Bài giảng môn Tin học 6 - Tiết : 1: Thông tin và tin học

A- MỤC TIÊU

 Về kiến thức:

- Học sinh nắm được khái niệm thông tin và hoạt động thông tin của con người.

 - Biết máy tính là công cụ hỗ trợ con người trong hoạt động thông tin.

 - Có khái niệm ban đầu về tin học và nhiệm vụ chính của tin học.

 Về kỹ năng: Kỹ năng tiếp nhận ,xử lí, lưu trữ và truyền thông tin.

 Về thái độ: Nghiêm túc, chú ý lắng nghe để hiểu kỹ về thông tin.

B- CHUẨN BỊ

 

doc22 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 858 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng môn Tin học 6 - Tiết : 1: Thông tin và tin học, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:15/08/2011 CHƯƠNG I: LÀM QUEN VỚI TIN HỌC VÀ MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ. THÔNG TIN VÀ TIN HỌC. Tiết : 1 THÔNG TIN VÀ TIN HỌC. MỤC TIÊU Về kiến thức: - Học sinh nắm được khái niệm thông tin và hoạt động thông tin của con người. - Biết máy tính là công cụ hỗ trợ con người trong hoạt động thông tin. - Có khái niệm ban đầu về tin học và nhiệm vụ chính của tin học. Về kỹ năng: Kỹ năng tiếp nhận ,xử lí, lưu trữ và truyền thông tin. Về thái độ: Nghiêm túc, chú ý lắng nghe để hiểu kỹ về thông tin. CHUẨN BỊ GV: Thước, phấn màu HS: Sách vở, dụng cụ học tập TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC I - Ổn định tổ chức (1 phút) Kiểm tra sĩ số lớp II - Dạy bài mới Giới thiệu (3-5 phút) Với sự phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây, công nghệ thông tin đang nổi lên như một lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng quan trọng, đặc biệt là Tin học có vai trò vô cùng to lớn trong đời sống xã hội của con người. Hiện nay, Tin học bắt đầu được đưa vào các trường học để học sinh có thể tiếp cận với Công nghệ thông tin, có cơ hội tiếp cận và sử dụng máy vi tính. Trong chương trình Tin học lớp 6, các em sẽ được học 4 chương: Chương I: Làm quen với Tin học và máy tính điện tử. Chương II: Phần mềm học tập. Chương III: Hệ điều hành. Chương IV: Soạn thảo văn bản. Chương I: Làm quen với Tin học và máy tính điện tử gồm 5 bài, 4 bài lí thuyết và 1 bài thực hành. Bài đầu tiên đi tìm hiểu là bài: “Thông tin và Tin học”. Vào bài Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ghi bảng Hoạt động 1: Thông tin là gì? (5-7 phút) - GV: Cho HS xem một số hình ảnh và cho biết nhìn vào đó các em thấy gì? Ví dụ: Hình 1 Hình 2 - Sau đó GV đặt thêm một số câu hỏi: Hình 1: Chúng ta sử dụng máy tính để làm gì? Hình 2: Con thỏ ăn những gì? - GV: Tất cả những gì mà các em vừa cho biết đó gọi là thông tin. Vậy thông tin là gì? - GV : Yêu cầu HS cho một số ví dụ về thông tin ? - HS: Quan sát và trả lời. - HS: Trả lời. HS: Thông tin là tất cả những gì đem lại sự hiểu biết về thế giới xung quanh (sự vật, sự kiện) và về chính con người. HS lấy ví dụ: - Khi đi trên đường thấy tín hiệu đèn đỏ em dừng lại. - Tiếng trống trường báo cho em biết giờ ra chơi hay vào lớp, 1. Thông tin là gì? Thông tin là tất cả những gì đem lại sự hiểu biết về thế giới xung quanh và về chính con người. Ví dụ: Khi tham gia giao thông, gặp Đèn đỏ phải dừng lại. Hoạt động 2 : Hoạt động thông tin của con người (5-7 phút) - GV : Thông tin có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. - VD: