I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
Biết và thực hiện các thao tác sắp xếp dữ liệu.
Biết khái niệm lọc dữ liệu và thực hiện được các bước để lọc dữ liệu
2. Kỹ năng:
Hình thành kỹ năng thành thạo thêm một số thao tác trong chương trình bảng tính như việc sắp xếp và lọc dữ liệu.
3. Thái độ:
Nghiêm túc thực hành. Tích cực trong thực hành.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của Giáo viên:
- Giáo án, SGK, Tranh, bảng phụ, phòng máy vi tính thực hành.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Sách vở, bút ghi, thước kẻ, chuẩn bị bài thực hành
5 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1464 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học 7 - Nguyễn Văn Quang - Tiết 39-40, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 21 Tiết: 39 Ngày soạn:12/01/2009
Bài thực hành số 8: AI LÀ NGƯỜI HỌC GIỎI
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức:
Biết và thực hiện các thao tác sắp xếp dữ liệu.
Biết khái niệm lọc dữ liệu và thực hiện được các bước để lọc dữ liệu
2. Kỹ năng:
Hình thành kỹ năng thành thạo thêm một số thao tác trong chương trình bảng tính như việc sắp xếp và lọc dữ liệu.
3. Thái độ:
Nghiêm túc thực hành. Tích cực trong thực hành.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của Giáo viên:
- Giáo án, SGK, Tranh, bảng phụ, phòng máy vi tính thực hành.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Sách vở, bút ghi, thước kẻ, chuẩn bị bài thực hành
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Tổ chức lớp: (1’)
- Ổn định tổ chức. Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
* Câu hỏi:
- Mở bảng tính Bang diem lop em đã được lưu trong bài thực hành 6
+ Thực hiện thao tác sắp xếp dữ liệu theo điểm trung bình theo thứ tự tăng dần.
+ Lọc ra 3 bạn có điểm trung bình cao nhất.
* Đáp án:
- Thực hiện thao tác mở bảng tính.
+ Chọn ô trong cột điểm trung bình -> chọn nút lệnh
+ Data -> Filter -> AutoFilter -> Top10 -> Xh hiện hộp thoại Top
+ Chọn Top -> Đánh số 3 -> OK
3. Giảng bài mới:
* Giới thiệu bài mới: (1’)
Để cũng cố kiến thức về sắp xếp dữ liệu, lọc dữ liệu. Hôm nay ta đi vào bài thực hành số 8 : Ai là người học giỏi?
* Tiến trình bài dạy:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung
17'
Hoạt động 1: Hướng dẫn thực hành bài tập 1
Bài tập 1: Sắp xếp và lọc dữ liệu
-Phân tích yêu cầu bài tập 1
- Chú ý lắng nghe
- Yêu cầu học sinh mở bảng tính Bang diem lop em (đã được lưu trong bài thực hành 6)
Yêu cầu :
a. Thực hiện các thao tác sắp xếp theo điểm các môn học và điểm trung bình.
- Trình bày các bước sắp xếp dữ liệu
Bảng điểm trước khi sắp xếp:
b. Thực hiện các thao tác lọc dữ liệu để chọn các bạn có điểm 10 môn tin học.
- Trình bày các bước lọc dữ liệu
Bảng điểm trước khi lọc:
c. Hãy lọc các bạn có điểm trung bình cả năm là hai điểm cao nhất và các bạn có điểm trung bình là một điểm thấp nhất.
- Hướng dẫn lọc
- Thực hành
* Sắp xếp dữ liệu
-B1: Nháy chuột chọn một ô trong cột ta cần sắp xếp dữ liệu.
B2: Nháy nút trên thanh công cụ để sắp xếp theo thứ tự tăng dần (hoặc nháy nút để sắp xếp theo thứ tự giảm dần)
* Lọc dữ liệu
1. Nháy chuột chọn một ô trong vùng có dữ liệu cần lọc.
2. Mở bảng chọn Data, trỏ vào lệnh Filter và nháy chọn AutoFilter trên bảng chọn hiện ra.
+ Nháy chuột vào nút trên hàng tiêu đề cột.
+ Danh sách hiện ra, Sau đó chọn dữ liệu cần lọc.
- Chú ý quan sát
- Ghi nhớ nội dung
a. Thực hiện các thao tác sắp xếp theo điểm các môn học và điểm trung bình.
Ví dụ: sắp xếp theo thứ tự tăng dần cột Toán như sau:
-B1: Nháy chuột chọn một ô trong cột C.
-B2: Nháy nút trên thanh công cụ.
Kết quả như sau:
b. Lọc như sau:
+ Nháy chuột chọn một ô trong cột E.
+ Mở bảng chọn
Data\Filter\AutoFilter.
+ Nháy chọn nút trong cột E sau đó kích chọn 10. Ta được kết quả sau:
c. Khi nháy mũi tên trên cột F rồi ta chọn lựa chọn (Top 10…), sau đó chọn Top, chọn 2, OK. Ta có kết quả
25’
Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hành bài tập 2
Bài tập 2: Lập trang tính, sắp xếp và lọc dữ liệu.
- Lọc theo hàng có giá trị lớn nhất, nhỏ nhất.
a. Mở bảng điểm các nước DNA đã được tạo và lưu trong bài thực hành 6 với dữ liệu các nước Đông Nam Á.
b. Hãy sắp xếp các nước theo:
- Diện tích tăng dần hoặc giảm dần.
