Thiết bị vào ra
Thiết bị vào ra (thiết bị ngoại vi) được
chia thành 2 loại chính:
+ Thiết bị nhập dữ liệu (input): bàn phím,
chuột, máy quét, ..
+ Thiết bị xuất dữ liệu (Output): màn
hình, máy in,
GV: kết luận
- Cho HS quan sát RAM, các thiết bị lưu
trữ.
? Các thiết bị đó có chức năng gì
HS: thảo luận, trả lời
GV: KL
HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập
- Yêu cầu học sinh hệ thống lại cấu trúc chung của một máy tính điện tử: Gồm 3
khối chức năng chủ yếu: Bộ xứ lý trung tâm, bộ nhớ, các thiết bị vào/ra.
- Nhắc lại khái niệm chương trình, tại sao CPU có thể coi như bộ não của máy
tính?
HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng
Gv cho học sinh trả lời các câu hỏi trắc nghiệm trong SBT tin học 6
HOẠT ĐỘNG 5: mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo.
GV cho học sinh tìm hiểu thêm về việc máy tính sử dụng trong việc mua bán
trực tuyến và một số trang bán hàng trên mạng
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
Về nhà đọc trước phần 3, 4 của bài 4, trả lời các câu hỏi 1, 2, 3, 4 (SGK - 19)
File đính kèm:
- giao_an_tin_hoc_lop_6_tiet_6_may_tinh_va_phan_mem_may_tinh_m.pdf