Em xem ti vi thấy báo bão sắp vào nơi em ở, sau khi tiếp nhận thông tin đó em sẽ làm gì? - GV: Làm như vậy là em đã tiếp nhận, lưu trữ, xử lí và truyền (trao đổi) thông tin đó đi. Vậy họat động thông tin là gì ? - GV: Mô hình quá trình xử lí thông tin như sau: XỬ LÍ Thông tin vào Thông tin ra GV: Lấy ví dụ: Giải một bài toán. - Thông tin vào: đề bài cho những gì? đề yêu cầu gì? - Xử lý: tìm hiểu, suy nghĩ tìm ra cách giải. - Thông tin ra: Kết quả của bài toán. GV: Cho HS lấy nhiều ví dụ. GV gợi ý cho HS. - HS trả lời. - HS: Hoạt động thông tin là việc tiếp nhận, lưu trữ, xử lí và truyền (trao đổi) thông tin. - HS cho ví dụ từ thực tế. (sự phát triển của giao thông, thông tin liên lạc,) 2. Hoạt động thông tin của con người Là việc tiếp nhận, lưu trữ, xử lí và truyền (trao đổi) thông tin. Mô hình quá trình xử lí thông tin : Xử lý TT vào TT ra Thông tin vào: là thông tin trước xử lý. Thông tin ra: là thông tin sau khi xử lý. Hoạt động 3: Hoạt động thông tin và tin học (15-20 phút) GV : Con người thu nhận thông tin nhờ các giác quan nào? GV : Yêu cầu HS cho một số ví dụ về những thông tin mà con người có thể thu nhận được từ các giác quan? GV : Như vậy hoạt đông thông tin của con người được tiến hành trước hết là nhờ các giác quan và bộ não.Các giác quan giúp con gnười trong việc tiếp nhận thông tin, còn bộ não xử lí, biến đổi đồng thời là nơi lưu giữ thông tin. GV : GV lưu ý HS quá trình tiếp nhận thông tin theo hai cách: vô thức và có ý thức : + Thu nhận thông tin một cách vô thức chẳng hạn như: nghe tiếng chim hót vọng đến tai, con người có thể đoán được trên cành cây có con chim đang hót; tia nắng ban mai chiếu vào mắt qua cửa sổ có thể cho ta biết đó là một ngày đẹp trời, không mưa. + Còn thu nhận thông tin có ý thức, con người con chủ động trong việc tìm kiếm và cảm nhận thông tin, chẳng hạn tham quan viện bào tàng, đọc sách, học trên máy vi tính để tìm hiểu kiến thức,. GV: Bộ não thực hiện việc xử lí, biến đổi và lưu trữ thông tin. Tuy nhiên khả năng của con người là có hạn. GV hỏi : Những việc gì mà con người không thể làm được ? GV : Chính vì vậy con người đã sáng tạo ra những công cụ nhằm giúp mình vượt ra xa những khả năng ấy: như kính thiên văn, kính hiển vi, cần cẩu, và nhờ sự phát triển của Tin học, máy tính điện tử ra đời như một công cụ hỗ trợ đắc lực của con người. Tin học là một ngành khoa học nghiên cứu về máy tính điện tử. GV hỏi : Em cho biết chúng ta có thể làm được gì nhờ máy tính ? GV: Tuy nhiên chúng ta cũng không nên “thần thánh” hóa khả năng của máy tính cho rằng máy tính không thể sai, có thể làm được tất cả. HS : thị giác, thính giác, khứu giác, xúc giác, vị giác. HS : Cho ví dụ. HS : Con người không thể quan sát được những vật ở xa, không thể nhìn được những vật quá nhỏ, không thể khiêng dược những vật quá nặng, HS : VD : Để làm bài toán hàng nghìn con số,chúng ta không thể tính bằng tay được phải dùng máy tính để tính. 3. Hoạt động thông tin và tin học (Xem SGK ) Ghi nhớ: Học SGK Hoạt động 4: củng cố (3-5 phút) GV đặt các câu hỏi - Thông tin là gì? Cho ví dụ ? - Hoạt đông thông tin là gì ? Cho ví dụ về mô hình quá trình xử lí thông tin. HS trả lời như trong SGK III – Hướng dẫn về nhà (2-3 phút) Học bài cũ. Trả lời các câu hỏi trong SGK. Xem