- Mật độ dân số tăng dần học giảm dần
- dân số tăng dần hoặc giảm dần
- Tỉ lệ dân số thành thị tăng dần hoặc giảm dần
c) Sử dụng công cụ lọc
Hướng dẫn lọc dữ liệu
- Lọc ra 5 nước có diện tích lớn nhất
- Lọc ra ba nước có dân số ít nhất.
- Lọc ra ba nước có mật độ dân số cao nhất.
b. Sắp xếp các nước theo diện tích tăng dần hoặc giảm dần.
- Tăng dần: nháy chuột chọn một ô trong cột C, sau đó nháy nút trên thanh công cụ.
Kết quả như sau:
- Giảm dần: (tương tự)
- Thực hành theo hướng dẫn.
5'
Hoạt động 2: Củng cố
- Có gì khác nhau giữa việc sử dụng nút lệnh trên thanh công cụ và sử dụng lệnh Data-> sort .. trên bảng chọn.
- Lắng nghe
- Phát biểu
4. Dặn dò : (1’)
Xem lại hai nội dung sắp xếp dữ liệu và lọc dữ liệu để chuẩn bị cho tiết thực hành sau.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
— — —»@@&??«— — —
Tuần: 21 Tiết: 40 Ngày soạn:12/01/2009
Bài thực hành số 8: AI LÀ NGƯỜI HỌC GIỎI (tt)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
Lọc dữ liệu và lọc các hàng có giá trị lớn nhất (hay nhỏ nhất) trên trang
2. Kỹ năng:
Biết lọc dữ liệu và lọc các hàng có giá trị lớn nhất (hay nhỏ nhất) trên chương trình bảng tính Excel.
3. Thái độ:
Nghiêm túc, có ý thức, thói quen suy nghĩ và làm việc hợp lý, khoa học
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của Giáo viên:
- Giáo án, SGK
- Tranh, bảng phụ, phòng máy vi tính.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Sách vở, bút ghi, thước kẻ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Tổ chức lớp: (1’)
- Ổn định tổ chức.
- Kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ: (5')
* Câu hỏi:
1. Trình bày cách sắp xếp dữ liệu theo thứ tự tăng dần
* Đáp án:
Để sắp xếp dữ liệu ta thực hiện các bước sau:
-B1: Nháy chuột chọn một ô trong cột ta cần sắp xếp dữ liệu.
-B2: Nháy nút trên thanh công cụ để sắp xếp theo thứ tự tăng dần
3. Giảng bài mới:
* Giới thiệu bài mới: (1’)
Để cũng cố kiến thức về sắp xếp dữ liệu, lọc dữ liệu. Hôm nay ta đi vào bài thực hành số 8 : Ai là người học giỏi?
* Tiến trình bài dạy:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung
32'
Hoạt động 1: Hướng dẫn thực hành bài tập 3
Bài tập 3: Tìm hiểu thêm về sắp xếp và lọc dữ liệu
- Mở lại bảng tính bài tập 2
- Thực hành
- Nháy chuột tại một ô ngoài danh sách dữ liệu. Thực hiện các thao tác sắp xếp và lọc dữ liệu. Các thao tác đó có thực hiện được không? Vì sao?
b. Chèn thêm ít nhất một hàng trống vào giữa hai nước Ma-lai-xi-a và Mi-an-ma. Nháy chọn ô C3 và thực hiện một số thao tác sắp xếp và lọc dữ liệu. Quan sát kết quả nhận được và cho nhận xét.
c. Nếu chèn thêm ít nhất một cột trống vào giữa cột D và E. Thực hiện các thao tác sắp xếp và lọc dữ liệu tương tự như câu a. Cho nhận xét về kết quả nhận được.
* Sau cùng lưu bảng tính.
Nếu nháy một ô ngoài danh sách dữ liệu nhưng là ô sát với dữ liệu thì ta thực hiện được các thao tác sắp xếp và lọc dữ liệu thành công. Nhưng nếu chọn ô ngoài khối các ô A1:A17 thì sẽ không thực hiện được.
b. Khi chèn thêm một hàng trống thì khi đó trang tính được coi là hai bảng dữ liệu khác nhau. Do vậy mà việc sắp xếp và lọc dữ liệu chỉ thực hiện được với bảng dữ liệu phía trên gồm 2 nước: từ Bru-nây đến Ma-lai-xi-a.
c. Tương tự khi chèn thêm cột thì bảng dữ liệu được chia thành hai bảng và khi thực hiện thao tác sắp xếp và lọc dữ liệu sẽ ngầm định tiến hành như hai bảng dữ liệu riêng biệt.
- Không thực hiện được vì không chọn vùng dữ liệu cần sắp xếp
5'
Hoạt động 2: Củng cố
- Nhận xét tiết thực hành
- Trình bày thao tác lọc 3 hàng có giá trị lớn nhất
- Lắng nghe
- Phát biểu
4. Dặn dò : (1’)
- Xem kĩ kiến thức về lọc dữ liệu và lọc các hàng có giá trị lớn nhất(hay nhỏ nhất).
- Tìm hiểu trước bài tiếp theo.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
— — —»@@&??«— — —
File đính kèm:
- T39-40.doc