Tiết 38: LÀM QUEN VỚI SOẠN THẢO VĂN BẢN
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
- Biết vai trò các bảng chọn và các nút lệnh
- Biết cách tạo ra văn bản mới, mở văn bản đã có, lưu văn bản trên đĩa và kết thúc
phiên làm việc với Word.
- Thực hiện được lệnh trong bảng chọn và trên thanh công cụ
- Thực hiện được các thao tác mở văn bản mới, mở văn bản đã có, lưu văn bản
trên đĩa và kết thúc phiên làm việc với Word.
- Có ý thức học tập, rèn luyện tinh thần cần cù, ham thích tìm hiểu và tư duy
khoa học.
2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh:
II. Chuẩn bị về tài liệu và phương tiện dạy học
Giáo viên:
- Giáo án, sách giáo khoa, phòng máy chiếu.
- Phấn viết bảng, thước kẻ
Học sinh:
- Sách giáo khoa, viết, vở, thước kẻ.
- Xem trước nội dung bài mới trước khi đến lớp.
III. Tổ chức hoạt động học của học sinh
1. Hoạt động dẫn dắt vào bài
Kiểm tra bài cũ (5’)
GV: Nêu các cach khởi động phần mềm soạn thảo văn bản Microsoft Word.
HS: Trả lời:
Cách 1: Nhấp đúp chuột vào biểu tượng trên màn hình.
Cách2: Nhấp chuột vào trên màn hình Windows
57 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 27/04/2023 | Lượt xem: 209 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tin học Lớp 6 - Chương trình học kì II - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Kim, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Tin học lớp 6 Năm học
2019- 2020
Ngày giảng: 31/12/2019
Tiết 37: LÀM QUEN VỚI SOẠN THẢO VĂN BẢN
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
- Biết được vai trò của phần mềm soạn thảo văn bản, biết Microsoft Word (gọi tắt là
Word) là phần mềm soạn thảo văn bản, nhận biết được biểu tượng của Word.
- Biết có nhiều phần mềm soạn thảo văn bản
- Nhận biết được biểu tượng Word
- Thực hiện được thao tác khởi động word.
- Học sinh cần nhận biết được tầm quan trọng của tin học.
- Có ý thức học tập, rèn luyện tinh thần cần cù, ham thích tìm hiểu và tư duy khoa học.
2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh:
I. Chuẩn bị về tài liệu và phương tiện dạy học
1. Giáo viên:
- Giáo án, sách giáo khoa, phòng máy vi tính
- Phấn viết bảng, thước kẻ
2. Học sinh:
- Sách giáo khoa, viết, vở, thước kẻ.
- Xem trước nội dung bài mới trước khi đến lớp.
II. Tổ chức hoạt động học của học sinh
1. Hoạt động dẫn dắt vào bài
Giới thiệu bài mới:
- Để trình bày nội dung của một vấn đề thông thường người ta tạo ra các văn
bản. Có rất nhiều cách để tạo ra văn bản. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu cách sử dụng
máy vi tính để soạn thảo văn bản .
2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt
Hoạt động1: Tìm hiểu khái niệm và soạn thảo văn bản
* Tìm hiểu khái niệm VB
GV: Hàng ngày các em thường tiếp xúc với các loại
văn bản, văn bản có thể gồm một vài dòng ngắn
như chiếc nhãn vở, cũng có thể là nội dung quyển
sách dày hàng nghìn trang, văn bản cũng có thể
gồm các con chữ, nhưng cũng có thể có các hình
ảnh minh họa,..
GV: Các em không chỉ xem và đọc văn bản mà còn
tự mình tạo ra văn bản.
GV: Vậy thông thường các em tạo ra văn bản bằng
cách nào?
HS: Theo cách truyền thống bằng bút và viết trên
giấy.
GV: Cho Hs quan sát văn bản bằng tranh ảnh sách
giáo khoa.
GV: Ngày nay, ngoài cách truyền thống ra, chúng
ta có thể tự tạo ra văn bản nhờ sử dụng máy tính và
phần mềm soạn thảo văn bản.
1. Văn bản và phần mềm soạn
thảo văn bản
- Microsoft Word là phần mềm
soạn thảo văn bản rất thông dụng
do hãng Microsoft phát hành chạy
trong môi trường hệ điều hành
Windows.