trước bài 2: thông tin và biểu diễn thông tin RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY Ngày soạn: 15/08/2011 Tiết : 2 THÔNG TIN VÀ BIỂU DIỄN THÔNG TIN A - MỤC TIÊU Về kiến thức: Học sinh nắm được các dạng thông tin cơ bản: văn bản, hình ảnh và âm thanh. Biết biểu diễn thông tin là gì? Và vai trò của biểu diễn thông tin Về kỹ năng: Phân biệt được các dạng thông tin cơ bản. Về thái độ: Nghiêm túc, chú ý lắng nghe, có tinh thần ham học hỏi. B - CHUẨN BỊ GV: Thước, phấn màu, một số văn bản và hình ảnh minh họa. HS: Sách vở, dụng cụ học tập. C - TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC I - Ổn định tổ chức (1 phút) Kiểm tra sĩ số lớp II - Kiểm tra bài cũ (5-7 phút) Thông tin là gì? Cho ví dụ? Hoạt động thông tin là gì? Vẽ sơ đồ quá trình xử lí thông tin? III - Dạy bài mới Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: các dạng thông tin cơ bản (10-15 phút) GV: Hằng ngày, chúng ta tiếp xúc với nhiều dạng thông tin khác nhau. Ví dụ: những thông tin thuộc lĩnh vực khoa học như Toán học, Vật lí, Văn học, Lịch sử, .những thông tin này gọi là thông tin khoa học; thông tin nhận được khi làm quen với các tác phẩm nghệ thuật như: xem một bức tranh, một tấm ảnh, hay nghe một bản nhạc, một bài hát,. có thể đem tới cho chúng ta những cảm xúc, tâm trạng khác nhau, thông tin ấy gọi là thông tin thẩm mĩ. Ngoài ra, thông qua báo chí, đài phát thanh, truyền hình còn có các thông tin đại chúng về kinh tế - văn hóa – xã hội – khoa học thường thức, .giúp con người biết được về những sự kiện xảy ra trên thế giới, cũng như trong khoa học và nghệ thuật. Tuy nhiên, trong Tin học có ba dạng thông tin cơ bản đó là: Dạng văn bản; Dạng hình ảnh; Dạng âm thanh. Ngoài ra, còn có các dạng thông tin kết hợp cho những cảm nhận và hiểu biết như hình ảnh kết hợp với âm thanh (phim ảnh). GV: Cho HS xem một số văn bản (minh họa) à đây là các văn bản biểu thị thông tin dạng văn bản GV yêu cầu HS lấy một số ví dụ về thông tin dạng văn bản mà em biết? GV: Vậy thông tin dạng văn bản là gì? GV: Cho HS xem một số hình vẽ trong sách báo, các bức tranh, tấm ảnh (minh họa) à đây là thông tin dạng hình ảnh. GV: Cho biết thông tin dạng hình ảnh là gì? GV: Em hãy cho một số ví dụ về thông tin dạng âm thanh? GV: Trong cuộc sống, con người còn thu nhận thông tin dưới dạng khác như: mùi, vị, cảm giác (nóng, lạnh, vui, buồn,). Nhưng hiện tại ba dạng thông tin nói trên là dạng thông tin cơ bản mà máy tính có thể xử lí được. Con người luôn nghiên cứu và trong tương lai có thể máy tính sẽ lưu trữ và xử lí các dạng thông tin ngoài ba dạng cơ bản nói trên. HS chú ý lắng nghe. HS quan sát. HS: Bài thơ, bài văn, sách báo,. HS: Thông tin dạng văn bản là những gì được ghi lại bằng con số, chữ viết hay kí hiệu,. HS quan sát. HS: Thông tin dạng hình ảnh là những hình vẽ minh hoạ trong sách báo, bức ảnh HS: Tiếng đàn pianô, tiếng còi xe, tiếng hát, 1. Các dạng thông tin cơ bản a. Dạng văn bản Ví dụ: những chữ viết, chữ số, kí hiệu, b. Dạng hình ảnh Ví dụ: ảnh Bác Hồ, c. Dạng âm thanh Ví dụ: Tiếng trống trường, Hoạt động 2: Biểu diễn thông tin (10-13 phút) GV: Em làm cách nào để liên lạc với người thân ở xa? GV: Trong trò chơi truyền hình “Tam sao thất bản”, trong vòng thi “đoán ý đồng đội”, để