- Microsoft Word có rất nhiều
phiên bản như :
Microsoft Word 95, Microsoft
Word 2000,
Microsoft Word 2003, Microsoft
Word 2007, Microsoft Word 2010
Giáo án Tin học lớp 6 Năm học
2019- 2020
GV: Soạn thảo văn bản" thực chất đó là công việc
gõ và trình bày nội dung văn bản bằng máy vi tính.
GV: Nêu ra những ưu việt cho học sinh nắm kĩ.
Word chính là phần mềm được viết để cùng với
máy tính hỗ trợ công việc soạn thảo văn bản.
GV: Giới thiệu phần mềm Microsoft Word.
GV: Giới thiệu một số phiên bản của Microsoft
Word.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách khởi động Word
GV: Nhắc lại cách khởi động một chương trình bất
kỳ trên màn hình nền mà chúng ta đã thực hiện
trong các tiết học trước.
HS: Phát biểu:
+ Nháy đúp chuột vào biểu tượng của chương trình
cần mở.
GV: Nhận xét.
GV: Word được khởi động như mọi phần mềm
trong windows, bằng một trong các cách sau:
+ Nhấp đúp chuột vào biểu tượng trên màn
hình.
+ Nháy nút start, trỏ chuột vào All programs và
chọn Microsoft word.
2. Khởi động word:
Cách 1: Nhấp đúp chuột vào
biểu tượng trên màn hình.
Cách2: Nhấp chuột vào
trên màn hình Windows
+Chọn (hoặc
Program)
+ Chọn
+ Chọn
3. Hoạt động luyện tập
4. Hoạt động vận dụng
5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng
IV. Rút kinh nghiệm
Giáo án Tin học lớp 6 Năm học
2019- 2020
Ngày giảng: 31/12/2019
Tiết 38: LÀM QUEN VỚI SOẠN THẢO VĂN BẢN
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
- Biết vai trò các bảng chọn và các nút lệnh
- Biết cách tạo ra văn bản mới, mở văn bản đã có, lưu văn bản trên đĩa và kết thúc
phiên làm việc với Word.
- Thực hiện được lệnh trong bảng chọn và trên thanh công cụ
- Thực hiện được các thao tác mở văn bản mới, mở văn bản đã có, lưu văn bản
trên đĩa và kết thúc phiên làm việc với Word.
- Có ý thức học tập, rèn luyện tinh thần cần cù, ham thích tìm hiểu và tư duy
khoa học.
2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh:
II. Chuẩn bị về tài liệu và phương tiện dạy học
Giáo viên:
- Giáo án, sách giáo khoa, phòng máy chiếu.
- Phấn viết bảng, thước kẻ
Học sinh:
- Sách giáo khoa, viết, vở, thước kẻ.
- Xem trước nội dung bài mới trước khi đến lớp.
III. Tổ chức hoạt động học của học sinh
1. Hoạt động dẫn dắt vào bài
Kiểm tra bài cũ (5’)
GV: Nêu các cach khởi động phần mềm soạn thảo văn bản Microsoft Word.
HS: Trả lời:
Cách 1: Nhấp đúp chuột vào biểu tượng trên màn hình.
Cách2: Nhấp chuột vào trên màn hình Windows
+Chọn (hoặc Program)
+ Chọn
+ Chọn
2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt
Hoạt động1: Tìm hiểu các thành phần của cửa sổ Word
GV: Sau khi khởi động Microsoft Word, GV chỉ rõ
cho HS làm quen với các thành phần của giao diện
Microsoft Word.
GV: Giải thích cho HS nắm vững chức năng và nhiệm
vụ của từng phần.
GV: Giới hiệu thanh menu và thanh công cụ.
GV: Thanh Menu và thanh công cụ giống và khác
nhau chỗ nào?
GV: Yêu cầu HS khác nhận xét, bổ sung.
GV: Gợi ý:
3. Có gì trên cửa sổ của Word?
a)Thanh bảng chọn (Thanh
Menu): Gồm nhiều bảng chọn
cho phép chúng ta lựa chọn các
chức năng làm
việc.
b) Các thanh công cụ: Chứa các
nút lệnh cho phép làm việc trực
tiếp từ các công cụ này.
- Khu vực soạn thảo : cho phép
soạn thảo nội dung văn bản.
Giáo án Tin học lớp 6 Năm học
2019- 2020
Giống nhau: Đều chứa các lệnh.
Khác nhau: Thanh menu chứa lệnh dưới dạng nhóm.