diễn tả một từ ngữ nào đó mà không được nói, người chơi đã làm như thế nào để đồng đội của mình có thể biết? GV: Như vậy, em đã dùng ngôn ngữ hoặc chữ viết hoặc hành động để biểu diễn thông tin. GV có thể cho thêm các ví dụ: - Mỗi dân tộc có hệ thông chữ viết riêng của mình để biễu diễn thông tin. - Để tính toán, chúng ta biễu diễn thông tin dưới dạng các con số và kí hiệu toán học. - Các nốt nhạc dùng để biểu diễn một bản nhạc cụ thể nào đó. GV: Từ đó cho biết biểu diễn thông tin là gì? GV: Gọi HS cho ví dụ về biểu diễn thông tin. GV lưu ý HS: Cùng một thông tin nhưng có nhiều cách biểu diễn thông tin khác nhau, ví dụ để diển tả một buổi sáng đẹp trời, họa sĩ có thể vẽ một bức tranh, nhạc sĩ lại diễn đạt cảm xúc dưới dạng bản nhạc, nhà thơ có thể sáng tác một bài thơ. GV: Biểu diễn thông tin có vai trò quan trọng trong việc tìm và tiếp nhận thông tin. Ví dụ:Việc mô tả bằng lời về hình dáng hoặc tấm ảnh của người bạn em chưa quen cho em cách hình dung về bạn ấy, giúp em có thể nhận ra bạn ở lần gặp đầu tiên. GV: Không chỉ vậy, biểu diễn thông tin còn có vai trò quyết định đối với mọi hoạt động thông tin của con người. Ví dụ: Các hình vẽ trên trống đồng Đông Sơn: lễ hội, đuổi thú, báo tin thắng trận,.cho chúng ta biết về đời sống và các nét văn hóa của người xưa trong lịch sử. HS: Điện thoại, viết thư,. HS: Diễn tả bằng hành động. HS: Biểu diễn thông tin là cách thể hiện thông tin dưới dạng cụ thể nào đó. HS: Cho ví dụ (gật đầuàchào hoặc đồng ý; người câm dùng sự biểu hiện của bàn tay để thể hiện những điều muốn nói;..) 2. Biểu diễn thông tin Biểu diễn thông tin là cách thể hiện thông tin dưới dạng cụ thể nào đó. Tùy từng dạng thông tin mà có cách biểu diễn tương ứng cho phù hợp. Ghi nhớ: SGK. Hoạt động 3: Củng cố (5-7 phút) Nêu các dạng thông tin cơ bản? Mỗi dạng cho một ví dụ? Biểu diễn thông tin là gì? Cho ví dụ. Vai trò của biểu diễn thông tin là gì? HS lần lượt trả lời IV – Hướng dẫn về nhà (3-5 phút) Học bài, làm câu hỏi 1, 2 trong SGK. Xem trươc phần 3: Biểu diễn thông tin trong máy tính D - RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY Ngày soạn: 21/08/2011 Tiết : 3 THÔNG TIN VÀ BIỂU DIỄN THÔNG TIN (tt) MỤC TIÊU Về kiến thức: - Học sinh nắm được khái niệm thông tin và hoạt động thông tin của con người. - Biết máy tính là công cụ hỗ trợ con người trong hoạt động thông tin. - Có khái niệm ban đầu về tin học và nhiệm vụ chính của tin học. Về kỹ năng: Kỹ năng tiếp nhận ,xử lí, lưu trữ và truyền thông tin. Về thái độ: Nghiêm túc, chú ý lắng nghe để hiểu kỹ về thông tin. CHUẨN BỊ GV: Thước, phấn màu. HS: Sách vở, dụng cụ học tập. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC I - Ổn định tổ chức (1 phút) Kiểm tra sĩ số lớp II – Kiểm tra bài cũ (5 phút) Nêu các dạng thông tin cơ bản? Mỗi dạng cho một ví dụ?Biểu diễn thông tin là gì? ví dụ? III - Dạy bài mới Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ghi bảng Hoạt động 1: Biểu diễn thông tin trong máy tính (23-25 phút) GV: Đối với người khiếm thính, chúng ta làm gì để thông tin cho họ biết? GV: Đối với người khiếm thị, chúng ta có thể dùng hình ảnh để thông tin với họ không? GV: Vì vậy, khi biểu diễn thông tin, chúng ta cần lựa chọn dạng biểu diễn thông tin sao cho phù hợp với mục đích và