Thanh công cụ trình bày lệnh dưới dạng các biểu
tượng, hình vẽ
GV: Giới thiệu khu vực soạn thảo văn bản.
Ngoài ra còn có con trỏ văn bản,
thanh cuộn ngang, cuộn dọc,
thanh trạng thái.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách mở và lưu văn bản
GV: Giới thiệu, giảng giải về cách mở văn bản đã có
trong máy tính.
GV: Trình bày lại thao tác mở văn bản ?
GV: Nhận xét.
GV:Tại sao phải lưu văn bản ?
HS:Giữ lại nội dung của văn bản để có thể in ra giấy
và sử dụng hoặc dùng để lưu trữ.
GV: Trình bày các bước thực hiện thao tác lưu văn
bản.
GV: Yêu cầu học sinh trình bày lại ?
GV: Yêu cầu học sinh khác nhận xét bổ sung.
GV: Nhận xét, đưa ra kết luận
GV: Chúng ta đã lưu văn bản với một tên cụ thể do
người sử dụng tự đặt. Tuy nhiên nếu như muốn đặt lại
tên khác ta làm thế nào?
GV: Nhận xét.
GV: Chúng ta lưu văn bản đó lại với một tên khác, như
thế giữ nguyên được tệp tin cũ và tạo được một tệp tin
mới.
GV:Hướng dẫn cách đóng văn bản.
4. Mở và lưu văn bản:
* Mở văn bản:
- Chọn vào File
- Chọn Open( )
- Xuất hiện hộp thoại open.
- Chọn tên tệp tin văn bản chọn
open
* Lưu văn bản :
- Chọn File→Save.
(Chọn nút Trên thanh công
cụ)
- Xuất hiện hộp thoại save as:
+ Look in: Chọn ổ đĩa (đường
dẫn)
+ File name: Đặt tên cho văn bản
+ Chọn save.
* Kết thúc:
- Chọn vào File->Close
- Nháy chọn nút X trên góc phải
của màn hình.
3. Hoạt động luyện tập
4. Hoạt động vận dụng
5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng
Giáo án Tin học lớp 6 Năm học
2019- 2020
Ngày giảng: 7/1/2020
Tiết 39: SOẠN THẢO VĂN BẢN ĐƠN GIẢN
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
- Biết các thành phần cơ bản của một văn bản.
- Biết các quy tắc soạn thảo văn bản bằng word.
- Biết cách gõ văn bản chữ việt.
- Nhận biết được con trỏ soạn thảo, vai trò và cách di chuyển con trỏ soạn thảo.
- Làm quen và bước đầu học thuộc một trong hai cách gõ văn bản.
- Nắm được các quy ước khi gõ văn bản trong Word.
- Nghiêm túc trong giờ học, có tinh thần học hỏi, sáng tạo.
- Tích cực tham gia xây dựng bài.
2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh:
II. Chuẩn bị về tài liệu và phương tiện dạy học
Giáo viên:
- Giáo án, sách giáo khoa. Phấn viết bảng, thước kẻ, Phòng máy chiếu
Học sinh:
- Sách giáo khoa, viết, vở, thước kẻ.
- Xem trước nội dung bài mới trước khi đến lớp.
III. Tổ chức hoạt động học của học sinh
1. Hoạt động dẫn dắt vào bài
Kiểm tra bài cũ
GV: Hãy nêu cách nhanh nhất để khởi động phần mềm soạn thảo văn bản bằng
word? Liệt kê một số thành phần cơ bản có trên cửa sổ word.
HS: trả lời
- Nháy đúp biểu tượng của Word trên màn hình nền.
- Thanh tiêu đề, thanh bảng chọn, các nút lệnh trên thanh công cụ, vùng soạn
thảo, các thanh cuốn (dọc, ngang).
Giới thiệu bài mới:
Để trình bày nội dung của một vấn đề thông thường người ta tạo ra các văn bản.
Có rất nhiều cách để tạo ra văn bản. Các em đã có biết được cách sử dụng máy vi tính
để soạn thảo văn bản. Làm thế nào để có thể soạn thảo một văn bản đơn giản trên máy
tính, thì tiết học này sẽ giúp các em tìm hiểu kỹ về điều này.
2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu các thành phần của văn bản
GV: Khi học môn Tiếng Việt, em đã biết khái niệm văn
bản và các thành phần cơ bản của văn bản.
GV: Em nào cho biết văn bản gồm những thành phần
cơ bản nào?