đối tượng cần thông tin. GV: Để máy tính có thể trợ giúp con người trong hoạt động thông tin, thông tin trong máy tính cần biểu diễn dưới dạng phù hợp. Như vậy, để máy tính có thể xử lí, thông tin trong máy tính được biểu diễn dưới dạng dãy bit (còn gọi là dãy nhị phân) gồm hai kí hiệu là 0 và 1. Hai kí hiệu 0 và 1 ứng với hai trạng thái có hay không có tín hiệu hoặc đóng hay ngắt mạch điện. Ví dụ: Quy ước: Bật:1 ; Tắt:0 Đèn A Đèn B Ý nghĩa Bật Bật Được đi từ A à B và từ B à A Bật Tắt Chỉ được đi từ A àB Tắt Bật Chỉ được đi từ BàA Tắt Tắt Cấm đi lại. Kí hiệu Ý nghĩa 11 Được đi từ A à B và từ B à A 10 Chỉ được đi từ A àB 01 Chỉ được đi từ BàA 00 Cấm đi lại. GV: Theo em, vì sao thông tin trong máy tính được biểu diễn dưới dạng dãy bit? (có thể giao cho HS về nhà tìm hiểu). GV: Trong Tin học, thông tin được lưu giữ trong máy được gọi là dữ liệu. GV: Con người và máy tính muốn giao tiếp với nhau thì máy tính phải có những bộ phận đảm bảo hai quá trình: - Thông tin đưa vào máy tính sẽ được biến đổi thành dãy bit. - Ngược lại, thông tin dạng dãy bit muốn cho con người hiểu phải được các bộ phận này biến đổi thành ba dạng quen thuộc: văn bản, âm thanh, hình ảnh. HS: Đối với người khiếm thính, chúng ta dùng cử chỉ, hành động hoặc viết ra giấy (không dùng lời nói). HS: Đối với người khiếm thị, chúng ta không thể dùng hình ảnh để thông tin với họ (có thể dùng lời nói). * Trả lời: Vì máy tính không hiểu được ngôn ngữ tự nhiên và máy tính gồm các mạch điện tử có hai trạng thái đóng mạch và ngắt mạch, thông tin trong máy tính được biểu diễn dưới dạng dãy bit gồm hai kí hiệu là 1 và 0 ứng với hai trạng thái đóng mạch và ngắt mạch, nên chỉ cần dùng hai kí hiệu 0 và 1 người ta có thể biểu diễn được mọi thông tin trong máy tính. 1. Biểu diễn thông tin trong máy tính - thông tin được lưu giữ trong máy được gọi là dữ liệu. - để máy tính có thể xử lý, thông tin cần được biểu diễn dưới dạng dãy bit chỉ gồm 2 kí tự là 0 và 1. Ghi nhớ: SGK. Hoạt động 2: củng cố (7-10 phút) GV: kể tên các dạng thông tin cơ bản? Thông tin được lưu giữ trong máy tính gọi là gì? Được biểu diễn như thế nào? HS: 3 dạng là: Văn bản, âm thanh và hình ảnh HS : dữ liệu và được biểu diễn dưới dạng bit. IV – Hướng dẫn về nhà (2-3 phút) Học bài và làm câu hỏi số 3 trong SGK. Xem trước bài 3: Em có thể làm được những gì nhờ máy tính RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY Ngày soạn: 21/08/2011 Tiết : 4 EM CÓ THỂ LÀM ĐƯỢC NHỮNG GÌ NHỜ MÁY TÍNH A - MỤC TIÊU Về kiến thức: Biết được các khả năng của máy tính. Về kỹ năng: Biết được khả năng của máy tính từ đó có chọn lựa thích hợp. Về thái độ: Rèn luyện ý thức ham học hỏi, tìm hiểu về máy tính. B - CHUẨN BỊ Giáo viên: Thước thẳng, phấn màu. Học sinh: Sách vở, dụng cụ học tập. C - TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC I - Ổn định tổ chức (1 phút) Kiểm tra sĩ số lớp II - Dạy bài mới Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ghi bảng Hoạt động 1: Một số khả năng của máy tính (10-15 phút) GV: Em có thể thực hiện được phép tính hàng nghìn con số hay không? GV: Nhưng máy tính làm được việc này. Máy tính có thể thực hiện hàng tỉ phép tính trong một giây mà con người không thể làm được. (Khả năng tính toán nhanh) GV: Lấy ví dụ: HS thường