HS: Từ, câu và đoạn văn.
GV: Nhận xét.
Ngoài ra, khi soạn thảo văn bản trên máy tính em còn
cần phân biệt: 4 thành phần sau đây. Đó là: Kí tự, dòng,
1. Các thành phần của văn bản
- Kí tự: là con chữ, số, kí hiệu.
- Dòng: Tập hợp các kí tự nằm
trên cùng một đường ngang từ
lề trái sang lề phải.
- Đoạn: Nhiều câu liên tiếp, có
liên quan với nhau và hoàn
chỉnh về ngữ nghĩa nào đó tạo
thành một đoạn văn bản. Nhấn
Giáo án Tin học lớp 6 Năm học
2019- 2020
đoạn, trang.
GV : Hướng dẫn học sinh phân biệt 4 thành phần trên.
phím Enter để kết thúc một
đoạn văn bản.
- Trang: Phần văn bản trên một
trang in được gọi là trang văn
bản.
Hoạt động 2: Tìm hiểu con trỏ soạn thảo
GV: Em hãy kể tên các thành phần cơ bản trong cửa sổ
Microsoft Word ?
HS: (Thanh bảng chọn, thanh công cụ, Nút lệnh, Vùng
soạn thảo, Con trỏ văn bản )
GV: Con trỏ văn bản là một vạch đứng nhấp nháy trên
màn hình. Nó vị trí xuất hiện của kí tự được gõ vào.
GV: Đưa ra ví dụ:
GV: Trong khi gõ văn bản con trỏ sẽ di chuyển từ trái
sang phải và tự động xuống dòng mới nếu nó đến vị trí
cuối dòng.
GV: Muốn chèn ký tự hay đối tượng vào văn bản, em
phải di chuyển con trỏ soạn thảo tới vị trí cần chèn.
GV: Để di chuyển con trỏ văn bản em phải làm gì ?
HS: Ấn phím mũi tên, ấn chuột
GV: Hướng dẫn học sinh phân biệt con trỏ soạn thảo
và con trỏ chuột.
2. Con trỏ soạn thảo
- Con trỏ soạn thảo: là một vạch
đứng nhấp nháy trên màn hình.
Nó cho biết vị trí xuất hiện của
kí tự được gõ vào.
3. Hoạt động luyện tập
4. Hoạt động vận dụng
5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng
IV. Rút kinh nghiệm
Giáo án Tin học lớp 6 Năm học
2019- 2020
Ngày giảng: 11/1/2020
Tiết 40: SOẠN THẢO VĂN BẢN ĐƠN GIẢN (tt)
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
- Biết các thành phần cơ bản của một văn bản.
- Biết các quy tắc soạn thảo văn bản bằng word.
- Biết cách gõ văn bản chữ việt.
- Nhận biết được con trỏ soạn thảo, vai trò và cách di chuyển con trỏ soạn thảo.
- Làm quen và bước đầu học thuộc một trong hai cách gõ văn bản.
- Nắm được các quy ước khi gõ văn bản trong Word.
- Nghiêm túc trong giờ học, có tinh thần học hỏi, sáng tạo.
- Tích cực tham gia xây dựng bài.
2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh:
II. Chuẩn bị về tài liệu và phương tiện dạy học
Giáo viên:
- Giáo án, sách giáo khoa. Phấn viết bảng, thước kẻ, Phòng máy chiếu
Học sinh:
- Sách giáo khoa, viết, vở, thước kẻ.
- Xem trước nội dung bài mới trước khi đến lớp.
III. Tổ chức hoạt động học của học sinh
1. Hoạt động dẫn dắt vào bài
2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt
Hoạt động 3: Tìm hiểu quy tắc gõ văn bản trong word
Gv: Một yêu cầu quan trọng khi bắt đầu học soạn thảo
văn bản là phải biết các quy định trong việc gõ văn bản,
để văn bản soạn thảo ra được một văn bản đẹp khoa
học.
Ví dụ:
1/ Trời nắng, ánh mặt trời rực rỡ.
→ Trời nắng , ánh mặt trời rực rỡ.
GV: Giới thiệu ví dụ, chỉ ra lỗi sai, cách sửa lỗi.
GV: Giới thiệu các quy tắc trong soạn thảo văn bản,
nhắc nhở học sinh chú ý khi soạn thảo văn bản phải tuân
thủ một số qui tắc soạn thảo như: dấu chấm câu, cách
từ, cách đoạn, dấu ngoặc
3. Quy tắc gõ văn bản trong
Word ?