dùng máy tính (bỏ túi) để tính toán và cho ra kết quả rất nhanh và chính xác. GV: Gọi HS đọc “số Pi”() (sgk/10) để thấy rõ khả năng tính toán với độ chính xác cao của máy tính. GV: Trong cuộc sống, em thấy thông tin được lưu giữ ở đâu? GV: Máy tính có thể lưu trữ thông tin với một lượng khổng lồ, các thiết bị nhớ của máy tính có thể lưu trữ vài chục triệu trang sách tương đương với khoảng 100.000 cuốn sách khác nhau. Ví dụ: Với chiếc đĩa CD có thể lưu được hàng trăm ngàn trang sách. GV: Ngoài các khả năng trên máy tính còn có khả năng nào nữa không? GV: Máy tính còn có khả năng làm việc không mệt mỏi. Máy tính có thể làm việc suốt 24/24 giờ. Điều mà con người khó có thể làm được. Ví dụ: Người ta sử dụng máy tính để làm việc trong văn phòng, hoặc truy cập Internet và chơi gamethì máy tính được mở liên tục. Ngoài các khả năng trên, máy tính ngày nay, nhất là máy tính cá nhân hình thức gọn nhẹ, giá thành ngày càng giảmChính vì vậy mà việc sử dụng máy tính ngày càng trở nên phổ biến. HS: Trả lời. HS: Sách vở, báo chí,. HS: Trả lời. 1. Một số khả năng của máy tính - khả năng tính tóan nhanh - Tính tóan với độ chính xác cao - Khả năng lưu trữ lớn - Khả năng làm việc không mệt mỏi. Hoạt động 2: có thể dùng máy tính điện tử vào những việc gì?(17-20 phút) GV: Trong cuộc sống hằng ngày, em thấy mọi người thường dùng máy tính ở đâu? GV: Có những công việc, máy tính làm tốt hơn con người rất nhiều như: -Thực hiện các tính toán: + Tính lương nhân viên của một công ty lớn với hàng trăm nhân viên và mức lương khác nhau. + Dùng máy tính để tính toán, định vị, điều khiển tàu vũ trụ trong không gian. + Nhôø caùc maùy tính ñöôïc laép ñaët beân trong, caùc robot ngaøy nay ñaõ coù theå laøm thay con ngöôøi nhieàu coâng vieäc naëng nhoïc hoaëc laøm vieäc trong moâi tröôøng ñoäc haïi. -Tự động hoá công việc: Một số công việc có đặc điểm lặp lại nhàm chán một cách máy móc, người ta dùng máy tính để tự động hoá công việc. Ví dụ: + Máy tính có thể dùng để điều khiển tự động các dây chuyền sản xuất như dây chuyền láp ráp ô tô. + Tự động hoá một số công việc văn phòng: Soạn thảo, in ấn văn bản như công văn, giấy mời, giấy khen hoặc soạn một bài giảng để giảng trước lớp hay soạn một bài giảng để thuyết trình trong buổi hội nghị,.. + Lập thời khoá biểu. + Tìm kiếm sách ở thư viện. + Rút tiền bằng thẻ ATM. -Hỗ trợ công tác quản lí: Con người dùng máy tính để hỗ trợ cho công việc quản lí của mình. Ví dụ: + Quản lí học sinh (Họ tên, ngày tháng năm sinh, quê quán, điểm,) + Quản lí sách ở thư viện. GV: Ngoài ra, máy tính còn là công cụ học tập và giải trí: Học tiếng Anh (Lạc việt, ), học toán, làm các thí nghiệm vật lí, hoá học, xem phim, nghe nhạc, chơi game, GV: ngày nay, chúng ta nghe nhiều đến internet, vậy theo em internet là gì? GV: chúng ta có thể làm gì nhờ vào internet? HS: Trường học, văn phòng, cơ quan, tiệm Internet,.. * Internet là mạng máy tính khổng lồ, kết nối hàng triệu máy tính trên thế giới lại với nhau. * Thông qua mạng internet chúng ta có thể liên lạc với người thân ở xa hoặc học và tra cứu các thông tin ở mọi lĩnh vực. Đặc biệt, internet giúp ích rất nhiều trong kinh doanh, ta có thể cập nhật được giá cả thị trường, ở nhà cũng có thể đặt mua hàng (gọi là mua bán trực tuyến). 