+ Các dấu câu như: ?,!,; phải
được đặt sát vào từ đứng trước
nó.
+ Các dấu ngoặc phải được đặt
sát vào bên phải ký tự cuối cùng
của từ ngay trước đó.
+ Giữa các từ chỉ dùng một ký
tự trống để phân cách.
+ Ấn phím Enter để kết thúc
đoạn văn bản chuyển sang đoạn
văn bản mới.
Ví dụ:
Nước Việt Nam ( thủ đô là Hà
Nội).
→ Nước Việt Nam (thủ đô là
Hà Nội).
Hoạt động 4: Tìm hiểu cách gõ văn bản chữ Việt
Giáo án Tin học lớp 6 Năm học
2019- 2020
GV: Nói đến chữ Việt chúng ta quy ước đó là chữ Quốc
ngữ. Muốn soạn thảo văn bản chữ Việt, chúng ta phải
có thêm các công cụ để có thể gõ chữ Việt và xem trong
máy tính.
* Người dùng đưa văn bản vào máy tính, nhưng trên
bàn phím không có một số kí tự trong tiếng Việt vì vậy
cần có các chương trình hỗ trợ.
→ Hiện nay ở nước ta đã có một số chương trình hỗ trợ
gõ chữ Việt phổ biến: Vietkey, Unikey...
GV: Giới thiệu VietKey
* Các chương trình gõ thường cho phép nhiều kiểu gõ
khác nhau. Hai kiểu gõ phổ biến nhất hiện nay là kiểu
Telex và kiểu VNI.
Kiểu gõ: Có hai kiểu gõ chữ Việt phổ biến: kiểu
TELEX và VNI.
GV: Giới thiệu kiểu gõ Telex
GV: Đặc điểm của kiểu gõ TELEX là gì ?
GV: Theo kiểu gõ TELEX, yêu cầu HS bỏ dấu tiếng
Việt để hiện câu “Vạn sự như ý”
HS:: Vanj suwj nhuw ys
GV: Nhận xét
GV: Giới thiệu kiểu gõ VNI.
Cho ví dụ minh hoạ.
GV:Yêu cầu học sinh phân biệt kiểu gõ VNI và
TELEX.
HS trả lời: Kiểu gõ VNI bỏ dấu bằng số, kiểu gõ
TELEX bỏ dấu bằng chữ cái.
GV: Nhận xét.
* Để có văn bản tiếng Việt cần chọn tính năng chữ Việt
của chương trình gõ và cần chọn đúng phông chữ Việt
phù hợp.
4. Gõ văn bản chữ Việt
- Để gõ được chữ Việt bằng bàn
phím ta phải dùng chương trình
hỗ trợ. (VietKey hoặc Unikey)
+ Kiểu gõ TELEX:
s = sắc ee = ê
f = huyền oo = ô
r = hỏi w, uw = ư
x = ngã ow = ơ
j = nặng dd = đ
aa = â
aw = ă
Ví dụ:
Chúc mừng năm mới
→ Chusc muwngf nawm mowis
+ Kiểu gõ VNI:
1 = sắc e6 = ê
2 = huyền o6 = ô
3 = hỏi u7 = ư
4 = ngã o7 = ơ
5 = nặng d9 = đ
a8 = ă
a6 = â
ví dụ:
Chúc mừng năm mới
→Chu1c mu7ng2 na8m
mo7i1
3. Hoạt động luyện tập
4. Hoạt động vận dụng
5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng
IV. Rút kinh nghiệm
Giáo án Tin học lớp 6 Năm học
2019- 2020
Tuần :21 Ngày soạn:
Tiết : 41 Ngày dạy:
Bài thực hành 5: VĂN BẢN ĐẦU TIÊN CỦA EM
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
- Nhận biết được một số thành phần trong màn hình làm việc của Word, bảng
chọn, nút lệnh.
- Biết cách tạo và lưu một văn bản chữ Việt.
- Biết bỏ dấu tiếng Việt bằng kiểu gõ Telex hoặc Vni.
- Tạo và lưu được một văn bản đơn giản.
2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh:
II. Chuẩn bị về tài liệu và phương tiện dạy học
Giáo viên:
- Giáo án, sách giáo khoa. Phấn viết bảng, thước kẻ, phòng máy vi tính.
Học sinh:
- Xem bài thực hành trong SGK và ôn lại cách gõ tiếng Việt bằng kiểu Telex
hoặc kiểu Vni.
III. Tổ chức hoạt động học của học sinh
1. Hoạt động dẫn dắt vào bài
Kiểm tra bài cũ
GV: Hãy nêu cách nhanh nhất để khởi động phần mềm soạn thảo văn bản bằng
word? Liệt kê một số thành phần cơ bản có trên cửa sổ word.
HS:trả lời:
-> Nháy đúp biểu tượng của Word trên màn hình nền.
-> Thanh tiêu đề, thanh bảng chọn, các nút lệnh trên thanh công cụ, vùng soạn
thảo, các thanh cuốn (dọc, ngang).
Giới thiệu bài mới:
Để trình bày nội dung của một vấn đề thông thường người ta tạo ra các văn bản.
Có rất nhiều cách để tạo ra văn bản. Các em đã biết được cách sử dụng máy vi tính để
soạn thảo văn bản. Ở tiết trước các em đã được học qua nội dung soạn thảo văn bản, và
tiết học hôm nay các em sẽ được hiểu rõ hơn về những gì mình đã học.
2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Khởi động Word
GV: Yêu cầu HS trình bày cách khởi động Word.
GV: Nhận xét.
GV: Thực hành mẫu
1. Khởi động Word.
Nháy đúp vào biểu tượng trên màn
hình nền.
Hoạt động 2: Tìm hiểu các thành phần trên màn hình Word
GV: Yêu cầu HS thực hiện chọn các lệnh File →
Open; File → New,... và nháy nút lệnh Open ;
nút lệnh New ... trên thanh công cụ để suy ra
sự tương tự giữa lệnh trong bảng chọn và nút lệnh
trên thanh công cụ.
GV: Nhận xét
2. Các thành phần trên màn hình của
Word.
Giáo án Tin học lớp 6 Năm học
2019- 2020
Hoạt động 3: Soạn thảo văn bản đơn giản
GV: Để soạn thảo văn bản bằng chữ Việt ta sử
dụng phần mềm nào?
HS: Sử dụng VietKey
GV: Trình bày cách sử dụng VietKey gõ chữ Việt
GV: Yêu cầu HS thực hành soạn thảo văn bản
Biển đẹp trang 77
.
3. Soạn thảo văn bản
3. Hoạt động luyện tập
4. Hoạt động vận dụng
5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng
IV. Rút kinh nghiệm
Giáo án Tin học lớp 6 Năm học
2019- 2020
Tuần :21 Ngày soạn:
Tiết : 42 Ngày dạy:
Bài thực hành 5: VĂN BẢN ĐẦU TIÊN CỦA EM (tt)
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
- Làm quen với vị trí các phím trên bàn phím và biết gõ chữ Việt bằng một trong
hai cách gõ Telex hay Vni.
- Rèn kỹ năng tạo văn bản (gõ bàn phím bằng 10 ngón) và lưu một văn bản đơn
giản.
- Thay đổi được chế độ hiển thị trên màn hình Word
Học sinh nghiêm túc. Có ý thức giữ gìn và bảo vệ máy tính.
2.Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh:
II. Chuẩn bị về tài liệu và phương tiện dạy học
Giáo viên:
- Giáo án, sách giáo khoa. Phấn viết bảng, thước kẻ, phòng máy vi tính
Học sinh:
- Xem bài thực hành trong SGK và ôn lại cách gõ tiếng Việt bằng kiểu Telex
hoặc kiểu Vni.
III. Tổ chức hoạt động học của học sinh
1. Hoạt động dẫn dắt vào bài
Kiểm tra bài cũ
GV: Yêu cầu
1. Hãy trình bày cách lưu văn bản ?
HS trả lời:
1. Chọn File→Save. (Chọn nút Trên thanh công cụ)
- Xuất hiện hộp thoại save as:
+ Look in: Chọn ổ đĩa (đường dẫn)
+ File name: Đặt tên cho văn bản
+ Chọn save để lưu văn bản
Giới thiệu bài mới:
Ở tiết trước các em đã được thực hành soạn thảo văn bản, và tiết học hôm nay
các em sẽ tiếp tục thực hành về soạn thảo văn bản.