2. có thể dùng máy tính điện tử vào những việc gì? - thực hiện các tính tóan. - Tự động hóa các công việc văn phòng. - Hỗ trợ công tác quản lý. - Công cụ học tập và giải trí. -Điều khiển tự động và robot. Liên lạc, tra cứu và mua bán trực tuyến. Hoạt động 3: Máy tính và điều chưa thể (5-7 phút) GV: máy tính là một công cụ tuyệt vời, vậy theo em máy tính có thể thay thế hẳn con người không? GV: Cho bieát nhöõng vieäc maø maùy tính khoâng laøm ñöôïc? GV: Máy tính chỉ làm được những gì mà con người chỉ dẫn thông qua câu lệnh. GV: máy tính khác con người ở điểm nào? HS: trả lời HS: trả lời HS: Con người làm ra máy tính và máy tính chưa thể có năng lực tư duy như con ngừơi. 3. Máy tính và điều chưa thể SGK/12 IV – Hướng dẫn về nhà (3-5 phút) Học bài, làm các câu hỏi trong SGK Xem trước bài 4: máy tính và phần mềm máy tính D - RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY Ngày soạn: 28/8/2011 Tiết : 5 MÁY TÍNH VÀ PHẦN MỀM MÁY TÍNH MỤC TIÊU Về kiến thức: Hiểu mô hình quá trình ba bước. Biết cấu trúc chung của máy tính điện tử. Về kỹ năng: Phân biệt được các thiết bị máy Về thái độ: Giáo dục học sinh thái độ sữ dụng an toàn, cẩn thận, bảo vệ máy tính. CHUẨN BỊ GV: Thước, phấn màu. HS: Sách vở, dụng cụ học tập. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC I - Ổn định tổ chức (1 phút) Kiểm tra sĩ số lớp II – Kiểm tra bài cũ (5 phút) Hãy kể một số ví dụ về những gì có thể thực hiện được với sự trợ giúp của máy tính? Máy tính ngày nay còn có những hạn chế nào ? III - Dạy bài mới Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ghi bảng Hoạt động 1: Mô hình quá trình ba bước( 10-15 phút) GV yêu cầu HS vẽ lại quá trình xử lý thông tin GV: ví dụ về quá trình xử lý thông tin? GV: ví dụ mà HS cho là mô hình quá trình ba bước: TT vào gọi là “nhập”(input), TT ra gọi là “xuất” (output) GV phân tích các ví dụ về mô hình quá trình ba bước trong SGK.(giặt quần áo, pha trà, giải tóan) GV gọi HS cho thêm ví dụ và phân tích GV: Từ đó em có nhận xét gì về quá trình xử lý thông tin? GV: do vậy, để trở thành công cụ trợ giúp xử lý tự động thông tin, máy tính cần có các bộ phận đảm nhận các chức năng tương ứng, phù hợp với mô hình quá trình ba bước. TT vào Xử lý TT ra HS cho ví dụ Nhaäp (INPUT) XỬ LÍ Xuaát (OUTPUT) HS cho ví dụ Mô hình xử lý thông tin là một mô hình ba bước. 1. mô hình quá trình ba bước: Xuaát (OUTPUT) XỬ LÍ Nhaäp (INPUT) Hoạt động 2: cấu trúc chung của máy tính điện tử (15-20 phút) GV: ngày nay máy tính điện tử có mặt ở rất nhiều gia đình, cơ quan, trường học, với nhiều chủng laọi khác nhau: máy tình để bàn, máy tính xách tay, siêu máy tính, Chúng có kích thước và hình dáng khác nhau. (hình vẽ minh họa trang 15 SGK) Tuy nhiêm tất cả máy tính đều xây dựng trên cơ sở một cấu trúc chung do nhà tóan học Von Neumann đưa ra. GV: cho biết máy tính gồm những khối chức năng nào? GV: các khối chức năng trên hoạt động dưới sự hướng dẫn của các chương trình máy tính(gọi tắt là chương trình) GV: chương trình là gì? Tại sao CPU được coi như là bộ não của máy tính? Bộ nhớ là gì?Có mấy loại? Giới thiệu cho HS biết về bộ nhớ trong, bộ nhớ ngoài và đơn vị đo dung lượng bộ nhớ là byte và một vài đơn vị đo thông dụng khác. HS lắng nghe. HS: gồm CPU, các thiết bị vào/ra và bộ nhớ. HS: chương trình là tập hợp các câu lệnh, mỗi câu lệnh hướng dẫn một thao tác cụ thể cần thực hiện. HS: vì CPU thực hiện các tính tóan, điều khiển và phối hợp mọi hoạt động. Bộ nhớ là nơi lưu các chương trình và dữ liệu. có 2 loại: bộ nhớ trong và bộ nhớ ngoài. HS lắng nghe 2. cấu trúc chung của máy tính điện tử Cấu trúc chung của máy tính điện tử: gồm bộ xử lý trung tâm, thiết bị vào và thiết bị ra. Bộ xử lý trung tâm (CPU): là bộ não, nó quyết định mọi hoạt động của máy tính. Thiết bị vào: như bàn phím, chuột, Thiết bị ra: như màn hình, máy in, Chương trình là tập hợp các câu lệnh, mỗi câu lệnh hướng dẫn một thao tác cụ thể cần thực hiện. Bộ nhớ: là nơi lưu các chương trình và dử liệu, được chia làm 2 loại: Bộ nhớ trong: Ram, Bộ nhớ ngoài: đĩa cứng, đĩa mềm, Đơn vị chính dùng đo dung lượng bộ nhớ là byte IV – Hướng dẫn về nhà (5-7 phút) Học bài. Trả lời các câu hỏi 1, 2, 3, 4 trong SGK. Xem trước phần 3, 4 bài 4. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY Ngày soạn: 28/8/2011 Tiết : 6 MÁY TÍNH VÀ PHẦN MỀM MÁY TÍNH (tt) A – MỤC TIÊU Về kiến thức: Hiểu mô hình quá trình ba bước. Biết cấu trúc chung của máy tính điện tử. Vai trò của phần mềm máy tính. Về kỹ năng: Phân biệt được các thiết bị máy, phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng. Về thái độ: Giáo dục học sinh thái đô sữ dụng an toàn, cẩn thận, bảo vệ máy tính. CHUẨN BỊ GV: Thước, phấn màu. HS: Sách vở, dụng cụ học tập. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC I - Ổn định tổ chức (1 phút) Kiểm tra sĩ số lớp II – Kiểm tra bài cũ (5-7 phút) Cấu trúc chung của máy tính điện tử gồm những bộ phận nào? Tại sao CPU được xem như là bộ não của máy tính? Hãy trình bày tóm tắt các chức năng và phân loại bộ nhớ máy tính? Hãy kể tên một số thiết bị vào/ ra mà em biết. III - Dạy bài mới Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ghi bảng Hoạt động 1: Máy tính là một công cụ xử lý thông tin (7-10 phút) Gọi HS nhắc lại các khối chức năng chính của máy tính? Gọi HS vẽ lại mô hình 3 bước? Cho HS đọc thông tin trong SGK và cho biết: - INPUT gồm các thiết bị nào? Dùng để làm gì? - Thiết bị nào dùng để xử lý và lưu trữ? - OUTPUT gồm các thiết bị nào? Dùng để làm gì? Các khối chức năng chính là: Bộ xử lý trung tâm, bộ nhớ, các thiết bị vào/ ra Nhập XỬ LÝ xuất (input) (output) HS trả lời như đọc trong SGK. 3. Máy tính là công cụ xử lý thông tin gồm các thiết bị nào? Dùng để làm gì? Màn hình, máy in, Bàn phím, chuột, CPU INPUT XỬ LÝ OUTPUT VÀ LƯU TRỮ Hoạt động 2: phần mềm và phân loại phần mềm (10-15 phút) Vì sao ta có thể sử dụng máy tính cho nhiều mục đích khác nhau trong khi các loại máy khác như máy giặt, máy in,.. thì chỉ đảm nhiệm 1 công dụng? Sức mạnh của máy tính ở phần mềm. Vậy phần mềm là gì? Có phần mềm thì có phần cứng hay không? GV giới thiệu phần cứng trước. Phần cứng là toàn bộ các thiết bị vật lý của máy tính. Nói chung là những gì ta có thể cầm được. Em hãy cho vài ví dụ về phần cứng? Vậy thì phần mềm là gì? GV giới thiệu thêm có 2 loại phần mềm là phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng Theo em hiểu như thế nào là phần mềm hệ thống? cho ví dụ Vậy phần mềm ứng dụng là sao? GV cho HS đọc bài đọc thêm. HS lắn

File đính kèm:

  • docTiết 1-10.doc