2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt
Hoạt động1: Soạn thảo văn bản đơn giản
GV: Yêu cầu HS mở văn bản đã tạo ở tiết trước và tiếp
tục gõ phần còn lại nếu chưa nhập xong đoạn văn bản
trong SGK.
GV: Di chuyển con trỏ soạn thảo đến các vị trí bị sai
hoặc gõ không đúng quy tắc soạn thảo để sửa chữa lại
cho văn bản được hoàn chỉnh hơn.
1. Soạn thảo văn bản đơn giản.
- Sử dụng chuột hoặc bàn phím
để di chuyển con trỏ văn bản đến
vị trí cần gõ hoặc sửa chữa.
- Nhấn Delete để xóa kí tự sau
con trỏ văn bản.
- Nhấn phím Backspace để xóa
kí tự trước con trỏ văn bản.
Hoạt động 2: Lưu văn bản với tên mới
2. Lưu văn bản
Giáo án Tin học lớp 6 Năm học
2019- 2020
GV: Yêu cầu HS sau khi sửa lỗi xong, lưu lại với tên
mới
* Lưu văn bản với tên khác:
B1: File → Save As
B2: (Xuất hiện hộp thoại)
- Nhập tên mới vào ô File name.
- Nháy chuột chọn Save.
Hoạt động 3: Thay đổi chế độ hiển thị
GV: Hướng dẫn cho Hs nháy chuột vào các nút , ,
ở góc dưới thanh cuốn ngang để thay đổi cách hiển thị
văn bản và rút ra kết luận
3. Thay đổi các chế độ hiển thị
văn bản.
Chọn các lệnh:
View→Normal,View→
PrintLayout,View→ Outline.
3. Hoạt động luyện tập
4. Hoạt động vận dụng
5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng
IV. Rút kinh nghiệm
Giáo án Tin học lớp 6 Năm học
2019- 2020
Tuần : 22 Ngày soạn:
Tiết : Ngày dạy:
Bài 15 : CHỈNH SỬA VĂN BẢN
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
- Biết các thao tác biên tập văn bản đơn giản: Xóa, Chèn thêm phần văn bản.
- Biết cách chọn phần văn bản
- Hiểu mục đích của thao tác chọn phần văn bản.
- Thực hiện các thao tác Xóa, Chèn thêm phần văn bản
- Nghiêm túc trong giờ học, có tinh thần học hỏi, sáng tạo.
- Tích cực tham gia xây dựng bài.
2.Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh:
II. Chuẩn bị về tài liệu và phương tiện dạy học
Giáo viên:
- Giáo án, sách giáo khoa. Phấn viết bảng, thước kẻ, phòng máy vi tính.
Học sinh:
- Học bài cũa, xem trước bài mới trước khi lên lớp.
III. Tổ chức hoạt động học của học sinh
1. Hoạt động dẫn dắt vào bài
Kiểm tra bài cũ
GV yêu cầu:
- Hãy nêu sự giống nhau và khác nhau về ý nghĩa của con trỏ soạn thảo và con
trỏ chuột. Khi ta di chuyển con trỏ chuột, con trỏ soạn thảo có di chuyển theo hay
không?
Học sinh trả lời:
- Con trỏ soạn thảo là một vạch đứng nhấp nháy trên vùng soạn thảo, cho biết vị
trí soạn thảo hiện thời
- Con trỏ chuột lại có dạng chữ I trên vùng soạn thảo và hình dáng con trỏ chuột
có thể thay đổi thành dạng mũi tên hay mũi tên ngược hoặc các dạng khác khi ta di
chuyển con trỏ đến vùng khác nhau trên màn hình.
Giới thiệu bài mới:
Khi soạn thảo văn bản thường gặp những sai sót như lỗi chính tả, sai từ, thiếu
nội dung hoặc đôi khi có những phần văn bản giống nhau, thay vì ta gõ lại đoạn đó thì
ta thực hiện chức năng copy để thực hiện và còn nhiều chức năng khác giúp chúng
ta làm việc với văn bản nhanh chóng hơn. Sau đây ta sẽ nói đến vấn đề này.
* Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt
Hoạt động1: Xóa và chèn thêm văn bản
GV: Để xóa một vài ký tự nên dùng các phím
Backspace và Delete. Phím Backspace dùng để xóa ký
tự trước con trỏ soạn thảo văn bản và phím Delete
dùng để xóa ký tự sau con trỏ soạn thảo văn bản.
GV: Yêu cầu xóa “n" của từ nắng
GV: Xóa là một thao tác loại bỏ dữ liệu. Đôi khi do
nhầm lẫn hay vội vàng chúng ta thường xóa đi những
1. Xóa và chèn thêm văn bản:
* Xóa văn bản
- Backspace: xóa ký tự trước con
trỏ soạn thảo.
- Delete: xóa ký tự sau con trỏ soạn
thảo.
Giáo án Tin học lớp 6 Năm học
2019- 2020
dữ liệu có ích, vì thế các em hãy suy nghĩ cẩn thận
trước khi xóa một nội dung gì.
GV: Tuy nhiên nếu nội dung chúng ta trình bày cảm
thấy thiếu sót, em có thể thêm vào phần văn bản đã
soạn thảo một nội dung mới đầy đủ hơn bằng cách
chèn vào đoạn văn bản đó.
GV: Nêu cách chèn nội dung.
GV: Ta muốn thêm “n" vào từ “năg” thì làm thế nào ?
* Chú ý: Kiểm tra kỹ nội dung
trước khi xoá
* Chèn thêm văn bản
- Di chuyển con trỏ soạn soạn vào
vị trí cần chèn và gõ thêm nội dung
vào.
Hoạt động 2: Chọn phần văn bản
GV: Vậy nếu muốn xóa phần văn bản lớn hơn thì làm
thế nào? Đây chính là nội dung của mục chọn phần
văn bản.
GV: Như ở các tiết học trước, để chọn bất kì một thư
mục nào ta thực hiện thao tác gì?
HS: Nháy chuột chọn vào thư mục đó.
GV: Nhận xé: Tương tự ở đây cũng vậy nhưng trong
bài này là chọn phần văn bản, đây là chọn những đối
tượng lớn hơn (cả một câu, hoặc là một đoạn, không
phải là một đối tượng như đã học trong chương trước).
GV: Vì vậy các em phải thực hiện chính xác từng đối
tượng.
GV: Để xóa một đoạn văn bản thì ta phải làm thế nào?
GV: Nhận xét.
GV: Hướng dẫn học sinh cách chọn văn bản.
+ Nháy chuột vào vị trí đầu.
+ Kéo thả chuột đến vị trí cuối đoạn văn cần chọn.
GV: Giới thiệu thêm cách chọn văn bản bằng cách kết
hợp chuột và bàn phím.
+ Đưa con trỏ chuột vào vị trí đầu.
+ Giữ phím Shift và nháy chuột vào cuối đoạn văn cần
chọn.
GV: Yêu cầu HS lên thực hành
Lưu ý: Nếu quá trình thực hiện bị sai ta có thể khôi
phục lại trạng thái ban đầu bằng cách nháy lệnh Undo
trên thanh công cụ.
2. Chọn phần văn bản:
- Đưa con trỏ chuột vào vị trí đầu
rồi thực hiện kéo chuột đến cuối
đoạn văn bản cần chọn và thả
chuột.
- Lưu ý: Nếu quá trình thực hiện bị
sai hoặc không như ý muốn ta có
thể khôi phục lại trạng thái ban đầu
bằng cách nháy lệnh Undo trên
thanh công cụ.
3. Hoạt động luyện tập
4. Hoạt động vận dụng
5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng
IV. Rút kinh nghiệm
Giáo án Tin học lớp 6 Năm học
2019- 2020
Tuần :22 Ngày soạn:
Tiết : Ngày dạy:
Bài 15: CHỈNH SỬA VĂN BẢN (tt)
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
- Biết các thao tác sao chép, Di chuyển văn bản.
- Biết được các thao tác chỉnh sửa đơn giản như sao chép, di chuyển phần văn
bản.
- Nghiêm túc trong, có tinh thần học hỏi, sáng tạo. Tích cực tham gia xây dựng
bài.
2.Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh:
II. Chuẩn bị về tài liệu và phương tiện dạy học
Giáo viên:
- Giáo án, sách giáo khoa. Phấn viết bảng, thước kẻ, phòng máy vi tính.
Học sinh:
- Làm bài tập, học bài và xem trước nội dung tiết học.
III. Tổ chức hoạt động học của học sinh
1. Hoạt động dẫn dắt vào bài
Kiểm tra bài cũ
* GV yêu cầu:
- So sánh sự giống và khác nhau gi
File đính kèm:
- giao_an_tin_hoc_lop_6_chuong_trinh_hoc_ki_ii_nam_hoc_2019_20.pdf